Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 10: Cấu trúc văn hoá-xã hội của người Việt và việc xây dựng nền văn hoá

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

Muốn cho việc hội nhập văn hoá của mỗi người hay của cả dân tộc có kết quả tốt đẹp, chúng ta cần phải hiểu rõ cấu trúc văn hoá của con người, môi trường xã hội của họ đang sống ra sao để tìm ra những điểm thuận lợi hay bất lợi cho công việc này. Vì thế, việc nghiên cứu cấu trúc văn hoá – xã hội của người Việt là một việc cần làm cho tất cả những ai muốn dấn thân xây dựng nền văn hoá cho chính mình cũng như cho dân tộc.

Chúng ta có thể nói rằng trong hầu hết các hoạt động xã hội ở nước ta, con người VN vừa là chủ thể và cũng là đối tượng của các hoạt động. Chính người VN nghiên cứu và hình thành các dự án xã hội, rồi cũng chính họ thực hiện, giám sát, quản lý dự án để phục vụ và làm cho đồng bào được ấm no, hạnh phúc và phát triển toàn diện con người. Tuy nhiên, nhiều dự án đã thất bại, nhiều công trình bị bỏ dở dang chỉ vì người ta không chú ý đến cấu trúc văn hoá – xã hội của người Việt.

Cau truc vhxh - 1

Đứng trước thực tế đau xót của xã hội với nhiều vấn đề cấp thiết cần giải quyết cũng như trước tình trạng đạo đức suy đồi, chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao lại xảy ra như thế và phải làm gì để sửa đổi? Đã có rất nhiều bài nghiên cứu và ý kiến đề xuất hành động của cá nhân và tập thể trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá… Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề cơ bản vẫn là đào tạo- giáo dục con người Việt Nam, nhưng muốn đào tạo-giáo dục cho có kết quả phải hiểu rõ con người và cấu trúc của nó.

1. Cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt

1.1. Nhận định chung về con người Việt Nam

Xét về mặt văn hoá, con người VN bị tác động bởi những yếu tố địa lý, lịch sử đã kết thành một thực thể phức tạp với nhiều đức tính và khuyết điểm. Chúng tôi tin rằng, chỉ khi hiểu rõ thật sự con người, ta mới có thể giải quyết những vấn đề trong gia đình và xã hội vì “sự thật sẽ giải phóng chúng ta” (Ga 8,32) dù sự thật ấy có thể làm chúng ta buồn lòng.

Nói đến con người VN, chúng ta có thể nhắc đến nhiều điều kỳ diệu, và những đức tính tốt đẹp được nhiều người đã không ngớt lời ca tụng như Toan Ánh trong bộ Nếp Cũ – Con người VN; Sơn Nam trong Người Sài Gòn; Vương Hồng Sển trong Sài Gòn năm xưa, nhất là Vũ Hạnh (A. Pazzi) trong Người Việt kỳ diệu… Những lời ca tụng đó có thể ru ta vào giấc mộng đẹp của quá khứ mà không dám nhìn thẳng vào thực tế để giải quyết những vấn đề hiện nay.

Chúng ta cần nhìn rõ con người VN để nhận ra cả hai mặt tốt, xấu, nhất là mặt xấu mà ít người dám nói vì sợ bị kết tội “vạch áo cho người xem lưng”. Nhà văn Bá Dương đã dám viết Người Trung Hoa xấu xí, được Nguyễn Hồi Thủ dịch sang tiếng Việt. Những bài viết này tác động mạnh đến dân tộc ông cũng như đóng góp nhiều cho công cuộc phát triển đất nước Trung Hoa. Chỉ trong vòng 50 năm qua, từ một dân tộc lạc hậu, chậm phát triển, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc, và nhiều lĩnh vực vượt cả các nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Đức và cả Hoa Kỳ. Dân tộc Việt Nam ta đâu có thua kém người bạn láng giềng!

bàn săc Việt 1

Nhiều tổ chức quốc tế đã có những nghiên cứu lớn về con người VN, thí dụ như Viện Nghiên cứu Xã hội Hoa Kỳ. Kết quả nghiên cứu rất đáng cho chúng ta lưu ý. Viện này đã đưa ra 10 đặc điểm của người VN như sau:

1. “Cần cù lao động, song để thoả mãn, nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.

2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tư duy dài hạn, chủ động.

3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).

4. Vừa thực tế, vừa mở rộng, song lại không có ý thức nâng cao lên thành lý luận.

5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít học từ đầu đến đuôi nên kiến thức không có hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, học tập không phải vì tự thân của mỗi người (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, vì đam mê).

