LINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ THÁNH KINH

Bài 1 / 2 trong loạt bài LINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ THÁNH KINH

Văn kiện của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh,

công bố ngày 22 tháng 2 năm 2014

LINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ THÁNH KINH

LỜI PHÁT XUẤT TỪ THIÊN CHÚA VÀ NÓI VỀ THIÊN CHÚA
VÌ SỰ CỨU RỖI THẾ GIỚI

Bản dịch Việt ngữ: Vũ Văn An

Nguồn: Vietcatholicnews.net


Mục lục

Giới Thiệu
LỜI NÓI ĐẦU
DẪN NHẬP TỔNG QUÁT

 

PHẦN THỨ NHẤT: CHỨNG TỪ CỦA CÁC BẢN VĂN THÁNH KINH VỀ NGUỒN GỐC THẦN THIÊNG CỦA NÓ 19

1. Dẫn Nhập

1.1 Mạc khải và linh hứng trong Dei Verbum và Verbum Domini 19

1.2 Các trước tác Thánh Kinh và nguồn gốc thần thiêng của chúng. 21

1.3 Các trước tác Tân Ước và mối liên hệ của chúng với Chúa Giêsu. 25

1.4 Tiêu chuẩn để đưa ra ánh sáng mối liên hệ với Thiên Chúa trong các trước tác Thánh Kinh. 27

2. Chứng thực các bản văn đã được chọn của Cựu Ước 30

2.1 Ngũ kinh 30

2.2 Các sách tiên tri và các sách lịch sử 34

2.3 Thánh vịnh 42

2.4 Sách Huấn Ca 48

2.5 Kết luận 52

3. Chứng từ của các bản văn được chọn trong Tân Ước 53

3.1 Bốn sách Tin Mừng 54

3.2 Các Tin Mừng nhất lãm 58

3.3 Tin Mừng Gioan 69

3.4 Công vụ tông đồ 75

3.5 Các lá thư của Thánh Tông đồ Phaolô. 85

3.6. Thư gửi tín hữu Do Thái 91

3.7 Sách Khải huyền 99

4. Kết luận 107

4.1 Tổng quan về mối liên hệ “Thiên Chúa – tác giả loài người” 108

4.2 Các truyền thống Tân Ước chứng thực tính linh hứng của Cựu Ước và đưa lại cho nó một giải thích Kitô học 115

4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng 119

4.4 Hướng tới một Qui điển cho hai Giao Ước 123

4.5 Việc tiếp nhận các Sách thánh và việc hình thành Qui điển 127

PHẦN THỨ HAI: CHỨNG TỪ CỦA CÁC TRƯỚC TÁC KINH THÁNH VỀ SỰ THẬT CỦA CHÍNH CHÚNG 137

1. Dẫn nhập 138

1.1 Sự thật Kinh Thánh theo Dei Verbum 138

1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh 142

2. Chứng từ của các trích đoạn chọn lựa từ Cựu Ước 144

2.1 Những câu chuyện về sáng thế (St 1-2) 145

2.2 Mười Điều Răn (Xh 20:2-17 và Đnl 5:6-21) 147

2.3 Các sách lịch sử 152

2.4 Các sách tiên tri 154

2.5 Các Thánh vịnh 160

2.6 Diễm Ca 167

2.7 Các sách khôn ngoan 170

Kết luận 178

3. Chứng từ của các bản văn Tân Ước 179

3.1 Các sách Tin mừng 179

3.2 Các Tin Mừng nhất lãm 181

3.3 Tin Mừng Gioan 188

3.4 Công vụ tông đồ 193

3.5 Các lá thư của Thánh Tông đồ Phaolô. 203

3.6. Thư gửi tín hữu Do Thái 209

3.6 Sách Khải huyền 220

4. Kết luận 229

4.1 Tổng quan về mối liên hệ “Thiên Chúa – tác giả loài người” 229

4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng 242

4.4 Hướng tới một Qui điển cho hai Giao Ước 246

4.5 Việc tiếp nhận các Sách thánh và việc hình thành Qui điển 250

PHẦN THỨ HAI: CHỨNG TỪ CỦA CÁC TRƯỚC TÁC KINH THÁNH VỀ SỰ THẬT CỦA CHÍNH CHÚNG 260

1. Dẫn nhập 261

1.1 Sự thật Kinh Thánh theo Dei Verbum 261

1.2 Trọng tâm nghiên cứu của chúng ta về sự thật Kinh Thánh 265

2. Chứng từ của các trích đoạn chọn lựa từ Cựu Ước 268

2.1 Những câu chuyện về sáng thế (St 1-2) 268

2.2 Mười Điều Răn (Xh 20:2-17 và Đnl 5:6-21) 271

2.3 Các sách lịch sử 275

2.4 Các sách tiên tri 278

2.5 Các Thánh vịnh 284

2.6 Diễm Ca 292

2.7 Các sách khôn ngoan 295

Kết luận 303

3. Chứng từ của các bản văn Tân Ước 304

3.1 Các sách Tin mừng 305

3.2 Các Tin Mừng nhất lãm 306

3.3. Tin Mừng Gioan 312

3.4. Các thư của Thánh Tông đồ Phaolô 324

3.5. Sách Khải Huyền 333

4. Kết luận 348

PHẦN BA: VIỆC GIẢI THÍCH LỜI THIÊN CHÚA VÀ CÁC THÁCH THỨC CỦA NÓ 355

1. Dẫn Nhập 355

2. Thách thức đầu tiên: những vấn nạn lịch sử 358

2.1 Chu kỳ Ápraham (sách Sáng thế) 358

2.2 Vượt qua biển (Xh 14) 362

2.3 Các sách Tôbia và Giôna 363

2.4 Các Tin mừng về thời thơ ấu 367

2.5 Những câu truyện về phép lạ 374

2.6 Những câu truyện về Phục sinh 381

3. Thách thức thứ hai: các vấn đề đạo đức và xã hội 388

3.1 Bạo lực trong Kinh thánh 388

3.2 Địa vị xã hội của phụ nữ 400

4. Kết luận 405

KẾT LUẬN CHUNG 409

1. Nguồn gốc thần thiêng của các trước tác Kinh thánh 412

2. Sự thật của Kinh thánh 418

3. Việc giải thích các trang khó hiểu của Kinh thánh 425

[nextpage title=”Giới Thiệu”]

Giới Thiệu

Trong bài “Ý Niệm Linh Hứng trong Thánh Kinh, Một Số Cập Nhật”, chúng tôi đã giới thiệu Tài Liệu “Linh Hứng và Chân Lý Thánh Kinh: Lời Phát xuất từ Thiên Chúa và Nói về Thiên Chúa vì Sự Cứu Rỗi Thế Giới” của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh công bố năm 2014. Đây là một tài liệu quí giá. Việc soạn thảo nó đã bắt đầu từ năm 2009 sau Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2008 về Lời Chúa (kết quả là Tông huấn Verbum Dei năm 2010 của Đức Bênêđíctô XVI), qua hai nhiệm kỳ bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin của các Đức Hồng Y Levada và Muller, hai triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô, với rất nhiều phiên họp khoáng đại cũng như hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Chính bản văn là một công trình công phu, không những bàn đến ơn linh hứng nói chung mà còn đi vào hầu hết từng trước tác của cả Cựu Ước lẫn Tân Ước để khám phá ra tính linh hứng của nó với rất nhiều trưng dẫn của từng trước tác một. Có thể nói, về phươg diện này nó chiếm địa vị duy nhất trong các nghiên cứu về ơn linh hứng Thánh Kinh xưa nay.

Nhận thấy giá trị lớn lao của nó, chúng tôi cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt, dựa vào bản tiếng Pháp do chính Ủy Ban Kinh Thánh công bố. Phần tóm tắt Tài Liệu của Cha Klemens Stock, Dòng Tên, Tổng Thư Ký xuyên suốt của Ủy Ban và Lời Nói Đầu của Tài liệu do Đức Hồng Y Muller, bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin hồi ấy viết đã được chúng tôi trình bầy trong bài đã trích dẫn trên đây. Riêng bài Lời Nói đầu, chúng tôi xin đăng lại nguyên văn ở đây. Các trích dẫn Thánh Kinh trong bản dịch này phần lớn lấy từ bản dịch Thánh Kinh của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ, ngoại trừ một số ít được chúng tôi sửa chữa đôi chút cho hợp với đồng văn của Tài Liệu.

Xin mời qúi độc giả cùng đọc tài liệu quí giá này.

[nextpage title=”LỜI NÓI ĐẦU”]

LỜI NÓI ĐẦU

Đời sống Giáo hội dựa trên Lời Chúa. Nó được truyền tải bởi Thánh Kinh, nghĩa là, trong các trước tác của Cựu Ước và Tân Ước. Theo đức tin của Giáo hội, tất cả các trước tác này đều được linh hứng, có Thiên Chúa là tác giả – Thiên Chúa đã sử dụng những con người được Người chọn để soạn tác chúng. Nhờ sự kiện được Thiên Chúa linh hứng, các Sách Thánh truyền đạt sự thật. Giá trị của chúng đối với đời sống và sứ mệnh của Giáo hội được liên kết với việc linh hứng và sự thật của chúng. Những trước tác không xuất phát từ Thiên Chúa không đạt tới trình độ truyền đạt Lời Người, và những trước tác không nói thực không thể đặt nền hoặc làm sinh động sứ mệnh của Giáo hội. Tuy nhiên, sự thật hiện diện trong các bản văn thánh thiêng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Đôi khi, ít nhất cũng một cách biểu kiến, người ta tìm thấy các căng thẳng giữa những gì đọc được trong các trình thuật Thánh Kinh và kết quả của khoa học tự nhiên và lịch sử. Những khoa học này dường như mâu thuẫn với những gì các trình thuật Thánh Kinh quả quyết, và đặt câu hỏi về sự thật. Rõ ràng là tình huống này cũng có những hệ luận đối với vấn đề linh hứng Thánh Kinh: nếu những gì được truyền đạt trong Thánh Kinh là không đúng sự thật, thì làm sao Thiên Chúa có thể là tác giả của nó? Chính từ những câu hỏi này, mà Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh đã nỗ lực tiến hành cuộc nghiên cứu về mối tương quan giữa linh hứng và sự thật, và cập nhật cung cách các trước tác Thánh Kinh xem xét các khái niệm này. Trước tiên, người ta phải lưu ý rằng các trước tác thánh thiêng chỉ họa hiếm mới nói về linh hứng (2 Tm 3:16; 2 Pr 1:20-21), nhưng liên tục cho thấy mối tương quan giữa các tác giả phàm nhân của chúng và Thiên Chúa. và bằng cách này nói lên nguồn gốc thần thiêng của chúng.

Trong Cựu Ước, mối tương quan kết hợp tác giả phàm nhân với Thiên Chúa và ngược lại, được chứng thực theo nhiều hình thức và cách diễn đạt khác nhau. Trong Tân Ước, mọi mối tương quan với Thiên Chúa đều diễn ra qua trung gian của con người Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai và là Con Thiên Chúa. Người là Lời của Thiên Chúa đã tự làm cho mình trở nên hữu hình (xem Ga 1:14) và là Đấng trung gian của tất cả những gì xuất phát từ Thiên Chúa. Trong Thánh Kinh, người ta gặp nhiều chủ đề rất đa dạng. Tuy nhiên, một việc đọc cẩn thận cho thấy chủ đề chính, chi phối các chủ đề khác, liên quan đến Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người dành cho con người. Sự thật mà chúng ta tìm thấy trong Thánh Kinh, trong yếu tính, là nói về Thiên Chúa và mối tương quan của Người với các tạo vật.

Trong Tân Ước, định nghĩa cao nhất về mối tương quan này có thể được tìm thấy trong các lời lẽ của Chúa Giêsu: “Thầy, Thầy là đường, là sự thật và là sự sống; không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14: 6). Là Lời của Thiên Chúa nhập thể (xem Ga 1: 14), Chúa Giêsu Kitô là sự thật hoàn hảo về Thiên Chúa, Người mạc khải Thiên Chúa như Cha và ban cho ta được tiếp cận với Người, nguồn gốc của mọi sự sống. Các định nghĩa khác về Thiên Chúa được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh có xu hướng hướng về Lời Thiên Chúa đã trở thành phàm nhân trong Chúa Giêsu Kitô này, Đấng đã trở thành chìa khóa giải thích Lời ấy.

Sau khi đã bàn tới khái niệm linh hứng theo chứng từ của các sách thánh, mối tương quan giữa Thiên Chúa và các tác giả phàm nhân, và sự thật mà các trước tác này mang đến cho chúng ta, suy tư của Ủy ban Thánh Kinh tập trung vào một số khó khăn đặt ra nhiều vấn nạn từ quan điểm lịch sử, đạo đức hoặc xã hội. Để giải đáp các khó khăn này, điều cần là phải đọc và hiểu đầy đủ các bản văn nêu ra câu hỏi, bằng cách xem xét các kết quả của các khoa học hiện đại, và đồng thời chủ đề chính của các bản văn này, cụ thể là biết Thiên Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Người. Cách tiếp cận như vậy cho thấy có thể giải đáp các phản biện đang xuất hiện đối với cuộc gặp gỡ sự thật và nguồn gốc thần thiêng và vượt qua chúng.

Tài liệu này của Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh không cấu thành một tuyên bố chính thức của huấn quyền Giáo hội về chủ đề đang bàn. Nó không có ý định trình bày một học thuyết hoàn chỉnh về linh hứng và sự thật của Thánh Kinh, mà chỉ đơn giản nhằm truyền đạt các kết quả của một cuộc nghiên cứu chú giải cẩn trọng về các bản văn Thánh Kinh, liên quan đến câu hỏi về nguồn phát xuất thần thiêng của chúng, và sự thật của chúng. Các kết luận giờ đây được dưới sự sử dụng của các môn thần học khác, để được hoàn chỉnh và đào sâu theo quan điểm riêng của họ.

Tôi cảm ơn các thành viên của Ủy ban Thánh Kinh vì sự dấn thân đầy kiên nhẫn và có khả năng của họ, bằng cách bày tỏ niềm hy vọng này là công việc của họ sẽ đóng góp vào việc lắng nghe Thánh Kinh, trong toàn Giáo hội, một cách chu đáo, biết ơn và vui mừng hơn, như một Lời phát xuất từ Thiên Chúa và nói về Thiên Chúa để thế giới được sống.

Ngày 22 tháng 2 năm 2014 Lễ Tòa Thánh Phêrô

Hồng Y GERHARD MÜLLER, Chủ tịch

“Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó” (Is 55:10-11).

“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1:1-2).

[nextpage title=”DẪN NHẬP TỔNG QUÁT”]

DẪN NHẬP TỔNG QUÁT

1. Thượng hội đồng giám mục năm 2008 đã được giao cho chủ đề Lời Chúa trong đời sống và sứ mệnh của Giáo hội. Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI lấy lại và đào sâu các chủ đề được khai triển trong Thượng hội đồng lúc đó trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng của ngài, tựa là Verbum Domini. Ngài đặc biệt nhấn mạnh: “Sự suy tư thần học chắc chắn luôn coi linh hứng và sự thật như hai khái niệm chủ chốt cho khoa giải thích trong giáo hội về các sách thánh. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận nhu cầu hiện tại mốn đào sâu một cách thỏa đáng các thực tại này để chúng ta có thể đáp ứng tốt hơn các yêu cầu liên quan đến việc giải thích các bản văn thánh thiêng theo bản chất của chúng. Trong viễn cảnh này, tôi tha thiết cầu mong rằng việc nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể tiến triển và nó sẽ mang lại kết quả cho khoa học Thánh Kinh và cho đời sống thiêng liêng của các tín hữu “(số 19). Đáp lại mong muốn của Đức Thánh Cha, Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh mong muốn đề xuất được một đóng góp vào việc thấu hiểu chính xác hơn các khái niệm linh hứng và sự thật, với ý thức đầy đủ rằng các khái niệm này hoàn toàn lưu ý tới chính bản chất của Thánh Kinh và ý nghĩa của nó đối với đời sống của Giáo hội.

Cộng đồng phụng vụ, trong đó mọi tín hữu gặp gỡ Thánh Kinh, là nơi trong đó, việc công bố Lời Chúa có ý nghĩa nhất và long trọng nhất. Trong thờ phượng Thánh Thể – gồm có hai phần chính: phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể (xem Sacrosanctum Concilium số 56) – Giáo hội cử hành “mầu nhiệm vượt qua; bằng cách đọc ‘trong tất cả các sách thánh điều có liên quan đến nó'(Lc 24:27), bằng cách cử hành Bí tích Thánh Thể, trong đó ‘việc chiến thắng và toàn thắng của cái chết của Người trở thành hiện thực’ và đồng thời bày tỏ lời cảm tạ ‘với Thiên Chúa vì hồng ân khôn tả của Người’ (2 Cr 9:15) trong Chúa Giêsu Kitô ‘để ca ngợi vinh quang của Người’ (Ep 1: 12) bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần”(Sacrosanctum concilium 6).

Sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng mạc khải Thiên Chúa Cha, trong lời nói và công trình cứu độ của Người, và sự kết hợp của cộng đồng tín hữu với Người, là trung tâm của cộng đồng này. Mục đích của toàn bộ cuộc cử hành là làm cho Chúa Giêsu hiện diện ở giữa cộng đồng tín hữu, và cho phép ta gặp gỡ và kết hiệp với Người và với Thiên Chúa Cha. Chúa Kitô, trong mầu nhiệm Vượt qua của Người, được công bố trong bài đọc Lời Chúa, và được cử hành trong phụng vụ Thánh Thể.

Phụng vụ Lời Chúa và Bối cảnh Thánh Thể của nó

2. Mỗi tuần, vào Chúa Nhật, tức là ngày của Chúa, ngày mà Giáo hội coi là “ngày lễ nguyên ủy” (Sacrosanctum Concilium số 106), sự phục sinh của Chúa Kitô được cử hành một cách vui tươi và long trọng đặc biệt. Vào ngày này, trong đó bàn tiệc Lời Chúa phải được trình bày cho các tín hữu “một cách phong phú hơn” (Sacrosanctum Concilium số 51), người ta hát các câu thánh vịnh và ba bản văn Thánh Kinh được công bố, mà bản đầu thường lấy từ Cựu Ước, sau đó là các trước tác không phải là Tin Mừng của Tân Ước, và cuối cùng là một bản lấy từ một trong bốn Tin Mừng. Sau khi đọc từng bản trong hai bản văn đầu tiên, người đọc nói: “Lời của Chúa” và các tín hữu đáp: “Tạ ơn Chúa.” Khi kết thúc việc loan báo Tin Mừng, phó tế hoặc linh mục hát hoặc nói “Đó là Lời Chúa” và dân chúng đáp lại: “Lạy Chúa Giêsu Kitô Ngợi khen Chúa” Trong các cuộc đối thoại ngắn ngủi này, hai đặc điểm của đọc và nghe được nhấn mạnh: người đọc làm nổi bật tầm quan trọng trong hành động của mình và kêu gọi các độc giả ý thức đầy đủ sự kiện này những gì được truyền đạt cho họ thực sự là Lời của Thiên Chúa hay chuyên biệt hơn là Lời của Chúa (Chúa Giêsu), Đấng, trong con người của Người vốn là Lời của Thiên Chúa (xem Ga 1:1-2). Về phần mình, các tín hữu bày tỏ thái độ tôn trọng khiêm hạ họ dùng để tiếp nhận Lời Chúa ngỏ cùng họ: đầy lòng biết ơn, họ lắng nghe với niềm vui và lời ca ngợi Tin mừng của Chúa Giêsu.

Mặc dù những khoảnh khắc khác nhau này của phụng vụ không phải lúc nào cũng được chu toàn một cách hoàn hảo, phụng vụ Lời Chúa tạo thành một nơi ưu tuyển để truyền đạt: Thiên Chúa, trong lòng nhân từ của Người, ngỏ lời với dân của Người bằng lời nói của con người, và dân Người chào đón Lời Chúa với lòng biết ơn và ca ngợi. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Kitô, đỉnh cao và thành tựu của việc Thiên Chúa truyền đạt với nhân loại, được cử hành trong phụng vụ Lời Chúa, và một cách đầy đủ hơn nữa trong phụng vụ Thánh Thể. Trong phụng vụ này, ơn cứu chuộc loài người được thể hiện, và, đồng thời, sự tôn vinh Thiên Chúa cao nhất và hoàn hảo nhất cũng được thể hiện. Việc cử hành không phải là một hình thức nghi lễ bề ngoài, vì mục tiêu của nó là nhằm việc các tín hữu “học cách tự dâng chính mình và, từ ngày này qua ngày nọ, được hoàn toàn tiêu giao (consommés), nhờ trung gian của Chúa Kitô, trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa và với nhau để cuối cùng, Thiên Chúa là tất cả nơi mọi người” (Sacrosanctum Concilium số 48). Sự kiện Thiên Chúa ngỏ lời của Người cho loài người trong lịch sử cứu độ và sai Con của Người xuống thế gian, Đấng vốn là lời nhập thể của Người (Ga 1,14), có mục đích duy nhất là hiến tặng con người sự kết hiệp với Người.

Bối cảnh nghiên cứu linh hứng và sự thật của Thánh Kinh

3. Trên cơ sở những gì chúng ta đã phát biểu cho đến nay về Lời Chúa trong phụng vụ Lời Chúa và liên quan đến việc cử hành Thánh Thể, chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta lắng nghe lời ấy trong bối cảnh thần học, Kitô học, cứu thế học và giáo hội học. Thiên Chúa đề xuất ơn cứu độ, một cách dứt khoát và hoàn hảo trong Chúa Kitô của Người, thể hiện sự hiệp thông giữa chính Người và các tạo vật của Người, những người được Giáo hội của Người đại diện. Nơi đây, nơi thích hợp nhất để công bố Thánh Kinh, cũng tạo thành bối cảnh thỏa đáng nhất để nghiên cứu linh hứng và sự thật. Như chúng ta đã nói, sau khi công bố các bản văn thánh kinh, phụng vụ luôn khẳng định rằng đó là “Lời Thiên Chúa” (hay “Lời Chúa”). Lời khẳng định này có một ý nghĩa kép: trước hết, nó nhằm mục đích xác định một Lời phát xuất từ Thiên Chúa, nhưng cũng là một lời nói về Thiên Chúa. Hai ý nghĩa này liên kết mật thiết với nhau. Chỉ có Thiên Chúa mới biết Thiên Chúa; và do đó, chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói về Thiên Chúa một cách thỏa đáng và đáng tin cậy. Đó là lý do tại sao chỉ có lời phát xuất từ Thiên Chúa mới có thể nói về Thiên Chúa một cách chính đáng mà thôi.

Việc khẳng định “Lời Thiên Chúa” (“Lời Chúa”) mời gọi các tín hữu ý thức những gì họ đang lắng nghe và dành cho nó sự chú ý thích đáng. Họ phải có lòng tôn trọng và lòng biết ơn phải lẽ đối với Lời phát xuất từ Thiên Chúa, phải chú ý để nhận thức và hiểu những gì Lời này thông đạt về Thiên Chúa, và do đó bước vào sự kết hợp luôn sống động hơn với Người.

Tài liệu của chúng ta, với chủ đề “Linh hứng và Chân lý của Thánh Kinh” sẽ khai triển hai đề tài này. Khi người ta nói đến linh hứng của Thánh Kinh, họ khẳng định rằng tất cả các cuốn sách của nó “có Thiên Chúa là tác giả và chúng được truyền tải như vậy cho chính Giáo hội” (Dei Verbum 11). Do đó, để nghiên cứu khái niệm linh hứng của Thánh Kinh, điều thích đáng là tìm kiếm và xác minh những gì các bản văn Thánh Kinh nói về nguồn gốc thiêng liêng thích đáng của chúng. Sau đó, liên quan đến sự thật của Thánh Kinh, trước hết chúng ta phải nhớ rằng mặc dù có nhiều chủ đề đa dạng trong Thánh Kinh, tuy nhiên, chỉ có một luận đề chính và có tính trung tâm: Thiên Chúa là chính ơn cứu rỗi. Có nhiều nguồn tài liệu khác và các ngành khoa học khác để có được thông tri đáng tin cậy về các vấn đề đủ loại; nhưng Thánh Kinh – như Lời của Thiên Chúa – là nguồn có thẩm quyền để nhận biết Thiên Chúa. Theo Hiến chế tín lý Dei Verbum của Công đồng Vatican II, chính Thiên Chúa và dự án cứu rỗi của Người dành cho con người đã tạo thành nội dung mạc khải của Người nhờ phép hoán xưng (antonomase). Luận đề này được phát biểu ở phần đầu của chương thứ nhất trong hiến chế của công đồng: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Người (x. Ep 1:9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x. Ep 2:18; 2Pr 1:4) “(Dei Verbum số 2). Do đó, Thánh Kinh phục vụ việc truyền tải mạc khải (xem Dei Verbum 7-10). Đó là lý do tại sao, khi nghiên cứu vấn đề sự thật của Thánh Kinh, chúng ta sẽ tập trung việc nghiên cứu của chúng ta vào câu hỏi sau đây: “Các bản văn Thánh Kinh khác nhau truyền tải những gì về chính Thiên Chúa và về dự án cứu rỗi của Người?”

Ba phần của tài liệu

4. Phần đầu tiên trong tài liệu của chúng ta liên quan đến linh hứng của Thánh Kinh, tìm cách làm nổi bật nguồn gốc thần thiêng của nó, trong khi phần thứ hai nghiên cứu câu hỏi về sự thật của Lời Chúa, bằng cách làm nổi bật những gì đã được nói về chính Thiên Chúa và dự án cứu rỗi của Người. Một đàng, chúng ta muốn gia tăng ý thức để biết rằng Lời này phát xuất từ Thiên Chúa, và đàng khác, sự chú ý của những người nghe Lời Chúa và những người đọc Thánh Kinh phải tập trung vào những gì Thiên Chúa, bằng chính ý chí của Người, đã thông đạt về chính Người và về kế sách cứu độ của Người có lợi cho con người. Chúng ta được mời gọi chào đón Lời mà Thiên Chúa – đầy tình yêu và lòng nhân từ – đã mạc khải cho chúng ta, với cùng một thái độ chúng ta vốn dành cho việc cử hành mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô, vốn là mầu nhiệm Thiên Chúa và sự cứu rỗi của chúng ta. Mục đích là để chào đón, trong hiệp thông với các tín hữu khác, ơn phúc được lắng nghe và được hiểu những gì chính Người truyền đạt về chính Người, và do đó để làm mới và làm sâu sắc thêm mối liên hệ bản thân của chúng ta với Người.

Phần thứ ba của tài liệu đề cập đến một số thách thức phát sinh từ chính Thánh Kinh, và đặc biệt là một số nét dường như mâu thuẫn với tư thế Lời Thiên Chúa của nó . Cách riêng, chúng ta chỉ ra hai thách thức lớn đối với người đọc. Thách thức đầu tiên phát xuất từ các tiến bộ đáng kể đã diễn ra trong hai thế kỷ qua trong việc nhận thức lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ của các dân tộc ở Cận Đông cổ đại vốn tạo nên môi trường văn hóa của Israel và Thánh Kinh.

Thông thường, có những khác biệt quan trọng giữa các dữ kiện của các khoa học này và những gì chúng ta có thể diễn dịch từ câu chuyện trong Thánh Kinh, nếu nó được đọc như một niên sử có mục đích tường thuật chính xác các biến cố, theo thứ tự thời gian một cách tỉ mỉ. Những khác biệt này tạo nên khó khăn đầu tiên và dẫn đến việc tự hỏi liệu người đọc có thể tin vào sự thật lịch sử của những câu chuyện Thánh Kinh hay không. Một thách thức khác có liên hệ với sự kiện: nhiều bản văn Thánh Kinh chứa đầy bạo lực. Chúng ta có thể lấy làm thí dụ các Thánh vịnh nguyền rủa, hoặc mệnh lệnh Thiên Chúa ban cho Israel để tận diệt toàn bộ một dân số. Các độc giả Kitô giáo bị sốc và mất phương hướng bởi các bản văn như vậy. Hơn nữa, có những độc giả ngoài Kitô giáo trách cứ các Kitô hữu vì đã có những phần khủng khiếp trong các bản văn thánh thiêng của họ, và buộc tội họ tuyên xưng và truyền bá một tôn giáo tạo hứng cho bạo lực. Phần thứ ba của tài liệu, ngoài các điều khác, tự đề cho mình nhiệm vụ đương đầu với các thách thức giải thích này, bằng cách, một mặt, chỉ cách vượt qua chủ nghĩa cực đoan [fondamentalisme] (xem Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh, Giải thích Thánh Kinh trong Giáo Hội, 1993, I. F), và mặt khác, cách để tránh chủ nghĩa hoài nghi. Một khi đã vượt qua các trở ngại này, chúng ta có thể hy vọng rằng khả thể tiếp nhận Lời Chúa một cách có suy nghĩ và thích đáng sẽ được mở ra.

Do đó, mục đích của tài liệu này là cung cấp một đóng góp giúp cho, nhờ việc thâm hậu hóa cái hiểu của chúng ta đối với các khái niệm linh hứng và sự thật, Lời của Thiên Chúa, trong cộng đồng phụng vụ và ở bất cứ nơi nào khác, được chào đón một cách luôn phù hợp hơn với ơn phúc này của Thiên Chúa, nhờ đó, Người tự thông đạt Người và mời gọi con người hiệp thông với Người.

