Chữ quốc ngữ tiếng Việt

Bài 2 / 2 trong loạt bài Giữ gìn tiếng Việt trong sáng

Tác giả: Lê Lành

Xưa, chữ Nôm chế tác từ chữ Hán chỉ là quốc âm – ký âm tiếng Việt. Sau đó, Latin hóa hoàn chỉnh thành chữ quốc ngữ tiếng Việt hiện nay.

Đà Nẵng rục rịch đặt tên phố Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes, vinh danh công ơn Latin hoá tiếng Việt thành chữ quốc ngữ Năm 1623, Dòng Tên, một dòng tu Công giáo lớn các linh mục học thức trình độ tiến sĩ ở Tây Ban Nha, đặt cơ sở ba ở danh trấn Thanh Chiêm, thủ phủ đàng trong chúa Nguyễn, cử cha Francisco de Pina cải đạo Kitô cho người Quảng.

Nói với người bản địa bằng tiếng mẹ đẻ của họ, họ tin yêu bằng cả tấm lòng. Thông tuệ, cha Francisco de Pina dùng chữ cái Latin kí âm tiếng Việt để học tiếng, để con chiên đọc kinh bổn mỗi ngày.

Đặc trưng nổi bật tiếng Việt là thanh điệu, nảy sinh từ cái hồn tiếng nói dân tộc: “Tiếng xào xạc gió thổi giữa cau tre. (Câu thơ tám tiếng đủ sáu thanh điệu)…Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt “(Lưu Quang Vũ).

Theo ngữ âm học, thanh điệu tiếng Việt là sự khác biệt về cao độ vật lí (pitch), chất giong cảm xúc (voice quality) trong phát âm các âm tiết, giữ chức năng khu biệt ngữ nghĩa Giàu thanh điệu, tiếng Việt phong phú, âm vang, hay và đẹp là thế: “Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn. Nghe mát lịm ở đâu môi tiếng suối. Tiếng heo may gợi nhớ những con đường“ (LQV)

Nhưng lại là điều cực khó với người phương Tây. Với lại chữ la tinh không có dấu thanh. Không nề hà, Francisco de Pina áp luôn dấu thanh cùng các phụ âm đôi ph, th tiếng Hi Lạp kí âm hài hoà tiếng Việt: “Như nước gió không thể nào nắm bắt. Dấu huyền trầm dấu ngã chênh vênh. Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy”(LQV)

Ngày nay, bao phương tiện hiện đại hỗ trợ đắc lực học tiếng là thế Thế mà theo thống kê chính thức, chừng 70 % người phương Tây ngã lòng hai tháng đầu học tiếng Việt . vì rào cản thanh điệu . .

Kế tục, Alexandre de Rhodes A Lịch Sơn Đắc Lộ hệ thống hoá, kiện toàn thành chữ quốc ngữ, in ấn thành công ở thủ phủ Roma toà thánh Công giáo Từ điển Việt – Bồ – La, sách Phép giảng tám ngày.

Bằng chữ quốc ngữ, Hồ Dzếnh, người Minh Hương, mẹ là con gái xứ Thanh dô tá dô hò hò sông Mã, làm thơ chững chạc cổ phong ngũ ngôn, nhưng lai láng âm điệu dân dã trầm buồn trong ráng Chiều bâng khuâng nỗi nhớ. Thơ là tiếng, thánh thót thành dòng âm điệu rót vào lòng người. Thơ hay ở âm điệu. Âm điệu hay chủ yếu từ sự sắp xếp hài hoà các thanh bằng không dấu, dấu huyền, các âm trắc dấu sắc,e hỏi, ngã, nặng trong câu thơ. Âm điệu trầm buồn lai láng ấy được thể hiện sâu lắng bằng 12 thanh phù bình không dấu, phù trầm dấu huyền trong ba câu đầu 15 tiếng “Trên đường về nhớ đầy- Chiều chậm đưa chân ngày Tiếng buồn vang trong mây “ Rồi ba âm trắc tịnh tiến từ chữ tư câu đầu lên chữ thứ hai câu hai để đúng đầu câu ba,e dựng lên giai điệu thướt tha, làm Dương Thiệu Tước không thể không phổ thành ca khúc trữ tình để đời: Chiều, thơ Hồ Dzếnh.

