Tác động triết học của cuộc cách mạng thông tin

Phạm Việt Hưng

Cuộc cách mạng thông tin không chỉ có tác động lớn đối với đời sống hàng ngày, mà còn buộc chúng ta phải thay đổi thế giới quan: Thế giới không chỉ có vật chất mà còn có thực thể phi vật chất là thông tin, hơn thế nữa, thông tin đóng vai trò cốt lõi như “bộ não” điều khiển vũ trụ, bao gồm sự sống!

 Tác động của cuộc cách mạng thông tinơ1]

Khám phá về thông tin của sự sống, tức mã DNA, phải được xem là khám phá vĩ đại nhất trong các khám phá vĩ đại, bởi nó dẫn tới một nhận thức mới mang tính chất cách mạng: hoá ra sự sống không chỉ là một cỗ máy vật chất thuần tuý, mà là một cỗ máy thông tin. Mọi mô hình về sự sống thiếu vắng thông tin đều sẽ trở nên thiếu sót, vì nó không thể mô tả sự sống một cách chính xác và đầy đủ. Để có một bức tranh về sự sống chính xác hơn, đầy đủ hơn, khoa học cần phải từ bỏ thế giới quan cũ – thế giới quan thuần túy vật chất – và trang bị một thế giới quan mới, chấp nhận một thực thể phi vật chất là thông tin như một thành phần độc lập với vật chất cùng tham gia vào mọi hoạt động của sự sống, thậm chí thông tin đóng vai trò chỉ huy mọi hoạt động của sự sống.

Kết luận đó có thể mở rộng ra đối với toàn vũ trụ, bởi xét cho cùng, vũ trụ cũng là một cỗ máy hoạt động theo những chương trình xác định. Cỗ máy ấy không thể hoạt động nếu không có thông tin hướng dẫn. Vậy để có một bức tranh chính xác hơn, đầy đủ hơn về vũ trụ, khoa học cũng phải từ bỏ thế giới quan thuần túy vật chất và trang bị một thế giới quan mới, trong đó thành phần phi vật chất là thông tin đóng vai trò chỉ huy toàn bộ hoạt động của vũ trụ.

Nhận định nói trên cho thấy vai trò chìa khoá của khái niệm thông tin trong sự nhận thức nói chung. Hoàn toàn không cường điệu khi nói rằng trong thời đại ngày nay, nếu không hiểu rõ khái niệm thông tin sẽ không thể hiểu được thế giới.

Tất nhiên từ xa xưa nhân loại đã tiếp cận với thông tin, đã sử dụng thông tin, đã sống với thông tin … nhưng phải đợi đến cuộc cách mạng thông tin bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 người ta mới thực sự hiểu THÔNG TIN LÀ GÌ và nhận thức được VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH của thông tin đối với sự sống nói riêng và vũ trụ nói chung.

Nếu bạn quan tâm tới lịch sử khoa học, có thể bạn sẽ cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng những công trình nghiên cứu đầu tiên về KHÁI NIỆM THÔNG TIN đã bùng nổ gần như ĐỒNG THỜI CÙNG MỘT LÚC trong cả 3 lĩnh vực then chốt của khoa học là toán học, vật lý học và sinh học, mặc dù những công trình nghiên cứu toán học và vật lý dẫn tới lý thuyết thông tin chẳng liên quan gì với các công trình nghiên cứu sinh học dẫn tới việc khám phá ra thông tin của sự sống.

Điều đáng ngạc nhiên nhất là khái niệm thông tin như một chương trình điều hành một cỗ máy được khám phá gần như đồng thời cùng một lúc trong hai lĩnh vực khoa học tưởng như rất xa lạ với nhau, đó là khoa học computer và khoa học về sự sống – hóa ra chương trình được viết cho computer và chương trình “được viết” trong DNA rất giống nhau, chúng có cùng một bản chất là những chương trình hướng dẫn và chỉ huy sự hoạt động của một cỗ máy!

Từ đó người ta rút ra một kết luận cơ bản: Mọi cỗ máy đều có một chương trình điều khiển sự hoạt động của nó và một cỗ máy chỉ có thể hoạt động khi nó có chương trình điều khiển. Nếu không có chương trình điều khiển, cỗ máy sẽ ngừng hoạt động, hoặc cỗ máy ấy sẽ “chết”!