[nextpage title=”PHẦN THỨ NHẤT: CHỨNG TỪ CỦA CÁC BẢN VĂN THÁNH KINH”]

PHẦN THỨ NHẤT: CHỨNG TỪ CỦA CÁC BẢN VĂN THÁNH KINH VỀ NGUỒN GỐC THẦN THIÊNG CỦA NÓ

Dẫn Nhập

5. Đầu tiên, chúng ta xem xét Hiến chế tín lý Dei Verbum của Công đồng Vatican II và Tông huấn Hậu Thượng hội đồng Verbum Domini hiểu ra sao về mạc khải và linh hứng, hai hành động thần thiêng vốn là nền tảng để nắm vững Sách thánh như Lời của Thiên Chúa. Sau đó, chúng ta sẽ chứng tỏ các trước tác Thánh Kinh chứng thực ra sao nguồn gốc thần thiêng của chúng. Tân Ước, về phần mình, chỉ xem xét mối liên hệ với Thiên Chúa qua sự trung gian của Chúa Giêsu. Phần thứ nhất của tài liệu này được kết thúc với một suy tư về các tiêu chuẩn có khả năng đưa ra ánh sáng chứng từ của các trước tác Thánh Kinh về chủ đề nguồn gốc thần thiêng của chúng.

1.1 Mạc khải và linh hứng trong Dei Verbum và Verbum Domini

Hiến chế Dei Verbum đề cập tới vấn đề mạc khải bằng những lời lẽ sau: “Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Người (x. Ep 1:9). Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính của Thiên Chúa (x. Ep 2:18; 2Pr 1:4) “(Dei Verbum n. 2). Thiên Chúa tự mạc khải Người trong một “nhiệm cục mạc khải” (Dei Verbum – DV – số 2). Người tự tỏ mình ra trong sáng thế: “Thiên Chúa, Đấng tạo dựng (Ga 1: 3) và bảo tồn mọi sự nhờ Ngôi Lời, ban cho con người, trong các loài được tạo dựng, một chứng từ không ngừng về chính Người (xem Rm 1: 19-20) “(DV số 3, xem Verbum Domini số 3; xem VD – Số 8). Thiên Chúa tự tỏ mình ra đặc biệt trong con người, được tạo ra “giống hình ảnh của Người” (ST 1:27, xem VD, 9). Việc mạc khải sau đó được triển khai, bằng cách bao gồm “các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau” (DV, số 2), trong lịch sử cứu độ của dân Israel (DV, 3, 14-16), và đạt đến đỉnh cao “trong Chúa Kitô, Đấng vừa là Đấng Trung Gian vừa là sự viên mãn của Mạc Khải” (DV, số 2, xem VD, các số 4, 17-20). Verbum Domini đề cập đến chiều kích Ba Ngôi của mạc khải bằng các lời lẽ này: “Đỉnh cao mạc khải của Thiên Chúa Cha đã được Chúa Con cung ứng nhờ hồng ơn của Đấng Bào Chữa (Ga 14:16), tức Thánh Thần của Chúa Cha và Con của Người, Đấng dẫn chúng ta đến toàn bộ sự thật ‘(Ga 16,13)” (VD, 20).

Linh hứng liên quan chuyên biệt tới các sách Thánh Kinh. Dei Verbum tuyên bố rằng Thiên Chúa là “Đấng linh hứng và là tác giả các sách của cả hai Giao Ước” (DV, số 16), và, một cách chính xác hơn: “Để soạn tác các cuốn sách thánh thiêng, Thiên Chúa đã chọn những con người được Người cậy nhờ trong việc sử dụng trọn vẹn các khả năng và phương tiện của họ, để, trong khi chính Người hành động trong họ và bởi họ, họ viết bằng bản văn, như các tác giả thực sự, tất cả những gì phù hợp với ý muốn của Người, và chỉ những điều này mà thôi » (DV, 11). Như một hoạt động thần thiêng, linh hứng, do đó, trực tiếp liên quan đến các tác giả nhân bản: những người này được linh hứng đích danh, và các trước tác họ soạn tác sau đó được tuyên bố là các trước tác được linh hứng (DV, 11,14).

1.2 Các trước tác Thánh Kinh và nguồn gốc thần thiêng của chúng.

6. Chúng ta đã thấy rằng Thiên Chúa là tác giả duy nhất của mạc khải, và các cuốn sách của Thánh Kinh, những cuốn sách cho phép việc truyền tải mạc khải của Thiên Chúa, được Người linh hứng. Thiên Chúa là “tác giả” của những cuốn sách này (DV, số 16), nhưng qua những con người được Người chọn. Những người này không viết dưới việc đọc chính tả nhưng là “tác giả thực sự” (DV, 11), những người sử dụng các khả năng riêng và tài năng riêng của họ. Số 11 của Dei Verbum không nêu rõ chi tiết mối liên hệ giữa những người này và Thiên Chúa hệ ở điều gì, ngay cả khi các ghi chú (18-20) có tham chiếu một lối giải thích truyền thống dựa trên tính nguyên nhân chính và tính nguyên nhân dụng cụ.

Chúng ta, những người hướng về các sách Thánh Kinh và tìm cách biết được điều chính chúng nói về sự linh hứng của chính chúng, chúng ta nhận thấy: trong Thánh Kinh, chỉ có hai bản văn của Tân Ước minh nhiên nói về linh hứng thần thiêng, và áp dụng khái niệm này vào các trước tác Cựu Ước:

2 Tm 3,16: “Mọi sách thánh đều được Thiên Chúa linh hứng; nó hữu ích cho việc giảng dạy, tố cáo điều ác, sửa sai, giáo dục công lý”.

2 Pr 1,20-21: ” Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa”.

Việc thuật ngữ “linh hứng” hiếm xuất hiện có hậu quả là chúng ta không thể giới hạn việc tìm kiếm của chúng ta vào lĩnh vực ngữ nghĩa hạn chế như vậy.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ các bản văn Thánh Kinh, chúng ta có thể nhận thấy sự kiện có ý nghĩa này: mối liên hệ giữa tác giả của chúng và Thiên Chúa liên tục được phát biểu rõ ràng theo nhiều cách khác nhau, tất cả đều để chứng tỏ các bản văn tương ứng phát xuất từ Thiên Chúa ra sao. Đối tượng cuộc điều tra của chúng ta là đem ra ánh sáng những manh mối trong các bản văn Thánh Kinh có thể tiết lộ mối liên hệ của các tác giả với Thiên Chúa, do đó cho thấy nguồn gốc thần thiêng của những cuốn sách này, nói cách khác là sự linh hứng của chúng. Ý định của chúng ta là trình bày một “hiện tượng học” về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả nhân bản, trung thành với những cách mà theo đó, mối liên hệ này được chứng thực trong các trang của Thánh Kinh, do đó nhấn mạnh sự kiện này: chúng chứa đựng Lời phát xuất từ Thiên Chúa. Trong tài liệu này, Ủy ban Giáo hoàng về Thánh Kinh không nhằm mục đích chứng minh chính sự kiện linh hứng của các trước tác Thánh Kinh: công việc này thuộc Thần học Căn bản. Khởi điểm của chúng ta là sự thật của đức tin, theo đó các sách Thánh Kinh được Thiên Chúa linh hứng và truyền tải Lời của Người. Đóng góp chuyên biệt của chúng ta hệ ở việc làm rõ khái niệm linh hứng này, như đã được phát biểu trong chứng từ của chính các trước tác Thánh Kinh.

Chúng ta có thể gọi là “việc tự chứng thực” (autoattestation) hiện tượng chuyên biệt được tìm thấy trong các trước tác Thánh Kinh này, một hiện tượng nói lên mối liên hệ giữa các tác giả của chúng với Thiên Chúa và nguồn gốc thần thiêng của chúng. Việc tự chứng thực, được định nghĩa như thế, sẽ là tâm điểm cuộc khảo sát thực hiện trong tài liệu này.

7. Các văn kiện giáo hội mà chúng ta đã trích dẫn nhiều lần (Dei Verbum và Verbum Domini) xác lập sự khác biệt giữa ‘mạc khải’ và ‘linh hứng’, là những điều vốn tạo thành hai hành động thần thiêng khác biệt nhau. “Mạc khải” được trình bày như hành động căn bản của Thiên Chúa, qua đó Người truyền đạt Người là ai và mầu nhiệm ý chí của Người là gì (xem DV 2), đồng thời làm cho con người có khả năng tiếp nhận mạc khải . Mặt khác, “linh hứng” là hành động qua đó Thiên Chúa làm cho một số người nào đó, do Người lựa chọn, có khả năng truyền đạt một cách trung thành sự mạc khải của Người bằng bản văn (xem DV, 11). Linh hứng giả thiết mặc khải và phục vụ việc truyền đạt mạc khải một cách trung thành trong các trước tác Thánh Kinh.

Khởi từ chứng từ của các trước tác Thánh Kinh, chúng ta chỉ có thể suy ra một vài manh mối liên quan tới mối liên hệ chuyên biệt hiện hữu giữa tác giả nhân bản và Thiên Chúa, trong chính hoạt động viết lách. Đây là lý do tại sao “hiện tượng học” mà chúng ta đề nghị trình bày, liên quan đến cả mối liên hệ giữa tác giả nhân bản và Thiên Chúa, và nguồn gốc thần thiêng của các bản văn Thánh Kinh đã vẽ nên một bức tranh rất chung chung và đa dạng. Chúng ta sẽ thấy rằng khái niệm chuyên biệt về linh hứng hầu như không bao giờ được giải thích trong Thánh Kinh, và cũng không nhận được ở đó việc làm sáng tỏ nào. Khái niệm này liên quan đến bản chất chuyên biệt của chứng từ nơi các sách Thánh Kinh khác nhau: thực thế, nếu, một mặt, các bản văn liên tục chỉ rõ nguồn gốc thần thiêng của nội dung và thông điệp của chúng, thì rất ít điều được nói về cách chúng đã được viết ra hoặc nói về bản thân chúng như là tài liệu bằng bản văn. Kết quả là, khái niệm rộng rãi về mạc khải và khái niệm, chuyên biệt hơn, về việc chứng thực bằng bản văn (linh hứng) được hình dung như một diễn trình độc đáo. Thông thường, nếu người ta nói đến một trong các khái niệm này, thì khái niệm kia cũng được giả thiết. Tuy nhiên, do sự kiện đơn giản các biểu thức mà chúng tôi trích dẫn xuất phát từ các bản văn viết, nên rõ ràng là các tác giả của chúng mặc nhiên khẳng định rằng bản văn của họ tạo nên cách phát biểu sau cùng ghi lại một cách ổn định bằng bản văn các hành động của Thiên Chúa tự mạc khải chính Người.

1.3 Các trước tác Tân Ước và mối liên hệ của chúng với Chúa Giêsu.

8. Liên quan đến các trước tác của Tân Ước, chúng ta ghi nhận một tình huống chuyên biệt: nếu chúng chứng thực mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa, thì đó chỉ là qua con người của Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu đã công bố cách chính xác lý do của hiện tượng này: “Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14: 6). Câu khẳng định này dựa trên nhận thức đặc biệt mà Chúa Con có về Chúa Cha (x. Mt 11,27, Lc 10,22: Ga 1,18).

Tác phong của Chúa Giêsu đặc biệt có ý nghĩa và mang tính giáo huấn đối với các môn đệ của Người: Tin Mừng làm nổi bật việc đào tạo Người dành cho họ và trong đó diễn tả một cách điển hình rằng mối liên hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa là điều chủ yếu để lời của một Tông đồ hay hay một trước tác Tin Mừng trở thành “Lời của Thiên Chúa”. Theo các nguồn của chúng ta, chính Chúa Giêsu không viết gì cả và không đọc gì cho các môn đệ của Người viết cả. Điều Người làm có thể được tóm tắt như sau: Người kêu gọi một số người bước theo Người, chia sẻ cuộc sống của Người, làm chứng cho hành động của Người, có được một nhận thức ngày một sâu sắc hơn về con người của Người, lớn lên trong niềm tin vào Người, và trong sự hiệp thông cuộc sống với Người. Đây là cách có thể mô tả hồng phúc Chúa Giêsu dành cho các môn đệ của Người và cách thức Người chuẩn bị để họ trở thành các Tông đồ của Người, để công bố sứ điệp của Người: lời của họ phải thế nào đó để Chúa Giêsu mô tả các Kitô hữu tương lai là “những người, nhờ lời của chúng, sẽ tin vào Con “(Ga 17,20). Và Người nói với các kẻ Người sai đi: “Ai nghe các con là nghe Thầy; bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy; và người bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy”(Lc 10,16, xem Ga 15,20). Lời của các kẻ Người sai đi chỉ có thể là nền tảng cho đức tin của tất cả các Kitô hữu bởi vì, phát xuất từ sự kết hợp mật thiết nhất với Chúa Giêsu, nó là lời của Chúa Giêsu. Mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu, khi được sống bằng một niềm tin mãnh liệt và minh nhiên vào con người của Người, tạo thành nền tảng chính cho “linh hứng” này, một linh hứng khiến các Tông đồ có khả năng thông truyền, bằng miệng hoặc bằng bản văn, thông điệp của Chúa Giêsu, Đấng vốn là “Lời của Thiên Chúa “. Không phải là việc thông truyền theo nghĩa đen các lời lẽ được Chúa Giêsu thốt ra có tính quyết định, mà là việc công bố Tin Mừng của Người. Tin Mừng Gioan tượng trưng một minh họa tuyệt vời của khẳng định này, vì trong Tin Mừng này, tất cả các lời đều phản ảnh phong cách của Thánh Gioan và đồng thời, trung thành truyền tải tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói.

9. Ở đây, dựa trên nền Tin Mừng Gioan, ta thấy vẽ ra mối liên hệ mật thiết giữa bản chất mối liên hệ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa (“linh hứng”) và nội dung của thông điệp được truyền đạt như Lời của Thiên Chúa (“chân lý”). Trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Gioan là như sau: Thiên Chúa Cha và tình yêu vô biên của Người đối với thế giới được mạc khải trong Con của Người (Ga 3:16). Điều này tương ứng với nội dung của Hiến chế Dei Verbum số 2 (Thiên Chúa và mạc khải cứu rỗi). Thông điệp này không thể được tiếp nhận và hiểu theo phương thức nhận thức thuần túy tri thức, hoặc theo lối học thuộc lòng. Chỉ trong niềm tin vào Người và tình yêu của Người, hồng phúc của Thiên Chúa mới có thể được tiếp nhận, như chứng tá đã chứng tỏ. Do đó, chúng ta thấy rằng thông điệp trung tâm (“chân lý”) và cách thức tiếp nhận nó để giải thích về nó (“linh hứng”) tự tạo điều kiện cho nhau. Nhưng trong cả hai trường hợp, đây là vấn đề hiệp thông trọn vẹn và mãnh liệt đời sống với Chúa Cha, được Chúa Giêsu mạc khải: hiệp thông sự sống vốn là ơn cứu rỗi.

1.4 Tiêu chuẩn để đưa ra ánh sáng mối liên hệ với Thiên Chúa trong các trước tác Thánh Kinh.

10. Phù hợp với những gì chúng ta đã tìm thấy trong các sách Tin mừng, đức tin sống động vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là đối tượng chính của những gì Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Người, và chính đức tin này đặc trưng cho mối liên hệ căn bản của họ với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa. Đức tin này là một hồng phúc của Chúa Thánh Thần (Ga 3:5; 16:13) và được sống trong một sự kết hợp mật thiết, minh nhiên và bản thân với Chúa Cha và với Chúa Con (Ga 17:20-23). Nhờ đức tin này, các môn đệ được nối kết với con người của Chúa Giêsu, Đấng “vừa là Đấng Trung Gian vừa là sự viên mãn của Mạc khải” (DV, số 2), và họ nhận được từ Người nội dung chứng từ tông đồ của họ, bất luận Người phát biểu bằng miệng hay bằng bản văn. Vì một chứng từ như vậy phát xuất từ Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, nên nó chỉ có thể là Lời phát xuất từ chính Thiên Chúa. Mối liên hệ bản thân của đức tin (1) với nguồn nhờ đó Thiên Chúa tự mạc khải Người ra (2) là hai thuật ngữ có tính quyết định giúp chúng ta có thể coi lời nói và việc làm của các Tông đồ phát xuất từ Thiên Chúa.

Chúa Giêsu là “đỉnh mạc khải của Thiên Chúa Cha” (VD, 20), một đỉnh cao được đi trước bởi một “nhiệm cục” phong phú mạc khải thần thiêng. Như chúng ta đã đề cập, Thiên Chúa tự mạc khải Người trong sáng thế (DV, số 3), và đặc biệt trong con người được tạo ra “giống hình ảnh Người” (St 1:27). Người tự mạc khải cách đặc biệt trong lịch sử dân Israel, trong “các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau” (DV, 2). Qua cách này, ta nhận ra nhiều hình thức mạc khải của Thiên Chúa, đạt đến sự viên mãn và đỉnh cao của nó trong con người của Chúa Giêsu (Dt, 1:1-2).

Trong trường hợp các sách Tin mừng (và nói chung trong các trước tác tông đồ), hai yếu tố có tính quyết định lên đặc điểm cho nguồn gốc thần thiêng là đức tin sống động trong Chúa Giêsu (1), và chính con người của Chúa Giêsu, Đấng là đỉnh cao của mạc khải thần thiêng (2). Trong việc nghiên cứu nguồn gốc thần thánh của các trước tác Thánh Kinh khác, hai tiêu chuẩn sẽ được sử dụng:

– niềm tin bản thân vào Thiên Chúa (theo “giai đoạn” chuyên biệt của nhiệm cục mc khải) được chứng thực ra sao?

– mạc khải tự tỏ hiện ra sao trong các bản văn Thánh Kinh khác nhau?

Mỗi bản văn Thánh Kinh xuất phát từ Thiên Chúa thông qua đức tin sống động nơi tác giả của nó, và qua sự trung gian của mối liên hệ của tác giả này với một (hoặc nhiều) hình thức đặc thù của sự mạc khải thần thiêng. Không hiếm việc một bản văn Thánh Kinh dựa trên một bản văn được linh hứng trước đó và do đó chia sẻ cùng một nguồn phát xuất thần thánh.

Những tiêu chuẩn này rất hữu ích để lên đặc điểm cho chứng từ của các trước tác Thánh Kinh khác nhau, và để xem chúng phát xuất ra sao từ Thiên Chúa, như các bản văn luật, lời lẽ khôn ngoan, sấm ngôn tiên tri, lời cầu nguyện đủ loại, lời khuyên tông đồ, do đó, để xem Thiên Chúa là tác giả của chúng ra sao, thông qua sự trung gian của các tác giả nhân bản. Tùy vào tình huống, các cách phát biểu nguồn phát xuất thần thánh đều khác nhau, và do đó không thể so sánh chúng với một “việc Thiên Chúa đọc chính tả” đơn giản, giống hệt như nhau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, đức tin bản thân vào Thiên Chúa của tác giả phàm nhân và sự ngoan ngoãn của họ đối với các hình thức mạc khải thần thiêng khác nhau được chứng thực trong mọi tình huống.

Do đó, khi nghiên cứu các bản văn Thánh Kinh và tìm kiếm cách mà chúng chứng thực mối liên hệ của các tác giả của chúng với Thiên Chúa, chúng ta tìm cách cụ thể hơn để chứng tỏ linh hứng được trình bầy cách nào như mối liên hệ giữa Thiên Chúa, Đấng linh hứng và là tác giả, và những con người, các tác giả chân chính được Người chọn lựa.

2. Chứng thực các bản văn đã được chọn của Cựu Ước

http://www.vietcatholicnews.net/pics/moses.jpg

11. Chúng ta đã chọn các cuốn sách đại diện cho Cựu Ước và Tân Ước để minh họa xuất xứ thần thiêng của những cuốn sách này được phát biểu trong chính bản văn ra sao. Về Cựu Ước, chúng ta theo lối phân chia cổ điển thành Lề Luật, Tiên tri và các trước tác (x. Lc 24:44); cuộc điều tra của chúng ta sẽ tập trung vào Ngũ kinh, các tiên tri và các sách lịch sử (còn được gọi là các tiên tri trước), cuối cùng vào các Thánh vịnh và sách Huấn Ca.

2.1 Ngũ kinh

Ý tưởng về nguồn gốc thần thiêng của các bản văn Thánh kinh được khai triển trong các câu chuyện của Ngũ kinh bắt đầu bằng ý niệm viết, ấn định các truyền thống bằng chữ viết. Do đó, trong hoàn cảnh đặc biệt giàu ý nghĩa, Môsê nhận từ Thiên Chúa trách nhiệm “đặt thành bản văn”, thí dụ, như văn kiện lập ra giao ước (Xh 24:4), hoặc bản văn liên quan đến việc đổi mới nó (Xh 34: 27); ở nơi khác, dường như ông thi hành lệnh truyền thần thiêng này bằng cách viết ra các yếu tố quan trọng khác (Xh 17:14, Ds 33:2, Đnl 31:22), cho đến khi soạn tác toàn bộ Tôra (xem Đnl 27: 3,8; 31:9). Cuốn Đệ nhị luật đặc biệt nhấn mạnh vai trò chuyên biệt của Môsê, trình bày ông như một người trung gian được linh hứng của mạc khải và là người giải thích có thẩm quyền của Lời Chúa. Chính từ các yếu tố này đã khai triển một cách hợp luận lý ý tưởng truyền thống cho rằng Môsê là tác giả của Ngũ kinh, nghĩa là các sách Ngũ kinh không những nói về ông, mà còn phải được coi như là trước tác của ông nữa.

Các khẳng định chính liên quan đến sự kiện Thiên Chúa tự thông đạt chính Người tìm thấy trong các câu chuyện gặp gỡ của Israel với Thiên Chúa trên Núi Sinai / Hôrép (Xh 19 – Ds 10, Đnl 4 ff.). Các câu chuyện này tìm cách phát biểu bằng những hình ảnh sống động ý tưởng cho rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của cả truyền thống Thánh kinh nữa. Do đó, người ta có thể quả quyết rằng nền tảng của sự thấu hiểu Thánh kinh như là Lời Chúa đã bắt đầu ngay lúc ở Sinai, bởi vì ở đó, Thiên Chúa đã đặt Môsê làm người trung gian duy nhất cho sự mạc khải của Người. Tùy thuộc ở Môsê việc cố định hóa mạc khải thần thiêng bằng bản văn, để ông có thể truyền tải nó và bảo tồn nó như là Lời của Thiên Chúa cho mọi người mọi thời. Chữ viết không những có thể truyền tải Lời mà còn thúc đẩy người ta chất vấn về tác giả phàm nhân, người mà trong trường hợp Thánh kinh, có thể làm cho nó tự biểu lộ mình như là Lời Thiên Chúa trong ngôn ngữ con người. Ý tưởng này (xem DV, số 12) đã được phát biểu trong vắn tắt trong Xh 19:19, trong đó có chép rằng Thiên Chúa trả lời Môsê bằng một “tiếng nói”; do đó, người ta ước tính rằng Thiên Chúa “đồng ý” sử dụng ngôn ngữ con người, đặc biệt là đối với người trung gian của mạc khải Người.

12. Mặt khác, nguồn gốc thần thiêng của lời viết được giải thích một cách tinh tế trong câu chuyện Núi Sinai. Trong bối cảnh này, Thập Điều tạo nên một văn kiện độc đáo và khôn sánh. Nó có thể được coi như khởi điểm cho ý tưởng nguồn gốc thần thiêng của Thánh kinh (linh hứng), bởi vì, trong tư cách bản văn, Thập điều là điều duy nhất nên được liên kết với ý tưởng được viết bởi chính Thiên Chúa (xem Xh 24:12; 31:18; 32:16; 34:1,28, Đnl 4:13; 9:10; 10: 4). Bản văn mà chính Thiên Chúa đã viết trên hai phiến đá này là nền tảng cho khái niệm nguồn gốc thần thiêng của các bản văn Thánh kinh. Khái niệm này tự triển khai theo hai hướng trong các câu chuyện của Ngũ kinh. Một mặt, thẩm quyền chuyên biệt của Thập điều được nhấn mạnh, khi so với tất cả các lề luật và lệnh truyền khác của Thánh kinh, mặt khác, người ta có thể nhận thấy rằng khái niệm “viết” (hiểu “đặt thành bản văn”) đặc biệt liên quan đến người trung gian của mạc khải – là Môsê – đến nỗi sau này Môsê và Ngũ kinh được coi như tương đồng.

Về khía cạnh thứ nhất – Thập điều do chính Thiên Chúa viết – người ta cần lưu ý rằng việc truyền tải và tiếp nhận các bản văn đã được chứng thực trong truyền thống Sách Thánh được thể hiện một cách độc lập đối với sự hỗ trợ vật lý của nó – tức hai phiến đá . Không phải những phiến đá trên đó Thiên Chúa viết được bảo tồn và tôn kính, mà là bản văn mà Chúa đã viết mới thuộc về Thánh kinh (xem Xh 20, Dt 5).

Mười điều răn mà Thiên Chúa đã viết và giao phó cho Môsê – ở đây, chúng ta bàn đến khía cạnh thứ hai – ám chỉ mối liên hệ đặc thù hiện diện giữa Thiên Chúa và con người liên quan đến Thánh Kinh. Thực thế, Môsê không được thiết lập làm người trung gian theo một kế hoạch thần thiêng, nhưng đúng hơn, Thiên Chúa thuận theo lời cầu nguyện của dân (Israel), muốn có người trung gian. Sau khi Thiên Chúa tỏ mình ra một cách trực tiếp với dân Do Thái (xem Xh 19), dân chúng khẩn khoản xin Môsê làm trung gian, vì họ sợ phải gặp gỡ Thiên Chúa một cách trực diện (Xh 20: 18-21). Do đó, Thiên Chúa đã chiều theo ý muốn của dân và lập Môsê làm người trung gian, nói chuyện với ông, và thông truyền cho ông một cách chi tiết các huấn giáo của Người (Xh 20:22; 23:33). Môsê cuối cùng đã viết những lời này thành bản văn, vì Thiên Chúa thiết lập giao ước của Người với Israel bằng cách sử dụng những ngôn từ này (Xh 24: 3-8). Để xác nhận hành động này, Thiên Chúa hứa với Môsê sẽ ban các phiến đá trên đó chính Người đã viết (xem Xh 24:12). Chúng ta không thể diễn tả rõ ràng và sâu sắc hơn được sự kiện này: Thánh Kinh, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ nọ trong cộng đồng đức tin của Israel, sau đó là các Kitô hữu, tìm thấy nguồn gốc của nó trong Thiên Chúa, ngay cả trong các tình huống trong đó nó được soạn tác bởi những con người. Trong Ngũ kinh, “sự tự chứng thực” này của Thánh kinh đạt đến đỉnh cao khi nó được khẳng định rằng chính Môsê đặt thành bản văn các yếu tố nhằm giáo huấn dân Israel, trước khi họ vào đất hứa (x. Đnl 31:19), truyền chúng lại cho mọi người như một chương trình cho cuộc sống và tác phong tương lai của dân này. Chỉ khi nào con người cho phép bản thân bị chất vấn bởi lời Thánh kinh đã được mạc khải cho họ này, họ mới có thể nhận ra nó và chào đón nó không phải như lời nói của con người, mà là “lời của Thiên Chúa đang hành động” trong họ, các tín hữu (1Tx 2:13).

2.2 Các sách tiên tri và các sách lịch sử

13. Với Ngũ kinh, các sách tiên tri và các sách lịch sử là một phần của Cựu Ước nhấn mạnh nhiều nhất đến nguồn gốc nội dung của nó. Nói chung, Thiên Chúa tự mạc khải Người cho dân Người hoặc các nhà lãnh đạo của họ qua trung gian của những con người nhân bản: trong Ngũ kinh, qua Môsê, nguyên mẫu các tiên tri (Đnl 18: 18-22); trong các sách tiên tri và lịch sử, qua các tiên tri. Ở đây, người ta sẽ tìm cách chứng tỏ các sách tiên tri và sách lịch sử chứng thực nguồn gốc thần thiêng của nội dung chúng như thế nào. http://www.vietcatholicnews.net/pics/jeremiah.jpg

2.2.1. Các sách tiên tri: các bộ sưu tập những gì Thiên Chúa đã nói với dân của Người qua các trung gian của Người.

Các sách tiên tri được trình bày dưới dạng các bộ sưu tập những gì Chúa đã nói với dân của Người qua các “tác giả” (được cho là) đã ghi tên của mình trên các bộ sưu tập này. Thật vậy, những cuốn sách này quả quyết một cách nhấn mạnh rằng Chúa là tác giả nội dung của chúng. Họ làm điều này bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau nhằm dẫn nhập và nhấn mạnh các ngôn từ. Những phát biểu này khẳng định và giả định rằng các sách tiên tri là các ngôn từ của Chúa và chỉ rõ rằng Chúa nói với dân của Người qua các tác giả các cuốn sách này. Và, thực sự, một phần đáng kể nội dung của những cuốn sách tiên tri được đặt, một cách chính thức, vào môi miệng Chúa. Như một hệ quả tất yếu, các cuốn sách này trình bày các tác giả của chúng như những con người được Chúa sai đến với sứ mệnh truyền tải thông điệp tới dân của Người.

a. Các “công thức tiên tri”

Các tiêu đề của hai phần ba các sách tiên tri minh nhiên khẳng định rằng chúng có nguồn gốc thần thiêng, bằng cách sử dụng một công thức xác định rằng lời này phát xuất từ Chúa. Không kể đến các khác biệt chi tiết, công thức được tóm tắt trong câu khẳng định này: “Lời Chúa đã ngỏ cùng …”, theo sau là tên của vị tiên tri đã nhận được lời này (như trong các sách của Giêrêmia, Edêkien, Hôsê, Gioen, Giôna, Xôphônia và Dacaria), và đôi khi là tên của những người nhận nó (như trong Khaggai và Malaki). Những tiêu đề này khiến có khẳng định cho rằng nội dung của những cuốn sách được đề cập, dù được đặt trong miệng của Thiên Chúa hay trong các tiên tri, hoàn toàn là Lời của Thiên Chúa. Tiêu đề của những cuốn sách tiên tri còn lại cho đến nay cho thấy chúng kể lại nội dung các thị kiến mang lại lợi ích cho các nhân vật có tên như Isaia, Amốt, Ôvađia, Nakhum và Khabacúc. Tiêu đề của sách Mikha đặt cạnh nhau công thức nói rằng Lời Chúa diễn ra và việc nhắc đến thị kiến. Mặc dù điều này không được viết một cách minh nhiên, nhưng trong bối cảnh các sách tiên tri, nguồn gốc các thị kiến chỉ có thể là chính Chúa. Do đó, Người là tác giả của những cuốn sách này.