Không chỉ thơ hay, Hồ Dzếnh viết văn chân chất tiếng Việt trong sáng, như nghe thấy hơi thở hài hoà âm điệu, tiết tấu các con chữ: “Trời đã ngả màu tím. Khách không tin còn đò. Nhưng rồi con đò ở bờ bên kia cũng rời bến sang với khách. Đêm ấy khách được ngủ đỗ trong nhà cô lái đò tốt bụng. Người khách sang sông chiều muộn ấy về sau này là cha tôi. Và cô lái đò, là mẹ tôi“.

Trải lòng với Thạch Lam đỡ đầu văn chương buổi ban đầu, Hồ Dzếnh chân tình: Tôi không chỉ yêu mà thực sự trân quí hết mực tiếng Việt mẹ đẻ. Tình cảm nồng hậu ấy đã neo Hồ Dzếnh trụ vững trên đất mẹ, bất chấp những thủ đoạn mưu toan bứng bằng được Hồ Dzếnh khỏi đất nước này, vì là nhà văn tiền chiến, không đi theo kháng chiến, bị khép vào thành phần phản động. Không còn được làm thơ, viết văn, Hồ Dzếnh sống còm cõi đến cuối đời.

Nhà cầm quyền Đà Nẵng, khốn nỗi, định đặt tên phố Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes không hẳn từ cái nghĩa tình mà có thể từ tánh xấu đố kị, tị nạnh. Chả là hai năm trước, người phát kiến mộ hoang Alexandre de Rhodes lạc lõng bên Ba Tư Iraq quốc giáo đạo Hồi tận Tây Á. Rồi một đoàn đông đảo các trí thức, nghệ sĩ rộn ràng sang tận nơi tảo mộ, đặt bia tri ân, gây tiếng vang lớn văn hoá quốc tế…Tịnh không một ai người Quảng.

Không mảy may đắn đo, nhà cầm quyền Đã Nẵng cho ngưng ngang xương dự án đặt tên phố các cố đạo phương Tây, khi 11 ông trí giả ngoài Huế om sòm phản kháng. Nỏ mổm nhất là mệ Huế học sử gia Nguyễn Đắc Xuân nhảy núi trắng trợn vu cáo Alexandre de Rhodes bày ra chữ quốc ngữ để bắc cầu cho thực dân Pháp đưa lính sang chiếm nước ta làm thuộc địa !?

Cứ như Đà Nẵng không một cơ duyên với một tác giả chữ quốc ngữ, từng ăn dầm ở dề trên đất Quảng. Nghìn năm văn vật Thăng Long, điêu khắc gia Phạm Văn Hạng xin hiến tượng chân dung Alexandre de Rhode đặt trên hoa viên nho nhỏ bên hông đền Bà Kiệu, đối diện tháp Tả thanh thiên bên hồ Hoàn Kiếm, nơi Hội truyền bá quốc ngữ năm 1941 dựng bia tri ân Alexandre de Rhodes, nhưng sau 1945, bị hốt đi mất tiêu. Nghệ sĩ tạo hình Phạm Văn Hạng thổ lộ đây là ước nguyện của ông Sáu Dân Võ Văn Kiệt biểu thị hàm ơn, vinh danh người có công, bày tỏ sự quí trọng văn hóa, khoa học. Vậy mà Hà nội ngó lơ, không một lời hồi đáp tử tế người Tràng An.