6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.

7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).

8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, những trường hợp khó khăn, bần hàn; còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít xuất hiện.

9. Yêu hoà bình, nhẫn nhịn, nhưng nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái lặt vặt làm đánh mất đại cuộc.

10. Thích tự lập, nhưng lại thiếu tình liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)”.

Những nhận định trên đây và những kết quả nghiên cứu khác có thể giúp ích nhiều cho chúng ta, nhưng tiếc là chúng chưa trình bày các lý do hình thành nên cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt cũng như tìm ra được đường hướng sửa chữa những khuyết điểm trong cấu trúc. Điều này có lẽ cần đến sự nghiên cứu và làm việc lâu dài hơn của các nhà giáo dục, tâm lý, xã hội học.

Trong phạm vi bài này, chúng tôi dùng phương pháp phân tích con người và hoàn cảnh văn hoá, xã hội để nêu lên một số điểm khái quát về con người VN thời xa xưa và hiện tại để giúp các nhà nghiên cứu tìm ra đường hướng đào tạo con người VN.

Kết quả hình ảnh cho người việt nam xưa và nay

2. Về mặt địa lý

Nước VN là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Đông bán đảo Đông Dương. Dù cùng một nguồn gốc, nhưng người VN lại rất khác với người Trung Hoa ở phía Bắc, với người Thái, người Lào và Campuchia ở phía Tây, vì những rặng núi hình rẻ quạt ở phía Bắc và dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây đã ngăn cách các dân tộc đó với người VN, ngăn cản phần nào sự hoà nhập của các nền văn hoá khác nhau. Phía Đông, Nam và Tây Nam của đất nước là Biển Đông và Ấn Độ Dương. Nền văn hoá dân tộc được xây dựng theo truyền thuyết những người con theo mẹ lên núi hái thuốc thành tiên và theo cha xuống biển vượt khó thành rồng. VN có 2.860 con sông có chiều dài từ 10km trở lên[1], trong đó có nhiều hệ thống sông lớn như sông Mêkông, sông Hồng.

Gắn bó với núi cao, biển rộng, sông dài nên người VN thường có nhiều tình cảm cao thượng, biết nhìn xa trông rộng và gần gũi với thiên nhiên. Những tâm tình tốt đẹp này hình như đang bị sói mòn và biến chất, đặc biệt với làn sóng đô thị hoá hiện nay, nơi những cư dân thành thị sống trong những toà nhà cao tầng, những căn phòng nhỏ hẹp che chắn tầm mắt con người.

Hướng tiến bị bên núi, bên biển ngăn cản buộc dân tộc phải hướng về phía Nam từ đồng bằng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc (rộng 15.000km2), vượt qua các đồng bằng nhỏ hẹp ở miền Trung để vào tới đồng bằng sông Cửu Long (rộng 40.000km2) ở miền Nam. Bước chân khai phá của người Việt chỉ dừng lại trước biển cả ở cực Nam đất nước, nhưng thiên nhiên vẫn ưu đãi cho dân Việt nên bờ cõi tiếp tục mở rộng về phương Nam vì hằng năm đồng bằng Nam Bộ vẫn trải rộng lấn về phía biển từ 60-80m, do phù sa của các con sông Cửu Long bồi đắp.

Người Việt, với tâm hồn của những người tiên phong khai hoang dựng nước, đã không sợ hiểm nguy, dám đối đầu với những thử thách, bất trắc của cuộc sống, đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Vì thế càng tiến vào niềm Nam, người Việt càng hành động phóng khoáng, cởi mở và liều lĩnh hơn.

114

Khí hậu cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm tính con người, tình trạng gia đình và hoạt động xã hội. VN nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nghiêng về chí tuyến hơn là xích đạo nên có nhiệt độ cao, trung bình từ 220C-270C. Hằng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 -2.000ml/cm2, độ ẩm khoảng 80%, số giờ nắng khoảng 1.500-2.000 giờ/năm.

Do ảnh hưởng của gió mùa và địa hình phức tạp, nên khí hậu VN luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi kia (từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao). Nhìn chung, VN có một mùa nóng mưa nhiều và một mùa tương đối lạnh ít mưa. Nhưng khí hậu các tỉnh ở phía Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, thay đổi theo 4 mùa khá rõ rệt với Xuân, Hạ, Thu, Đông. Khí hậu này cũng tạo ra những bất lợi về thời tiết vì Việt Nam bị bão tố, lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe doạ[2].