Các tiêu đề không tạo nên phần duy nhất của những cuốn sách tiên tri miêu tả chúng là Lời của Thiên Chúa. Nhiều “công thức tiên tri” để nhấn mạnh bản văn cũng làm như vậy. Biểu thức phổ biến nhất, “công thức tiên tri” tuyệt nhất, là “Chúa nói như thế”. Mở đầu diễn từ bằng công thức này, nhà tiên tri tự giới thiệu mình là sứ giả của Chúa. Ngài bác bỏ với người nghe rằng diễn từ ngài ngỏ với họ không phát xuất từ ngài, mà có tác giả là Chúa.

Không dám cho là thấu triệt, cần đề cập đến ba công thức khác nhằm nhấn mạnh các sách tiên tri: “sấm ngôn của Chúa”; “Chúa / Thiên Chúa nói như thế”; và “Chúa phán”. Không giống như biểu thức đầu tiên được gọi là “công thức sứ giả” và là biểu thức nhằm dẫn nhập các diễn từ, các biểu thức này có thể kết luận chúng. Hành xử như một chữ ký ở cuối bài viết, chúng chứng thực rằng Chúa là tác giả của diễn từ trước đó.

b. Các tiên tri: sứ giả của Chúa

14. Trong số các trước tác tiên tri, có bốn sách giải thích cách Chúa hành động để các tác giả của chúng trở thành sứ giả của Người: Isaia (6:1-13); Giêrêmia (1:4-10); Êdêkien (1:3-3,11) và Amốt (7:15). Việc sai đi thi hành sứ vụ nơi Isaia và Êdêkien dùng thị kiến làm bối cảnh. Có lẽ cũng tương tự như thế với Giêrêmia. Câu truyện sai Isaia đi thi hành sứ vụ là một thí dụ điển hình của loại này, bởi vì nó vừa khá được khai triển vừa đồng thời rất cô đọng. Trong lời khuyên thần thiêng mà Isaia hỗ trợ trong thị kiến, Chúa, khi đi tìm một tình nguyện viên, đã đặt câu hỏi: “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi làm sứ giả của chúng ta?” và Isaia trả lời: “Con đây: xin hãy sai con đi!”. Chấp nhận đề nghị của Isaia, Chúa kết luận: “Hãy đi nói với dân này …”. Hãy theo sứ điệp của Chúa (Is 6:8-10). Câu truyện, được cấu trúc bởi các động từ “sai, đi, nói”, tìm thấy kết luận trong diễn từ của Chúa rằng Isaia có sứ mệnh truyền đến dân. Điều tương tự cũng xẩy ra với ba “câu chuyện sai tiên tri” khác được đề cập ở trên, cũng được kết luận bằng lệnh của Chúa để sứ giả của Người truyền đi thông điệp Người muốn truyền đạt (Edk 2:3-4; 3:4-11, Am 7:15). Trong Câu chuyện sai Giêrêmia, Chúa nhấn mạnh vào đặc tính tuyệt đối của mệnh lệnh Người (xem thêm Am 3:8) và, đồng thời, vào độ chính xác phải là đặc điểm cho việc truyền tải thông điệp: “Chúa trả lời: Đừng nói ‘Con là một đứa trẻ!’ Ngươi sẽ đi đến tất cả những người mà Ta sẽ sai ngươi đến; tất cả những gì Ta sẽ truyền cho ngươi, ngươi sẽ nói chúng … “(Grm 1:7, xem 1:17, 26:2,8, Đnl 18:18,20). Những tường thuật này ấn định trách nhiệm của “sứ giả của Chúa”, mà các sách tiên tri thừa nhận cho các tác giả tương ứng của chúng và, đồng thời, thiết lập nguồn gốc thần thiêng cho thông điệp của chúng.

2.2.2. Sách lịch sử: lời của Chúa có hiệu quả không thể sai lầm, và kêu gọi hoán cải.

a. Các sách của Giosuê – Các Vua

http://www.vietcatholicnews.net/pics/solomon.jpg 15. Trong các sách Giosuê, Thủ lãnh, Samuen và Các Vua, Chúa thường xuyên lên tiếng, như trường hợp trong các sách tiên tri, mà theo truyền thống Do Thái, bộ sưu tập này cũng thuộc về. Thực thế, ở mỗi bước trong cuộc chinh phục Đất Hứa, Chúa nói với Giosuê điều ông phải làm. Trong Gs 20:1-6 và 24: 2-15, Ngài nói với mọi người qua trung gian Giosuê, người do đó được trao cho sứ mệnh tiên tri. Trong cuốn Thủ Lãnh, Chúa hay Thiên thần của Người, thường nói chuyện với các nhà lãnh đạo, đặc biệt là Giđêông hoặc dân. Chúa hành động đích thân, ngoại trừ ở Tl 4:6-7 và 6:7-9 khi Người qua trung gian nữ tiên tri Đơvôra và một tiên tri ẩn danh để ngỏ lời một mặt với Barắc, và một mặt với toàn dân.

Mặt khác, trong các sách Samuen và Các Vua, ngoài một số ngoại lệ hiếm hoi, Chúa thường tự mạc khải chính Người cho những người mà Người ngỏ lời qua các trung gian các nhân vật tiên tri. Các diễn từ của Người sau đó được đóng khung bởi các phát biểu giống hệt với các cách phát biểu nhằm dẫn nhập và nhấn mạnh các sách tiên tri. Trong số các sách Thánh Kinh, các sách Samuen và Các Vua đặc biệt nhấn mạnh đến các tiên tri và hoạt động làm sứ giả cho Chúa của họ. Đối với phần lớn các sấm ngôn được ghi lại trong Samuen và Các Vua, Chúa công bố những bất hạnh mà Người sẽ giáng xuống các nhà lãnh đạo của dân, đặc biệt hơn xuống vị vua này hay vị vua nọ và triều đại của ông, hoặc xuống các vương quốc Israel (xem 1 V 14: 15-16) và Giuđa (xem 2 V 21:10-15), vì sự kiện ở đó có việc thờ phượng các vị thần khác với Người. Các lần Chúa công bố bất hạnh thường được kèm theo với việc kể lại thành tựu của họ. Các sách Samuen và Các Vua được trình bày, phần lớn, như một chuỗi nối tiếp các công bố bất hạnh và những câu truyện thành tựu. Chuỗi nối tiếp này chỉ kết thúc với sự hủy diệt của vương quốc Giuđa. Trong phần dẫn nhập câu truyện chinh phạt Babylon (597-587 TCN), 2 V 24:24 công bố rằng sự hủy diệt Giuđa là công việc của Chúa, thể hiện những gì Người đã công bố “qua trung gian các tôi tớ tiên tri của Người”. Vì Chúa không bao giờ lại không hoàn thành điều Người đã công bố, nên lời nói của Người tự mạc khải là vô cùng hiệu quả. Nói cách khác, Chúa là tác giả chính của lịch sử dân Người; Người công bố các sự kiện của nó, và làm chúng xảy ra.

Như các bản văn mà nó từng là vấn đề, 2 V 17:7-20 tóm tắt lịch sử Israel và Giuđa giống như một chuỗi các diễn từ mà Chúa đã ngỏ cùng họ qua sự trung gian của các tôi tớ tiên tri. Tuy nhiên, giọng điệu của các diễn từ khá khác nhau. Chúa không công bố bất hạnh cho Israel cũng như cho Giuđa, nhưng khuyên nhủ họ hãy hoán cải. Vì các kẻ có liên hệ đã cứng đầu trong việc từ chối trước lời kêu gọi của Chúa (2 V 17:13-14), nên Người mới bác bỏ họ xa khỏi Thánh Nhan Người.

b. Các sách Sử biên

16. Như trong bộ Giosuê-Các Vua J, các diễn từ của Chúa hiện diện rất nhiều trong các sách Sử Biên. Người nói chuyện trực tiếp với Salômôn (2 Sb 1:7, 11-12; 7:12-22). Nói chung, Chúa ngỏ lời với nhà vua hoặc người dân qua các trung gian: hầu hết trong số họ nhận danh hiệu “tiên tri”, nhưng một số thì không. Vị trí đầu tiên thuộc các tiên tri như Nathan (x. 1 Sb 17:1-15) và nhiều vị khác. Chúa cũng sử dụng các thầy chiêm (voyants) như Gát (1 Sb 21: 9-12) và những người trong các ngành nghề khác nhau và thậm chí các vị vua nước ngoài như Nơkhô (2 Sb 35:21) và Kyrô (2 Sb 36:23). Các gia đình chính của các nhạc sĩ đền thờ nói tiên tri (xem 1 Sb 25:1-3).

Các sách Sử biên lấy lại các quan niệm về Lời Chúa đã diễn tả trong Samuen và Các Vua. Cũng trong những sách này, nhưng có lẽ ít nhấn mạnh hơn, các diễn từ của Chúa có mục đích công bố các biến cố mà sau đó thuật lại các thành tựu (x. 1 Sb 11:1-3; 6:10; 10:15). Các sách Sử biên đặc biệt nhấn mạnh vai trò này của Lời Chúa khi nhắc đến việc lưu đày ở Babylon. Theo 2 Sb 36:20-22, lưu vong, cũng như kết cục của nó, hoàn thành những gì Chúa đã công bố qua miệng Giêrêmia (x. Grm 25:11-14; 29:10). Với các hạn từ khác với 2 V 17:13-14; 2 Sb 36:15-16 lấy lại chủ đề can thiệp không ngừng được Chúa thực hiện một cách vô ích để tránh sự bất hạnh cho dân Người, dân mà Người đã sai các tiên tri và / hoặc sứ giả đến. Cuối cùng, người ta cần lưu ý rằng các sách Sử biên không khẳng định nguồn gốc thần thiêng cho nội dung của chúng, nhưng dường như chúng gợi ý điều này, theo mức chúng nhắc đến các nguồn tiên tri (xem 2 Sb 36:12,15-16, 21-22).

Tóm lại, các sách tiên tri được trình bày trọn vẹn như lời của Thiên Chúa. Những lời này cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các sách lịch sử. Cả hai, và trên hết, các sách lịch sử, xác định rằng Lời Thiên Chúa có hiệu lực không thể sai lầm, và kêu gọi hoán cải.

2.3 Thánh vịnh

http://www.vietcatholicnews.net/pics/king-david-harp.jpg

17. Thánh vịnh là một tập hợp các lời cầu nguyện phát xuất từ trải nghiệm bản thân và cộng đồng về sự hiện diện và hành động của Chúa. Các Thánh vịnh diễn tả lời cầu nguyện của Israel vào những thời kỳ khác nhau trong lịch sử của họ: vào thời hoàng gia và sau đó, trong thời lưu đày, lúc chính Thiên Chúa ngày càng được nhìn nhận là vua của Israel, và cuối cùng, sau lưu đầy vào thời đền thờ thứ hai. Mọi thánh vịnh tạo nên một bằng chứng về mối liên hệ sống động và mạnh mẽ với Thiên Chúa, và trên cơ sở đó có thể quả quyết rằng mọi thánh vịnh đều phát xuất từ Thiên Chúa và được Thiên Chúa linh hứng. Tùy theo điều chính các bản văn phát biểu, chúng ta có thể dựng lại, tuy không cho là rốt ráo, ít nhất ba loại biểu thức của mối liên hệ này:

a/ Cảm nghiệm sự can thiệp của Chúa vào đời sống tín hữu.

b / Cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa trong đền thánh

c / Cảm nghiệm chính Thiên Chúa, nguồn gốc mọi khôn ngoan.

Ba loại liên hệ với Thiên Chúa được sống dựa trên giao ước Sinai, bao gồm lời hứa Thiên Chúa sẽ hiện diện tích cực trong đời sống hàng ngày của dân và trong đền thờ.

a. Cảm nghiệm sự can thiệp của Chúa vào đời sống tín hữu

Những người cầu nguyện cảm nghiệm được sự giúp đỡ mạnh mẽ của Thiên Chúa theo hai cách: đó có thể là một đáp ứng đối với lời kêu cầu của họ, hoặc có thể tỏ hiện trong những điều kỳ diệu mà Người là tác giả.

Về đáp ứng của Thiên Chúa đối với lời cầu nguyện, trong khá nhiều thí dụ khả hữu, ta hãy trích dẫn Thánh vịnh 30 (1): 10-13: “Con kêu lên Chúa, lạy Chúa, con khẩn cầu Thiên Chúa của con (…) Lạy Chúa, xin lắng nghe và xót thương con, lạy Chúa, xin phù trì nâng đỡ! Khúc ai ca, Chúa đổi thành vũ điệu, cởi áo sô, mặc cho con lễ phục huy hoàng. Vì thế, tâm hồn con ca ngợi Chúa, và không hề nín lặng.

“Lạy Chúa là Thiên Chúa con, xin tạ ơn Ngài”.

Một cảm nghiệm bản thân, và đồng thời cộng đồng, về Chúa, Đấng cứu rỗi là sức linh hứng của các Thánh vịnh cầu khẩn và ngợi khen. Cảm nghiệm này thường được chỉ định, nếu không được thuật lại, ở đầu (xem Tv 18:5-7; 30:2), ở cuối (xem Tv 142:6-8) hoặc ở giữa Thánh vịnh (xem Tv 22: 22; 85: 7-9). Nửa chừng giữa sự cầu xin và ngợi khen của con người, ta thấy Lời (diễn tả lời hứa và hành động) của Thiên Chúa (Tv 30:12). Sau khi nhận ra nó, thánh vịnh gia cảm thấy được linh hứng để nói nó cho người khác. Do đó, Lời này được tiếp nhận và cầu nguyện không chỉ bởi một cá nhân, mà bởi toàn dân.

Những người cầu nguyện chú ý đến các kỳ công của Chúa, bởi vì Chúa nói với họ, cũng như với toàn dân qua những công trình vĩ đại mà Người đã thực hiện trong suốt diễn trình sáng tạo và trong lịch sử Israel. Tv 19:2-5 nhắc tới các điều kỳ diệu của sáng thế và mô tả “ngôn ngữ” của chúng:

“Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới, đêm này kể lại với đêm kia. Chẳng một lời một lẽ, chẳng nghe thấy âm thanh, mà tiếng vang đã dội khắp hoàn cầu và thông điệp loan đi tới chân trời góc biển”. Chỉ có người cầu nguyện mới hiểu thứ ngôn ngữ nói về “vinh quang của Thiên Chúa” này (xem Tv 147:15-20), và diễn đạt nó bằng lời nói của mình.

Thánh vịnh 105 nhắc nhớ các công trình của Thiên Chúa trong lịch sử Israel và khuyên nhủ mỗi cá nhân, cũng như toàn dân trong tính toàn thể của họ: Tv. 5: “Hãy nhớ lại những kỳ công Người thực hiện, những dấu lạ và những quyết định Người phán ra”. Các Thánh vịnh lịch sử ghi lại “những kỳ công” do Thiên Chúa thực hiện, đồng thời là “những phán đoán từ miệng Người”. Lời lẽ của các Thánh vịnh này, được lên công thức bằng ngôn từ con người, được linh hứng từ các công trình vĩ đại của Chúa. Tiếng nói này của Chúa tiếp tục vang lên trong “ngày hôm nay” của người cầu nguyện và của dân. Cần khẩn cấp lắng nghe tiếng nói này.

b/ Cảm nghiệm sự hiện diện mạnh mẽ của Chúa trong đền thánh

18. Chúng ta hãy lấy các thánh vịnh 17 và 50 làm thí dụ. Trong bản văn đầu tiên, cảm nghiệm về Thiên Chúa linh hứng cho một người bị buộc tội sai lầm dâng lời cầu nguyện tin tưởng vô điều kiện vào Thiên Chúa; trong bản văn thứ hai, cảm nghiệm này làm người ta nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa tố cáo hành vi sai lầm của dân.

Trong Thánh vịnh 17, câu cuối cùng bày tỏ niềm hy vọng gần như chắc chắn: “Về phần con, sống công minh chính trực, con sẽ được trông thấy mặt Ngài, khi thức giấc, được thoả tình chiêm ngưỡng Thánh nhan Ngài” (c.15). Hai lời cầu nguyện khác của những người bị bách hại kết thúc cách tương tự: Tv 11:7 – “những kẻ sống ngay lành sẽ được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa”; và Thánh vịnh 27, trong câu áp chót (câu 13) – “Tôi vững vàng tin tưởng sẽ được thấy ân lộc Chúa ban trong cõi đất dành cho kẻ sống” (xem câu 4: 8-9). Kiểu nói “Thánh nhan Chúa” có nghĩa là chính Thiên Chúa, Ngôi vị Thiên Chúa theo thực tại chân thực và hoàn hảo của Người. Do đó, kiểu nói “nhìn thấy thánh nhan Thiên Chúa” có nghĩa là cuộc gặp gỡ mãnh liệt, thực chất và có tính bản thân với Thiên Chúa, không qua trung gian giác quan thị giác, nhưng trong “thị kiến” đức tin. Niềm hy vọng không thể lay chuyển có được cảm nghiệm này về Thiên Chúa (“Tôi sẽ thấy” trong tương lai) và nhận thức về Thiên Chúa, Đấng tự bày tỏ Người ra, là nền tảng của toàn bộ lời cầu nguyện.

Thánh vịnh 50 đề cập đến cảm nghiệm thần hiện (théophanie) trong phụng vụ ở Đền thờ. Với việc xuất hiện của Thiên Chúa giao ước (Tv 50:5), đã tái tạo các hiện tượng của Sinai, lửa hồng thiêu đốt, bạo vũ cuồng phong (Tv 50:3). Sự tỏ mình của chính Thiên Chúa và mối liên hệ của Người với Israel (50:7: “Ta là Thượng Đế, là Chúa ngươi thờ” dẫn đến lời buộc tội chống lại dân: “Ta đặt điều này dưới con mắt ngươi, và Ta buộc tội ngươi” (Tv 50:21). Thiên Chúa chỉ trích hành vi của dân hai cách: mối liên hệ của họ với Thiên Chúa chỉ tập trung vào các lễ hy sinh (Tv 50: 8-13), và mối liên hệ với người lân cận trái ngược 180 độ với các điều răn của giao ước (Tv 50:16-22 ). Thiên Chúa đòi lời ngợi khen, lời cầu nguyện trong nỗi xao xuyến âu lo (Tv 50:14-15.23) và sự chính trực đối với người lân cận (Tv 50:23). Do đó, Thánh vịnh 50, ở tâm điểm sách Thánh vịnh, lặp lại các công thức tiên tri: không những nó làm cho Chúa lên tiếng, mà còn trình bày tất cả lời khẩn cầu và tất cả hành động ngợi khen cũng như vâng lời lệnh truyền của Thiên Chúa. Do đó, mọi lời cầu nguyện đều được Thiên Chúa “linh hứng”.

c/ Cảm nghiệm chính Thiên Chúa, nguồn khôn ngoan

19. Khôn ngoan và trí hiểu là những thuộc tính thần thiêng (xem Tv 136:5; 147:5). Chính Người là Đấng truyền đạt các thuộc tính này (“Trong bí nhiệm, Ngài dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan”: Tv 51:8), khiến con người ra khôn ngoan, nghĩa là có khả năng thấy mọi sự như Thiên Chúa thấy chúng. Đavít từng sở hữu sự khôn ngoan và trí hiểu như vậy từ lúc Thiên Chúa gọi ông làm Vua Israel (xem Tv 78:72).

Kính sợ Thiên Chúa là điều kiện cần thiết để được Thiên Chúa “dạy dỗ” và để nhận được sự khôn ngoan. Trong phần đầu của Thánh vịnh 25, người cầu nguyện ngông khừng xin được Chúa dạy dỗ (câu 4-5: “Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài và bảo ban dạy dỗ, vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con”, dựa vào việc Thiên Chúa sẵn lòng để ban sự khôn ngoan (xem câu 8-9). Sự kính sợ Thiên Chúa là thái độ không thể thiếu để hưởng được sự giáo huấn đặc biệt của Thiên Chúa: “Phàm ai kính sợ Thiên Chúa, Người chỉ cho thấy đường phải chọn” (Tv 25:12). Những người kính sợ Thiên Chúa không chỉ nhận được giáo huấn về con đường phải theo, mà như Thánh vịnh 25 giải thích, họ còn nhận được sự soi sáng sâu rộng và sâu sắc hơn: “Chúa xử thân tình với những ai kính sợ Chúa và cho họ biết giao ước của Người”(c. 14); nói cách khác, Người dẫn họ vào mối liên hệ bè bạn mật thiết với Người và hiểu biết thấu đáo về giao ước mà Người đã lập với Israel tại Sinai. Do đó, chúng ta nhận thấy rằng mối liên hệ với Thiên Chúa, được phát biểu trong kiểu nói “kính sợ Thiên Chúa”, là nguồn linh hứng mà từ đó nhiều Thánh vịnh khôn ngoan đã phát xuất.

2.4 Sách Huấn Ca

http://www.vietcatholicnews.net/pics/grandfather-reading-to-grandkids.jpg 20. Trong các sách tiên tri, chính Thiên Chúa nói qua trung gian các Tiên tri. Như chúng ta đã xem xét, những cách mà theo đó, Thiên Chúa nói với những người mà Người đã chọn làm người phát ngôn bên cạnh dân Israel rất đa dạng. Trong các Thánh vịnh, chính con người nói chuyện với Thiên Chúa, nhưng làm như vậy trước sự hiện diện của Người và chọn các phát biểu giả thiết có sự hiệp thông chặt chẽ với Người. Trái lại, trong các sách khôn ngoan, những con người nói chuyện với những con người khác; tuy nhiên, cả người nói lẫn người nghe đều bắt rễ sâu xa trong đức tin vào Thiên Chúa của dân Israel. Trong Cựu Ước, thông thường sự khôn ngoan được minh nhiên quy cho Thần trí Thiên Chúa (xem G 32:8; Kn 7:22; 9:17, cũng xem 1 Cr 12:4-11). Những sách này được gọi là “sách khôn ngoan” vì tác giả của chúng nghiên cứu kỹ lưỡng và chỉ ra những con đường dẫn đến lối sống được dẫn dắt bởi khôn ngoan. Trong cuộc tìm kiếm của họ, họ ý thức được rằng sự khôn ngoan là một hồng ân của Thiên Chúa vì ” Chỉ có một Đấng khôn ngoan rất đáng sợ, Đấng ấy ngự trên ngai của Người” (Hc 1:8). Khi tìm cách xác định rõ cung cách các sách khôn ngoan trình bầy mối liên hệ với Thiên Chúa như nguồn gốc và nền tảng của những gì được các tác giả của chúng dạy dỗ, chúng ta đã tập trung cuộc nghiên cứu của chúng ta vào sách Huấn Ca, vì bản chất tổng hợp của nó.

Ngay từ đầu cuốn sách, tác giả đã tỏ ra ý thức được rằng “mọi sự khôn ngoan đều phát xuất từ Chúa và ở bên cạnh Người mãi mãi” (Hc 1:1). Ngay trong Lời Tựa, dịch giả Sách này chỉ rõ sự trung gian qua đó Thiên Chúa thông truyền sự khôn ngoan cho tác giả: Dịch giả viết: “Lề Luật, Các ngộn sứ và các trước tác khác của tiền nhân, và hiểu được ý nghĩa sâu xa của sách ấy, Ông tôi là cụ Giêsu đã có sáng kiến viết đôi điều liên quan đến đường giáo huấn và lẽ khôn ngoan”. Việc đọc Thánh Kinh một cách cẩn thận và tin tưởng, trong đó Thiên Chúa nói với dân Israel, đã kết hợp tác giả với Thiên Chúa, trở thành nguồn khôn ngoan của ông, và dẫn ông viết tác phẩm của mình.

Do đó, cách thức theo đó cuốn sách phát xuất từ chính Thiên Chúa được trình bày cách rõ ràng. Những gì dịch giả quả quyết trong lời tựa được xác nhận bởi chính tác giả ở tâm điểm cuốn sách. Sau khi đề cập đến lời khen ngợi mà Đức Khôn Ngoan tự làm cho chính mình (Hc 24: 1-22), ông đã đồng hóa nó với các trước tác của Môsê: “Tất cả những điều ấy đều có trong sách Giao ước của Thiên Chúa Tối Cao, trong Lề Luật ông Môsê đã truyền, để các cộng đồng Giacóp nhận làm gia nghiệp “(Hc 24:23). Sau đó, Huấn ca giải thích đâu là kết quả nghiên cứu của ông về Lề Luật và hậu quả của những gì ông viết: ” Tôi sẽ làm cho lời dạy bảo rực sáng tựa bình minh, cho nó chiếu toả mãi tận chốn xa vời. Tôi sẽ tung gieo giáo huấn như lời của ngôn sứ, sẽ lưu truyền cho các thế hệ mai sau. Hãy xem: tôi vất vả đâu phải cho riêng mình, nhưng còn vì mọi người muốn tìm kiếm khôn ngoan “(Hc 24:32-34, xem 33:18). Sự khôn ngoan mà mọi người – ngày nay cũng như trong tương lai – có thể tìm thấy trong các trước tác của ông là kết quả của việc ông nghiên cứu Lề Luật và những gì Thiên Chúa đã làm cho ông biết trong các thử thách của cuộc sống (xem Hc 4:11,17 -18).

Tác giả dường như cung cấp chân dung của chính mình khi nói về “một người tận tụy với lề luật của Đấng Tối Cao và suy gẫm nó” (Hc 38:34) và ông viết: “Kẻ để hết tâm hồn suy gẫm luật Đấng Tối Cao thì không phải vậy. Người ấy truy tầm lẽ khôn ngoan nơi mọi bậc lão thành, không ngừng nghiên cứu các sấm ngôn” (Hc 39:1). Sau đó, ông tuyên bố kết quả của việc bước đi này: ” Nếu đẹp lòng Đức Chúa cao cả, người ấy sẽ dư đầy trí thông minh, ban phát lời khôn ngoan như mưa móc tràn trề, dùng lời kinh mà chúc tụng Đức Chúa” (Si 39:6). Việc thủ đắc sự khôn ngoan như thành quả của học hành nghiên cứu được nhìn nhận là hồng phúc của Thiên Chúa và dẫn đến lời cầu nguyện ngợi khen. Do đó, mọi điều được triển khai, nhằm một sự kết hợp sống động và liên tục với Thiên Chúa. Tác giả quả quyết, không chỉ cho bản thân mình, mà cho mọi người rằng những gì mà sự kính sợ Thiên Chúa và sự vâng phục Lề Luật giúp ta tiếp cận với khôn ngoan: “Điều đó, kẻ kính sợ Đức Chúa sẽ thi hành, và người tuân giữ Lề Luật sẽ đạt được khôn ngoan “(Hc 15:1). Trong phần cuối cùng của tác phẩm (Hc 44-50), Huấn ca bàn đến nhiều cách khác nhau trong truyền thống của dân mình, ca ngợi cha ông và mô tả hành động của Thiên Chúa phù trợ Israel, Đấng sử dụng sự trung gian của nhiều tác nhân nhân bản. Nhờ cách đọc lại này, ông cũng cho thấy những gì ông viết đã phát xuất ra sao từ mối liên hệ của ông với Thiên Chúa. Cách riêng, ông nói về Môsê: ” Người cho ông nghe thấy tiếng Người, dẫn ông vào trong đám mây dày đặc, và, diện đối diện, ban cho ông các điều răn, đó là luật ban sự sống và thông hiểu, để dạy cho Giacóp biết giao ước, cho Ítraen biết các quyết định của Người” (Hc 45:5). Tác giả đề cập đến nhiều tiên tri và tuyên bố về Isaia: “Ông được đầy thần khí, nên đã nhìn thấy trước những sự việc thời cuối cùng, và đã ủi an những người sầu khổ tại Xion”. (Hc 48:24).

Do đó, bằng cách suy ngẫm về Lề Luật và các Tiên tri, rồi lắng nghe Lời Thiên Chúa, tác giả của khôn ngoan đã kết hợp với Thiên Chúa, nhận được sự khôn ngoan và thủ đắc các nền tảng cần thiết cho tác phẩm của mình (xem Lời Tựa của cuốn sách Huấn Ca).

Kết luận của sách Huấn Ca mô tả nội dung của nó như “Cuốn sách này ghi lại một giáo huấn đầy khôn ngoan và hiểu biết” (Hc 50:27). Ông liên kết mối phúc với việc đánh giá này: “Phúc cho ai nghiền ngẫm những lời này! Ai ghi vào tâm khảm, ắt sẽ được khôn ngoan. Quả thật, nếu đem ra thực hành, họ sẽ nên kiên cường trong hết mọi hoàn cảnh. Bởi vì ánh sáng của Chúa sẽ chiếu soi đường nẻo họ đi”

(Hc 50:28-29). Mối phúc khuyên người ta suy gẫm và đem ra thực hành nội dung cuốn sách và hứa hẹn sự khôn ngoan và ánh sáng của Chúa: tất cả điều này chỉ khả hữu nếu cuốn sách phát xuất từ chính Thiên Chúa.

