PHILOSOPHY of SCIENCE & Gödel’s Theorem
Định lý Bất toàn & Triết học Khoa học

Bài 1 / 4 trong loạt bài PHILOSOPHY of SCIENCE & Gödel’s Theorem

Tác giả: Thầy Phạm Việt Hưng

Computer sẽ không bao giờ thông minh như con người, và bạn sẽ chẳng bao giờ hiểu đầy đủ về chính bạn. Không tồn tại Lý thuyết về mọi thứ. Siêu-toán-học là một giấc mơ không tưởng. Không thể giải thích nguyên nhân đầu tiên. Không thể có lý thuyết cuối cùng. Bộ não là một chiếc máy tính được kết nối với một linh hồn. Thế giới chân lý rộng hơn nhận thức của con người. Nhận thức của con người rộng hơn tư duy lý lẽ. Tư duy lý lẽ rộng hơn tư duy duy vật… Muốn đến gần chân lý hơn, con người phải tự giải thoát khỏi cái khung chật hẹp của chủ nghĩa duy vật, của tư duy lý lẽ, bay lên những tầng cao hơn của thế giới bằng đôi cánh của trực giác và cảm xúc …

Mọi nhận định ở trên đều là hệ quả triết học trực tiếp hoặc gián tiếp của Định lý Bất toàn của Gödel – một định lý đóng vai trò nền tảng trong khoa học nhận thức hiện đại. Không thể có một cái nhìn đúng đắn về thế giới nếu không hiểu Định lý Gödel.

Xin trích đăng lại loạt bài báo về Định lý Gödel và Hệ quả triết học của nó của Thầy Phạm Việt Hùng , đã đăng trên PVHg’s Home (viethungpham.com)

“Thầy Bói Xem Voi”

How can a part know the whole? (Blaise Pascal) Khoa học đang đứng trước hàng loạt câu hỏi thách thức: -Liệu có thể có một “Lý thuyết về mọi thứ” của vật lý không? -Robots có thể thông minh như con người không? -Bản chất vật chất của tinh thần ... Xem Chi Tiết

Bên Ngoài Khoa Học

Nếu ngày xưa có rất nhiều người sùng bái thần thánh thì ngày nay có rất nhiều người sùng bái khoa học. Những người sùng bái khoa học thường tự phụ cho mình là thông thái hơn, hiểu biết hơn. Nhưng nếu quan sát thực tế thì sẽ thấy số ... Xem Chi Tiết

“CON VOI TOÁN HỌC” hay “CHIẾC CHÉN THÁNH” của CHỦ NGHĨA HÌNH THỨC

Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) đẻ ra không biết bao nhiêu đứa con kỳ lạ, nhưng kỳ lạ nhất vẫn là con người, bởi vì chỉ có con người mới nhận thức được sự tồn tại của chính Bà Mẹ đã đẻ ra nó. Nếu không có con ... Xem Chi Tiết
Series NavigationBên Ngoài Khoa Học >>