Kết quả hình ảnh cho thời tiết ảnh hưởng tâm tính con người

Do đó, tâm tính người VN có thể nói dễ thay đổi theo kiểu “sáng nắng chiều mưa” hơn những dân tộc sống trong các vùng khí hậu ổn định, ôn hoà. Gia đình từ đó cũng chịu những hậu quả của sự thay đổi thất thường này như: có nhiều cãi vã, xung đột, kém thuỷ chung hơn. Hoạt động kinh tế xã hội cũng chịu sự thay đổi thường xuyên do các quyết định bất nhất của người lãnh đạo. Nhận ra sự tác động của thời tiết, ta sẽ thấy người Việt cần tập tính kiên nhẫn, ôn hoà, ý chí vững mạnh thì mới có thể thực hiện những kế hoạch lâu dài.

Kết quả hình ảnh cho thời tiết ảnh hưởng tâm tính con người

3. Về mặt lịch sử

Tiếp đến, chúng ta chú ý hơn về con người VN qua các giai đoạn lịch sử hình thành dân tộc, tức là chú ý đến khía cạnh văn hoá xã hội của người Việt.

3.1. Giai đoạn tiền sử

Người VN có nguồn gốc dân tộc trong khối các chủng Đông Nam Á (Austro-asiatique) hình thành từ 2 đại chủng Á (Mongoloid) và chủng phương Nam (Australoid) vào khoảng 10.000-8.000 năm TCN. Sau đó từ 5.000 năm TCN, chủng Cổ Mã Lai (Indonesian) ở miền Đông Nam Á, phối hợp với các chủng Nam đảo, Nam Á để hình thành nên các nhóm Chàm – Môn Khmer – Việt Mường – Tày Thái – Mèo Dao – Tiền Thái – Tạng Miến – Hán: gồm 54 dân tộc Việt Nam[3]. Không gian văn hoá gốc VN thời tiền sử là không gian của các dân tộc có nền văn minh nông nghiệp lúa nước, văn minh đồ đồng và ngôn ngữ đơn lập. Sau đó đến những thế kỷ trước Công nguyên, không gian gốc này bị thu hẹp vì các dân tộc ở vùng Nam sông Dương Tử bị người Trung Hoa bành trướng và đồng hoá.

Hình ảnh có liên quan

Người Việt có những nét đặc thù của nền văn hoá nông nghiệp: tôn trọng và hoà hợp với thiên nhiên, có lối sống định canh, định cư và nền kinh tế tự cung, tự cấp. Trong mối quan hệ với gia đình, người Việt trọng nữ và nhiều cộng đồng xã hội còn bị ảnh hưởng theo chế độ mẫu hệ. Đời sống nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với gia tộc và xóm làng, trọng tình hơn trọng lý, trọng đức hơn trọng tài, trọng văn hơn trọng võ. Lối nhận thức tư duy thiên về tổng hợp, mang tính chủ quan, theo cảm tính và kinh nghiệm hơn là mang tính phân tích khách quan và hợp lý theo một hệ thống suy tư rõ ràng.

Cau truc vhxh - 6

Trong cách ứng xử với môi trường xã hội, người Việt dễ dung hợp trong tiếp nhận, ngay cả trong tín ngưỡng. Ngoài tín ngưỡng bái vật, đa thần, người Việt đón nhận tam giáo Đông Phương: Nho – Phật – Lão, và sau này cả Thiên Chúa giáo. Niềm tin vào một chủ thể tối cao, gọi là Trời mà sau này các tôn giáo khác có thể xác định rõ hơn là Thiên, Chúa Trời, Đức Thượng Đế, Đấng Cao Đài, Đức Allah, Thiên Chúa,.. lúc nào cũng bàng bạc trong tâm hồn người Việt để thúc đẩy họ tin tưởng và sống theo lương tâm ngay chính của mình. Chính niềm tin ấy giúp cho đời sống họ được an vui “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp…”, xã hội được ổn định vì “Trời cao có mắt”, ngăn ngừa những hành động ác đức “Thiên bất dung gian”…

3.2. Giai đoạn thống trị của các đế chế Trung Hoa

Giai đoạn này kéo dài trong 11 thế kỷ, ảnh hưởng không ít tới con người cũng như gia đình và xã hội VN. Năm 179 TCN, nước Âu Lạc do An Dương Vương Thục Phán (257-208 TCN) lập nên với thành Cổ Loa bị Triệu Đà, vua của nước Nam Việt chiếm. Năm 111 TCN, nước Nam Việt bị chuyển sang tay nhà Hán rồi trải qua nhiều đời vua Trung Hoa cho đến năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, trên sông Bạch Đằng, mới khôi phục được nền độc lập cho đất nước.