Đó là một ĐỊNH LUẬT áp dụng cho mọi cỗ máy, từ cỗ máy do con người chế tạo ra đến những cỗ máy trong tự nhiên như sự sống và vũ trụ, nếu ta coi sự sống và vũ trụ là những cỗ máy!

Kết luận nói trên quan trọng đến nỗi người ta nghiên cứu những nguyên lý chung cho một cỗ máy rồi đem áp dụng cho tất cả các cỗ máy. Cụ thể, nhiều nguyên lý của computer có thể áp dụng để nghiên cứu con người và ngược lại. Chẳng hạn, việc nghiên cứu chương trình computer đánh cờ giúp cho khoa học phân biệt được những tư duy theo chương trình trong bộ não với tư duy tổng hợp, tư duy triết học, tư duy sáng tạo, qua đó có thể thấy con người kém computer ở chỗ nào và mạnh hơn computer ở chỗ nào. Đây là một hệ quả tuyệt vời của cuộc cách mạng thông tin, cho phép hình thành một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa con người với computer, trong đó tư duy theo chương trình được giao cho computer, còn tư duy tổng hợp, tư duy triết học, tư duy sáng tạo là việc của con người!

Nói cách khác, nhờ khoa học computer chúng ta hiểu rõ sự sống hơn, và ngược lại nhờ khoa học về sự sống, con người có thể sáng tạo ra những computer ngày càng thông minh hơn.

Toàn bộ câu chuyện ở trên cho thấy cuộc cách mạng thông tin quan trọng như thế nào. Vậy sẽ là một khiếm khuyết lớn về nhận thức nếu một nhà khoa học trong thời đại ngày nay không biết cuộc cách mạng ấy đã ra đời từ bao giờ và ra đời như thế nào. Lược sử tối giản dưới đây sẽ bù đắp sự khiếm khuyết ấy:

2 Năm 1943 – 1945, ra đời chiếc máy tính điện tử đầu tiên ENIAC. Phần cứng là kết quả ứng dụng của công nghệ lượng tử. Phần mềm, tức ngôn ngữ lập trình, là kết quả của việc ứng dụng phương pháp số hóa và mã hóa mà Gödel đã áp dụng trong việc chứng minh Định lý Gödel. Vì thế Gödel được coi là Ông tổ của ngôn ngữ lập trình và được coi là một trong những Cha đẻ của Lý thuyết Thông tin.

3 Năm 1948, Claude Shannon công bố công trình “The Mathematical Theory of Communication” (Lý thuyết Toán học về thông tin liên lạc), lần đầu tiên đưa ra khái niệm “bit” như một “lượng tử” của thông tin, nhờ đó lần đầu tiên đã toán học hóa khái niệm thông tin – thông tin trở thành một đại lượng có thể đo được, mặc dù nó là một thực thể phi vật chất. Thành tựu này đóng vai trò quyết định trong việc phát triển phần cứng của các hệ thống thông tin, đặc biệt trong việc thiết kế và sản xuất các bộ nhớ và đường truyền thông tin.

4 Cũng trong năm 1948, Nortbert Wiener công bố công trình “Cybernetics or Control and Communication in the animal and the machine” (Điều khiển học hay Sự điều khiển và Thông tin liên lạc trong động vật và trong máy móc), lần đầu tiên sự sống và máy móc được xem như những hệ thống được điều khiển bởi một hệ điều hành, và sự điều hành ấy được thực hiện thông qua các tín hiệu thông tin.

Năm 1949, chiếc máy tính điện tử thứ hai mang tên EDVAC ra đời

5 Năm 1953, Crick và Watson khám phá ra cấu trúc phân tử DNA, mở màn cho một thời đại sinh học hoàn toàn mới – sinh học nghiên cứu thông tin của sự sống (thường được gọi là sinh học phân tử). Khái niệm thông tin của sự sống tạo nên cuộc cách mạng về nhận thức bản chất sự sống – sự sống không đơn giản chỉ là một cỗ máy vật lý hay hóa học, mà còn là một cỗ máy thông tin. Vì thế khám phá ra DNA được coi là một trong những khám phá vĩ đại nhất mọi thời đại.