2.5 Kết luận

21. Sau khi tường trình các bản văn được chọn từ Cựu Ước, bây giờ chúng ta có thể phác thảo một tổng hợp. Các bản văn đã nghiên cứu, khác nhau về việc định ngày tháng của chúng, vị trí soạn tác của chúng, ngoài nội dung chuyên biệt và văn phong đặc thù của chúng, tuy nhiên trình bầy rất khớp một thông điệp căn bản duy nhất: Thiên Chúa nói với chúng ta. Thiên Chúa duy nhất và cùng một Thiên Chúa tìm kiếm con người, trong sự đa dạng và đa nguyên các tình huống lịch sử, Người nối vòng tay lớn với họ và nói chuyện với họ. Và thông điệp thần thiêng, vốn đa dạng tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mạc khải, có xu hướng liên tục khơi dậy nơi con người một đáp ứng yêu thương. Ý hướng thần thiêng không đổi này “lấp đầy” các trước tác phát biểu về Thiên Chúa “bằng chính Thiên Chúa”. Ý hướng này làm chúng được linh hứng và gây linh hứng, nghĩa là có khả năng soi sáng và phát triển trí hiểu và sự nhạy cảm nơi các tín hữu. Con người, trong một chuyển động ngạc nhiên và vui mừng, ý thức được điều đó, hẳn sẽ tự hỏi: Vị Thiên Chúa khôn tả đang nói với tôi này sẽ còn khả năng ban cho tôi điều gì? Các tác giả Tân Ước, những người vốn là thành viên của dân Ítraen, biết “Các Trước Tác” của dân tộc họ và nhận ra chúng như các lời linh hứng phát xuất từ Thiên Chúa. Họ cho chúng ta thấy Thiên Chúa tiếp tục hành động nói của Người như thế nào, đến mức bày tỏ lời tối hậu và dứt khoát của Người bằng cách sai Con của Người xuống trần gian (Dt 1: 1-2).

3. Chứng từ của các bản văn được chọn trong Tân Ước

Chúng ta đã nhấn mạnh như một nét chuyên biệt trong các trước tác Tân Ước, cách chúng diễn tả mối liên hệ giữa các tác giả của chúng với Thiên Chúa qua trung gian độc hữu con người của Chúa Giêsu. Có một vị trí đặc biệt ở đây dành cho bốn Tin Mừng. Thực vậy, Hiến chế tín lý Dei Verbum nói đến “ưu thế xứng đáng của chúng, bao lâu chúng tạo thành chứng từ tuyệt vời cho đời sống và giáo huấn của Ngôi Lời nhập thể, Chúa Cứu Thế của chúng ta” (số 18). Chúng ta sẽ xét đến vai trò ưu tuyển này của các Tin mừng, và để làm điều này, sau phần giới thiệu để trình bày những gì chúng có chung, sẽ lần lượt bàn đến các Tin mừng nhất lãm, sau đó là Tin mừng của Thánh Gioan. Đối với các trước tác Tân Ước khác, chúng ta sẽ giữ lại các chủ đề quan trọng nhất cho chủ đề được bàn: Công vụ Tông đồ, các thư của Tông đồ Phaolô, thư cho người Do Thái và Sách Khải Huyền.

3.1 Bốn sách Tin Mừng

http://www.vietcatholicnews.net/pics/gospel.jpg Bốn sách Tin Mừng được phân biệt với mọi sách Thánh Kinh khác vì chúng đề cập trực tiếp đến “tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm và dạy” (Cv 1:1), và trong đó, cùng một lúc, chúng trình bày việc Chúa Giêsu chuẩn bị các nhà truyền giáo cho nhiệm vụ truyền bá Lời Chúa mà Người đã mạc khải. Các Tin mừng chứng thực một cách đặc biệt nguồn gốc thần thiêng của bản văn của chúng, vì chúng trình bày chính con người của Chúa Giêsu và mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, và vì chúng trình bày các Tông đồ, việc đào tạo các ngài và quyền bính đã được Chúa Giêsu phong ban cho các ngài.

a. Chúa Giêsu, đỉnh cao mạc khải của Thiên Chúa cho mọi dân tộc

Các Tin mừng trình bày giữa chúng một sự đa dạng thực sự trong các chi tiết của câu chuyện, và cả trong các định hướng thần học, nhưng chúng gặp nhau trong việc trình bày con người của Chúa Giêsu và thông điệp của Người. Chúng tôi đề nghị ở đây một tổng hợp làm nổi bật các khía cạnh chính.

Bốn Tin Mừng trình bày con người và câu chuyện của Chúa Giêsu như đỉnh cao của câu chuyện Thánh Kinh. Từ sự kiện này, chúng thường nhắc đến các trước tác Cựu Ước, được bản dịch sang tiếng Hy Lạp tức bản Bẩy Mươi biết đến nhưng kể cả các bản văn gốc bằng tiếng Do Thái và tiếng Aram của chúng nữa. Chúng ta hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiều mối liên kết được các sách Tin Mừng đề cập giữa Chúa Giêsu, các tổ phụ, Môsê và các tiên tri, những nhân vật mà kỷ niệm và ý nghĩa được chứa đựng trong các trước tác thánh thiêng của Cựu Ước.

Các Tin mừng chứng thực rằng Chúa Giêsu là sự hoàn tất, là sự thành tựu của mạc khải Thiên Chúa của Israel, của Đấng Thiên Chúa kêu gọi, dạy dỗ, trừng phạt và thường xây dựng lại Israel như là dân của Người, tách biệt khỏi các dân khác, nhưng được kêu gọi trở thành sự chúc phúc cho mọi dân tộc. Đồng thời, các Tin Mừng mở rộng một cách dứt khoát tính phổ quát của Cựu Ước và cho thấy: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự mạc khải cho toàn thể nhân loại, thuộc mọi thời đại (xem Mt 28:20, Mc 14:9 Lc 24:47, Ga 4:42).

Bốn Tin Mừng – mỗi Tin theo một cách riêng – quả quyết rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, không những theo nghĩa tước hiệu thiên sai, mà như còn nói lên mối liên hệ, độc đáo và chưa từng có, với Cha trên trời, do đó vượt quá vai trò cứu rỗi và mạc khải của mọi con người nhân bản khác. Điều này được trình bầy một cách minh nhiên hơn trong Tin Mừng Gioan, một mặt trong lời mở đầu (Ga 1:1-18), mặt khác trong các chương liên quan đến Chúa phục sinh, trước hết lúc gặp gỡ Thánh Tôma (Ga 20:28), sau đó, trong quả quyết tối hậu về giá trị vô tận của cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu (Ga 21:25). Cũng cùng thông điệp này được tìm thấy trong Tin mừng Máccô dưới hình thức lồng chữ: ban đầu, ở đấy, người ta quả quyết rằng Chúa Giêsu là Chúa Kitô và là Con Thiên Chúa (Mc 1:1), và cuối cùng, người ta trích dẫn ở đấy lời chứng của viên bách quân Rôma về Chúa Giêsu bị đóng đinh: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15:39). Cùng một nội dung này đã được chứng thực bởi các Tin Mừng nhất lãm khác, với các hạn từ mạnh mẽ và minh nhiên, trong một lời cầu nguyện hân hoan mà Chúa Giêsu ngỏ cùng Thiên Chúa Cha của Người (Mt 11:25-27, Lc 10:21-22). Sử dụng các kiểu nói thực sự độc đáo, Chúa Giêsu không những phát biểu sự bình đẳng hoàn toàn và tình thân mật kết hợp Thiên Chúa Cha và chính Người trong tư cách Chúa Con, mà còn quả quyết rằng mối liên hệ này chỉ có thể được thừa nhận nhờ hành động mạc khải: chỉ có Chúa Con có thể mạc khải Chúa Cha, và chỉ có Chúa Cha mới có thể mạc khải Chúa Con.

Theo quan điểm văn chương, các sách Tin Mừng chứa đựng các tình tiết tự sự và các diễn từ giáo huấn, nhưng trong thực tế, ý nghĩa tối hậu của chúng có liên quan với việc truyền tải lịch sử mạc khải và cứu rỗi. Chúng trình bày cuộc sống của Con Thiên Chúa nhập thể, Đấng, từ thân phận khiêm nhường của một cuộc sống bình thường, và trải qua các sỉ nhục tàn khốc của khổ nạn và sự chết, cuối cùng đạt được sự tôn vinh trong vinh quang. Nhờ cách này, các sách Tin mừng, khi truyền tải mạc khải của Thiên Chúa nơi Con của Người là Chúa Giêsu, đã mặc nhiên cho thấy nguồn gốc thần thiêng của bản văn của chúng.

b. Sự hiện diện và việc đào tạo các nhân chứng tận mắt và các thừa tác viên lời Chúa

24. Tất cả các tình tiết Tin mừng đều tập trung vào Chúa Giêsu, Đấng, tuy nhiên, được bao quanh bởi các môn đệ. Thuật ngữ “môn đệ” dùng để chỉ nhóm người theo chân Chúa Giêsu, mà số lượng không được xác định. Mọi sách Tin mừng đều nói chuyên biệt tới “nhóm mười hai”, một nhóm được chọn để đồng hành với Chúa Giêsu trong suốt thời gian thừa tác của Người, một nhóm mà giá trị có tầm quan trọng lớn. Nhóm mười hai họp thành một cộng đồng, được xác định một cách chính xác bằng tên riêng của những người lập thành ra nó. Mọi sách Tin mừng đều tường trình rằng nhóm này được Chúa Giêsu chọn lựa (Mt 10:1-4, Mc 3:13-19, Lc 6:12-16, Ga 6:70). Mười hai người này theo Người để trở thành nhân chứng tận mắt cho thừa tác vụ của Người, và đảm nhận vai trò những người được sai đi với trọn quyền hành (Mt 10:5-8, Mc 3:14-15; 6:7, Lc 9:1-2, Ga 17:18; 20:21). Con số họ tượng trưng cho mười hai chi tộc Israel (Mt 19:28, Lc 22:30) và biểu thị sự trọn vẹn của dân Thiên Chúa, một điều cần đạt được qua sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của họ cho toàn thế giới. Thừa tác vụ của họ không những chỉ truyền tải sứ điệp của Chúa Giêsu cho mọi người trong thời đại sắp tới, mà còn nhờ việc chu toàn lời tiên tri của Isaia về sự xuất hiện của Đấng Emanuen (Is 7,14), nó làm cho sự hiện diện của Chúa Giêsu trên thế giới được kéo dài, phù hợp với lời hứa của Người: “Và Thầy ở cùng chúng con mỗi ngày cho đến tận cùng thế giới” (Mt 28,20). Các sách Tin mừng, tức các sách chứng thực thành phần chuyên biệt của Nhóm Mười Hai, cho thấy một cách cụ thể nguồn gốc của nhóm này, nơi Chúa Giêsu và nơi Thiên Chúa.

3.2 Các Tin Mừng nhất lãm

http://www.vietcatholicnews.net/pics/synoptic%20gospels1.jpg

Các Tin Mừng nhất lãm trình bày câu chuyện về Chúa Giêsu theo cách không để chỗ cho quan điểm của tác giả của tường thuật, cũng như việc mỗi vị trình bầy về con người, cuộc đời và sứ mệnh của Chúa Giêsu. Khi mô tả các mối liên hệ phong phú và đa dạng của Chúa Giêsu với Thiên Chúa, các sách Tin mừng mặc nhiên mô tả mối liên hệ của chúng với Thiên Chúa – nguồn gốc thần thiêng của chúng – và điều này luôn qua sự trung gian của con người và hành động mạc khải và cứu rỗi của Chúa Giêsu.

Chỉ có thánh Luca là cung cấp phần dẫn nhập vào hai cuốn trong bộ tác phẩm của ngài (Lc 1:1-4, xem Cv 1:1), dựa câu chuyện của ngài trên các giai đoạn trước đó của truyền thống tông đồ. Như thế, ngài dự kiến công trình của ngài bên trong diễn trình các tông đồ làm chứng cho Chúa Giêsu, và lịch sử cứu độ của Người, một chứng tá đã bắt đầu với các môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu (“nhân chứng tận mắt”), được công bố trong truyền giảng tông đồ đầu tiên (“các thừa tác viên của ‘Lời’”), và bây giờ được tiếp diễn trong một hình thức mới qua Tin Mừng Luca. Nhờ cách này, Thánh Luca cho thấy một cách minh nhiên mối liên hệ giữa Tin mừng của ngài và Chúa Giêsu Đấng mạc khải Thiên Chúa, và ngài khẳng định thế giá công trình của ngài về vấn đề mạc khải.

Tại trung tâm của mọi Tin mừng là con người của Chúa Giêsu, được quan niệm theo các mối liên hệ rất nhiều và đặc thù của Người với Thiên Chúa, các liên hệ tự biểu lộ trong các biến đời sống Chúa Giêsu và trong các hoạt động của Người, nhưng cả trong vai trò của Người trong lịch sử cứu độ. Phần đầu của chương này sẽ đề cập đến con người và hoạt động của Chúa Giêsu. Phần thứ hai sẽ xem xét vai trò của Người trong lịch sử chung của Thiên Chúa và của nhân loại.

a. Chúa Giêsu và mối liên hệ đặc thù của Người với Thiên Chúa.

Các sách Tin Mừng xem xét mối liên hệ chuyên biệt nối kết Chúa Giêsu với Thiên Chúa theo nhiều cách khác nhau. Chúng trình bày Người như:

a / Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hiện hữu trong một mối liên hệ đặc quyền và độc đáo với Chúa Cha.

b / Đấng đầy Thần khí của Thiên Chúa

c / Đấng hành động với quyền năng của Thiên Chúa

d / Đấng dạy dỗ với uy thế của Thiên Chúa

e / Đấng mà mối liên hệ với Chúa Cha được mạc khải và xác nhận dứt khoát bằng cái chết và sự phục sinh của Người.

Chúa Giêsu Con Duy Nhất của Chúa Cha

http://www.vietcatholicnews.net/pics/jesus%20son%20of%20god.jpg Các Tin mừng về thời thơ ấu, trong Thánh Mátthêu và Thánh Luca, đề cập rõ ràng đến nguồn gốc thần thiêng của Chúa Giêsu (Mt 1:20, Lu-ca 1:35) và mối liên hệ độc đáo của Người với Chúa Cha (Mt 2:15, 49).

Ba Tin Mừng nhất lãm đề cập đến, như những biến cố quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu, các tình tiết trong đó Người trực tiếp nói chuyện với Cha của Người, và trong đó, về phần Chúa Cha, Người xác nhận nguồn gốc thần thiêng của danh tính và sứ mệnh Chúa Con.

Trong tất cả các Tin Mừng nhất lãm, thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu được dẫn đầu bởi việc Người chịu phép rửa và cuộc thần hiện gây ấn tượng. Các tầng trời mở ra, Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu và tiếng nói của Thiên Chúa tuyên bố Người là Con yêu dấu của Mình (Mt 3:13-17, Mc 1:9-11, Lc 3:21-22). Sau biến cố có thể nói là đăng quang này, các Tin mừng cho thấy Người được Thánh Thần dẫn vào sa mạc (Mt 4:1-11, Mc 1:12-13, Lc 4:1-13) để đương đầu với Satan (do đó gợi lên việc Israel lưu tại sa mạc), sau đó Người bắt đầu thừa tác vụ ở Galilê.

Một cuộc thần hiện có tính xác định khác – việc hiển dung của Chúa Giêsu – xẩy đến vào cuối thừa tác vụ của Người ở Galilê, khi Người lên đường đi Giêrusalem, lúc cận kề biến cố vượt qua. Như lúc chịu phép rửa, Thiên Chúa Cha tuyên bố: “Đây là Con yêu dấu của Ta” (Mt 17:5 tt.) và nhấn mạnh một cách minh nhiên quyền bính thuộc về Người: “Hãy lắng nghe Người!”. Nhiều yếu tố của lần thần hiện này gợi lại các biến cố Sinai: đỉnh núi, sự hiện diện của Môsê và Êlia, sự kiện con người của Chúa Giêsu tỏa sáng, sự hiện diện của đám mây che phủ Người bằng bóng râm của nó. Bằng cách này, Chúa Giêsu và sứ mệnh của Người được nối kết với sự mạc khải của Thiên Chúa tại Sinai và lịch sử cứu độ của Israel.

Tin Mừng Mátthêu sử dụng một tước hiệu không có tương đương để đặt tên và mạc khải Chúa Giêsu là ai. Được gắn với tên riêng của Người – “Giêsu” – mà thánh nhân diễn giải bằng cụm từ: “Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” (Mt 1:21), Thánh Mátthêu còn nhắc đến tước hiệu “Emmanuen” (Mt 1: 23), có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Is 7:14). Bằng cách này, tin mừng gia khẳng định một cách minh nhiên sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, và nhấn mạnh thẩm quyền do đó mà ra đối với việc giảng dạy của Người cũng như các hành vi khác của thừa tác vụ của Người. Tước hiệu “Emmanuen” xuất hiện trở lại, theo một nghĩa nào đó, trong Mt 18:20, nơi Chúa Giêsu nói về sự hiện diện của Người giữa cộng đồng (“Khi hai hoặc ba người tập hợp nhân danh Thầy, Thầy ở đó giữa họ”) và trong Mt 28: 20 với lời hứa tối hậu của Chúa Giêsu phục sinh: “Và Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến ngày tận thế”.

Chúa Giêsu tràn đầy Thánh Thần Thiên Chúa

Trong bối cảnh phép rửa, các Tin Mừng nhất lãm cùng ghi lại việc Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu (Mt 3:16, Mc 1:10, Lc 3:22) và xác nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần trong các hành vi của Người (xem Mt 12:28, Mc 3:28-30). Đặc biệt, Thánh Luca nhiều lần nhắc đến Thánh Thần, Đấng thúc đẩy Chúa Giêsu trong sứ mệnh giảng dạy và chữa bệnh của Người (Lc 4:1,14,18-21). Cũng tin mừng gia này lưu ý rằng, trong khoảnh khắc hết sức cảm xúc, Chúa Giêsu “hân hoan nhẩy mừng dưới hành động của Chúa Thánh Thần” (Lc 10:21), và nói: “Tất cả đã được Cha tôi ban cho tôi. Không ai biết Con là ai, ngoài Cha; và không ai biết Cha là ai ngoài Con và kẻ Người muốn mạc khải “(Lc 10:22, xem thêm Mt 11:25-27).

Chúa Giêsu hành động bằng quyền năng Thiên Chúa

27. Mối liên hệ đặc biệt giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa cũng được biểu lộ trong các vụ trừ qủy và chữa bệnh. Trong ba Tin Mừng nhất lãm, và nhất là trong Máccô, các vụ trừ qủy là dấu ấn đặc biệt trong sứ mệnh của Chúa Giêsu. Quyền năng của Chúa Thánh Thần hiện diện trong Chúa Giêsu cũng có thể đánh đuổi thần giam hãm tìm cách tiêu diệt các hữu thể nhân bản (thí dụ, Mc 1: 21-28). Cuộc giáp mặt của Chúa Giêsu với Satan, diễn ra trong những lần cám dỗ khi Chúa Giêsu khởi đầu thừa tác vụ của Người, tiếp diễn cách này, trong suốt đời Người, trong cuộc đấu tranh chiến thắng chống lại các lực lượng xấu xa từng gây ra đau khổ cho con người. Cùng những sức mạnh ma quỷ này được trình bày như biết rõ một cách lo lắng danh tính của Chúa Giêsu như là Con Thiên Chúa (xem, thí dụ, Mc 1:24; 3:11; 5:7). “Sức mạnh” từ Chúa Giêsu phát ra là sức mạnh chữa lành (x. Mc 5:30). Những câu chuyện như vậy có rất nhiều trong mỗi Tin Mừng nhất lãm. Khi các đối thủ của Chúa Giêsu buộc tội Người nhận được sức mạnh từ Satan, Người đáp lại bằng một tuyên bố tổng hợp liên kết các hành động lạ lùng của Người với sức mạnh của Chúa Thánh Thần và với sự hiện diện của triều đại Thiên Chúa: ” Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Mt 12:28, xem Lc 11:20).

Sự hiện diện của quyền năng Thiên Chúa trong chính Chúa Giêsu thể hiện một cách đặc biệt trong các tình tiết trong đó, quyền bính của Người cũng được triển khai đối với các sức mạnh tự nhiên. Những câu chuyện dẹp yên bão tố và đi trên nước đều tương đương với các lần thần hiện, trong đó Chúa Giêsu thi hành quyền bính thần thiêng đối với lực lượng hỗn loạn của biển, và khi đi trên mặt nước, Người công bố tên thần thiêng (egô eimi) như tên riêng của Người (xem Mt 14:27, Mc 6:50). Trong câu chuyện của Tin Mừng Mátthêu, các môn đệ tham dự phép lạ đã xúc động đến độ tuyên xưng danh tính của Chúa Giêsu như Con Thiên Chúa (Mt 14:33). Cũng vậy, những câu chuyện về việc hóa bánh ra nhiều cho thấy sức mạnh đặc biệt và uy quyền của Chúa Giêsu (x. Mt 14:13-21, Mc 6:32-44, Lc 9:10-17, xem Mt 15: 32-39, Mc 8:1-10). Sự hóa nhiều các ổ bánh có thể liên kết với ơn Thiên Chúa ban manna trong sa mạc, và với thừa tác vụ tiên tri của Elia và Elisa. Đồng thời, bằng những lời nói và cử chỉ trên các ổ bánh, và bằng sự dư thừa các mẩu bánh còn lại, đã có sự ám chỉ đến việc cử hành Thánh Thể của cộng đồng Kitô giáo, trong đó quyền năng cứu độ của Chúa Giêsu được triển khai một cách bí tích.

Chúa Giêsu giảng dạy với uy quyền của Thiên Chúa

Các Tin Mừng nhất lãm nói rằng Chúa Giêsu giảng dạy với thẩm quyền đặc biệt. Khi hiển dung, giọng nói từ trời cho biết rõ: “Đây là Con yêu dấu của Ta: hãy lắng nghe Người!” (Mc 9:7, Mt 17:5, Lc 9:35). Trong hội đường Caphanaum, các nhân chứng của bài giáo huấn đầu tiên và phép trừ quỷ đầu tiên của Chúa Giêsu kêu lên: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh! ” (Mc 1:27). Trong Mt 5:21-48, Chúa Giêsu, một cách đầy uy quyền, đặt giáo huấn của Người mâu thuẫn với các yếu tố chính của Lề Luật: ” “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết…” Người cũng tuyên bố là “chủ của ngày Sabát” (Mt 12:8, Mc 2:28, Lc 6:5). Thẩm quyền mà Chúa Giêsu nhận được từ Thiên Chúa cũng bao trùm cả việc tha thứ tội lỗi (Mt 9:6, Mc 2:10, Lc 5:24).

Cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự mạc khải cuối cùng và như xác nhận mối liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa

28. Việc đóng đinh Chúa Giêsu, một định mệnh cực kỳ tàn khốc và ô nhục, dường như xác nhận ý kiến của những kẻ thù của Người, những người coi Người là kẻ phạm thượng (Mt 26:65, Mc 14:63). Họ yêu cầu người bị đóng đinh từ trên thập giá bước xuống và do đó chứng minh được cao ngạo cho mình là Con Thiên Chúa (Mt 27:41-43, Mc 15:31-3). Cái chết trên Thập giá dường như chứng minh rằng những tuyên bố ngạo mạn và hành động của Người bị Thiên Chúa bác bỏ (recusé). Nhưng theo các sách Tin mừng, Chúa Giêsu, khi hấp hối, đã phát biểu sự kết hợp mật thiết của Người với Thiên Chúa Cha, Đấng mà Người chấp nhận thánh ý (Mt 26:39. 42; Mc 14:36; Lc 22:42). Và Thiên Chúa Cha, khi phục sinh Chúa Giêsu từ cõi chết (Mt 28:6; Mc 16:6; Lc 24:6.34) chứng tỏ Người chấp thuận hoàn toàn và dứt khoát con người của Chúa Giêsu, trong tất cả các hoạt động và các tuyên bố của Người. Bất cứ ai, đã tin vào sự phục sinh của Chúa Giêsu bị đóng đinh, thì không thể nghi ngờ mối liên hệ độc đáo của Người với Thiên Chúa Cha, cũng như tính hợp lệ của toàn bộ thừa tác vụ của Người.

b. Chúa Giêsu và vai trò của Người trong lịch sử cứu độ

29. Kinh thánh của dân Israel được coi như câu chuyện về lịch sử của Thiên Chúa với dân tộc này và như Lời Thiên Chúa. Các Tin Mừng nhất lãm cho thấy mối liên hệ kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa, và giải thích lịch sử của Người như sự nên trọn của Kinh thánh. Mối liên hệ đặc biệt kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa cũng được diễn dịch trong sự trở lại của Chúa Giêsu vào lúc tận cùng thời gian.

Sự nên trọn của Sách Thánh

Điều quan trọng cần lưu ý là, trong tất cả những điều Người nói, không những Chúa Giêsu hoàn tất lời dạy của Môsê và các tiên tri, mà Người còn tự trình bầy Người như người đích thân hoàn tất các Sác Thánh. Thánh Mátthêu (Mt 2:15) nhận xét rằng từ thời thơ ấu, Chúa Giêsu đã lặp lại hành trình của Israel “từ Ai Cập” (xem Hôsê 11: 1). Được tràn đầy Chúa Thánh Thần (Lc 4:15), sau khi đọc Isaia ở hội đường Nadarét, Người đã đóng sách lại và tuyên bố: “Hôm nay đoạn Kinh thánh này mà anh em vừa nghe đã nên trọn” (Lc 4:21). Cùng cách đó, Người gửi lời nói với Thánh Gioan Tẩy Giả đang ở trong tù rằng những gì các đặc phái viên của thánh nhân thấy đã hoàn tất toàn diện các lời tiên tri về Đấng Mêsia của Isaia (Mt 11:2-6 nối kết Is 26:19; 29:18-19; 35:5; 61:1). Lời mở đầu có tính lên chương trình của Tin mừng Máccô, trong những câu đầu tiên, đã cung cấp một bản tóm tắt về căn tính của Chúa Giêsu: không những ngay từ dòng đầu tiên, nó đã nói đến “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1:1) nhưng, trong những câu sau đây, nó cũng đã công bố chính Chúa trong con người của Người, mà việc xuất hiện đã được chuẩn bị, theo chứng từ của các tiên tri (Mc 1: 2-3, tự nhắc đến Is 23:20; Ml 3:1; Is 40: 3). Nếu các Tin mừng gia trình bày Người một cách nhất quán như là hậu duệ của Đavít, thì người ta cũng nói về Người, trong những điều liên quan đến khôn ngoan, Người còn vĩ đại hơn Salômôn (Mt 12:41; Lc 11:32), vĩ đại hơn Đền thờ (Mt 12:6), hoặc thậm chí vĩ đại hơn Giôna (Mt 12:41, Lc 11:32). Trong bài diễn văn trên núi, Người lập luật với một thẩm quyền vượt quá cả thẩm quyền của Môsê (xem Mt 5:21.27.33.38.43).

Sự hoàn tất lịch sử và việc trở lại vinh thắng của Chúa Giêsu

Theo các Tin Mừng nhất lãm, mối liên hệ rất mật thiết của Chúa Giêsu với Thiên Chúa được biểu lộ không những ở sự kiện cuộc đời của Chúa Giêsu là sự hoàn tất của lịch sử Thiên Chúa với Israel, mà còn ở sự kiện toàn bộ lịch sử được đem đến chỗ hoàn tất của nó bằng việc trở lại của Chúa Giêsu trong vinh quang của Người. Trong các ngôn từ khải huyền, (Mt 24-25, Mc 13, Lc 21), Người chuẩn bị cho các môn đệ của Người trước các day dắt của lịch sử sau khi Ngài chết và sống lại, và Người khuyên họ hãy trung thành và sẵn sàng chờ đợi Người trở lại. Từ nay, họ sống trong một thời gian giữa việc hoàn tất lịch sử trước đó, được hiện thực hóa bởi công việc và cuộc đời của Chúa Giêsu, và sự hoàn tất dứt khoát của lịch sử vào lúc tận cùng mọi thời gian. Thời gian ỡ giữa này là thời gian của cộng đồng những người tin vào Chúa Giêsu, thời của Giáo hội. Trong thời trung gian này, các Kitô hữu có sự bảo đảm này là Chúa phục sinh luôn ở bên cạnh họ (Mt 28:20), đặc biệt qua sự trung gian của quyền năng Chúa Thánh Thần (Lc 24:49, xem Cv. 1: 8). Họ cũng có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho mọi người (xin xem Mt 26:13; Mc 13:10; Lc 24:47), để biến họ trở thành môn đệ của Chúa Giêsu (Mt 28:19) và sống theo Chúa Giêsu. Toàn bộ cuộc sống của họ, và toàn bộ thời gian này nhận làm chân trời việc hoàn tất lịch sử, một lịch sử sẽ trở thành sự thật trong việc trở lại vinh thắng của Chúa Giêsu.

c. Kết luận

30. Tin mừng nhất lãm cho thấy mối liên hệ đặc biệt kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa trong mọi chiều kích của cuộc sống và hoạt động của Người. Chúng cũng cho thấy ý nghĩa đặc biệt của cuộc đời Chúa Giêsu trong việc hoàn tất lịch sử chung của Thiên Chúa và dân Israel, cũng như trong sự hoàn tất dứt khoát toàn bộ lịch sử. Chính trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tự mạc khải Người và mạc khải dự án cứu rỗi của Người cho toàn thể nhân loại, chính trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa nói với mọi con người nhân bản, và chính nhờ Chúa Giêsu mà họ được dẫn tới Thiên Chúa và kết hợp với Người, nhờ Chúa Giêsu họ có được ơn cứu rỗi. Khi trình bày Chúa Giêsu, Lời của Thiên Chúa, chính các Tin mừng trở thành Lời của Thiên Chúa. Bản chất Kinh thánh của Israel là nói về Thiên Chúa một cách có thẩm quyền, và dẫn tới Thiên Chúa một cách bảo đảm. Đặc điểm này cũng là bản chất của các Tin mừng, và dẫn tới việc ra đời của qui điển các trước tác Kitô giáo có liên hệ với qui điển Kinh thánh Do Thái.