Dù sống dưới chế độ bóc lột hà khắc với chính sách “chia để trị” của ngoại xâm, người Việt vẫn kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, biết chờ thời cơ trỗi dậy với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), Lý Bí (thế kỷ VI), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791). Tuy nhiên, vì sống quá lâu dưới ách thống trị, người Việt có đặc trưng thường nhút nhát, sợ sệt, không dám bày tỏ trực tiếp ý kiến của mình, nhất là trước mặt người lạ. Họ hay giấu diếm tình cảm của mình, chỉ thân thiện vồn vã bên ngoài để tránh cho quân thù khỏi chú ý, làm hại. Họ dễ nghi ngờ vì nghĩ rằng ai cũng có thể là kẻ thù, thiếu tin tưởng và ít cộng tác với người khác, ngay cả với người thân.

Bac thuoc

Những đặc tính này tạo ra nhiều điểm bất lợi cho đời sống gia đình vì gia đình là một cộng đồng đòi hỏi sự hiệp thông trọn vẹn, sự cởi mở chân thành, tin tưởng và lo lắng cho nhau giữa các thành viên. Nó cũng tác hại rất lớn đến xã hội vì xã hội là một cộng đồng lớn hơn đòi hỏi mọi thành viên phải tin tưởng để cùng hợp tác với nhau lo cho công ích.

Sự chia rẽ thiếu đoàn kết diễn ra khắp nơi, trong mọi ngành nghề, tổ chức của xã hội và cả trong các tổ chức tôn giáo. Dù thời Bắc thuộc đã qua nhưng những di chứng tiêu cực dường như vẫn còn ăn sâu trong tâm hồn người Việt.

Hầu hết người Việt yêu mến quê hương và chống lại kẻ ngoại xâm. Để biểu thị sự bất hợp tác, họ chỉ làm việc cầm chừng và ra vẻ chăm chỉ dưới ánh mắt theo dõi hay dưới làn roi hành hạ của quân thù. Do làm mãi dưới chế độ này người Việt dễ trở thành người làm việc nửa vời, chỉ cố gắng khi có sự quan sát hay theo dõi của người khác thay vì làm việc với sự đam mê hay ý thức trách nhiệm.

Ngoài ra, vì quan niệm tất cả những gì công cộng như vườn cây, đường xá, cầu cống… đều là của chung, do kẻ thù quản lý, nên họ chẳng thiết tha gìn giữ. Hơn nữa, những thứ chung đó cũng là do sưu cao thuế nặng của họ đóng cho Nhà nước đô hộ nên họ nghĩ có lấy cắp của công cũng chỉ là hoàn trả cho mình, thậm chí có người còn cho rằng: “Ăn cắp của công là không có tội”. Thái độ này dễ dẫn đến tệ nạn tham ô, lãng phí của công.

Về mặt gia đình và xã hội, Nhà nước đô hộ Trung Hoa thời đó chỉ nhằm khai thác kinh tế nên không chú ý mấy đến việc xây dựng và giáo hoá dân Việt. Bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá Trung Hoa, xã hội VN thời đó theo chế độ đa thê: người đàn ông có thể có nhiều vợ, nhiều tỳ thiếp, nhất là những người giàu. Nền kinh tế dựa trên nông nghiệp thô sơ, cần có nhiều lao động khoẻ, nên gia đình càng đông con nhiều cháu thì càng tốt, nhất là con trai để nối dõi tông đường. Tinh thần trọng nữ trước đây bị đả phá. Xã hội theo chế độ gia trưởng, mọi quyền hành đều tập trung vào người đàn ông, nên phụ nữ thường bị đối xử bất bình đẳng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Sống trong hoàn cảnh như thế, người phụ nữ phải âm thầm chịu đựng những thua thiệt và áp bức để thờ chồng, nuôi con.

Hình ảnh có liên quan

Những người đàn ông làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, chiều về họ thường tụ tập bên chén rượu để quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn. Những chai rượu làm từ nông sản ấy tuy có giúp họ quên đi nỗi cơ cực, nhưng lại ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ và hạnh phúc gia đình. Khi người đàn ông say khướt trở về nhà, họ trở thành người nóng tính, hay đánh đập vợ con. Rượu đã tàn phá sức khoẻ của họ và làm con cái họ kém thông minh, thân thể yếu ớt. Tình trạng say sưa rất phổ biến ở nông thôn thời trước , và ngay cả bây giờ đối với cư dân thành thị, nhưng chính quyền đô hộ vẫn cố tình làm ngơ, thậm chí ngầm khuyến khích, để giảm bớt sức đấu tranh của dân tộc Việt.