Bạn có thể quên những sự kiện lịch sử khoa học nào khác, nhưng xin bạn đừng quên những sự kiện then chốt nói trên, nếu bạn muốn nhìn thấy bản chất thực sự của sự sống và vũ trụ.

Toàn bộ câu chuyện nói trên đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về tác động của cuộc cách mạng thông tin đối với sự nhận thức nói chung.

Bây giờ hãy xem xét kỹ hơn tác động của cuộc cách mạng thông tin đối với nhận thức về bản chất sự sống.

Sự sống là một cỗ máy động lực học thuần túy?

Trước khi có khái niệm về thông tin, các nhà sinh học quan niệm sự sống chỉ đơn giản là một cỗ máy động lực học – một hệ thống vật chất hoạt động thuần túy theo các nguyên lý vật lý và hoá học.

Với quan điểm đó, người ta cho rằng sớm muộn, với những hiểu biết đầy đủ về vật lý và hoá học, người ta sẽ giải thích được tất cả các bí mật của sự sống.

  • Đại biểu nổi bật cho tư tưởng này là Jean Baptiste Lamarck (1744 – 1829), nhà sinh học nổi tiếng người Pháp. Ông khẳng định:

Sự sống chỉ là một hiện tượng vật lý. Tất cả mọi biểu hiện của sự sống đều dựa trên những nguyên nhân cơ học, vật lý, và hoá học, những nguyên nhân này mang tính chất vật chất hữu cơ” (Life is merely a physical phenomenon. All manifestations of life are based on mechanical, physical, and chemical causes, being properties of organic matter)1Philosophie Zoologique, Paris, 1809, Vol 1, p. 104 f > In the Beginning was information, Werner Gitt, p.82. Dĩ nhiên tuyên bố nói trên được viết bằng tiếng Pháp. Khi dịch sang tiếng Anh, có những bản dịch khác nhau. Sau đây là một bản dịch khác:

Sự sống chẳng là cái gì khác một hiện tượng vật lý. Mọi khía cạnh của sự sống đều khởi nguồn trong các quá trình cơ học, vật lý và hoá học, những quá trình này dựa trên các tính chất của bản thân vật chất hữu cơ” (Life is nothing but a physical phenomenon. All life features originate in mechanical, physical, and chemical processes which are based on the properties of organic matter itself)2In the beginning was information, Werner Gitt, p. 99..

Xin lưu ý rằng chính Lamarck mới thực sự là cha đẻ của Thuyết tiến hoá chứ không phải Darwin. Độc giả có thể thấy rõ điều này qua bài báo sau đây:

“Lamarck, cha đẻ Thuyết tiến hóa: Cuộc sống và sự nghiệp” (Lamarck, the Founder of Evolution: His Life and Work)3https://www.amazon.com.au/Lamarck-Founder-Evolution-Life-Work/dp/1444680749 của Alpheus S. Packard.

Nếu ai đó không muốn thừa nhận Lamarck là cha đẻ Thuyết tiến hoá thì cũng không thể phủ nhận sự thật là Darwin chịu ảnh hưởng sâu sắc của Lamarck, đặc biệt trong những khái niệm về thích nghi và di truyền. Cả Lamarck lẫn Darwin đều hiểu sai về di truyền, chẳng hạn như hai ông đều tin rằng những biến đổi do tác động của môi trường có thể di truyền lại cho các thế hệ sau. Thí dụ điển hình cho niềm tin này là trường hợp hươu cao cổ – do phải vươn cổ cao lên để tìm thức ăn trên cao nên cổ hươu cứ dài dần ra. Ngày nay ta biết rõ niềm tin này là sai, nhưng đó là niềm tin từng được coi là “khoa học”, trước khi các Định luật Di truyền của Mendel được cả thế giới công nhận.

Trong cuốn “Con người không thể đoán trước”, André Bourguignon nhận định: “Vấn đề rắc rối nhất vẫn là vấn đề về những quan hệ giữa tư tưởng Darwin với tư tưởng Lamarck. Vì người ta không thể không ngạc nhiên vì những sự giống nhau giữa hai lý thuyết, cũng như vì trong toàn bộ sự nghiệp của Darwin, ông đã không ngừng xích lại gần lại với người tiền bối của ông”4Con người không thể đoán trước, André Bourguignon, NXB Văn hóa Thông tin, 2004, trang 154..