Đâu vô cớ. Đầu thập niên 50 thế kĩ XX, Ban văn sử địa của đảng cộng sản Động Dương rút vào bí mật trên rừng xanh Việt Bắc đã chủ trương dựng điều đả kích A. de Rhodes thế kỉ XVII đề xuất Pháp thế kỉ XIX đưa quân chinh phục cả phương Đông, mang về thần phục chúa !? Sau hiệp định Genève 54, Ban văn sử địa về Hà nội, ra chỉ thị cấm tuyệt đối lưu hành sách sử chữ quốc ngữ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, xuất bản 1919, ghi chính xác, rõ ràng: Tàu dấy binh xâm lăng nước ta lần cuối cùng là thế kỉ XIX . Từ Hi thái hậu xuống chiếu Phùng Tử Tài thống lĩnh quân Thanh cùng tàn quân Thái Bình thiên quốc Giặc cờ đen đánh chiếm tứ tung Bắc Kỳ. Quân Pháp đánh bại cuộc xâm lăng ấy, mở đường cho Việt nam thoát khỏi Hán học hủ lậu, tiếp cận văn minh thế giới tự do, bình đẳng, bác ái.

Bịa đặt vu oan giá hoạ không lọt tai ai, Nguyễn Đắc Xuân công khai não trạng nô dịch, nhắm vào tâm lí hủ bại một số tinh hoa còn nặng lòng Hán học: “Nước ta hàng ngàn năm trong vùng ảnh hưởng sâu đậm chữ Hán – Hán học. Chữ quốc ngữ cậy thế thực dân Pháp đẩy chữ Hán vào quá khứ quên lãng, xoá bỏ Hán học uyên thâm, làm đứt mạch văn chương cổ xưa sân Trình cửa Khổng! Truyện Kiều chữ Nôm của Nguyễn Du dịch ra chữ quốc ngữ mất hết ý, mất hết nghĩa, mất cả hồn dân tộc.” !? “Ngu chi mà ngu rứa “, truyện Kiều chữ Nôm hay chữ quốc ngữ đều là tiếng Việt, dịch là dịch thế nào, dịch cái chi, dịch ra sao!

Bỏ chữ Hán là bỏ tư duy tổng hợp áp đặt hủ lậu, chuyển sang chữ quốc ngữ là chuyển sang tư duy phân tích tiếp cận tiến bộ, văn minh.

Thập niên ba mươi thế kỉ trước, người con “minh mẫn nhất xứ Quảng “, Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước không bằng bạo lực mà bằng khai phóng nâng dân trí, mất nước là mất văn hoá, mất hệ qui chiếu là người Việt. Phan Chu Trinh cùng Lương Văn Can mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1905, hô hào tân học, bỏ Hán học, học chữ quốc ngữ. Ông nêu tôn chỉ: “Giành độc lập không chỉ là đánh đuổi quân xâm lăng khỏi bờ cõi mà còn là tẩy sạch não trạng nô lệ Hán học “.

1945, triết gia Lý Đông A, 16 tuổi, còn mang tên cha sinh mẹ đẻ Nguyễn Hữu Thanh, hầu hạ Phan Bội Châu suốt thời gian bị thực dân an trí ở Huế, giác ngộ Duy Tân, cảnh báo: Bọn nô tài chưa bao giờ từ bỏ âm mưu phá chữ quốc ngữ, khôi phục chữ Hán!

2020, ông nghị gật Dương Trung Quốc chớp luôn ý tưởng ngông cuồng một tiến sĩ giấy đòi dạy chữ Hán ngay bậc tiểu học, tâng lên quốc hội định kiến sai lầm tiếng Viêt 70% từ Hán của ông tây đa năng A. G. Haudricourt.