3.3 Tin Mừng Gioan

31. Lời mở đầu của Tin mừng Gioan kết thúc bằng lời quả quyết long trọng: “Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”(Ga 1:18). Lời trình bày này về bản tính của Chúa Giêsu (Con duy nhất, Thiên Chúa kết hợp mật thiết với Chúa Cha) và khả năng độc đáo biết và mặc khải Thiên Chúa không chỉ được chứng thực ở đầu Tin Mừng mà thôi; nhưng, khi cấu thành một luận đề căn bản, nó còn được xác nhận bởi trọn bộ công trình của Thánh Gioan: ai bước vào liên hệ với Chúa Giêsu và cởi mở đón nhận lời Người đều nhận được từ Người sự mặc khải về Thiên Chúa Cha. Cũng một cách như các Tin Mừng khác, Tin Mừng thứ tư nhấn mạnh đến việc hoàn tất Kinh thánh bằng công trình của Chúa Giêsu, và trình bày nó như một thành phần tạo nên kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng một đặc điểm riêng của Tin Mừng Gioan là việc mô tả một số đặc điểm trong mối liên hệ đặc biệt kết hợp tin mừng gia với Chúa Giêsu:

Chiêm ngưỡng vinh quang của người Con duy nhất

Chứng từ minh nhiên tận mắt

Giáo huấn của Thần Chân lý cho các nhân chứng

Những đặc điểm chuyên biệt trên, các đặc điểm nối kết tin mừng gia với con người của Chúa Giêsu cách thân mật hơn, có tác dụng nhấn mạnh nguồn gốc thần thiêng của Tin Mừng của ngài. Chúng ta hãy khai triển các đặc điểm chuyên biệt này.

a.Chiêm ngưỡng vinh quang của Con duy nhất

http://www.vietcatholicnews.net/pics/john2.jpg

Lời mở đầu viết rằng: ” Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được chiêm ngưởng vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật” (Ga 1:14). Sau khi đã quả quyết việc nhập thể của Ngôi Lời và việc Người bước vào trong nhân loại, trở thành nơi ở dứt khoát của Thiên Chúa giao ước, bản văn bỗng nhiên nói về một cuộc gặp gỡ bản thân và sâu sắc với Ngôi Lời nhập thể. Trong các bản văn Gioan, “chiêm ngưỡng, nhìn thấy” không chỉ một hành động nhất thời, hời hợt, mà là một hành động nhìn mãnh liệt và lâu dài, nối kết với việc suy niệm, cũng như sự hiểu biết sâu sắc và gắn bó với đức tin. Gioan 11:45 đề cập đến đối tượng trực tiếp của chiêm ngưỡng: “những gì Người đã làm”, nghĩa là sự phục sinh Ladarô, và nhắc đến hậu quả của việc này: đức tin vào Chúa Giêsu. Ga 1:14b giải thích kết quả của việc “nhìn thấy”, chiêm ngưỡng này: sự thấu hiểu đầy đức tin, việc thừa nhận Chúa Con duy nhất phát sinh từ Chúa Cha (1 Ga 1:1; 4:14). Do đó, đối tượng chiêm ngưỡng là Chúa Giêsu, con người và hoạt động của Người, vì, trong thời gian ở dưới thế, Ngôi Lời của Thiên Chúa trở nên hữu hình đối với con người.

Tác giả tự bao gồm mình trong nhóm các nhân chứng chăm chú (“chúng tôi”), những người, sau khi chiêm ngưỡng công trình của Chúa Giêsu, đã đạt được Đức tin vào Người, như Con duy nhất của Thiên Chúa Cha. Chứng từ tận mắt của tin mừng gia và đức tin của ngài vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, là nền tảng trước tác của ngài. Có thể diễn dịch một cách gián tiếp rằng trước tác này phát xuất từ Chúa Giêsu, và do đó xuất phát từ Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhấn mạnh tới sự kiện này là Thánh Gioan là thành viên của một nhóm các nhân chứng được đức tin cư ngụ. Kết luận đầu tiên của Tin mừng thứ tư (Ga 20: 30-31) cho phép nhận diện nhóm này. Tin mừng gia minh nhiên nói tới công trình của mình (“cuốn sách này”) và “những dấu lạ” được kể ở đấy. Ngài khẳng định rằng Chúa Giêsu đã làm những điều đó “trước sự hiện diện của các môn đệ”. Như thế, những người này tự tỏ ra mình là nhóm nhân chứng tận mắt mà tác giả của Tin mừng thứ tư vốn thuộc về.

b. Chứng từ minh nhiên tận mắt

Hai lần, Tin mừng gia minh nhiên nhấn mạnh rằng ngài là nhân chứng tận mắt của những gì ngài viết. Thực vậy, chúng ta đọc trong phần kết luận của Tin mừng: “Chính môn đệ này làm chứng về những điều đó và đã viết ra. Chúng tôi biết rằng lời chứng của người ấy là xác thực” (Ga 21: 24). Một nhóm (“chúng tôi”) trình bày người môn đệ – được nhận diện như nhân vật chính của câu chuyện cuối cùng – như một nhân chứng đáng tin cậy và là tác giả của toàn bộ tác phẩm. Nó nói tới người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến (xin xem Ga 21:20), người, trong các dịp khác, cũng là nhân chứng cho hành động của Người, cho sự gần gũi đặc biệt của ngài với Chúa Giêsu (x. Ga 13:23; 19:26; 20:2; 21:7). Theo cách này, người ta xác nhận rằng Tin Mừng này phát xuất từ Chúa Giêsu và từ chính Thiên Chúa. Những người tuyên bố “chúng tôi biết” (Ga 21:24) muốn phát biểu ý thức cho rằng mình đủ điều kiện để đánh giá như vậy. Biểu thức này cấu thành một hành động nhận ra, tiếp nhận và đề xuất bản văn này từ phía cộng đồng tín hữu.

Trong một đoạn khác, nhân chứng tận mắt được giải thích về sự trào nước và máu sau cái chết của Chúa Giêsu: “Người xem thấy việc này đã làm chứng, và lời chứng của người ấy xác thực; và người ấy biết mình nói sự thật để cho cả anh em nữa cũng tin” (Ga 19:35). Ở đây, các khái niệm “nhìn thấy”, “làm chứng”, “sự thật” và “tin ” có tính quyết định. Nhân chứng tận mắt khẳng định sự thật của chứng từ mình, trong đó, ngài ngỏ với một cộng đồng (“anh em”), khuyến khích họ chia sẻ đức tin của ngài (Ga 20:31; 1 Ga 1:1-3). Chứng từ này liên quan không những các sự kiện đã xảy ra, mà cả ý nghĩa của chúng, do hai trích dẫn từ Cựu Ước cung cấp (Ga 19: 36-37). Nhờ bối cảnh, chúng ta biết rằng nhân chứng tận mắt là môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến, người đứng gần thập giá của Chúa Giêsu, và là người mà Chúa Giêsu đã nói với (Ga 19:25-27). Do đó, khi đề cập chuyên biệt đến cái chết của Chúa Giêsu, Ga 19:35 nhấn mạnh điều Ga 21:24 phát biểu cho toàn bộ các tường thuật của Tin Mừng thứ tư: Tin Mừng này được viết bởi một tác giả, nhờ kinh nghiệm trực tiếp và nhờ đức tin, vốn được kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa, và truyền đạt chứng từ của ngài cho một cộng đồng các tín hữu có cùng đức tin như mình.

c. Giáo huấn của Thần Chân lý cho các nhân chứng.

Chứng từ của người môn đệ được làm cho khả hữu là nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Trong các phát biểu giã biệt (Ga 14-16), Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15: 26-27). Các môn đệ là các nhân chứng tận mắt cho mọi hoạt động của Chúa Giêsu “ngay từ đầu”. Nhưng chứng từ đức tin, 1 chứng từ khiến chúng ta tin vào Chúa Giêsu như Đấng Kitô và Con Thiên Chúa (Ga 20,31), và được ban cho bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần, Đấng vốn phát sinh từ Chúa Cha và được Chúa Giêsu sai đến, chứng từ ấy tạo nên nơi các môn đệ một sự kết hợp mãnh liệt với Thiên Chúa. Thế giới không thể tiếp nhận Chúa Thánh Thần (xem Ga 14:17), nhưng các môn đệ tiếp nhận Người vì sứ mệnh của họ trong thế giới (Ga 17:18). Chúa Giêsu giải thích Chúa Thánh Thần đã làm chứng cho Người cách nào: “Người sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14:26); “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16:13). Công trình của Chúa Thánh Thần hoàn toàn qui chiếu vào hoạt động của Chúa Giêsu và có mục tiêu dẫn đến sự thấu hiểu sự thật luôn luôn sâu sắc hơn, nghĩa là thấu hiểu mặc khải của Thiên Chúa mà Chúa Cha đã làm cho khả hữu bởi Chúa Giêsu (xem Ga 1:17-18). Chứng từ về Chúa Giêsu bởi bất cứ môn đệ nào chỉ trở nên “hữu hiệu” nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Điều nhận xét tương tự cũng có giá trị đối với chính Tin Mừng thứ tư, một tin mừng tự trình bày mình như chứng từ viết của người môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến.

http://www.vietcatholicnews.net/pics/240px-ApostleFedorZubov.jpg3.4 Công vụ tông đồ

34. Công vụ tông đồ được gán cho cùng một tác giả như Tin mừng Luca (x. Lc 1:14, Cc 1:1). Thánh Luca minh nhiên đề cập như là các nguồn Tin Mừng của ngài những người “đã được chứng kiến tận mắt ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa” (Lc 1:2), do đó gợi ý cho thấy Tin Mừng của ngài phát xuất từ Chúa Giêsu, Đấng mặc khải tối hậu và tối cao của Thiên Chúa Cha. Ngài không trình bày cùng một cách như thế các nguồn của sách Công vụ, cũng không nói tới nguồn gốc thần thiêng của nó. Nhưng người ta có thể nhận thấy, một mặt, tên trong danh sách các Tông đồ giống hệt như trong Công vụ 1:13 và trong Lc 6:14-16 (trừ Giuđa), và, mặt khác, trong sách Công vụ, đặc điểm của họ như các nhân chứng tận mắt được nhấn mạnh (xem Công vụ 1: 21-22; 10: 40-41), cũng như sứ mệnh của họ làm các thừa tác viên của Lời Chúa (Công vụ 6: 2; xem 2:42). Do đó, Thánh Luca mô tả trong Công vụ các hoạt động của những người được ngài nói đến ở Lk 1:2, do đó là những người có thể được coi là nguồn gốc của cả hai tác phẩm của ngài (Tin mừng Luca và Công vụ).

Chúng ta có thể cho rằng Thánh Luca đã được thông tri về các hoạt động của các ngài (vốn là chủ đề của sách Công vụ) với cùng sự quan tâm (x. Lc 1:3) như lúc ngài tìm tòi – qua các trung gian – về công trình của Chúa Giêsu.

Do đó, đối với nguồn phát sinh sách Công vụ Tông đồ, dữ kiện căn bản là mối liên hệ bản thân và trực tiếp với Chúa Giêsu của các nhân chứng tận mắt và các thừa tác viên của Lời Chúa này. Mối liên hệ của họ với Chúa Giêsu xuất hiện đặc biệt trong các ngôn từ và hành động của họ, trong công trình của Chúa Thánh Thần và trong việc giải thích Kinh thánh. Những yếu tố khác nhau chứng thực nguồn gốc thần thiêng của sách Công vụ giờ đây được bày tỏ rõ ràng.

a. Mối liên hệ bản thân và trực tiếp của các Tông đồ với Chúa Giêsu

Sách Công vụ kể lại việc loan báo Tin Mừng của các Tông đồ, đặc biệt là của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô. Trong phần đầu của cuốn sách, Thánh Luca trình bày danh sách các vị, với Thánh Phêrô và mười tông đồ khác (xem Công vụ 1:13). Mười một vị này tạo thành hạt nhân của cộng đồng được Chúa Phục sinh hiện ra (x. Lc 24: 9.33) và đại diện cho cây cầu nối thiết yếu giữa Tin Mừng Luca và sách Công vụ (xem Công vụ 1:13.26).

Danh tính của các tên giữa danh sách Luca 6:14-16 và Công vụ 1: 13 tìm cách xác nhận mối liên hệ bản thân lâu bền và thâm hậu vốn nối kết mỗi Tông đồ với Chúa Giêsu. Mối liên hệ này tạo nên một đặc ân được ban cho họ trong lúc sinh thời của Chúa Giêsu và giúp họ trở thành những người chủ đạo của sách Công vụ. Các Tông đồ vẫn là những người đối thoại và ngồi cùng bàn của Chúa Giêsu trước biến cố Thăng thiên (Công vụ 13: 1-4). Người hứa với các vị sức mạnh của Chúa Thánh Thần, do đó định cho họ trở thành các chứng nhân của Người “cho đến tận cùng trái đất” (Cc 1:8). Toàn bộ các yếu tố này kết hợp để làm cho sách Công vụ được coi là phát xuất từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa.

Tương tự như vậy, Thánh Phaolô, nhân vật chính của phần thứ hai của sách Công vụ, được đặc trưng hóa bằng mối liên hệ bản thân và trực tiếp của ngài với Chúa Giêsu. Cuộc gặp gỡ của ngài với Chúa phục sinh được thuật lại và làm nổi bật ba lần (Công vụ 9: 1-22; 22:3-16; 26:12-18). Chính Thánh Phaolô tuyên bố rõ ràng nguồn gốc thần thiêng của Tin Mừng của ngài: “Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay dạy cho tôi Tin Mừng ấy, nhưng là chính Đức Giêsu Kitô đã mặc khải” (Gl 1:12). Các phần của sách sử dụng chữ “chúng ta” (Công vụ 16:10-18; 20:5-15; 21:1-18; 27:1-28,16) gợi lên mối liên hệ của tác giả cuốn sách với Thánh Phaolô và qua Thánh Phaolô, với Chúa Giêsu.

b. Các ngôn từ và hành động của các Tông đồ

35. Hoạt động của các Tông đồ, như cuốn sách kể lại, cho thấy bằng nhiều cách mối liên hệ của các ngài với Chúa Giêsu. Các bài phát biểu của Thánh Phêrô (xem Công vụ 1:15-22; 2:14-36; 3:12-26; 10:34-43) và của Thánh Phaolô (thí dụ: Công vụ 13:16-41) là các bản tóm lược, các bản “tóm tắt” đem lại ý nghĩa cho cuộc đời và thừa tác vụ của Chúa Giêsu. Chúng trình bày các sự kiện căn bản về cuộc đời và thừa tác vụ ấy: Người thuộc dòng dõi Đavít (xem Công vụ 13:22-23), mối liên kết của Người với Nadarét (xem Công vụ 2:22; 4:10), thừa tác vụ khởi đầu của Người ở Galilê (x. Công vụ 10: 37-39). Cuộc khổ nạn và cái chết của Người, trong đó có sự liên quan của người Do Thái (xem Công vụ 2:23; 3:13; 4:10-11) và của dân ngoại (xem Công vụ 2:23; 4:26-27), Philatô (xem Công vụ 3:13; 4:27; 13:28) và Hêrốt (xem Công vụ 4:27) được đặc biệt nhấn mạnh, cũng như hình phạt thập giá (xem Công vụ 5:30; 10:39; 13:29) và sự phục sinh của Người nhờ Thiên Chúa (xem Công vụ 2:24,32; v.v.).

Việc trình bầy sự phục sinh của Chúa Giêsu làm nổi bật hành động của Chúa Cha, trái ngược với hành động của con người: “anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết” (Công vụ 2:23-24; xem Công vụ 3:15; v.v.). Thiên Chúa đã nâng Chúa Giêsu lên bên hữu của Người (Công vụ 2:33; 5:31) và tôn vinh Người (xem Công vụ 3:13). Mối liên hệ rất chặt chẽ giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa được nhấn mạnh như thế, đồng thời cả nguồn phát xuất thần thiêng của những điều được thuật lại. Các tước hiệu Kitô học của Tin Mừng Luca cũng được tìm thấy trong sách Công vụ: Đấng Kitô (Công vụ 2:31; 3:18), Chúa (Công vụ 2:36; 11:20), Con Thiên Chúa (Công vụ 9:20; 13:33), Cứu Chúa (Cv 5: 31; 13:23). Nói chung, theo cách diễn đạt của Công vụ, chính Thiên Chúa là nguồn gốc của những tước hiệu này, trong đó, phẩm tính và sứ mệnh được Người gán cho Chúa Giêsu đã được phát biểu (Công vụ 2:36: 5:31; 13: 33).

Cũng cùng cách đó, các hành động lạ lùng nối kết các Tông đồ với Chúa Giêsu. Các phép lạ của Chúa Giêsu là dấu chỉ triều đại Thiên Chúa (x. Lc 4:18; 11:20, Công vụ 2:22; 10:38). Chính Người ủy thác sứ mệnh này cho nhóm mười hai (Lc 9:1). Sách Công vụ, cách chung, gán cho các tông đồ “nhiều điềm thiêng dấu lạ” (Công vụ 2:43; 5:12; 14:3). Ngài cũng kể lại các phép lạ đặc thù, chẳng hạn như các vụ chữa lành (xem Công vụ 3:1-10; 5:14-16; 14:8-10), trừ quỉ (xem Công vụ 5:16; 8:7; 19:12), phục sinh người chết (Công vụ 9:36-42; 20:9-10). Các tông đồ thực hiện những dấu lạ này nhân danh Chúa Giêsu, với sức mạnh và uy quyền của Người (Công vụ 3: 1-10; 9: 32-35).

Hoạt động của các Tông đồ hoàn toàn do Chúa Giêsu quyết định, phát xuất từ Người và dẫn đến Người và Thiên Chúa Cha. Công vụ nhấn mạnh đến tính liên tục của kế hoạch thần thiêng, được hoàn thành nơi Chúa Giêsu Kitô, và sau đó được theo đuổi trong Giáo hội. Thánh Luca đặc biệt thấy trong các phép lạ sự xác nhận thần thiêng đối với sứ mệnh tông đồ, một sứ mệnh được định vị trong việc kéo dài sứ mệnh của Môsê (x.Công vụ 7:35-36), sau đó là sứ mệnh của Chúa Giêsu (Công vụ 2:22).

c. Công trình của Chúa Thánh Thần

36. Mối liên hệ của các Tông đồ với Chúa Giêsu cũng được biểu lộ qua việc ban Chúa Thánh Thần mà Chúa Giêsu đã hứa và gửi đến cho họ, Chúa Thánh Thần, trong Người, họ thể hiện công trình của họ.

Chúa phục sinh loan báo cho họ “lời hứa của Chúa Cha” (Công vụ 1:4; Lc 24:49), phép rửa “trong Chúa Thánh Thần” (Công vụ 1:5), “sức mạnh” của Chúa Thánh Thần (Cc 1:8). Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên họ và “tất cả đều được đầy dẫy Chúa Thánh Thần” (Công vụ 2:4), Thần khí được Chúa Cha hứa ban và được Chúa Giêsu phân phát, được nâng lên bên tay phải Thiên Chúa (x. Cc 2:33). Chính trong Chúa Thánh Thần này, Thánh Phêrô và nhóm Mười một (xem Công vụ 2:14) mạnh mẽ đưa ra chứng từ công khai đầu tiên về các công trình và sự phục sinh của Chúa Giêsu (Công vụ 2:14-41).

Trong bản tóm tắt liên quan đến đời sống của Giáo hội Giêrusalem, hoạt động tông đồ được tóm tắt bằng những lời sau đây: “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại” (Cv 4,33; xem Cv 1:22, v.v.). Chứng từ này diễn ra dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần (xem Công vụ 4:8,31; v.v.). Thừa tác vụ của Thánh Phaolô, công bố sự phục sinh của Chúa Giêsu (Công vụ 13: 30,37), được mô tả theo cùng một cách: Thánh Phaolô được tràn đầy Chúa Thánh Thần (xem Công vụ 9:17; 13:2, 4, 9).

d. Sự hoàn tất của Cựu Ước

37. Tin Mừng Luca cho thấy Chúa phục sinh đã giải thích cho các môn đệ của mình như thế nào về Kinh thánh, khiến họ hiểu rằng trong cuộc khổ nạn, sự chết và sự sống lại của Ngài, kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa do Môsê, các Tiên tri và Thánh vịnh (x. Lc 24:27,44) loan báo đã được thể hiện . Có 37 trích dẫn Cựu Ước trong sách Công vụ, phần lớn trong các diễn từ mà các Thánh Phêrô, Stêphanô và Phaolô ngỏ với khán giả Do Thái. Cuốn sách đề cập đến các văn bản được linh hứng, khi cho thấy sự hoàn tất của chúng nơi Chúa Giêsu, và nó gán cho lời lẽ của các nhà truyền giảng Kitô giáo cùng một giá trị của những lời được linh hứng.

Các sự kiện Kitô học cấu thành nội dung của lời truyền giảng, giống như các sự kiện cùng xẩy ra với chúng, được nối kết với Kinh thánh. Trong diễn từ khai mạc ngày lễ Ngũ tuần, Thánh Phêrô giải thích việc đột xuất các hiện tượng lạ thường có liên quan đến sự xuất hiện của Chúa Thánh Thần (xem Công vụ 2:4-13,15), dưới ánh sáng lời tiên tri Giôen 3:1-5). Ở cuối cuốn sách, người ta thấy Thánh Phaolô diễn giải ra sao việc người Do Thái Rôma bác bỏ các đề nghị của ngài bằng cách nại đến lời tiên tri Isaia 6:9-10 (xem Công vụ 28:23-27). Do đó, những gì xảy ra ở đầu và ở cuối cuốn sách đều được liên kết với Lời tiên tri của Thiên Chúa. Kiểu bao hàm này có thể gợi lên ý tưởng cho rằng mọi thứ xảy đến và được tường trình trong sách Công vụ đều tương ứng với kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.

Liên quan đến nội dung của lời truyền giảng tông đồ, ở đây chúng ta trình bầy một vài thí dụ. Thánh Phêrô bênh đỡ việc loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu (Công vụ 2:24) bằng cách trích dẫn Thánh vịnh 16: 8-11, vốn được gán cho Đavít (Công vụ 2:29-32). Ngài đặt cơ sở cho việc tôn vinh Chúa Giêsu bên tay phải Thiên Chúa (xem Công vụ 2:33) dựa vào Thánh vịnh 110:1, cũng được gán cho Đavít. Chúng ta cũng hãy trích dẫn, một cách tổng quát hơn, các tham chiếu mọi tiên tri, mà qua miệng các ngài, Thiên Chúa đã loan báo trước vận mệnh của Chúa Giêsu (xem Công vụ 3:18,24; 24:14; 26:22; 28:23). Thánh Phaolô trình bày sự phục sinh của Chúa Giêsu như là việc hoàn tất lời hứa đã ngỏ cùng các bậc Cha Ông và trích dẫn Thánh vịnh 2:7 (Công vụ 13:32-33).

Sách Công vụ làm chứng một cách đặc biệt cách mà Giáo hội sơ khai không những chỉ nhận Kinh thánh Do Thái như là di sản của riêng mình, mà còn nhận làm của riêng từ vựng và nền thần học linh hứng, như được tỏ lộ do cách các bản văn của Cựu Ước được trích dẫn ở đấy. Do đó, ở đầu (xem Công vụ 1:16), cũng như ở cuối cuốn sách (Công vụ 28:15), có sự khẳng định rằng Chúa Thánh Thần nói qua trung gian các tác giả và các bản văn Kinh thánh. Ở đầu cuốn sách, các Sách thánh- được tuyên bố là được Đức Giêsu hoàn tất – đã được định tính như một điều đã được Chúa Thánh Thần “nói trước” (Cc 1:16, xem thêm Công vụ 4:25) và ở cuối cuốn sách, những lời của Thánh Phaolô – tức những lời kết thúc hai tập của tác phẩm Luca – đã trích dẫn Is 6:9-10 cùng một cách tương tự: “Thánh Thần đã nói rất đúng khi dùng ngôn sứ Isaia [Is 6:9-10 bản Hy Lạp] mà phán với cha ông anh em” (Công vụ 28:25). Cách qui chiếu về Chúa Thánh Thần, lên tiếng trong các trước tác Kinh thánh và sử dụng các tác giả phàm nhân làm trung gian, là đặc điểm của các trước tác Kitô giáo, không những trong sự hiểu biết của họ về Kinh thánh Do Thái được linh hứng, mà cả trong sự hiểu biết của họ về việc truyền giảng tông đồ nữa. Sách Công vụ trình bày lời truyền giảng của các nhà truyền giáo Kitô giáo – đặc biệt của Thánh Phêrô (xem Cv 4:8) và của Thánh Phaolô (Cv 13:9) – một cách tương tự như các diễn từ tiên tri của Cựu Ước, và các diễn từ nối kết với thừa tác vụ của Chúa Giêsu: đó là những ngôn từ (bằng lời nói và sau đó được viết ra) phát xuất từ sự viên mãn của Chúa Thánh Thần.

e. Kết luận

Tính chuyên biệt của sách Công vụ hệ ở chỗ tường trình hoạt động của các nhân chứng tận mắt và các thừa tác viên của Lời Chúa từng có mối liên hệ đủ loại khác nhau với Chúa Giêsu. Trước hết, họ là các nhân chứng cho sự phục sinh của Chúa Giêsu, và chứng thực điều đó trên cơ sở các cuộc gặp gỡ với Chúa phục sinh và trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Họ trình bày câu chuyện về Chúa Giêsu như là sự hoàn tất kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, bằng cách tham chiếu Cựu Ước, và họ diễn giải hoạt động của chính họ dưới ánh sáng của cùng một nguồn này. Tất cả những gì được kể lại đều phát xuất từ Chúa Giêsu và Thiên Chúa. Lập luận rõ ràng này từ sách Công vụ nêu bật sự kiện này: bản văn bản của ngài phát xuất từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa.

3.5 Các lá thư của Thánh Tông đồ Phaolô.

http://www.vietcatholicnews.net/pics/paul%201.jpg Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Sách thánh Israel, của Tin Mừng của ngài, của thừa tác vụ tông đồ và các lá thư của ngài.

a. Thánh Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Sách thánh

Thánh Phaolô rõ ràng nhìn nhận thẩm quyền của Kinh thánh, ngài làm chứng về nguồn gốc thần thiêng của nó và ngài coi chúng như những lời tiên tri của Tin mừng.

Qua thuật ngữ “Sách Thánh” (Rm 1,2), Thánh Phaolô muốn chỉ các cuốn sách tiếp nhận từ truyền thống Do Thái viết bằng tiếng Hy Lạp. Ngài không bao giờ đặt câu hỏi về sự thật hay sự linh hứng của chúng. Là một tín hữu Do Thái, ngài tiếp nhận chúng như các chứng từ cho thấy ý muốn và kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Với các đồng tín hữu của mình, ngài tin vào sự thật, sự thánh thiện và sự thống nhất của chúng. Qua chúng, Thiên Chúa truyền đạt chính mình Người cho chúng ta, thách thức chúng ta và bày tỏ ý muốn của Người cho chúng (Rm 4:23-25; 15:4; 1 Cr 9:10; 10:4, 11).

Cũng phải nói thêm rằng Thánh Phaolô đọc và tiếp nhận Kinh thánh như những lời tiên tri về Chúa Kitô và của thời đại chúng ta (Rm 16: 25-26), nói cách khác như những lời tiên tri về sự cứu rỗi được hiến tặng trong và qua trung gian Chúa Giêsu Kitô và vì vậy, như những lời tiên tri về Tin Mừng (x. Rm 1:2): những trước tác này được định hướng theo Kitô học và phải được đọc như vậy (xem 2 Cr 3).

Như Lời của Thiên Chúa và làm chứng cho Tin mừng, Kinh thánh xác nhận tính thống nhất và ổn định của kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, Đấng là một như từ thuở khởi đầu (xem Rm 9:6-29).

b. Thánh Phaolô làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của Tin Mừng của ngài

http://www.vietcatholicnews.net/pics/paul2.jpg

40. Trong chương đầu tiên của thư gửi tín hữu Galát, Thánh Phaolô thừa nhận đã bắt bớ Giáo hội vì lòng nhiệt thành với Lề Luật, nhưng ngài thú nhận rằng Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu vô hạn của Người, đã mặc khải cho ngài Con của Người (x. Gl 1:16; xem Eph 3:1-6). Nhờ sự mặc khải này, Chúa Giêsu thành Nadarét, Đấng trước đây, đối với Thánh Phaolô, là người phạm thượng, một Mêxia giả mạo, nay trở thành Đấng Phục sinh, Đấng Mêxia vinh quang, Đấng chinh phục sự chết, Con Thiên Chúa. Trong cùng lá thư này, ở câu Gl 1:12, ngài tuyên bố rằng Tin mừng của ngài đã được mặc khải cho ngài. Chữ Tin Mừng ở đây chúng ta phải hiểu là các thành phần chính của đời sống, hành trình và sứ mệnh của Chúa Giêsu, ít nhất cái chết và sự phục sinh cứu độ của Người.

Trong thư Galát 1-2, ngài loan báo rằng Tin mừng của ngài không bao gồm việc cắt bì. Nói cách khác, ngài tuyên bố rằng, theo những gì đã được mặc khải cho ngài, không cần thiết phải cắt bì hoặc trở thành người giữ Luật Môsê mới được thừa hưởng các lời hứa cánh chung. Đối với Thánh Phaolô, sự kiện bắt các Kitô hữu có nguồn gốc không Do Thái cắt bì không phải là vấn đề ngoại biên hay có tính địa phương, nhưng chạm đến trái tim của Tin mừng. Ngài kiên quyết tuyên bố rằng người cắt bì – để trở thành người giữ Luật Môsê và để có được, nhờ cách này, sự công chính – sẽ làm cho cái chết trên thập giá của Chúa Kitô trở nên vô ích: “tôi đây, Phaolô, tôi nói cho anh em biết: anh em mà chịu phép cắt bì thì Đức Kitô sẽ không có ích gì cho anh em” (Gl 5: 2; xem Gl 2:21; 5:4). Do đó, điều đang bị đe doạ là chính Tin Mừng, một Tin Mừng đã được mặc khải cho ngài và do đó, không thể sửa đổi.