Tuy nhiên câu chuyện hôm nay không có mục đích tìm hiểu ai là cha đẻ Thuyết tiến hoá, mà chỉ có ý nhấn mạnh rằng Darwin đã thừa hưởng rất nhiều quan điểm sai lầm của Lamarck, trong đó có quan niệm về bản chất sự sống, rằng sự sống chẳng là cái gì khác một cỗ máy thuần tuý động lực học, và do đó có thể giải thích nó hoàn toàn bằng các định luật cơ học, vật lý và hoá học!

6

Nhưng không chỉ Darwin chịu ảnh hưởng bởi Lamarck, hầu như toàn bộ các nhà sinh học trước thời đại thông tin đều suy nghĩ như Lamarck. Thí dụ:

  • Nhà sinh học tiến hóa người Đức Manfred Eigen, Giáo sự Đại học Göttingen, từng đoạt Giải Nobel hóa học năm 1967, cũng tuyên bố chắc nịch:

“Logic của sự sống bắt nguồn trong vật lý và hoá học”5In the beginning was information, Werner Gitt, p. 82.

  • Reuben William Kaplan, một nhà vi sinh học người Đức, viết:

“Nguồn gốc của sự sống có thể được giải thích theo các giả thuyết mô tả đầy đủ chuỗi sự kiện kể từ nguồn gốc của “protobiont” (tiền thân của tế bào nhân sơ), và thực tế là tất cả những sự kiện này có thể được suy ra từ các định luật vật lý, hoá học và các định luật khác có giá trị đối với các hệ thống vật chất”6In the beginning was information, Werner Gitt, p. 99..

Thậm chí sau khi thông tin của sự sống đã được khám phá, vẫn có nhiều nhà sinh học tin rằng sự sống rốt cuộc vẫn chỉ là một cỗ máy động lực học, vì thông tin có thể nẩy sinh từ vật chất (!). Ngày nay chúng ta biết rõ rằng nhận thức này là SAI, vì thông tin không phải là vật chất, và vật chất không thể đẻ ra thông tin. Nhưng chúng ta cần biết rằng nhiều nhà sinh học vẫn cố bám lấy mô hình Lamarck để giải thích sự sống. Và để cho mô hình ấy có thể tồn tại, họ buộc phải chứng minh rằng vật chất có thể đẻ ra thông tin (!).

Không chỉ có những nhà khoa học có trình độ thấp mới cố chấp như thế, mà ngay cả một số người được coi là có trình độ cao cũng cố chấp không kém, điển hình là trường hợp của Manfred Eigen, người từng đoạt Giải Nobel hóa học năm 1967. Ông này khẳng định: “Thông tin nẩy sinh từ cái không phải là thông tin” (Information arises from non-information)7In the beginning was information, Werner Gitt, p. 99.. Ý ông này muốn nói thông tin có thể nẩy sinh từ vật chất, điều mà ngày nay mọi kỹ sư IT (công nghệ thông tin) đều biết là SAI.

Trong hội nghị ngày 18/06/2019 tại Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, một nhà sinh học đứng lên phát biểu khẳng định rằng thông tin cũng là vật chất. Lập tức ý kiến này đã bị một kỹ sư IT bác bỏ bằng một thí dụ rất đơn giản: Một USB trống rỗng thông tin được nạp đầy thông tin sẽ không hề thay đổi khối lượng hoặc bất kỳ chỉ số vật chất nào khác.

Một thí dụ khác: Cùng một thông tin có thể chứa đựng trong nhiều dạng vật chất khác nhau, điều đó nói lên rằng thông tin độc lập với vật chất, hoặc thông tin bất biến khi nó được lưu trữ trong các dạng vật chất khác nhau. Chẳng hạn bản nhạc AVE MARIA của Bach-Gounod, dù nó được ghi trên giấy hay được lưu trữ trong một file MP3, hoặc được phát đi dưới dạng sóng âm thanh thì vẫn là bản Ave Maria của Bach-Gounod.