Hoang tưởng, láo xược hết chỗ nói! Sao lại cưỡng ép quái dị chữ Hán tiếng Việt thành từ Hán – Việt !? Chữ chỉ là vật thay thế, kí âm. Không một tên Tàu giỏi đến mấy có thể đọc hiểu chữ Nôm của ta, cho dù chữ Nôm là phó bản chữ Hán “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói,… Ống tre ngà mịn mang như tơ “ (LQV)

Ngoài ra, lai tạp đến 70% tiếng Hán, không bị Hán hoá thì cũng suy thoái thành tử ngữ, đâu còn “Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim. Như tiếng sáo như dây đàn mau nhỏ … Ai ở phía bên kia cầm súng khác,.Cùng tôi chung tiếng Việt quay về” (LQV).

1911, trong buổi tiệc chiêu đãi, thủ tường Nhật Tsuyoshi Inukai té tát Tôn Dật Tiên nói bậy bạ người Việt Nam có căn tính nô lệ, để người Hán đô hộ nghìn năm, giờ thực dân Pháp…: “Người Việt Nam duy nhất trong nhóm các sắc tộc Bách Việt chống, kháng thành công quá trình Hán hoá thâm độc, có chữ viết Latin tân tiến, rồi sẽ giành được độc lập, tự do!”.

Đương nhiên. như mọi ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Việt cũng du nhập tiếng nước ngoài để chuyển tải tư tưởng, văn hoá, kiến văn. Nhưng Việt hoá đến cùng, theo các qui tắc ngôn ngũ học thành tiếng ta “Chung tiếng làng tiếng nước của riêng tôi“ (LQV).

Âm vi / p / chỉ đứng cuối âm tiết type – típ, típ 1 tiểu đường, đứng đầu âm tiết thay bằng b: pompe – bơm, bơm chân không hoặc cặp vơi h – phụ âm đôi ph: savon – xà phòng ngoài Bắc, xà bông trong Nam.

Lợi thế chữ quốc ngũ cùng văn tự Latin, chuyển âm thật êm, ngọt: automobile: ô tô, caoutchuc – cao su, logic – lô gích học, chuyển ý phân tích ngọn ngành téléphone – điện thoại, république – nền cộng hòa, logiciel- phần mềm.

Tàu cũng du nhập, phiên âm điện thoại téléphone – đức luật phong, bệnh thổ tả chlorera – hồ liệt la…không ra sao. Cái tệ của người Tàu không phát âm được các phụ âm đầu hữu thanh b, d: Xi Jin – ping Tập Cận Bình, Mao Tse – tung Mao Trạch Đông. Dịch ý xã hội social là quần, kinh tế economie là lí tài… bất ổn Chữ Hán tư duy tổng hợp tượng ý, áp đặt nghĩa.. Cuối cùng phải sao chép y chang tiếng Nhật du nhập tiếng phương Tây. Sau này, Mao Trạch Đông làm chúa, bằng quyền lực tối cao ra sức thúc ép Latin hóa tiếng Tàu, nhưng đâu có được, phải thoả hiệp giản thể chữ Hán ấm ớ, đứt mạch văn hoá cổ.

Ông trùm tuyên huấn miền nam khét tiếng Trần Bạch Đẳng đăng đàn, chỉ khẩu hiệu trên sân khấu hội thảo chuyên đề ngôn ngữ, dõng dạc: Từ Hán Việt! Bên dưới, nhà ngôn ngữ học cao ngạo Cao Xuân Hạo bật đứng dậy: “Cái thằng dốt nát nhất trần đời cái gì cũng xía vô !. Rôi cắp đít ra về. bỏ hội thảo.

Thuật ngữ dị dạng “đầu ngô mình sở“ từ Hán Việt xuất hiện ở Hà nội đầu thập niên 60 thế ki trước. Tiếng Việt có một loạt từ vựng cùng cú pháp chủ yếu phổ biến nơi triều chính, khoa bảng, văn chương bác học, ít được dùng trong sinh hoạt giao tiếp dân gian hằng ngày, không bị mài mòn, trở nên khác biệt, sang trọng lên: Đức ông quận công phu quân nữ hoàng Anh quốc chúc mừng đồng bào Tô Cách Lan bị cúm Vũ Hán Trung cộng thập tử nhất sinh bình phục, hồi hương an khang – chứ không bỗ bã “chồng vua đàn bà nước Anh … “, Nhưng vẫn cứ là tiếng Việt trong sáng, do cha ông sáng tạo, trau chuốt thành di sản, cho muôn đời sau tự tin làm chủ, sử dụng nhuần nhuyễn, phổ cập thành công cụ tư duy, phương tiện truyền bá tư tưởng, giao lưu quốc tế