Ở thư Galát 1-2, Thánh Phaolô chứng minh ra sao rằng Tin Mừng của ngài – mà việc cắt bì không phải là một thành phần – có nguồn gốc thần thiêng? Ngài bắt đầu bằng cách khẳng định rằng đặc điểm này của Tin Mừng không thể phát xuất từ ngài, bởi vì, khi còn là một người Pharisiêu, ngài đã chống đối nó cách quyết liệt, và do đó, nếu nay ngài tuyên bố ngược lại với những gì ngài đã nghĩ trước đây, thì đó không phải là do sự bất ổn về tri thức: tất cả những người đồng đạo của ngài đều biết rõ rằng ngài kiên định trong các xác tín của ngài (x. Gl 1:13-14). Sau đó, Thánh Phaolô cho thấy rằng Tin Mừng của ngài không thể đến từ các Tông đồ khác, không những vì ngài đã chỉ thấy họ không lâu sau cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà còn vì ngài không ngần ngại mâu thuẫn với Thánh Phêrô, người đáng chú ý nhất trong các tông đồ, khi vị này có lập trường muốn biến việc cắt bì trở thành một yếu tố phân biệt giữa các Kitô hữu (xem Gl 2:11-14). Cuối cùng, vì Tin mừng của ngài được mặc khải cho ngài, ngài cũng phải tuân theo những gì Chúa đã nói với ngài. Đó là lý do tại sao ngài có thể khẳng định, ở đầu bức thư gửi tín hữu Galát, “Tuy nhiên, nếu chính chúng tôi, hoặc nếu một thiên thần từ trời tuyên bố với anh em một tin mừng khác với những gì chúng tôi đã loan báo cho anh em, hãy để người ấy bị tuyệt thông” (Gl 1:8, xem Gl 1:9).

Tại sao Thánh Phaolô muốn nhấn mạnh đến đặc điểm được mặc khải của Tin mừng của ngài? Nguồn gốc thần thiêng này bị tranh biện bởi các nhà truyền giáo chủ trương Do thái hóa, vì việc cắt bì đã được áp đặt bởi một mệnh lệnh có tính sấm ngôn thần thiêng trong luật Môsê (St 17: 10-14). Thực thế, St 17: 10-14 quả quyết rằng để được ơn cứu rỗi, điều cần là phải thuộc về gia đình Ápraham và, vì lý do này, phải cắt bì. Như thế, trong hai bức thư của mình – Thư Galát và thư Rôma – Thánh Phaolô hẳn cho thấy rằng Tin Mừng của ngài không đi ngược lại Sách thánh và không mâu thuẫn với St 17: 10-14, một đoạn văn không thừa nhận ngoại lệ. Thực thế, Thánh Phaolô không thể tuyên bố rằng sấm ngôn này vô giá trị vì nó được công nhận là quy phạm bởi mọi người Do Thái thực hành đạo. Vì Thánh Phaolô không thể làm ngơ đoạn văn này, nên ngài phải diễn giải nó một cách khác, nhưng ngài không thể làm như vậy mà không dựa vào các đoạn Sách thánh khác (St 15:6 và Tv 32:1-2 trong Rm 4:3, 6), vốn tạo thành quy tắc mà căn cứ vào đó St 17:10-14 phải được giải thích.

c. Thừa tác vụ tông đồ của Thánh Phaolô và nguồn gốc thần thiêng của nó

41. Thánh Phaolô cũng phải nhấn mạnh đến nguồn gốc thần thiêng của hoạt động tông đồ của ngài, vì một số người trong nhóm các Tông đồ đã mói xấu ngài và coi thường giá trị Tin Mừng của ngài; mặc dù đã gặp Đấng Phục sinh, ngài không phải là một thành phần trong số những người từng sống với Chúa Giêsu và là chứng nhân sự dạy dỗ, các phép lạ và cuộc khổ nạn của ngài. Đây là lý do tại sao Thánh Phaolô khẳng định sự kiện ngài đã được để riêng ra và được Chúa gọi làm Tông đồ cho dân ngoại (xin xem Rm 1:5; 1 Cr 1:1, 2 Cr 1:1, Gl 1:1). Đây cũng là lý do tại sao, trong diễn từ dài tự khen mình ở 2 Cr 10-13, ngài nhắc đến các mặc khải nhận được từ Chúa (2 Cr 12:14). Đó không phải là một sự cường điệu tu từ hay một lời nói dối ngoan đạo nhằm làm nổi bật tư cách tông đồ của ngài, mà là một bằng chứng xác thực đơn giản. Trong diễn từ ca ngợi chính mình ở 2 Cr 10-13, Thánh Phaolô nhấn mạnh rất ít về các mặc khải ngoại thường mà ngài được hưởng, và trước nhất nhấn mạnh đến những đau khổ làm tông đồ của ngài cho Giáo hội, vì sức mạnh của Thiên Chúa biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối mong manh của ngài. Nói cách khác, khi ngài kể lại các điều mặc khải nhận được từ Thiên Chúa, Thánh Phaolô không làm như vậy để được các giáo hội ngưỡng mộ, nhưng để chứng tỏ rằng các đặc điểm đặc trưng của vị Tông đồ chân chính, đúng hơn, là các mệt mỏi và đau khổ. Vì lý do này, chứng từ của ngài đáng tin cậy.

Trong Gl 2:7-9, Thánh Phaolô cũng lưu ý rằng khi ngài đến Giêrusalem, Thánh Giacôbê, Thánh Phẹrô, và Thánh Gioan, những người có ảnh hưởng nhất trong các tông đồ, đã thừa nhận rằng Thiên Chúa đã lập ngài thành Tông đồ dân ngoại. Do đó, Thánh Phaolô không phải là người duy nhất khẳng định nguồn gốc thần thiêng của ơn gọi của ngài, vì nó được các thẩm quyền trong giáo hội thời đó công nhận.

d. Thánh Phaolô chứng thực nguồn gốc thần thiêng của các lá thư của ngài

42. Thánh Phaolô không chỉ xác nhận nguồn gốc thần thiêng của hoạt động tông đồ và Tin Mừng của ngài. Sự kiện Tin Mừng của ngài đã được mặc khải cho ngài không tự động bảo đảm tính chính xác và độ đáng tin của việc truyền tải nó. Đây là lý do tại sao ngài đề cập, ngay ở đầu các lá thư của ngài, đến ơn gọi và sứ mệnh tông đồ của ngài: ví dụ, trong thư Rôma 1:1, ngài tự định nghĩa ngài như sau: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu; tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa”. Do đó, ngài khẳng định rằng các lá thư của ngài đã trung thành truyền tải Tin Mừng của mình và muốn mọi giáo hội cùng đọc chúng (xem Cl 4:16).

Ngay cả những khuyên dạy về kỷ luật không liên kết trực tiếp với Tin mừng cũng phải được các tín hữu của các giáo hội khác nhau tiếp nhận như thể chúng là một lệnh truyền của Chúa (xem 1 Cr 7:17b; 14:37). Thánh Phaolô chắc chắn không gán cùng một thẩm quyền cho mọi trước tác của ngài, như lập luận giải nghi của 1 Cr 7 cho thấy, nhưng vì chúng thường giải thích và biện minh cho Tin Mừng của ngài, nên các luận điểm của ngài (xem Rm 1-11 và Gl 14). ) chắc chắn tạo thành một cách giải thích mới về chính Tin mừng, một cách giải thích có thẩm quyền.

3.6. Thư gửi tín hữu Do Thái

43. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái không có cao vọng tông đồ minh nhiên, khác với Thánh Phaolô, người tuyên bố đã nhận được Tin mừng trực tiếp từ Chúa Kitô (xem Gl 1:1,12,16).

Tuy nhiên, bức thư này có hai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt: Dt 1:12, trong đó tác giả tổng hợp lịch sử mặc khải của Thiên Chúa cho con người, và cho thấy mối liên hệ chặt chẽ của sự mặc khải thần thiêng giữa hai giao ước, và Dt 2:1-4, nơi ngài tự trình bầy mình như người thuộc thế hệ Kitô hữu thứ hai, nhận được lời Thiên Chúa, sứ điệp cứu rỗi, không trực tiếp từ Chúa Giêsu, nhưng qua trung gian các nhân chứng của Chúa Kitô, các môn đệ đã từng được nghe Người.

a. Lịch sử mặc khải của Thiên Chúa

Ở đầu trước tác của mình, tác giả nhận xét: ” Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua (1) các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, trong những ngày chúng ta đang sống này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua (2) Thánh Tử” (Dt 1:1-2). Trong câu khai mạc đáng ngưỡng mộ này, tác giả đã vẽ lại trọn lịch sử của Lời Thiên Chúa được ngỏ cùng con người. Đoạn văn có tầm quan trọng quyết định đối với chủ đề mặc khải và linh hứng và xứng đáng được giải thích chính xác.

Ở đấy, một sự kiện chính đã được khẳng định cách long trọng: Thiên Chúa tìm cách bước vào mối liên hệ bản thân với con người. Đối với cuộc gặp gỡ này, Người đưa ra sáng kiến: Thiên Chúa lên tiếng. Động từ được sử dụng không có túc từ trực tiếp và nội dung của lời này không được xác định. Mặt khác, những người được đặt trong mối liên hệ đều được xác định: Thiên Chúa, cha ông, các Tiên tri, chúng ta, Thánh Tử. Ở đây, Lời Thiên Chúa không được trình bày như một mặc khải sự thật, nhưng như một phương tiện để thiết lập mối liên hệ giữa con người.

Trong lịch sử Lời Thiên Chúa, hai giai đoạn chính được phân biệt. Việc lặp lại cùng một động từ “lên tiếng hay nói” thể hiện một sự liên tục rõ ràng, và sự song hành của hai câu mang lại sự tương đồng của hai sự can thiệp. Nhưng sự khác biệt nhấn mạnh đến sự đa dạng của thời đại, cung cách, người nhận và người trung gian.

Về những điều liên quan với thời đại, đối với dữ kiện đầu tiên (“Thuở xưa”), một khái niệm phức tạp hơn đã được đặt đối lập với nó về trình tự thời gian. Tác giả sử dụng một kiểu nói của Kinh thánh “thời sau hết”, một kiểu nói mơ hồ chỉ thời tương lai (xem St 49: 1), nhưng ý nghĩa của nó đặc biệt liên quan đến thời điểm Thiên Chúa tự tỏ mình ra một cách dứt khoát: “lúc cuối thời”(xem Edk 38:16, Đn 2:28: 10:14). Tác giả lấy lại biểu thức này, nhưng thêm vào đó một cụm từ chỉ độ chính xác mới: “trong những ngày chúng ta đang sống này”. Độ chính xác nhỏ trên bình diện vật chất, nhưng cho thấy một sự thay đổi tận gốc về viễn ảnh. Trong Cựu Ước, sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa luôn được định vị trong viễn ảnh đen tối của tương lai. Ở đây, tác giả quả quyết rằng thời sau hết đã có mặt, vì một kỷ nguyên mới đã được khai mở bởi cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô (xem Cv 2:17,: 1 Cr 10:11, 1 Pr 1:20). Nếu “những ngày chúng ta đang sống này” là một phần của thời sau hết, thì ngày tối hậu vẫn chưa đến (x. Ga 6:39: 12:48), nó chỉ đang đến gần mà thôi (xem Dt 10:25). Nhưng, kể từ bây giờ, sự hiện hữu của Kitô hữu đã tham dự vào những sự thiện dứt khoát, được hứa cho thời sau hết (Dt 6: 4-5: 12:22-24, 28). Mối liên hệ của Thiên Chúa với con người đã thay đổi bình điện: nó chuyển từ hứa hẹn qua thể hiện, từ hình tượng loan báo đến sự hoàn thành. Sự khác biệt có tính định tính.

Cách thức mà Lời Chúa được trình bày khác nhau đối với hai thời đại của lịch sử cứu độ. Trong thời cổ đại, nó được đặc trưng bằng tính đa dạng: “nhiều lần”, “nhiều cách”. Trong tính đa dạng này, có một sự phong phú. Thiên Chúa, một cách không mệt mỏi (xem Grm 7:13), tìm phương thế để tiếp cận chúng ta: ra lệnh, đưa ra lời hứa, xử phạt những kẻ nổi loạn, an ủi những người đau khổ, sử dụng mọi hình thức biểu lộ có thể có như thần hiện gây kinh sợ, các thị kiến đầy an ủi, các sấm ngôn ngắn gọn, những bức tranh lịch sử vĩ đại, bài thuyết giáo tiên tri, các thánh ca và nghi thức phụng vụ, lề luật, câu truyện. Nhưng tính đa dạng cũng là một dấu hiệu của sự không hoàn hảo (x. Dt 7:23; 10:1-2, 11-14). Thiên Chúa tự phát biểu Người một cách hạn chế. Như một nhà sư phạm giỏi, Người bắt đầu bằng cách nói những điều sơ đẳng nhất, dưới những hình thức dễ tiếp cận nhất. Người nói về dòng dõi và đất đai, hứa hẹn và thực hiện việc giải phóng dân Người, ban cho họ những định chế tạm thời: các triều đại hoàng gia, chức tư tế cha truyền con nối. Nhưng tất cả điều này chỉ là một hình ảnh loan báo. Trong giai đoạn sau hết, Lời Thiên Chúa sẽ được ban cho một cách trọn vẹn, dứt khoát và hoàn hảo. Các kho tàng rải rác trong các thời đại trước được tập hợp và đem tới đỉnh cao của chúng trong sự thống nhất của mầu nhiệm Chúa Kitô.

Song song với việc các thời kỳ tiếp nối nhau, ta thấy có sự thay đổi các lớp người lắng nghe Lời Thiên Chúa. Lời thuở xưa ngỏ cùng “cha ông” theo nghĩa rộng, nghĩa là cho toàn bộ các thế hệ đã nhận được sứ điệp tiên tri (Dt 3:9). Lời sau cùng được ngỏ cùng “chúng ta”. Đại từ “chúng ta” bao gồm tác giả và người nhận bản văn của ngài, nhưng cả những người đã nghe Lời Chúa và những người đương thời của họ (Dt 2:3).

Để mô tả những người trung gian, tác giả sử dụng một biểu thức đáng kinh ngạc, khác thường: theo nghĩa đen (Dt 1:1-2), Thiên Chúa nói “trong” các tiên tri, “trong Thánh Tử”; trong khi biểu thức thông thường là “qua trung gian” (xem Mt 1:22, 2:15, v.v., Cv 28:25). Tác giả có thể thấy rõ sự hiện diện tích cực của chính Thiên Chúa trong các sứ giả của Người.

Đây là ý nghĩa duy nhất phù hợp với biểu thức thứ hai “trong Thánh Tử”. Tiếp nối các tiên tri theo nghĩa rộng nhất – nghĩa là, đối với tất cả những người mà Kinh thánh kể lại các vụ lên tiếng, là sứ giả tối hậu tức “Thánh Tử”. Địa vị được chọn làm tên cho Người, ở cuối câu, kéo chú ý tập trung vào Người (Dt 1: 2-4). Cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với con người chỉ thể hiện duy nhất ở trong Người. Trước tiên, Thiên Chúa gửi “các tiên tri đầy tớ” của Người (Grm 7:25; 25:4; 35:15; 44:4); nhưng bây giờ sứ giả của Người không còn đơn thuần là một người đầy tớ nữa, mà là “Thánh Tử”. Nói qua trung gian các Tiên tri, Thiên Chúa tự tỏ mình ra, nhưng một cách gián tiếp, bởi một người đứng làm trung gian; giờ đây, cuộc gặp gỡ với Lời Thiên Chúa được thể hiện nơi Thánh Tử. Bây giờ, không còn là một người khác với Thiên Chúa nói với chúng ta về Lời nữa, mà là một ngôi vị thần thiêng, mà sự hợp nhất với Chúa Cha được phát biểu bằng một công thức mạnh mẽ hơn tác giả có thể tìm thấy ” phản ánh vinh quang Thiên Chúa, biểu thức hoàn hảo của hữu thể Người” (Dt 1: 3). Thiên Chúa không lấy làm đủ việc Người tỏ mình ra cho chúng ta bằng cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta: Người đến, trong con người của Chúa Giêsu Kitô, để thực sự chia sẻ cuộc hiện sinh của chúng ta, và nói không những ngôn ngữ của lời nói, mà còn là ngôn ngữ của cuộc sống hiến dâng và của máu đổ ra.

b. Mối liên hệ của tác giả với sự mặc khải của Thánh Tử

http://www.vietcatholicnews.net/pics/paul3.jpg 44. Khi khai triển một khía cạnh của học thuyết liên quan đến Lời của Thiên Chúa ngỏ với con người trong các Tiên tri và trong Thánh Tử (xem Dt 1:1-14), tác giả ngay lập tức làm rõ mối liên hệ của nó với cuộc sống và đề cao mối liên hệ của nó với Thánh Tử: “Vì thế, chúng ta càng phải chú tâm hơn nữa vào những lời đã nghe, kẻo bị cuốn trôi đi mất. Quả vậy, nếu lời được các thiên thần loan báo đã có hiệu lực, và nếu mọi vi phạm cũng như bất tuân đều bị phạt đích đáng, thì làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta thờ ơ với ơn cứu độ cao quý như thế? Ơn cứu độ đó, đầu tiên đã được Chúa rao giảng, rồi được những kẻ nghe cho chúng ta thấy là có hiệu lực, đồng thời được Thiên Chúa chứng thực bằng những dấu lạ điềm thiêng, bằng nhiều quyền năng khác nhau và bằng các ân huệ của Thánh Thần mà Người phân phát tuỳ ý muốn của Người”(Dt 2:1-4).

Các Kitô hữu được mời gọi chú ý nhiều đến lời mình nghe. Nhưng nghe sứ điệp không đủ; phải gắn bó với nó bằng cả trái tim và cuộc sống của mình. Không có sự gắn bó nghiêm túc vào Tin Mừng, người ta có nguy cơ lầm đường lạc lối (xem Dt 2:1). Bất cứ ai tự xa rời Thiên Chúa chỉ có thể bị lạc lối và tiêu vong. Trong khi đó, ai cố gắng gắn bó với sứ điệp mình nghe thì tiến gần lại Thiên Chúa (Dt 7:19) và nhận được ơn cứu rỗi.

Sau khi đã giới thiệu chủ đề trên (Dt 2:1), tác giả khai triển nó thành một câu dài (Dt 2:2-4). Ngài đặt cơ sở cho lập luận của mình trên sự so sánh giữa các thiên thần và Chúa.

Yếu tố duy nhất giống hệt nhau giữa hai bên là biểu thức “được loan báo bởi”. Lời được loan báo bởi các thiên thần; “ơn cứu rỗi” khởi đầu được loan báo bởi Chúa.

Khi nhắc đến “lời”, tác giả nghĩ nhiều hơn đến việc công bố Lề Luật ban hành ở Sinai. Kiểu nói “ơn cứu rỗi” là kiểu nói bất ngờ. Có lẽ chúng ta mong đợi một thuật ngữ song hành với “lời”. Việc thiếu song hành này rất phong phú về nội dung. Nó cho thấy một sự khác biệt sâu xa giữa Cựu Ước và Tân Ước. Trong giao ước cũ, chỉ có một “lời”, một lề luật bên ngoài chỉ đạo và trừng phạt. Trong giao ước mới, đó là ơn cứu rỗi thực sự được đề nghị. Vậy, liệu có lời bào chữa nào cho những người bác bỏ ơn cứu rỗi chăng? Nơi họ, chỉ có sự bất tuân và vô ơn mà thôi. Họ không bác bỏ một đòi hỏi, mà tự khép lòng mình đối với tình yêu.

Diễn từ dài trên đây về chủ đề này cho thấy ơn cứu rỗi đã kết hợp ra sao giữa tác giả và những người tiếp nhận trước tác của ngài đồng thời chỉ ra ba đặc điểm của ơn cứu rỗi: lời truyền giảng của Chúa, thừa tác vụ của các môn đệ đầu tiên, chứng từ của Thiên Chúa (x. Dt 2: 3b-4). Đặc tính đầu tiên của ơn cứu rỗi là nó bắt đầu được Chúa loan báo. Tác giả không sử dụng một động từ đơn giản (“bắt đầu”), mà là một cụm từ vòng vo trang trọng: “ở đầu”. Đây có thể là một việc kín đáo nhắc tới St 1:1. Ơn cứu rỗi tạo nên một sáng thế mới. Tước hiệu “Chúa” ám chỉ Chúa Kitô, Thánh Tử vốn là Đấng mặc khải tối hậu được Thiên Chúa sai đến (xem Dt 1: 2). Ơn cứu rỗi mà Người mặc khải là đỉnh cao của công trình cứu độ của Thiên Chúa. Việc loan báo được thực hiện bởi Chúa đã đến với “chúng ta” (Dt 2:3) – “chúng ta”, nghĩa là tác giả và người nhận tác phẩm của ngài – qua trung gian thừa tác vụ của các nhân chứng từng “nghe” và từng là các môn đệ đầu tiên của Chúa Kitô. Thiên Chúa, mà từ Người, mọi mặc khải và ơn cứu rỗi phát xuất (Dt 1: 1-2), xác nhận thừa tác vụ của các môn đệ như dấu lạ, phép lạ và ơn Chúa Thánh Thần (xem Cv 5:12, Rm 15:19). 1 Cr 12:4,11; 2 Cr 12:12).

Sau khi gợi lên một cách tổng hợp toàn bộ lịch sử mặc khải (Dt 1:1-2), tác giả cho thấy (xem Dt 2:1-4) rằng chính ngài, và do đó, tác phẩm của ngài, được liên kết với với Thánh Tử và với Thiên Chúa qua trung gian thừa tác vụ chứng nhân trực tiếp của Chúa.

3.7 Sách Khải huyền

45. Thuật ngữ “linh hứng” không xuất hiện trong Sách Khải huyền, nhưng nó chứa đựng thực tại mà thuật ngữ này chỉ định, khi trong bản văn có sự thừa nhận mối liên hệ phụ thuộc, chặt chẽ và trực tiếp, đối với Thiên Chúa. Chúng ta gặp lời khẳng định này trong phần mở đầu (xem Kh 1:1-3), chúng ta tìm thấy nó trong Kh 1:10 và Kh 4:2, khi Thánh Gioan, trong tương quan với nội dung cuốn sách, được đặc biệt tường thuật là tiếp xúc với Chúa Thánh thần, và khi, trong Kh 10:8-11, sứ mệnh tiên tri liên quan đến “cuốn sách nhỏ” được đổi mới cho ngài; cuối cùng lời khẳng định đó được tìm thấy trong cuộc đối thoại phụng vụ kết thúc, khi sự thánh thiện tuyệt đối của toàn bộ sứ điệp được nhấn mạnh, một sứ điệp từ nay được liên kết với chính cuốn sách (xem Kh 22:18-19). Những phần này của cuốn sách cung cấp một sự hiểu biết đầu tiên về ơn linh hứng trong sách Khải Huyền.

a. Nguồn gốc thần thiêng của bản văn theo lời mở đầu của nó (Kh 1:1-3)

Việc đọc kỹ lời mở đầu của Sách Khải huyền sẽ cung cấp cho chúng ta một tài liệu thú vị và chi tiết về con đường, theo bản văn của Sách Khải huyền, sẽ, từ bình diện của chính Thiên Chúa dẫn tới bình diện cụ thể của một cuốn sách có thể được đọc trong cộng đồng phụng vụ.

Người ta có thể lưu ý một ám chỉ đầu tiên đến bình diện thần thiêng ở ngay đầu bản văn: đó là “mặc khải của Chúa Giêsu Kitô” (Kh 1:1a). Nhưng Chúa Giêsu Kitô không phải là nhà phát minh ra nó. Mà chính là “Thiên Chúa”, một thuật ngữ mà chúng ta có thể hiểu, theo cách sử dụng liên tục thuật ngữ này của Tân Ước, là “Cha”. Phát xuất từ Chúa Cha, và được ban cho Chúa Con Giêsu Kitô, do đó, có thể nói, luôn luôn tiếp xúc gần gũi với Thiên Chúa, mặc khải nhận được và giữ dấu ấn của Người.

Từ bình diện Thiên Chúa, chúng ta sau đó, bước xuống bình diện con người. Chính tại đây, chúng ta gặp Chúa Giêsu Kitô: tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa – Cha được tìm thấy ở nơi Người, “Lời” hằng sống “của Thiên Chúa”. Khi Chúa Giêsu Kitô tự ngỏ lời với loài người, Người xuất hiện với họ, do đó, như một nhân chứng hoàn toàn đáng tin cậy, trong tư cách Thánh Tử ở bình diện Ba Ngôi, có khả năng đạt tới sự viên mãn của “nội dung” Chúa Cha, mà từ Người mọi sự đều phát xuất, và như Thánh Tử nhập thể, còn có thể truyền đạt nội dung này một cách thỏa đáng cho con người.

Bằng cách này, mặc khải đã bước vào tiếp xúc với Thánh Gioan. Điều này diễn ra một cách đặc biệt: Chúa Cha, qua trung gian Chúa Giêsu Kitô, Đấng vốn là “người mang Người”, phát biểu mặc khải “bằng các dấu hiệu” tượng trưng được Thánh Gioan nhận thức, “nhìn thấy”, và ngài hiểu chúng một cách thỏa đáng, nhờ trung gian một thiên thần, đã giải thích chúng cho ngài. Đến lượt Thánh Gioan, ngài phát biểu sự mặc khải mà ngài có được trong sứ điệp ngài gửi cho các giáo hội, và, ở thời điểm đó, mặc khải trở thành một bản văn viết. Sự tiếp xúc với Chúa Cha và với Chúa Con nhập thể, Đấng đã khai sinh ra bản văn, vẫn còn ở đấy sau đó, trở thành một phẩm chất vĩnh viễn của nó. Ở giai đoạn cuối của hành trình, khi mặc khải bằng bản văn được công bố cho cộng đồng phụng vụ, nó mang bộ mặt tiên tri.

b. Sự biến đổi của Thánh Gioan được thực hiện bởi Chúa Thánh thần, qui hướng về Chúa Kitô (Kh 1:10; 4:1-2)

46. Ở đầu phần thứ nhất (Kh 1:4-3:22) và phần thứ hai (Kh 4:1-22:5) của bản văn, tác giả Sách Khải huyền, người tự nhận mình là Gioan (xem Kh 1:2,4), cho ta một sự chính xác đáng chú ý về tính năng động của mặc khải, một tính năng động khởi đi từ Chúa Cha và băng qua Chúa Giêsu, cuối cùng trở về với Người: sự can thiệp đặc biệt của Chúa Thánh Thần đã biến đổi Thánh Gioan và đưa ngài vào mối liên hệ đổi mới với Chúa Giêsu Kitô, một liên hệ dẫn ta đến chỗ biết rõ hơn về Người.

Điều này trước hết được biểu lộ ở phần đầu của cuốn sách (xem Kh 1:10), nhắc đến toàn bộ phần này. Ẩn dật tại đảo Patmos, luôn nghĩ tới và thương nhớ cộng đồng Êphêsô xa xôi của ngài, Thánh Gioan tri nhận “ngày của Chúa”, đặc điểm của cộng đồng phụng vụ, việc Chúa Thánh thần tỏ mình ra một cách mới mẻ: “Tôi đã được Thánh Thần chiếm hữu vào ngày của Chúa”. Sự kiện được Chúa Thánh thần chiếm hữu và được tiếp xúc với Người, đưa Thánh Gioan vào một sự biến đổi bên trong, một sự biến đổi không nhất thiết phải đạt đến một mức độ ngất trí, làm ngài có khả năng tiếp nhận và giải thích dấu hiệu tượng trưng phức tạp sẽ được tỏ bầy với ngài. Nó phát khởi nơi Thánh Gioan một kinh nghiệm hiện sinh, nhận thức và xúc cảm mới mẻ về Chúa Giêsu Kitô phục sinh, mà từ Người, ngài sẽ nhận được nhiệm vụ gửi đi một thông điệp viết cho bảy Giáo hội (xem Kh 1:10b-3:22).