Tóm lại, thông tin không phải là vật chất, và do đó nó không thể đẻ ra từ vật chất. Đó là kết luận của HỘI NGHỊ QUỐC TẾ LẦN THỨ 7 VỀ NGUỒN GỐC SỰ SỐNG8In the beginning was information, Werner Gitt, p. 106 diễn ra tại Mainz, CHLB Đức từ ngày 10 đến 15/07/1983.

Đáng tiếc là kết luận vô cùng quan trọng ấy đã không được phổ biến rộng rãi, đến nỗi nhiều nhà khoa học bằng cấp đầy mình cho đến nay vẫn không hay biết gì về kết luận đó, hoặc không muốn biết, hoặc biết mà không muốn chấp nhận. Tại sao vậy? Vì nó lật đổ quan điểm về sự sống thuần tuý vật chất của Lamarck!

Đó là một cuộc cách mạng về triết học nhận thức: nó chỉ ra rằng mô hình thế giới thuần tuý vật chất của Lamarck không đủ để giải thích sự sống. Từ nay, để giải thích sự sống, bắt buộc phải tính đến vai trò của thông tin!

Một khi đã thấm nhuần kết luận của Hội nghị Quốc tế về Nguồn gốc Sự Sống ở Mainz năm 1983, không ai còn có thể tin vào câu chuyện hoang đường của Darwin về “Cái ao nhỏ ấm áp” – nơi sự sống nẩy sinh một cách ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh dưới tác dụng của các phản ứng hoá học thuần tuý. Ai cũng biết rằng dù cho các tương tác hoá học kéo dài hàng tỷ năm cũng không bao giờ có sự sống, nếu không có chương trình kiến tạo sự sống do mã DNA chỉ huy. Nếu Darwin sống lại vào thời đại của chúng ta, chắc chắn ông cũng sẽ rút lui khỏi những dự án nghiên cứu rập khuôn “Cái ao nhỏ ấm áp”. 

Tất nhiên, Lamarck và Darwin rất đáng được thông cảm, vì các ông sống trong các thế kỷ 18 – 19, khi khoa học chưa hề có khái niệm về thông tin của sự sống.

Nhưng tại sao các nhà khoa học khác trong thế kỷ 19 như Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin không sai lầm như Lamarck và Darwin?

Câu trả lời: Cả 3 nhà khoa học này, Pasteur, Mendel, Kelvin, đều có dự cảm thiên tài rằng sự sống còn chứa đựng những bí mật vượt quá tầm với của vật lý và hóa học!

Những bí mật của sự sống vượt quá vật lý và hóa học

Hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, Pasteur, Mendel, Kelvin đều không nhìn sự sống đơn giản như Lamarck và Darwin đã nhìn, tức là không coi sự sống chỉ một cỗ máy thuần túy động lực học. Thông qua công trình nghiên cứu của những nhà khoa học này, hoặc qua những phát biểu trực tiếp, chúng ta có thể thấy cả ba nhà khoa học này đều dự cảm thấy sự sống còn chứa đựng những bí mật nào đó vượt quá khả năng giải thích của vật lý và hoá học.

Louis Pasteur (1822 – 1895)

7 Cả 2 định luật về sự sống do Pasteur khám phá đều cho thấy Pasteur không nghĩ sự sống chỉ đơn giản là một cỗ máy động lực học. Nói cách khác, đối với Pasteur, ngoài những tính chất động lực học mà sự sống biểu lộ, nó còn chứa đựng những bí mật khác mà khoa học không biết hoặc chưa biết. 

Thật vậy, khi tuyên bố và chứng minh rằng “sự sống chỉ ra đời từ sự sống”, Pasteur đã “ngầm nói” với chúng ta rằng không thể chỉ ra sự sống đầu tiên, bởi một cách logic, bất kỳ sự sống nào cũng có cha mẹ của nó. Nói cách khác, đối với Pasteur, một chuỗi logic không thể tự chứng minh mắt xích đầu tiên. Với hiểu biết hiện nay, đó chính là hệ quả của Định lý Gödel. Điều này chứng tỏ Pasteur có trực giác triết học sâu sắc hơn Darwin rất nhiều. 