Saigon thời trước gọi là cổ văn, giảng dạy kĩ lường ở bậc trung học, chuyên khoa. Không tréo ngoe yếu điểm là điểm yếu, bao biện là biện minh, khuất tất là mờ ám.. bác sĩ ghi biên bản “tử vong ngoại viện“ công an điều tra ngơ ngác, phải giảng giải mới hiểu “chết bên ngoài bệnh viện, chết trước khi đưa vào nhà thương cứu chữa “

Chạy được ngân sách 9.000 tỉ đồng cho dự án dạy và học ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp bậc phổ thông, bộ trưởng giáo dục nói nhịu thêm tiếng Trung chữ Hán, cho tròn 16 chữ vàng, 4 tốt.

Đương thời thủ tướng, ông Võ Văn Kiệt có chuyến công du sang Pháp. Ông nghe quân sư đi gặp Hoàng Xuân Hãn. Bảo vệ thành công luận án thạc sĩ toán, Hoàng Xuân Hãn về nước dạy học trường Bưởi, soạn Danh từ khoa hoc, tham gia hội Truyền bá quốc ngữ, bày lối học tắt đánh vần “i tờ “, xoá nhanh nạn mù chữ trong dân. Làm bộ trưởng giáo dục chính phủ Trần Trọng Kim bốn tháng ngắn ngủi năm 1945. Hoàng Xuân Hãn quyết định dạy và học từ tiểu học đến đại học hoàn toàn bằng tiếng Việt cho đến nay. Rời chính trường năm 1945, Hoàng Xuân Hãn trùm mềm nghiên cứu chữ Nôm, chế tác từ chữ Hán luôm thuộm tượng ý, tượng hình, tượng âm, áp nghĩa à uôm, không theo một qui tắc nào, cứ phải phỏng đoán chữ Tác thành chữ Tộ. Chữ Nôm ấy cột chết tri tuệ Việt bạc nhược trong Hán học tăm tối. Chữ quốc ngữ ra đời, giải cứu dân tộc khỏi vòng kim cô Hán học tắc tị, thoát Trung. Chữ quốc ngữ khai sinh báo chí, Gia Định báo năm 1885, sách truyện Thầy Lozaro Phiền giữa Saigon, dần dà trở thành dòng văn xuôi tự sự, diễn giải, biện luận, đảm đang chức năng khai phóng, nâng dân trí, chấn dân khí. Chữ quốc ngữ kịp thời mở mắt thực dân Pháp thấy tiếng Việt là một ngôn ngữ ngang tầm tiếng Pháp về khả năng diễn giải mọi ngành, mọi trình độ tri thức mà bãi bỏ ý tưởng thực dân đưa tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính ở Đông Dương. như ở các thuộc địa Phi châu thuộc Pháp. Hiện nay, 29 quốc gia độc lập ở châu Phi vẫn dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính – khối Pháp ngữ Francophone.

Chỉ mấy ngày sau ông Võ Văn Kiệt về nước, biển đề tên phố Alexandre de Rhodes rực rỡ màu sơn mới được khôi phục trên con phố cận kề dinh Đôc Lập trước 75, nay là Thống Nhất. Từ đấy, tết đến, một đoạn đường Duy Tân rợp bóng me xanh ngày xưa, Phạm Ngọc Thạch ngày nay, thành phố ông đồ cho chữ, nhưng là chữ quốc ngữ viết cách điệu bay bổng, hoa mĩ. Không như chợ bán toàn chữ Hán mặt tiền Văn miếu Quốc tử giám Hà Nội. Kì một nỗi, rất phổ biến chữ nhẫn – chữ đao trên đè chết chữ tâm bên dưới. Năm mới, nhà ông đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng trang hoàng một chữ “Nhẫn“ thư hoạ mực tàu, trên giấy hồng điều. Sao lại nhẫn – nhẫn nhục, nhẫn nhục giặc Tàu lấn biên cương, cướp đảo. ép kinh tế- chánh trị đủ đường ư!?