Sự tiếp xúc đặc biệt này với Thánh Thần được đổi mới ở đầu (Kh 4:1-2) phần thứ hai của sách (Kh 4:1-22,5): “Ngay lập tức tôi được chiếm hữu bởi Thánh Thần” (Kh 4:2) và được giữ nguyên như thế cho đến khi kết luận. Giống như lần tỏ mình ra trước đây, lần tỏ mình ra mới mẻ này của Chúa Thánh thần nhằm sự biến đổi bên trong của Thánh Gioan. Nó được đi trước bởi sự can thiệp của Chúa Giêsu Kitô, Đấng bảo Thánh Gioan từ bình diện dưới đất vươn tới bình diện trên trời. Trong sức mạnh của sự biến đổi thứ hai này trong Chúa Thánh thần, Thánh Gioan sẽ có thể nhận thức được nhiều “dấu hiệu” mà Thiên Chúa sẽ ban cho ngài qua Chúa Giêsu Kitô, và được thuật lại một cách thỏa đáng trong bản văn. Sự tiếp xúc đổi mới này với Chúa Thánh thần sẽ được làm cho nổi bật bằng một số đặc điểm nói lên bản chất mối liên hệ của Thánh Gioan với Chúa Giêsu Kitô. Đây là trường hợp ở Kh 17:3, trước khi trình bày một cách hết sức phức tạp, cuộc phán xét “gái điếm vĩ đại” (xem Kh 17:3-18:24), kẻ, dưới ảnh hưởng của Quỷ Dữ, vốn thể hiện trong lịch sử việc đối lập triệt để nhất đối với các giá trị của Chúa Giêsu Kitô. Sau đó, khi đã được ban cho “dấu hiệu” kết luận tuyệt vời về Giêrusalem mới, một Giêrusalem sẽ biểu lộ mối liên hệ yêu thương bền vững giữa Chúa Giêsu Kitô Chiên Con và Giáo hội trở thành cô dâu của Người, sẽ là một việc nhắc đến Thánh Thần nữa (x. Kh 21:10), Đấng sẽ mở cho Thánh Gioan đạt tới một sự hiểu biết cao nhất về Chúa Giêsu Kitô. Việc mở rộng sự hiểu biết do Chúa Thánh thần tạo ra nhằm “cái hơn” này trong mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô sau đó sẽ được chuyển từ Thánh Gioan sang công việc của ngài, và sau đó sang cho độc và thính giả của ngài.

c. Hệ luận nhân bản để phát biểu sứ điệp tiên tri (Kh 10,9-11)

47. Việc mở rộng sự hiểu biết trên, được Thánh thần tạo ra, phát triển trong con người như thế nào? Về phương diện này, chúng ta tìm thấy một dấu mốc đáng lưu ý trong Kh 10:9-11. Một thiên thần, một biểu hiện long trọng của Chúa Kitô (xem Kh 10:1-8), cầm trong tay trái một “cuốn sách nhỏ”, chứa sứ điệp của Thiên Chúa, có lẽ là nội dung “sổi” của Kh 11:1-13, và mời Thánh Gioan cầm lấy nó: “Ngài bảo tôi: “Cầm lấy mà nuốt đi! Nó sẽ làm cho bụng dạ ông phải cay đắng, nhưng trong miệng ông, nó sẽ ngọt ngào như mật ong “(Kh 10:9). Ở lần đầu tiên tiếp xúc với cuốn sách nhỏ, Thánh Gioan rất ngạc nhiên và trải nghiệm sự ngọt ngào khôn tả của Lời Chúa. Nhưng sự quyến rũ của lời nói nghe được sẽ phải nhường chỗ cho việc hấp thụ nó một cách mệt nhọc. Lời Chúa sẽ phải chuyển từ bình diện thần thiêng sang bình diện thông đạt nhân bản qua một việc làm nặng nhọc bên trong, một điều đòi hỏi trí thông minh, cảm giới và khả năng sáng tạo văn chương của Thánh Gioan. Một khi giai đoạn mệt nhọc này đã được hoàn thành, Thánh Gioan sẽ có thể công bố Lời Chúa, một lời từ nay đã rời khỏi trạng thái “sổi” ban đầu của nó, để trở thành lời nói của con người, nhờ việc triển khai công phu này.

d. Đặc tính không thể thay đổi của cuốn sách được linh hứng (Kh 22:18-19)

48. Đến cuối tác phẩm của mình, khi bản văn soạn thảo có thể được gọi bằng biểu thức “cuốn sách này” (Kh. 22:18,19 b), tác giả, khi đặt toàn bộ vào miệng Thánh Gioan, đưa ra tuyên bố triệt để về tính cách không thể thay đổi của chính cuốn sách.

Lấy các bản văn Đệ nhị luật khác nhau làm khởi điểm (xem Đnl 4:2; 13:1; 29:19), tác giả Sách Khải huyền nhấn mạnh đến tính triệt để của nó: từ nay, cuốn sách hiện được soạn thảo có được sự hoàn hảo riêng của Thiên Chúa, Đấng không có gì có thể được thêm vào hoặc bớt đi. Sự tiếp xúc kéo dài mà ngài có được trong thời gian soạn thảo, với Chúa Giêsu, qua trung gian Thánh thần, đã đóng vào cuốn sách một dấu ấn thánh thiêng: người ta có thể nói rằng “một cái gì đó” của Chúa Giêsu Kitô và của Thánh Thần còn lại trong đó, do đó làm cho bản văn xứng đáng đóng vai trò một lời tiên tri, có thể đi vào cuộc sống với khả năng biến đổi nó.

e. Một tổng hợp đầu tiên về chủ đề “nguồn gốc thần thiêng”

49. Các nhận xét đã đưa ra cho phép chúng ta nhấn mạnh, liên quan đến chủ đề của chúng ta, một số đặc điểm căn bản của bản văn Khải huyền. Bản văn này có nguồn gốc thần thiêng rõ ràng, trực tiếp phát xuất từ Thiên Chúa Cha và từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà Thiên Chúa Cha đã ban nó cho Người. Đến lượt Người, Chúa Giêsu Kitô ban nó cho Thánh Gioan, đem vào đó nội dung các “dấu lạ” tượng trưng mà Thánh Gioan, với sự giúp đỡ của Thiên thần, đã giải thích, đã thành công trong việc tri nhận. Sự tiếp xúc ban đầu và trực tiếp này của bản văn với bình diện thần thiêng kéo dài sau đó, suốt cuốn sách, trong phần thứ nhất cũng như trong phần thứ của sách, dưới hành động chuyên biệt và chặt chẽ của Thánh thần, Đấng làm mới và biến đổi Thánh Gioan từ bên trong, tạo nơi ngài một “bước nhảy vọt về phẩm chất” trong việc hiểu biết Chúa Giêsu Kytô.

Nội dung mạc khải không tự động chuyển từ bình diện thần thiêng nơi nó phát sinh để phát triển ở bình diện nhân bản nơi nó phải được nghe. Đoạn văn làm cho Lời của Thiên Chúa trở thành lời không kém của con người đòi hỏi nơi Thánh Gioan, sau niềm hân hoan phấn khởi lúc đầu tiên tiếp xúc với Lời, một việc triển khai công phu cho phép sứ điệp bắt tay với thân phận người và trở nên dễ hiểu. “Đoạn văn” này không làm cho nó mất đi đặc điểm khởi nguyên của nó: trong toàn bộ bản văn, từ nay được viết một cách dứt khoát và trở thành một cuốn sách, vẫn còn một chiều kích thánh thiêng vốn thuộc cõi thần thiêng. Chiều kích thánh thiêng này một mặt làm cho bản văn thành không thể thay đổi được, không có khả năng thêm vào hay bỏ bớt, và mặt khác, chiều kích này mang lại cho nó sức mạnh của lời tiên tri khiến nó có khả năng biến đổi hiện sinh một cách quyết định.

Nhóm các tính năng phức tạp trên, một nhóm vốn tạo thành một toàn bộ, giúp ta hiểu, như tác giả của Sách Khải huyền trải nghiệm và hiểu các thành phần của điều ngày nay chúng ta gọi là “linh hứng”: ở đây muốn nói tới sự can thiệp thường hằng của Thiên Chúa Cha; sự can thiệp thường hằng, đặc biệt phong phú và được xây dựng tốt đẹp của Chúa Giêsu Kitô và sự can thiệp thường trực của Chúa Thánh thần. Đây cũng là sự can thiệp của Thiên thần, người diễn giải, và cuối cùng, liên quan đến việc kết nối bản văn với con người, sự can thiệp chuyên biệt của Thánh Gioan. Cuối cùng, bản văn này, Lời của Thiên Chúa đến tiếp xúc với con người, sẽ thành công không những trong việc làm nội dung khai sáng của nó được hiểu rõ, mà còn làm cho nó tỏa sáng trong cuộc sống: nó sẽ được linh hứng và truyền linh hứng.

Cuối cùng, chúng ta hãy lưu ý một sự kiện gây ấn tượng này là cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, một cuốn sách chứa đựng nhiều tham chiếu nhất về Cựu Ước và dường như là một tổng hợp của nó, do đó là cuốn sách chứng thực nguồn gốc thần thiêng và đặc tính linh hứng của Cựu Ước, một cách chính xác nhất và được xây dựng tốt nhất. Do đó, một chiều kích mới đã được thêm vào việc tiếp xúc với Chúa Kitô: Cựu Ước cũng được linh hứng và truyền linh hứng nhờ cách giải thích theo Kitô học này.

4. Kết luận

50. Để kết luận phần liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của các sách Kinh thánh (nguồn gốc thần thiêng tương ứng với khái niệm linh hứng), trước tiên chúng ta, một mặt, sẽ tóm tắt những gì đã được trình bầy về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và các tác giả loài người, bằng cách đặc biệt nhấn mạnh sự kiện này là các trước tác Tân Ước nhìn nhận tính linh hứng của Cựu Ước, và thể hiện cách đọc Kitô học về nó. Sau đó, chúng ta sẽ mở rộng viễn ảnh và tìm cách hoàn tất các kết quả đã thu lượm được: Với việc xem xét theo lối đồng đại (synchnonique), chúng ta sẽ thêm một xem xét vắn tắt theo lối dị đại (diachronique) việc cấu tạo văn chương của các trước tác Kinh Thánh. Mặt khác, việc nghiên cứu các trước tác cá thể đã được trình bày sẽ được hoàn tất bằng một tổng quan về các trước tác Kinh thánh được tập họp lại trong cùng một qui điển. Khía cạnh cuối cùng này sẽ được bàn tới trong hai phần: đầu tiên sẽ nói đến qui điển của cả hai giao ước, tìm thấy trong Tân Ước, sau đó là lịch sử hình thành qui điển và việc tiếp nhận các sách Kinh thánh của Israel và của Giáo hội.

http://www.vietcatholicnews.net/pics/man%20god.jpg

4.1 Tổng quan về mối liên hệ “Thiên Chúa – tác giả loài người”

51. Dự án của chúng ta hệ ở việc, qua một số sách Kinh Thánh, nêu bằng chứng cho mối liên hệ giữa những người viết chúng và Thiên Chúa, bằng cách đặc biệt chú ý đến cách họ chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chúng. Kết quả của nghiên cứu này hệ ở “hiện tượng học Kinh thánh” (phénoménologie biblique) về mối liên hệ “Thiên Chúa – tác giả loài người”. Chúng ta trình bày ở đây một bản tóm tắt ngắn gọn về những gì đã được thảo luận, và sau đó các đặc điểm chính về linh hứng sẽ được làm nổi bật, do đó cho phép mô tả các điều kiện của một sự tiếp nhận thích đáng và chính đáng các sách được linh hứng.

a. Tổng hợp ngắn gọn

Trong các bản văn Cựu Ước, mối liên hệ hiện hữu giữa các tác giả khác nhau và Thiên Chúa được phát biểu nhiều cách. Trong Ngũ kinh, Môsê xuất hiện như một nhân vật được Thiên Chúa đặt làm người trung gian duy nhất cho sự mặc khải của Người. Trong nhóm Kinh thánh này, chúng ta tìm thấy lời khẳng định nguyên ủy rằng chính Thiên Chúa đã viết bản Mười Điều Răn và giao nó cho Môsê (Xh 24:12); một điều chứng thực nguồn gốc thần thiêng trực tiếp của bản văn này. Môsê cũng được trình bầy chịu trách nhiệm viết các lời lẽ thần thiêng khác (xem Xh 24:4; 34:27), trở thành người trung gian dứt khoát của Chúa trong toàn bộ Tôra (xem Đnl 31:9). Còn các sách tiên tri, các sách này biết các công thức khác nhau để diễn tả sự kiện này là Thiên Chúa truyền đạt Lời của Người cho các sứ giả được linh hứng, những người có trách nhiệm truyền đạt lời này cho dân. Trong khi trong Ngũ kinh và các sách tiên tri, Lời của Thiên Chúa được tiếp nhận trực tiếp bởi các trung gian do Thiên Chúa tuyển chọn, chúng ta tìm thấy một tình huống khác trong các Thánh Vịnh và sách Khôn ngoan. Trong các Thánh vịnh, người cầu nguyện nghe tiếng Thiên Chúa, Đấng được tri nhận trước hết trong các biến cố vĩ đại của sáng thế và lịch sử cứu độ của Israel, và cả trong một số kinh nghiệm bản thân. Tương tự như vậy, trong các sách Khôn ngoan, việc suy gẫm Lề Luật và các Tiên tri, được linh hứng bởi việc kính sợ Thiên Chúa, nhờ các chỉ dẫn khác nhau, dẫn tới một nền huấn giáo khôn ngoan của Thiên Chúa.

Trong Tân Ước, con người của Chúa Giêsu, hoạt động và hành trình của Người diễn tả đỉnh cao của mặc khải thần thiêng. Đối với mọi tác giả và trong mọi trước tác Tân Ước, bất cứ mối liên hệ nào với Thiên Chúa cũng đều phụ thuộc vào mối liên hệ với Chúa Giêsu. Các Tin Mừng nhất lãm chứng thực nguồn gốc thần thiêng của chính chúng, qua việc trình bày Chúa Giêsu và công trình mặc khải của Người. Đặc tính này chung cho bốn Tin Mừng, nhưng không phải không có những sắc thái nhất định. Các Tin Mừng Mátthêu và Máccô tự đồng nhất với con người và công việc của Chúa Giêsu. Chúng trình bày hành động của Người theo cách kể chuyện, cũng như cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Người, vốn là một xác nhận tối cao của Thiên Chúa đối với toàn bộ các lời lẽ của Người và tất cả những lời khẳng định của Người liên quan đến danh tính của Người. Thánh Luca, trong phần mở đầu Tin Mừng của ngài, giải thích trình thuật của ngài dựa trên mối liên hệ của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên của Lời Chúa. Cuối cùng, Thánh Gioan quả quyết mình là nhân chứng tận mắt công trình của Chúa Giêsu kể từ lúc bắt đầu. Được Chúa Thánh Thần dạy dỗ và tin vào tư cách làm con thần thiêng của Chúa Giêsu, ngài làm chứng cho công trình mặc khải của Người.

Các trước tác khác của Tân Ước chứng thực theo nhiều cách khác nhau rằng chúng phát xuất từ Chúa Giêsu và từ Thiên Chúa. Qua mối liên kết chặt chẽ nối kết hai tác phẩm của ngài (xem Công vụ 1: 1-2), Thánh Luca làm người đọc hiểu rằng trong Công vụ các Tông Đồ, ngài tường thuật các hoạt động hậu phục sinh của các nhân chứng tận mắt, các thừa tác viên Lời Chúa (xin xem Lc 1:3), những người ngài phụ thuộc trong việc trình bày công trình của Chúa Giêsu, trong Tin Mừng của ngài. Thánh Phaolô chứng thực đã tiếp nhận từ Thiên Chúa Cha sự mặc khải về Con của Người (xem Gl 1:15-16) và đã thấy Chúa Phục sinh (1 Cr 9: 15,8), và ngài đã khẳng định nguồn gốc thần thiêng tin mừng của ngài. Trong những điều liên quan đến việc nhận thức ơn cứu rỗi được Thiên Chúa mặc khải, tác giả thư Do Thái lấy làm nguồn các nhân chứng trực tiếp được nghe lời rao giảng của Chúa. Cuối cùng, tác giả Sách Khải Huyền mô tả một cách tinh tế và độc đáo cách ngài nhận được sự mặc khải được viết một cách dứt khoát và không thể thay đổi trong cuốn sách của ngài: về chính Thiên Chúa Cha, qua trung gian của Chúa Giêsu Kitô, trong các dấu hiệu được giải mã nhờ sự giúp đỡ của một thiên thần giải thích.

Do đó, chúng ta tìm thấy trong các trước tác Kinh Thánh một bộ chứng từ lớn liên quan đến nguồn gốc thần thiêng của chúng, và do đó có thể nói tới một “hiện tượng học” phong phú về mối liên hệ giữa Thiên Chúa và tác giả loài người. Trong Cựu Ước, mối liên hệ được thiết lập, nhiều cách khác nhau, với chính Thiên Chúa. Trái lại, trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa luôn đi qua trung gian của Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô, nơi Người, Thiên Chúa nói Lời tối hậu và quyết định của Người (Dt 1: 1-2). Trong phần dẫn nhập, chúng ta đã nhấn mạnh sự khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng giữa mặc khải và linh hứng, giữa việc thông đạt nội dung và sự giúp đỡ thần thiêng đối với công trình viết. Yếu tố căn bản và nguyên thủy là hành động thông đạt của Thiên Chúa và việc tiếp nhận bằng đức tin các nội dung sau đó được viết ra với sự giúp đỡ của Thiên Chúa. Trường hợp Mười Điều Răn, do chính Thiên Chúa viết và trao cho Môsê (Xh 24:12), rõ ràng ngoại thường, giống như Sách Khải Huyền, trong đó, diễn tả chi tiết diễn trình đi từ việc thông đạt của Thiên Chúa đến việc viết.

b. Các đặc điểm chính của linh hứng

52. Dựa vào các yếu tố vừa được tóm tắt, giờ đây ta có thể trình bầy các đặc điểm của khái niệm linh hứng, và làm rõ khái niệm “linh hứng của các sách Kinh thánh”.

Bằng cách chú ý đến những dấu chỉ làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của các tác phẩm Kinh thánh khác nhau, chúng ta đã nhận thấy rằng trong Cựu Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng là căn bản, trong khi trong Tân Ước, mối liên hệ với Thiên Chúa đi qua sự trung gian của con Người là Chúa Giêsu. Mối liên hệ này mang nhiều hình thức. Đối với Cựu Ước, chúng ta hãy đề cập đến mối liên hệ đặc biệt giữa Thiên Chúa và Môsê, được Ngũ kinh mô tả, mối liên hệ được các công thức tiên tri gợi lên, kinh nghiệm về Thiên Chúa, Đấng là nguồn gốc của các Thánh vịnh, nỗi kính sợ Thiên Chúa, đặc điểm của sách Khôn Ngoan. Tự đặt mình vào mối liên hệ sống động này, các tác giả nhận được và nhận ra những gì họ truyền đạt trong lời lẽ và trong các trước tác của họ. Trong Tân Ước, mối liên hệ bản thân với Chúa Giêsu mang hình thức thân phận môn đệ, mà tâm điểm là niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa (xin xem Mc 1: 1 Ga 20:31). Mối liên hệ này với Chúa Giêsu có thể là trực tiếp (Tin mừng Gioan, Thánh Phaolô), hoặc đi qua các trung gian (Tin mừng Luca, Thư Do Thái). Mối liên hệ căn bản này để truyền đạt Lời Chúa được mô tả một cách đặc biệt phong phú và chi tiết trong Tin Mừng Gioan: tác giả đã chiêm ngưỡng vinh quang của Người Con duy nhất đến từ Chúa Cha (x.em Ga 1:14). Ngài là một nhân chứng tận mắt cuộc hành trình của Chúa Giêsu (xin xem Ga 19:35; 21: 24); ngài đưa ra lời chứng của mình, được chỉ dẫn bởi Thánh Thần chân lý (xem Ga 15:26-27). Do đó, ở đây điều minh nhiên là đặc tính Ba Ngôi của mối liên hệ giữa tác giả và Thiên Chúa, có tính nền tảng cho một tác giả được linh hứng của Tân Ước.

Theo chứng từ của các sách Kinh thánh, linh hứng được trình bầy như mối liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa (hoặc với Chúa Giêsu), một mối liên hệ qua đó, Người ban cho tác giả loài người – qua trung gian Thánh Thần của Người – những gì Người muốn truyền đạt cho con người. Kết luận này minh họa và xác nhận Hiến chế tín lý Dei Verbum (số 11): Sách Kinh thánh được viết dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần; Thiên Chúa là tác giả của chúng, vì Người sử dụng một số người được chọn, hành động trong họ và qua trung gian của họ; mặt khác, những người này viết như những tác giả thực sự.

Các điểm khác được đưa ra ánh sáng bởi nghiên cứu của chúng ta xem ra có tính bổ sung.

* Hồng ân được đích thân liên hệ với Thiên Chúa rõ ràng có tính nền tảng (niềm tin vô điều kiện vào Thiên Chúa, kính sợ Thiên Chúa, niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô Con Thiên Chúa).

* Trong khuôn khổ mối liên hệ này, tác giả hoan nghênh những cách khác nhau qua đó, Thiên Chúa mặc khải chính mình (sáng thế, lịch sử, sự hiện diện lịch sử của Chúa Giêsu thành Nadarét).

* Trong nhiệm cục mặc khải của Thiên Chúa, mà đỉnh cao là việc sai Con của Người, Chúa Giêsu, các phương thức liên hệ của tác giả với Thiên Chúa và các phương thức của mặc khải là các yếu tố thay đổi, tùy thuộc vào thời gian và hoàn cảnh của mặc khải. Có thể kết luận rằng linh hứng tương tự như nhau đối với mọi tác giả của các sách Kinh thánh (như Dei Verbum 11 đã cho thấy), nhưng được đa dạng hóa do sự kiện nhiệm cục trong mặc khải thần thiêng.

c. Làm thế nào tiếp nhận một cách thích đáng các sách được linh hứng?

Nghiên cứu việc linh hứng của các trước tác Kinh thánh cho thấy sự ân cần không mệt mỏi của Thiên Chúa khi nói với dân của Người, và chúng ta cũng đã nêu bật Chúa Thánh Thần, mà trong Người, những cuốn sách này đã được viết ra.

Với sự ân cần của Thiên Chúa cần có sự tương ứng của một lòng biết ơn sâu sắc, tự biểu lộ qua sự quan tâm sống động và chú ý sâu sắc trong việc lắng nghe và thấu hiểu Thiên Chúa, Đấng muốn tự thông đạt cho con người. Tuy nhiên, Thánh Thần mà trong Người các sách này được viết ra cũng là chính Thánh Thần mà trong Người chúng ta lắng nghe. Các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, được sinh động sâu sắc bởi đức tin vào Chúa của họ, đã viết ra các sách Tân Ước. Các sách này cũng nhằm để được lắng nghe bởi các môn đệ đích thực của Chúa Giêsu (xem Mt 28:19), bản thân những môn đệ này cũng được thấm nhuần niềm tin sống động vào Người (xem Ga 20:31). Họ được kêu gọi đọc các trước tác Cựu Ước, hợp nhất với Chúa Kitô phục sinh, bằng cách tuân theo lời dạy mà Người đã ban cho các môn đệ của Người (xem Lc 24:25-27,44-47). Điều cũng thích hợp không kém là lưu ý tới linh hứng trong khi nghiên cứu các trước tác Kinh thánh một cách khoa học, được thực hiện không theo cách trung lập, nhưng như một cách tiếp cận thần học thực sự. Tiêu chuẩn của cách đọc đích thực được Dei Verbum đề cập, khi Hiến chế này quy định rằng “Kinh thánh phải được đọc và diễn giải dưới ánh sáng của cùng một Thánh Thần, Đấng đã làm cho nó được soạn thảo” (12). Các phương pháp diễn giải đương thời không thể thay thế đức tin, nhưng nếu được thực hiện trong bối cảnh đức tin, chúng có thể tỏ ra rất hữu hiệu để hiểu các bản văn này về phương diện thần học.

4.2 Các truyền thống Tân Ước chứng thực tính linh hứng của Cựu Ước và đưa lại cho nó một giải thích Kitô học

http://www.vietcatholicnews.net/pics/inspiration.jpg 54. Việc nghiên cứu của chúng ta về các bản văn Tân Ước thường giúp làm nổi bật cách chúng đề cập đến Kinh thánh của truyền thống Do Thái. Trong kết luận này, chúng ta trình bày một số thí dụ, qua đó có thể xác định mối liên hệ với các bản văn của Cựu Ước. Chúng ta sẽ kết thúc bằng cách bình luận hai đoạn của Tân Ước, là những đoạn không những chỉ trích dẫn Cựu Ước, mà còn khẳng định rõ ràng tính linh hứng của nó.

a. Một số thí dụ

Tin Mừng Matthêu, khi trích dẫn các tiên tri, có thể được lấy làm thí dụ. Khi nói tới việc nên trọn các lời hứa hoặc lời tiên tri, Tin mừng này không gán chúng cho chính nhà tiên tri (thí dụ bằng cách viết: “Như nhà tiên tri đã nói”), nhưng, minh nhiên hoặc mặc nhiên gán chúng cho chính Thiên Chúa, bằng cách sử dụng thể thụ động thần học: “Tất cả những điều này đã xảy ra để ứng nghiệm lời của Chúa được vị tiên tri nói ra” (Mt 1: 22; 2:15.17 ; 8:17 ; 12:17 ; 13:35 ; 21:4). Tiên tri chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa. Do đó, Thánh Matthêu trình bày những gì đã xảy ra với Chúa Giêsu như là việc nên trọn lời hứa xưa, do đó đưa ra một giải thích Kitô học về chúng.

Tin Mừng Luca cho biết thêm rằng cách giải thích đó có nguồn gốc từ chính Chúa Giêsu, Đấng mô tả thừa tác vụ của chính Người bằng cách sử dụng các sấm ngôn của Isaia (x. Lc 4:18-19) hoặc các nhân vật tiên tri Êlia và Êlisa ( xem Lc 4:25-27); với tất cả thế giá do sự phục sinh của Người đem lại cho Người, cuối cùng, Người chứng tỏ dứt khoát tất cả Kinh thánh đã nói về Người, về những đau khổ và vinh quang của Người như thế nào (x. Lc 24:25-27, 44-47).

Trong Tin Mừng Gioan, chính Chúa Giêsu khẳng định rằng Kinh thánh làm chứng cho Người; Người làm như vậy trong các cuộc chạm trán với những người đối thoại, là những người nghiên cứu kỹ những các sách thánh này để tìm được sự sống đời đời (x. Ga 5:39).

Thánh Phaolô, như đã được trình bày rất đầy đủ, nhìn nhận không do dự thẩm quyền của Kinh thánh; ngài làm chứng cho nguồn gốc thần thiêng của chúng và xem chúng như những lời tiên báo cho Tin mừng.

b. Chứng từ của 2 Tm 3:15-16 và 2 Pr 1:20-21

55. Chúng ta tìm thấy trong hai thư này (2Tm và 2Pr) những chứng từ minh nhiên duy nhất về bản chất linh hứng của các sách Cựu Ước.

Thánh Phaolô nhắc nhở Timôtê về sự đào tạo của ông trong đức tin, bằng cách nói rằng: ” Và từ thời thơ ấu, anh đã biết Sách Thánh, sách có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Chúa Kitô Giêsu. Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2 Tm 3,15-16). Kinh thánh Cựu Ước, đọc trong đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, đã tạo nền tảng cho giáo huấn tôn giáo của Timotê (xem Cv 16: 1-3; 2 Tm 1:5) và góp phần củng cố niềm tin của ông vào Chúa Kitô. Thánh Phaolô nhìn nhận tất cả các Sách thánh này “đều được linh hứng” và tuyên bố rằng Thánh Thần Thiên Chúa là tác giả của chúng.

Thánh Phêrô đặt nền tảng cho sứ điệp tông đồ của ngài (1 sứ điệp tuyên xưng: “quyền năng và cuộc quang lâm của Đức Giêsu Kitô”: 2 Pr 1:16) trên chứng từ riêng của chính ngài về những điều đã được nhìn và nghe thấy, và trên lời lẽ của các tiên tri. Ngài đề cập (2 Pr 1:16-18) đến sự hiện diện của ngài trên núi Hiển Dung, khi, với các nhân chứng khác (“chúng tôi”: 2 Pr 1:18), ngài nghe thấy tiếng của Thiên Chúa Cha: “Đây là Con Ta, Con yêu dấu của Ta” (2 Pr 1:17 ). Sau đó, ngài nhắc đến lời chắc chắn của các tiên tri (2 Pr 1:19), những vị ngài nói tới: “Nhất là anh em phải biết điều này: không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong Sách Thánh. Quả vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1:20-21). Khi nói đến tất cả những lời tiên tri được tìm thấy trong Kinh thánh, ngài quả quyết rằng chúng được liên kết với ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần nơi các tiên tri. Đó cùng là một Thiên Chúa mà tiếng nói được Thánh Phêrô nghe thấy trên núi hiển dung, và là Đấng đã nói qua các tiên tri. Sứ điệp Tông đồ liên quan đến Chúa Kitô phát xuất từ một Thiên Chúa duy nhất, qua hai trung gian này.

Điều có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu mối liên hệ giữa Cựu Ước và chứng từ Tông đồ là – trong 2 Tm cũng như trong 2 Pr – các tác giả nói về “các Sách thánh” sau khi đã nhấn mạnh vào công việc Tông đồ của chính họ. Trước tiên, Thánh Phaolô đề cập trước nhất đến việc giảng dạy và đời sống gương mẫu của mình (2 Tm 3:10-11), sau đó là vai trò của Kinh thánh (2 Tm 3:16-17). Thánh Phêrô tự trình bầy mình như một nhân chứng thấy và nghe việc hiển dung (x. 2 Pr 1:16-18), và sau đó đề cập đến các tiên tri xưa (2 Pr 1:19-21). Do đó, hai bản văn cho thấy chứng từ Tông đồ tạo thành bối cảnh cho việc đọc và giải thích các Sách thánh được linh hứng (của Cựu Ước). Do sự kiện này, chính chứng từ này phải được nhìn nhận là được linh hứng.

4.3 Diễn trình viết các Sách thánh và việc linh hứng

http://www.vietcatholicnews.net/pics/240px-Mor-Christ-Cond%C3%A9.jpg 56. Cách tiếp cận dị đại (Approche diachronique) việc viết các trước tác Kinh thánh cho thấy Qui điển (canon) Sách thánh được hình thành dần dần như thế nào trong quá trình lịch sử, từng chặng từng chặng. Đối với Cựu Ước, những chặng khác nhau này có thể được lên sơ đồ như sau:

– viết thành văn các truyền thống truyền miệng, các lời tiên tri, các sưu tập luật lệ.

– biên soạn bộ thu thập các truyền thống đã thành văn, những truyền thống đã dần dần nhận được thế giá và được công nhận như các phát biểu của mặc khải thần thiêng, như Tôra chẳng hạn.

– liên kết các bộ thu thập khác nhau: Tôra, Các Tiên tri và Trước tác Khôn ngoan.