Trong toàn bộ tiểu sử khoa học vốn rất phong phú và đồ sộ của Pasteur, có thể thấy Pasteur không bao giờ mất thì giờ vào việc tìm kiếm hoặc chứng minh nguồn gốc sự sống. Thậm chí ông trở thành kẻ cản đường đối với những nghiên cứu về nguồn gốc sự sống. Định luật Tạo Sinh là vật cản đường thứ nhất, vì nó trực tiếp bác bỏ tham vọng chứng minh sự sống ra đời từ vật chất không sống! Đối với Pasteur, tham vọng này là hão huyền, vì sự sống không đơn giản như người ta tưởng.

Sinh học hiện đại chứng minh Pasteur đúng: Lý thuyết nguồn gốc sự sống bị chặn lại ở câu hỏi về nguồn mã DNA: “Mã DNA từ đâu mà ra?”. Giải thưởng 5 triệu USD do nhóm Perry Marshall lập ra hiện vẫn đang sẵn sàng trao cho bất kỳ ai trả lời được câu hỏi đó9 Xem Evolution 2.0 https://viethungpham.com/2018/08/08/evolution-2-0-prize-giai-thuong-5-trieu-usd-cho-thuyet-tien-ho/. Nhưng không thấy nhà sinh học nào tỏ ra hào hứng với giải thưởng này. Có lẽ vì họ thầm biết rằng đó là một thách đố vô vọng.

Định luật Pasteur về tính bất đối xứng của sự sống còn cho thấy trực giác thiên tài của Pasteur rõ hơn.

Nếu sự sống đơn thuần là một cỗ máy động lực học thì hãy dùng vật lý và hoá học để trả lời xem “tại sao sự sống lại bất đối xứng?”. Không ai trả lời được. Nhiều nhà sinh học đã công khai thừa nhận rằng họ không biết tại sao sự sống lại bất đối xứng.  Không ai biết một nguyên nhân vật lý hay hoá học nào làm cho các phân tử của sự sống bất đối xứng. Điều này gián tiếp nói lên rằng mô hình sự sống của Lamarck và Darwin quá thô sơ để giải thích sự sống.

Bản thân Pasteur tiên đoán tính bất đối xứng của sự sống là hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp của vũ trụ, từ đó ông nêu lên một tiên đoán rất táo bạo: Vũ trụ là bất đối xứng! Không ai dám mở miệng ủng hộ hay phản đối Pasteur, vì điều này vượt quá tầm với của mọi nhà khoa học cùng thời với ông. Năm 1957, vật lý học chứng minh vũ trụ là bất đối xứng, và công trình này đã đoạt Giải Nobel vật lý năm đó, gây chấn động thế giới. Có nghĩa là Pasteur đúng! Một lần nữa, lịch sử cho thấy tầm nhìn của Pasteur đã vượt quá xa thời đại của ông. 

Vậy tiên đoán của Pasteur có ý nghĩa gì đối với sự sống? Nó nói lên rằng có những yếu tố ở bên ngoài sự sống tác động vào sự sống mà sinh học không biết. Do đó mô hình Lamarck và Darwin là quá thô sơ để giải thích sự sống. 

Gregor Mendel (1822 – 1884)

8 Nếu Sinh học Di truyền là sinh học hiện đại thì Mendel là cha đẻ của Sinh học Di truyền. Chỉ riêng nhận định đó đã đủ để thấy vai trò của Mendel lớn như thế nào.

Khi Mendel nghiên cứu các quy luật di truyền, ông chỉ mô tả nó theo câu hỏi “như thế nào” (how), tức là cơ chế di truyền tác động theo quy luật như thế nào, chứ ông không hề giải thích “tại sao” – ông không hề có ý định dùng các định luật vật lý hay hóa học để giải thích tại sao sự sống lại di truyền như thế. Nói một cách dễ hiểu, chỉ có Ông Trời, hay Thượng Đế, hay Chúa mới biết tại sao. Còn con người, với khoa học, chỉ có thể mô tả lại sự hoạt động của tự nhiên như thế nào mà thôi. Điều đó cũng gián tiếp nói lên rằng Mendel biết rằng có những yếu tố ngoài vật lý và hóa học tác động lên sự sống, thậm chí yếu tố đó là chìa khóa trong việc kiến tạo và duy trì sự sống. Ngày nay chúng ta biết rõ rằng đó là thông tin di truyền, hay thông tin của sự sống. Mendel không trực tiếp khám phá ra thông tin di truyền, nhưng ông là cha đẻ của khoa học di truyền dẫn tới khám phá ra thông tin di truyền.