Tết âm lịch mang danh con chuột 2020, Trung tâm lưu trữ quốc gia trống chiêng khai trương triển lãm 100 phiên bản châu phê bút tich chữ Hán của các vua triều Nguyễn. Chế độ này đâu ưa phong kiến nhà Nguyễn. Hiển nhiên triển lãm công khai phô trương, tâng bốc chữ Hán, như một tín hiệu khôi phục Hán học chết tiệt. Vắng tanh, chẳng ma nào vào, một hai ngày sau tắt điện, đóng cửa im ỉm.

Khinh khi tiếng mẹ đẻ, ông nhà thơ mang lon đại tá Nguyễn Hữu Thỉnh ngồi ì ghế chủ tịch hội nhà văn hàng chục năm hoắng lên làm sang, bắt dịch khẩu hiệu ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 “Non sông trên vai“ sang tiếng Anh giả cầy “Mountains and rivers on the shoulder”. Thế là lòi cái đuôi dốt tiếng Việt quá chừng. Từ kép đẳng lập “non sông“ hoán dụ thành tổ quốc, quê hương. Một học trò phổ thông có học tiếng Anh cũng dễ dàng dịch đúng: Homeland, motherland. Hơn nữa, đây là khẩu hiệu của các nhà thơ, “trên vai“ không thể trung tính the shoulder mà phải rõ ràng trên vai thi sĩ đã thành chiến sĩ: our shoulder.

Không thể nào khác. Tiếng Việt nay oằn lưng cõng chức năng phi ngôn ngữ: tuyên truyền bỉ ổi, tuyên truyền xảo trá. Ông phó chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, Võ Văn Hoan ngang nhiên dẫn câu hát “phố bỗng là dòng sông uốn quanh” nhâng nháo ca tụng: “Ngập của thành phố phần nào là một hình ảnh rất đẹp“.

Nhà thơ Lưu Quang Vũ kêu than “Tiếng Việt ơi, tiếng Việt xót xa tình”.

Dịch giả Dương Tường nhờ nhà xuất bản Nhã Nam xuất bản không tiền tác quyền để phổ biến quốc tế Truyện Kiều trong bản diễn giải Dương Tường – tiếng Anh “Kieu in Duong Tuong’s version“ để trả nợ tiếng Việt đã nuôi dưỡng ông thành người, đáp lại lớp trẻ ngày nay trên đài truyền hình quốc gia Vờ Tờ Vờ làm mất đi sự trong sáng tiếng Việt nhiều quá.

Tiếng Việt cùng chữ quốc ngữ trải qua một quá trình dài lâu, khắc nghiệt những thử thách cam go để hình thành, phát triển, trưởng thành thành một bộ phận cơ hữu tinh thần, trí tuệ dân tộc, ngày một trong sáng, hay đẹp, thăng hoa cùng dân trí được khai phóng. Song cũng có khi tạm thời mất thăng bằng, trong sáng, ngọng nghịu, què quặt, thui chột vì sự xử sự thô bạo, kém trí tuệ của giới cầm quyền bá đạo.

Cách nay hơn nửa thế kỉ, nhạc sĩ Phạm Duy hát bài Tình ca: Tiếng nước tôi bốn nghìn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi.

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 19-8-20

Nguồn: viet-studiesnet ngày 19-8-20

Series Navigation<< Gìn giữ tiếng Việt trong sáng