Mặt khác, các truyền thống cổ xưa nhất đã là chủ đề của những việc đọc lại liên tục, và của nhiều giải thích lại. Cùng một hiện tượng như thế diễn ra trong tuyển tập (corpus) đã được cấu thành: do đó, trong Tôra, các tường thuật lập pháp gần kề nhất đề xuất một sự khai triển và giải thích các lề luật trước thời kỳ lưu đày; hoặc một lần nữa, trong sách Isaia, chúng ta tìm thấy dấu vết của những khai triển kế tiếp cũng như dấu vết một trước tác văn học thống nhất hóa.

Cuối cùng, các trước tác sau đó hơn trình bày một việc hiện thực hóa các bản văn cổ xưa, chẳng hạn như sách Huấn Ca, sách đã nhận diện Sách Khôn Ngoan và bộ Tôra.

Việc nghiên cứu các truyền thống Tân Ước đã cho thấy cách chúng đã bắt đầu ra sao từ các truyền thống đã thành văn của Do Thái giáo để loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô. Về phương diện này, chỉ cần nhắc lại rằng trước tác phẩm hai phần (diptyque) Tin Mừng Luca – Công Vụ đã tham chiếu rất nhiều ở Tôra, văn chương tiên tri và Thánh vịnh, để chứng minh Chúa Giêsu “làm nên trọn” Kinh thánh của Israel ra sao (Lc 24:25-27,44).

Hiểu được khái niệm linh hứng của Sách thánh, do đó, đòi hỏi phải xem xét “chuyển động bên trong” này của chính các Sách thánh. Khái niệm linh hứng liên quan đến các bản văn đặc thù, nhưng cũng liên quan đến toàn bộ Qui Điển, 1 qui điển thống nhất hóa các truyền thống Cựu Ước và Tân Ước: các truyền thống cổ xưa của Israel, được ghi lại bằng bản văn, đã được đọc lại, bình luận và cuối cùng được giải thích dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng mang đến cho chúng ý nghĩa đầy đủ, dứt khoát.

Chính bằng cách bước theo “các tuyến đường”, “các trục” bên trong Kinh thánh, mà người đọc nó có thể đưa ra ánh sáng cách nhờ đó các chủ đề thần học được mở rộng và triển khai. Cách đọc Kinh thánh đúng qui điển cho phép việc nêu bằng chứng cho việc triển khai mặc khải, theo một luận lý học vừa dị đại vừa đồng đại.

Lấy một ví dụ, thần học về sự sáng thế, được phát biểu ngay ở phần dẫn nhập sách Sáng thế, tìm thấy các khai triển trong văn chương tiên tri (do đó, sách Isaia nối kết ơn cứu rỗi và sự sáng thế, bằng cách hiểu ơn cứu rỗi của Israel như sự kéo dài của sáng thế (Is 43), trong khi các chương 65-66 giải thích việc hồi sinh được chờ mong của Israel như một sáng thế mới (Is 65:17; 66:22) và được triển khai bởi các Thánh vịnh và văn chương khôn ngoan.

57. Trong Tân Ước, người ta có thể, một mặt, làm cho minh bạch “mối tương quan nên trọn” đối với các truyền thống Cựu Ước, mặt khác là chuyển động dị đại của việc phát triển và diễn giải lại các truyền thống, giống hệt với chuyển động được đề cập đối với Cựu Ước.

Để minh họa mối tương quan nên trọn giữa các trước tác Tân Ước và các truyền thống Cựu Ước, chúng ta có thể trích dẫn Tin Mừng Gioan, là tin mừng, trong Lời mở đầu, đã trình bày Chúa Kitô như Lời Sáng tạo, cũng như các thư của Thánh Phaolô gợi lên ý nghĩa vũ trụ trong sự xuất hiện của Chúa Kitô (1 Cr 8:6; Cl 1:12-20), và cuối cùng Sách Khải Huyền, sách đã mô tả chiến thắng của Chúa Kitô như sự đổi mới cánh chung của sáng thế (x. Kh 21).

Việc nghiên cứu dị đại về các sách Tân Ước chứng tỏ cách chúng tích hợp ra sao các truyền thống cổ xưa, đôi khi tiền văn tự, nhưng phản ánh cuộc sống và các biểu thức phụng vụ của cộng đồng Kitô giáo sơ khai: lá thư đầu tiên gửi cho tìn hữu Côrintô, chẳng hạn, trích dẫn một lời tuyên xưng đức tin rất xưa trong 1 Cr 15:3-5. Mặt khác, các cuốn sách được tập hợp trong Qui điển Tân Ước phản ảnh một sự phát triển và biến hóa của việc khai triển thần học và định chế của các cộng đồng tiên khởi: do đó, thư gửi Titô làm chứng cho sự hiện hữu của các chức năng thừa tác vụ và các thủ tục biện phân công phu hơn những gì được tìm thấy trong các thư đầu tiên của Thánh Phaolô.

Cuộc hành trình dị đại ngắn ngủi này phải được nối khớp với một quan điểm đồng đại về việc đọc: bao lâu qui điển Kinh thánh còn được đóng khung bởi các sách từ Sáng Thế tới Khải Huyền, người đọc Kinh thánh đều được mời gọi để hiểu nó như một toàn bộ, như một câu chuyện độc nhất mở ra từ sáng thế đến tân sáng thế được khai mở trong Chúa Kitô.

Do đó, khái niệm linh hứng của Sách Thánh áp dụng vào từng bản văn tạo ra nó, cũng như vào toàn bộ Qui Điển. Khẳng định rằng một cuốn sách Kinh thánh được linh hứng hệ ở việc nhìn nhận rằng nó tạo ra một vectơ, một ống dẫn chuyên biệt và đặc quyền của mặc khải Thiên Chúa tới con người, và các tác giả phàm nhân của nó đã được Chúa Thánh Thần thúc đẩy để phát biểu các sự thật về đức tin, trong một bản văn được định vị trong lịch sử và được cộng đồng tín hữu tiếp nhận làm quy phạm.

Khẳng định rằng Sách Thánh, trong tính toàn bộ của nó, được linh hứng cũng tương đương như nhìn nhận rằng nó tạo thành một Qui Điển, nghĩa là, một bộ các trước tác quy phạm cho đức tin, đã tiếp được nhận như vậy trong Giáo hội. Hiểu như vậy, Kinh Thánh là nơi mặc khải một sự thật không thể vượt quá, một sự thật đồng nhất với một người, là Chúa Giêsu Kitô – Đấng, bằng lời nói cũng như bằng hành động của Người, “đã làm nên trọn” và “hoàn tất” các truyền thống Cựu Ước, và mặc khải Chúa Cha một cách viên mãn.

4.4 Hướng tới một Qui điển cho hai Giao Ước

58. Thư thứ hai gửi Timôtê và thư thứ hai của Thánh Phêrô có một vai trò quan trọng trong việc cho phép cái hiểu đầu tiên và cách tiếp cận đầu tiên về qui điển Kitô giáo của Sách Thánh. Các thư này lần lượt được đặt ở phần kết thúc các thư của Thánh Phaolô và các thư của Thánh Phêrô, và chúng ngăn chặn bất cứ sự bổ sung nào sau này vào các thư này, do đó chuẩn bị kết thúc một qui điển. Bản văn 2 Pr đặc biệt nhắc đến một Qui Điển của cả hai giao ước, và đến việc Giáo hội tiếp nhận các thư của Thánh Phaolô. Những yếu tố này là nhân tố quan trọng cho việc Giáo hội tiếp nhận hai trước tác này. Phần lớn các học giả Kinh Thánh coi hai bức thư là tác phẩm “dưới bút danh” (pseudonymes = được gán cho các tông đồ, nhưng thực sự được viết bởi các tác giả sau này). Điều này không ảnh hưởng đến đặc tính được linh hứng của chúng, cũng không làm giảm tính liên quan thần học của chúng.

a. Kết thúc bộ thư của Thánh Phaolô và các thư của Thánh Phêrô

Cả hai lá thư đều chú ý đến quá khứ và nhấn mạnh đến sự kết thúc sắp xảy ra cho cuộc đời hai tác giả của chúng. Chúng thường sử dụng khái niệm “hồi tưởng” và khuyên độc giả ghi nhớ và áp dụng lời dạy mà các Tông Đồ đã truyền đạt cho họ trong quá khứ (2 Tm 1:6,13; 2:2,8,14; 3: 14; 2 Pr 1:12,15; 3.1-2). Trong mức độ hai bức thư liên tục nhắc đến cái chết của các tác giả của chúng, chúng đóng vai trò kết thúc các bộ thư tương ứng của các ngài.

2 Tm nhắc đến cái chết sắp xảy ra của Thánh Phaolô: vị tông đồ, bị bỏ rơi bởi những người đồng đạo và sau khi bị thua kiện tại triều đình (x. 2 Tm 4:16-18), sẵn sàng nhận vương miện tử đạo: “Còn tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện”(2 Tm 4:6-8). Tương tự như thế, 2 Pr chỉ ra rằng Chúa đã mặc khải sự cận kề của cái chết của vị tông đồ: “Tôi thiết nghĩ: bao lâu tôi còn sống cuộc đời chóng qua này, tôi phải nhắc nhở để thức tỉnh anh em, đó là điều phải lẽ, vì biết rằng sắp đến thời tôi phải bỏ lều này, như Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cũng đã tỏ cho tôi biết. Nhưng tôi sẽ cố gắng, để trong mọi trường hợp, sau khi tôi ra đi, anh em có thể nhớ lại các điều ấy”(2 P 1:13-15, xem 2 Pr 3:1).

Hai lá thư được trình bày như là bản văn cuối cùng của mỗi tác giả, bản di chúc của ngài, đặt dấu chấm hết cho những gì các ngài muốn truyền đạt.

b. Hướng tới một Qui điển cho hai giao ước

59. Trong 2 Pr 3:2, Thánh Phêrô chỉ ra mục đích của hai lá thư của ngài: ” Anh em hãy nhớ lại những điều các thánh ngôn sứ đã nói trước kia, và điều răn của Chúa, Đấng Cứu Độ, mà các Tông Đồ của anh em đã truyền lại”. Mặc dù bản văn nhắc đến “những điều đã nói” của các vị tiên tri, nhưng không còn nghi ngờ gì về việc tác giả nghĩ đến các sách tiên tri (xem 2 Pr 1:20). Thuật ngữ “điều răn của Chúa và là Đấng Cứu độ” không nhắm một điều răn chuyên biệt nào của Chúa, nhưng có cùng một ý nghĩa y như trong đoạn trước, trong đó “sự hiểu biết về Chúa và Cứu Chúa Giêsu Kitô” được gọi là ” đường công chính” và ” điều răn thánh đã được truyền cho họ “(2 Pr 2:20-21). Thuật ngữ “điều răn”, số ít, được tạo ra tương tự như Tôra, có một ý nghĩa gần như kỹ thuật và, trong 2 Pr 3:2, được nối kết với một thuộc cách (génitif) kép, nó chỉ giáo huấn của Chúa Kitô được các Tông đồ truyền lại, nghĩa là Tin Mừng được hiểu là một nhiệm cục cứu rỗi mới.

2 Pr 3:2 nêu bật các Tiên tri, Chúa, các Tông đồ. Qui điển cho hai Giao ước đã được phân định ranh giới nhờ cách này; trong đó, giao ước đầu được nối kết với các Tiên tri, và giao ước sau được nối kết với Chúa và là Cứu Chúa Giêsu, Đấng được các Tông đồ làm chứng. Hai Giao ước đuợc nối kết mật thiết với chứng từ đức tin vào Chúa Kitô (2 Pr 1:16-21; 3:1-2), Cựu Ước (các tiên tri), nhờ việc giải thích Kitô học của nó và Tân Ước, nhờ chứng từ của các Tông đồ, được diễn tả trong các thư của các ngài (đặc biệt các thư của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô), nhưng cũng bởi các Tin mừng, đặt căn bản trên lời chứng của “các nhân chứng tận mắt và những người phục vụ Lời Chúa” (Lc 1:2; xem Ga 1,14).

2 Pr 3:15-16 cũng quan trọng không kém đối với việc thấu hiểu khái niệm Qui điển cho cả hai Giao ước và đặc tính được linh hứng của nó. Thánh Phêrô, sau khi giải thích sự chậm trễ của parousia (quang lâm, xem 2 Pr 3:3-14), đã đề cao việc ngài hội tụ với Thánh Phaolô: “như ông Phaolô, người anh em thân mến của chúng ta, đã viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan Thiên Chúa đã ban cho ông. Ông cũng nói như vậy trong tất cả các thư của ông, khi bàn đến các vấn đề này. Trong các thư ấy, có những chỗ khó hiểu; những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong Kinh Thánh, bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc, khiến chúng phải chuốc lấy hoạ diệt vong”.

Bản văn nhắc đến một bộ sưu tập các thư của Thánh Phaolô mà các người nhận của Thánh Phêrô đã nhận được. Lời khẳng định rằng Thánh Phaolô đã viết “theo ơn khôn ngoan đã được ban cho ông” trình bày ngài như một người viết được linh hứng. Việc giải thích sai các đoạn văn khó của Thánh Phaolô được so sánh với các giải thích sai “phần còn lại của Kinh thánh”: theo cách này, các trước tác của Thánh Phaolô và thư của Thánh Phêrô, nhờ các trước tác này củng cố, được nối kết với “các Sách thánh”, những sách, giống như các bản văn tiên tri, đều được Thiên Chúa linh hứng (2 Pr 1:20-21).

4.5 Việc tiếp nhận các Sách thánh và việc hình thành Qui điển

60. Những cuốn sách ngày nay hợp thành Kinh thánh của chúng ta không tự trình bày như “qui điển”. Thế giá của chúng, nhờ được linh hứng, phải được cộng đồng nhìn nhận và chấp nhận, bất chấp là Hội đường (Do Thái) hay Giáo hội. Do đó, điều có liên quan là lưu ý tới diễn trình lịch sử của việc nhìn nhận này.

Nền văn học nào cũng có các sách cổ điển của nó. Một sách “cổ điển” xuất phát từ môi trường văn hóa của một dân tộc nhất định, nhưng đồng thời khai mở ngôn ngữ của xã hội đó, và tự đặt để như mô hình cho các người viết trong tương lai. Một cuốn sách sẽ không trở thành “cổ điển” bởi nghị định của một cơ quan nào đó, nhưng vì được công nhận như thế bởi những người có văn hóa nhất của dân tộc. Tương tự như vậy, có thể nói như thế, nhiều tôn giáo có những sách “cổ điển” của họ. Trong trường hợp này, các trước tác được chọn phản ảnh các niềm tin của thành viên các tôn giáo này, những người tìm thấy ở đó nền tảng của thực hành tôn giáo của họ. Đây là trường hợp ở vùng Cận Đông xưa, ở Lưỡng Hà và cả ở Ai Cập nữa. Cùng một hiện tượng như thế đã xảy ra cho người Do Thái, những người, đặc biệt ý thức mình là dân được Thiên Chúa chọn, tự đồng hóa mình cách hữu cơ với truyền thống tôn giáo của họ. Trong số các trước tác khác nhau được lưu giữ trong các văn khố của họ, các kinh sư đã chọn những trước tác chứa đựng luật lệ thánh thiêng, câu truyện lịch sử quốc gia họ, các sấm ngôn tiên tri và bộ sưu tập những lời lẽ khôn ngoan trong đó, dân tộc Do Thái có thể tìm thấy bản sắc của họ và nhận ra nguồn gốc đức tin của mình. Cùng một hiện tượng như thế đã xảy ra nơi các Kitô hữu trong các thế kỷ đầu tiên, với các trước tác tông đồ chứa trong Tân Ước.

Thời kỳ tiền lưu đầy

Các nghiên cứu chú giải cho rằng rất có thể việc lựa chọn các truyền thống thành văn hoặc truyền khẩu, trong đó có các lời lẽ tiên tri và nhiều Thánh vịnh, đã bắt đầu ngay cả trước cuộc lưu đày. Trên thực tế, người ta tìm thấy ở Grm 18:18 công thức sau: “Vì thiếu tư tế, lề luật không chết, thiếu hiền nhân, không thiếu ý kiến, thiếu ngôn sứ, không thiếu lời dạy bảo”. Cuộc cải cách của Giôsigia dựa trên sách Giao ước (có lẽ là Đệ nhị luật) được tìm thấy trong Đền thờ (2 V 23:2).

Thời kỳ hậu lưu đày

http://www.vietcatholicnews.net/pics/exile.jpg Chính ở lúc trở về từ lưu đày, dưới sự thống trị của Ba Tư, chúng ta có thể nói tới các khởi đầu của sự hình thành một bộ Qui điển 3 phần – Lề luật, Các Tiên tri và Trước tác (có bản chất chủ yếu khôn ngoan). Những người sống sót cuộc lưu đầy Babylon cần phải tìm lại bản sắc của họ như dân giao ước. Do đó, điều cần thiết là phải hệ thống hóa lề luật, mà chính nhà cầm quyền Ba Tư cũng yêu cầu điều này. Việc sưu tập các câu chuyện lịch sử đã nối kết những người sống sót trở về với Giuđêa tiền lưu đầy; các sách tiên tri cho phép giải thích các lý do của lưu đầy, trong khi các Thánh vịnh là điều không thể thiếu đối với việc thờ phượng ở Đền thờ vừa được tái thiết. Và vì người ta tin rằng kể từ triều đại Áttắcxátta (465 – 423 trước Công nguyên), việc nói tiên tri đã chấm dứt và Thánh Thần đã được truyền cho các thánh hiền (xin xem Flavius Josephus, Contr. Ap.1, 8,41, Ant. 13,311-313), nhiều cuốn sách về khôn ngoan bắt đầu được trước tác bởi các kinh sư có văn hóa. Những vị này chịu trách nhiệm thu thập những cuốn sách, do tính cổ xưa của chúng, sự tôn kính người ta dành cho chúng và thế giá của chúng, có thể cung cấp cho những người sống sót một bản sắc xác định, cả đối với các chủ nhân mới của họ. Do đó, không được loại trừ các lý do chính trị và xã hội trong việc hình thành ra Qui điển lúc ban đầu. Người ta có thể coi chính phủ của Nơkhemia như giai đoạn cuối cùng hình thành ra Qui điển. Thực thế, 2 Mcb 2:13-15 đề cập đến sự kiện này: Nơkhemia đã thành lập một thư viện, bằng các thu thập tất cả các sách liên quan đến các vị vua và các tiên tri, và các trước tác của Đavít, cũng như các bức thư của các vị vua liên quan đến lễ vật biệt hiến. Hơn nữa, như trong thời của Giôsigia, kinh sư Ezra đọc một cách có thẩm quyền cho dân sách Lề Luật Môsê (xem Nkm 8).

Các kinh sư của thời kỳ hậu lưu đày không bằng lòng thu thập những cuốn sách có thế giá ở bình diện tôn giáo. Họ cập nhật lề luật và các câu chuyện lịch sử, thu thập các sấm ngôn tiên tri và thêm vào đó các bình luận nhằm giải thích chúng, và soạn một cuốn sách duy nhất từ nhiều tài liệu khác nhau (như sách Isaia, hoặc sách Mười hai Tiên tri). Họ còn soạn thảo các Thánh vịnh mới và cho chúng một hình thức khôn ngoan. Họ thống nhất tất cả dưới thế giá của nhà làm luật Môsê và là một nhà tiên tri ngoại hạng, dưới thế giá của Đavít, thánh vịnh gia và của Sôlômôn, nhà thánh hiền. Bộ trước tác do đó mà có rất hữu ích cho việc nâng đỡ đức tin, nhất là lúc phải đối đầu với những thách thức văn hóa của thời Ba Tư và Hy Lạp. Đồng thời, họ bắt đầu chỉnh sửa bản văn của những cuốn sách cổ xưa nhất, nhờ thế, qui điển và bản văn phát triển trong tương quan qua lại với nhau.

Thời Maccabê

Một vấn đề mới xuất hiện khi Antiôkhô IV phá hủy mọi sách thánh thiêng của người Do Thái. Một sự sắp xếp lại đã tự chứng minh là cần thiết, và điều này đã dẫn đến hồi cuối cùng (terminus ad quem) của kỷ nguyên Cựu Ước. Trong các thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, Sách Huấn ca thiết lập việc phân loại đầu tiên các sách thánh thành Lề luật, Tiên tri và Trước tác theo sau các ngài (xem Lời mở đầu Sách Huấn ca). Trong Hc 44-50, tác giả kể lại lịch sử của Israel từ nguồn gốc của nó đến thời của ông; trong Hc 48:1-11, ông minh nhiên nhắc đến tiên tri Êlia, trong Hc 48: 20-25, nhắc đến Isaia và trong Hc 49:7-10, nhắc đến Giêrêmia, Êdêkien và Mười hai Tiên tri. Khoảng năm mươi năm sau, 1 Mcb 1:56-57 cho chúng ta hay rằng người Xêlêukít, trong cuộc bách hại của Antiôkhô, đã đốt các sách Lề luật và sách Giao ước, nhưng 2 Mcb 2:14 nhắc đến việc Giuđa Maccabê thu thập các sách được cứu thoát khỏi cuộc bách hại.

Trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên Kitô giáo, Flavius Josephus kể lại rằng hai mươi hai cuốn sách được người Do Thái công nhận là sách thánh (Contr. Ap. 1,37-43), những cuốn sách chứa đựng lề luật, các truyền ký, thánh ca và lời khuyên. Con số này có thể được giải thích như sau: nhiều cuốn sách, được tách khỏi các ấn bản Kinh Thánh của chúng ta (ví dụ: Mười hai Tiên tri chẳng hạn), đã được tính như một. Con số 22 có thể có nghĩa là hoàn tất, bởi vì nó tương ứng với số lượng chữ cái trong bảng mẫu tự Do Thái. Ngày nay, người ta đề nghị định niên biểu ngày kết thúc qui điển Do Thái vào thế kỷ thứ hai của thời đại chúng ta, hoặc thậm chí sau đó, vì các lý do nội bộ của Do Thái giáo, hoặc để chống lại các sách Tân Ước được các Kitô hữu coi là Kinh thánh. Sự phân biệt, đôi khi được thiết lập giữa Qui điển Palestine gồm 22 sách và Qui điển lớn hơn trong cộng đồng người di tản, ngày nay không còn cần thiết nữa, đặc biệt sau các khám phá tại Qumran.

Qui điển Cựu Ước nơi các Giáo phụ

Chúng ta cũng tìm thấy sự dị biệt nơi các Giáo phụ của Giáo hội giữa những vị chấp nhận một Qui điển ngắn, có lẽ để có thể đối thoại với người Do Thái, và những vị cũng bao gồm các đệ nhị qui điển (deutérocanoniques, viết bằng tiếng Hy Lạp) nơi các sách được Giáo hội tiếp nhận. Tại Công đồng Hippo, vào năm 393, một công đồng có sự tham dự của Thánh Augustinô, lúc đó mới chỉ là một linh mục tầm thường, các giám mục của Châu Phi, khi ấn định tiêu chuẩn cho việc đọc sách công khai trong phần lớn các giáo hội, hoặc trong các giáo hội chính, đã cung cấp nền tảng cho việc tiếp nhận các đệ nhị qui điển, một việc tiếp nhận đã được áp đặt dứt khoát thời trung cổ. Trong Giáo Hội Công Giáo, chính Công đồng Trente đã chấp thuận hình thức dài của Qui điển, ngược với các nhà cải cách đã trở lại hình thức ngắn gọn của nó. Phần lớn các Giáo hội Chính thống không khác với Giáo Hội Công Giáo, nhưng có những khác biệt giữa các Giáo hội Đông phương cổ xưa khác nhau.

Việc hình thành Qui điển Tân Ước

61. Giờ đây, khi xem xét việc hình thành các sách Tân Ước, trước tiên chúng ta hãy lưu ý sự kiện này: nội dung các sách này đã được các giáo hội tiếp nhận trước khi được viết ra, bởi vì các tín hữu tiếp nhận lời rao giảng của Chúa Kitô và các tông đồ trước khi các sách thánh được soạn thảo. Chỉ cần nghĩ tới lời mở đầu của Tin Mừng Luca, nơi có lời khẳng định rằng bản văn tin mừng của ngài không tìm kiếm gì hơn là cung cấp, qua câu chuyện về Chúa Giêsu, một nền tảng vững chắc cho các giáo huấn mà Theophilus đã nhận được. Mặc dù nhiều trước tác đã từng có đó đây, chúng đều bày tỏ một nhu cầu nội bộ của các cộng đồng Kitô hữu: thêm phần didachè (giáo huấn thành văn) vào kerygma (giáo lý sơ truyền). Ban đầu được đọc bởi các cộng đoàn tụ tập, là các cộng đoàn chúng muốn ngỏ lời, những trước tác này dần dần được truyền đến các giáo hội khác vì thế giá tông truyền của chúng. Không thể nhầm lẫn việc chấp nhận những văn kiện này – nói bằng thẩm quyền của Chúa Giêsu và các tông đồ – với sự tiếp nhận chúng như là “Kinh thánh”, như Cựu Ước. Chúng ta đã nhắc đến các chỉ dẫn được 2 Pr 3:15-16 cung cấp, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ thứ hai, ý tưởng đồng giá trị giữa hai Qui điển mới được tổng quát hóa, và các sách gọi là “Cựu Ước” và các sách gọi là “Tân Ước” mới được đưa lên cùng một bình diện.

Trong thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên chúng ta, người ta đã từ “tài liệu” (document) (có dạng sách cuộn) bước sang “bộ văn bản” (codex) (bao gồm các trang được nối lại với nhau, như thông lệ ngày nay ta quen làm cho một cuốn sách); điều này đóng góp đáng kể vào việc tạo ra các tuyển tập văn học nhỏ có thể được chứa trong một tập (volume) duy nhất, trước hết là các Tin Mừng và các thư của Thánh Phaolô. Những ám chỉ đến việc tạo ra một bộ trước tác Gioan (corpus johanneum) và một bộ các thư chung thì sau này mới có.

Sự cần thiết phải ấn định bộ sưu tập các trước tác có thẩm quyền xuất hiện khi, vào đầu thế kỷ thứ hai, phái ngộ đạo bắt đầu soạn thảo các tác phẩm có cùng thể văn như các tác phẩm của Giáo hội phổ quát (các Tin mừng, Công vụ, các Thư và các sách khải huyền) để phổ biến học thuyết của họ. Nhu cầu lúc đó cảm thấy cần phải thiết lập các tiêu chuẩn chắc chắn để phân biệt các bản văn chính thống và các bản văn không chính thống. Một số nhóm cực đoan Do Thái-Kitô giáo, chẳng hạn như phái Êbion (Duy Bần, chối bỏ thiên tính của Chúa Giêsu), thích lên án việc hoài niệm (damnatio memoriae) của Thánh Phaolô, trong khi nhóm Montanô coi trọng thái quá các đặc sủng. Thánh Luca, với Công vụ các Tông đồ, gây ảnh hưởng quyết định đối với việc ủng hộ học thuyết của Thánh Phaolô, vì phần lớn cuốn sách này mô tả hoạt động của Thánh Phaolô và sự thành công của sứ mệnh ngài. Theo cách riêng của mình, Marcion cũng đóng góp vào diễn trình tiếp nhận các bản văn Tân Ước, với việc ông chọn Thánh Phaolô và Thánh Luca làm các trước tác “qui điển” duy nhất, do đó tạo ra một phản ứng mang ra ánh sáng các trước tác đã được các Kitô hữu tôn kính. Các tiêu chuẩn để biện phân đang dần xuất hiện, trong đó việc đọc công khai và phổ quát, tính Tông truyền, hiểu như truyền thống đích thực của một Tông đồ, và nhất là qui luật đức tin (regula fidei, Thánh Irénée), nghĩa là việc không mâu thuẫn của một trước tác với truyền thống tông đồ được các giám mục trong mọi giáo hội truyền tải. Marcion không thể cho rằng mình có tính Công Giáo (catholicitas) này, vì ông giới hạn truyền thống Tông đồ vào các trước tác của Thánh Phaolô mà thôi và làm ngơ các truyền thống Phêrô, Gioan và Do Thái-Kitô giáo.

Từ cuối thế kỷ thứ hai trở đi, bắt đầu xuất hiện các bản liệt kê các sách Tân Ước. Được phổ quát chấp nhận là Bốn sách Tin Mừng, Sách Công vụ, mười ba thư Thánh Phaolô đã được chấp nhận phổ biến, trong khi có nhiều do dự đối với thư Do Thái, các thư chung và cả sách Khải huyền nữa. Trong một số bản liệt kê, thư thứ nhất của Thánh Clêmentê, mục tử Hermas và một số trước tác khác đã được thêm vào. Nhưng những trước tác này, vì không được đọc một cách phổ quát, nên không được lồng vào Qui Điển. Công đồng Hippo (cuối thế kỷ thứ 4) ấn định Qui điển cho Tân Ước, trên cơ sở đồng thuận phổ quát của các giáo hội, được phát biểu trong nhiều tuyên bố của Huấn quyền và được chứng thực bằng các tuyên bố của các công đồng khu vực khác nhau. Qui điển này được xác nhận bởi định nghĩa tín điều của Công đồng Trent.

Khác với Qui điển Cựu Ước, hai mươi bảy sách Tân Ước được công nhận là các sách qui điển bởi người Công Giáo, Chính thống giáo và Thệ phản. Việc tiếp nhận các sách này của cộng đồng tín hữu nói lên việc công nhận ơn linh hứng thần thiêng của chúng, và phẩm tính sách thánh thiêng và qui phạm của chúng.

Như đã nói, đối với Giáo Hội Công Giáo, việc công nhận dứt khoát và chính thức đối với qui điển “dài” của Cựu Ước và hai mươi bảy cuốn sách của Tân Ước đã diễn ra tại Công đồng Trent (Denz, 1501-1503). Việc ấn định của công đồng đã trở nên cần thiết do sự kiện này: các nhà Cải cách đã loại trừ các sách đệ nhị qui điển khỏi qui điển truyền thống.

Series NavigationLINH HỨNG VÀ CHÂN LÝ THÁNH KINH (II) >>