Những ai đã hiểu bản chất của thông tin, rằng thông tin là một thực thể phi vật chất, thì sẽ thấy rõ rằng mô hình sự sống thuần túy vật chất của Lamarck và Darwin là quá thô sơ, không đủ để hiểu sự sống.

Darwin sống cùng thời với Mendel, nhưng thật đáng tiếc ông không biết gì về Mendel. Nếu biết, có thể ông sẽ rút bỏ tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống trong “Cái ao nhỏ ấm áp”, bởi ông sẽ không biết làm thế nào để “Cái ao nhỏ ấm áp” bỗng nhiên nẩy sinh ra thông tin di truyền!

Lord Kelvin (1824 – 1907)

9 Với trực giác thiên tài, Kelvin cảm nhận rất rõ rằng sự sống có những bí ẩn vượt quá khả năng hiểu biết của khoa học vật chất thuần túy. Hơn bất kỳ ai khác, ông là người công khai tuyên bố điều này, và thẳng thắn bác bỏ lý thuyết nguồn gốc sự sống của Darwin. Thậm chí ông khuyên các nhà sinh học nên từ bỏ tham vọng chứng minh nguồn gốc sự sống. Đây, hãy nghe ông nói:

  • Tôi tin rằng một lần nữa các nhà sinh học hiện đại đang đi tới một sự chấp nhận chắc chắn về một cái gì đó vượt quá ngay cả lực hấp dẫn, lực hoá học và các lực vật lý; và rằng cái không biết ấy là một nguyên lý về sự sống10Modern biologists are coming, I believe, once more to a firm acceptance of something beyond mere gravitational, chemical, and physical forces; and that unknown thing is a vital principle https://zapatopi.net/kelvin/quotes/ .

Có lẽ không ai nói rõ hơn như thế nữa, rằng có một cái gì đó không phải các lực vật lý và hóa học tác động lên sự sống! Và cái không biết ấy là một nguyên lý của sự sống! Vậy mô hình sự sống là một cỗ máy thuần túy động lực học của Lamarck và Darwin làm sao có thể giải thích bản chất sự sống? Qua đó có thể thấy tư duy của Kelvin vượt xa người cùng thời với ông là Darwin.

  • Tôi cần phải nói công khai rằng sự khởi đầu và sự duy trì sự sống trên trái đất hoàn toàn vượt quá phạm vi của mọi phỏng đoán hợp lý trong khoa học động lực. Đóng góp duy nhất của khoa học động lực cho sinh học lý thuyết là sự phủ định tuyệt đối về sự khởi đầu tự động hoặc sự duy trì tự động của sự sống11I need scarcely say that the beginning and maintenance of life on earth is absolutely and infinitely beyond the range of all sound speculation in dynamical science. The only contribution of dynamics to theoretical biology is absolute negation of automatic commencement or automatic maintenance of life https://zapatopi.net/kelvin/quotes/.

Tuyên bố này khẳng định vấn đề bản chất sự sống vượt quá khả năng của các khoa học động lực, tức vật lý và hóa học. Có nghĩa Kelvin thẳng thừng bác bỏ Lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Darwin. Khoa học hiện đại chứng minh Kelvin đúng, vì Lý thuyết nguồn gốc sự sống bế tắc ở câu hỏi về nguồn mã DNA. 

  • Toán học và động lực học làm cho chúng ta phá sản khi chúng ta chiêm ngắm trái đất, thích hợp với sự sống nhưng không có sự sống, và cố gắng tưởng tượng sự khởi đầu sự sống trên đó. Điều này chắc chắn không xảy ra bởi bất kỳ tác động nào của hoá học, hoặc điện, hoặc tinh thể gắn kết các phân tử dưới ảnh hưởng của lực, hoặc bởi bất kỳ một kiểu tập hợp ngẫu nhiên nào của các nguyên tử. Chúng ta phải dừng lại, mặt đối mặt với bí mật và phép mầu của sự sáng tạo các sinh vật sống12Mathematics and dynamics fail us when we contemplate the Earth, fitted for life but lifeless, and try to imagine the commencement of life upon it. This certainly did not take place by any action of chemistry, or electricity, or crystalline grouping of molecules under the influence of force, or by any possible kind of fortuitous concourse of atoms. We must pause, face to face with the mystery and miracle of creation of living creatures https://zapatopi.net/kelvin/quotes/.

Một lần nữa Kelvin khẳng định sự sống chứa đựng những bí mật như những phép mầu vượt quá khả năng của vật lý học. Ông khuyên các nhà sinh học đang theo đuổi nghiên cứu về nguồn gốc sự sống hãy dừng lại, đừng mất thì giờ nữa!

  • Nhiều nhà tự nhiên học vẫn bám chặt lấy một phỏng đoán rất cổ lỗ cho rằng dưới những điều kiện thiên văn rất khác với hiện nay, vật chất chết có thể đã tập hợp lại với nhau, hoặc bị tinh thể hoá, hoặc lên men để biến thành vi sinh vật sống, hoặc biến thành những tế bào hữu cơ, hoặc chất nguyên sinh. Nhưng khoa học đã mang đến một đống bằng chứng quy nạp chống lại giả thuyết về sự hình thành sự sống tự phát, như các bạn đã nghe thấy từ người tiền nhiệm của tôi trong ghế chủ tịch (của Hội Hoàng gia Anh). Sự khảo sát kỹ lưỡng đủ cẩn thận trong mọi trường hợp cho tới tận ngày nay đã khám phá ra rằng sự sống đến từ sự sống trước nó. Vật chất chết không thể trở thành sống mà không có vật chất sống trước nó. Đối với tôi dường như điều này quá rõ ràng như một bài giảng khoa học về định luật hấp dẫn vậy13A very ancient speculation still clung to by many naturalists (so much so, that I have a choice of modern terms to quote in expressing it), supposes that, under meteorological conditions very different from the present, dead matter may have run together or crystallized or fermented into ‘germs of life,’ or ‘organic cells,’ or ‘protoplasm.’ But science brings a vast mass of inductive evidence against this hypothesis of spontaneous generation, as you have heard from my predecessor in the presidential chair. Careful enough scrutiny has, in every case up to the present day, discovered life as antecedent to life. Dead matter cannot become living without coming under the influence of matter previously alive. This seems to me as sure a teaching of science as the law of gravitation https://zapatopi.net/kelvin/quotes/.

Kelvin thẳng thừng bác bỏ quan điểm sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất vô sinh và khẳng định sự sống chỉ ra đời từ sự sống, đúng như Định luật Pasteur về Tạo Sinh. Có nghĩa là mô hình sự sống thuần tuý vật chất là không đủ để biết bản chất sự sống. Kelvin coi đó là một sự thực hiển nhiên như Định luật vạn vật hấp dẫn vậy, điều này gián tiếp ông chê những ai không hiểu điều đó là những kẻ dốt nát.

KẾT LUẬN

Louis Pasteur, Gregor Mendel, Lord Kelvin là ba nhà khoa học thiên tài của thế kỷ 19, cả ba đều vượt xa thời đại của mình khi dự cảm thấy rằng còn có những bí mật của sự sống nằm ngoài vật lý và hoá học. Ngày nay chúng ta biết đó là THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG!

Vậy để nhận thức sự sống, hãy từ bỏ mô hình Lamarck-Darwin – mô hình sự sống thuần tuý vật chất, tức là phải làm một cuộc cách mạng về nhận thức để chuyển sang một mô hình mới, trong đó một thực thể phi vật chất là thông tin phải được xem như một hiện thực tồn tại khách quan, cùng tham gia vào mọi hoạt động của sự sống, và hơn thế nữa, nó còn đóng vai trò quyết định trong việc kiến tạo và duy trì sự sống.

DJP, Sydney 24/03/2021

Nguồn: https://viethungpham.com/