3.3. Giai đoạn độc lập và thống nhất đất nước dưới thời quân chủ

Bắt đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, trải qua ba triều đại nhỏ là Ngô (939-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) và bốn triều đại lớn: Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Lê (1428-1788), Nguyễn (1802-1945), xen kẽ với ba triều đại nhỏ là: Hồ (1400-1407), Hậu Trần (1407-1414), Tây Sơn (1788-1802). Người Việt ra sức củng cố nền độc lập non trẻ bằng các cuộc chiến thắng ngoại xâm: Lê Hoàn thắng quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt thắng quân Tống năm 1077, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên Mông vào các năm 1258, 1285, 1288, Lê Lợi thắng quân Minh sau mười năm chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ chiến thắng quân Xiêm (1785) ở Rạch Gầm, Xoài Mút và đại phá quân Thanh vào năm 1789.

Tinh thần ái quốc dâng cao khiến người Việt sẵn sàng hy sinh tình riêng gia đình vì đại nghĩa của đất nước. Bài học của giai đoạn này như giới thiệu cho người Việt, nam cũng như nữ, là phải biết bảo tồn dòng họ của mình, khi mở rộng tình gia đình thành tình gia tộc. Từng cá nhân phải biết hy sinh quyền lợi cho dòng tộc.

Sự gắn bó với dòng tộc đôi khi quá mức khiến nhiều người lại khép kín với đồng bào, chỉ tin tưởng bao che cho những người thân thuộc, tạo nên sự bất công đối với người khác đến độ “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Gắn bó với những người đã khuất trong dòng tộc, người Việt chứng tỏ lòng thảo hiếu qua việc thờ cúng tổ tiên. Người Việt lập bàn thờ tại nhà với bài vị của những người đã khuất, cúng bái trong những ngày sóc, vọng, giỗ, Tết. Việc này tạo lại mối tương quan mật thiết với cả những người sống để xoá đi phần nào sự nghi ngại chia rẽ do thời đô hộ để lại.

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh việt nam xưa

Gắn bó với đời sống nông nghiệp, người Việt phát triển tình làng nghĩa xóm và các mối quan hệ đồng hương. Tuy nhiên, vì sống mãi trong luỹ tre làng, thiếu giao tiếp để mở rộng tầm nhìn nên người Việt dễ hướng tới óc cục bộ, hẹp hòi đánh mất tinh thần trọng tài đức, trọng tình nghĩa trước đây. Cộng thêm bản chất nghi kỵ người khác của thời bị đô hộ để lại, óc cục bộ này đã được Nhà nước quân chủ chuyên chế khai thác tối đa trong tổ chức hành chính làng xã, địa phương, dẫn đến việc người Việt khó chấp nhận sự điều khiển, lãnh đạo của người không đồng hương với mình, coi thường luật pháp quốc gia “phép vua thua lệ làng”, coi thường cả những giá trị nhân bản như cạo đầu, bôi vôi, bỏ trôi sông những phụ nữ lầm lỡ, chửa hoang. Óc cục bộ ấy vẫn còn mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.

Trong thời kỳ này, chúng ta ghi nhận ảnh hưởng của Tam giáo Đông Phương, đặc biệt là Khổng giáo. Cả ba đều đến từ Trung Hoa, chỉ riêng Phật giáo lại chia làm hai ngả, theo con đường Đồng Cỏ vào miền Bắc VN và theo con đường Hồ Tiêu vào miền Nam VN[4].

Phật giáo ảnh hưởng nhiều đến quần chúng bình dân, nhất là dưới thời Lý – Trần, với thuyết Luân Hồi, với Tứ Diệu Đế, với luật Nhân Quả để nuôi dưỡng lòng đạo đức, giải thích cho người dân hiểu về nguồn của bể khổ đời người là do lòng dục, vì thế muốn diệt khổ phải từ khước lòng dục của mình bằng cách theo Bát Chánh đạo.

Khổng giáo hay Nho giáo là hệ thống các nguyên tắc đạo đức, chính trị do Khổng Tử lập ra nhằm duy trì trật tự của xã hội phong kiến nên ảnh hưởng nhiều đến vua quan và quần chúng trong cách tổ chức xã hội ở Trung Hoa và ảnh hưởng nhiều đến VN. Nho giáo khởi đầu với việc lập Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám và tổ chức thi cử (1076) và càng ngày càng chiếm ưu thế cho đến khi đạt được địa vị độc tôn vào thế kỷ XVIII-XIX. Người VN ứng xử trong các quan hệ cá nhân, gia đình, họ hàng, làng xóm, vua quan theo những chuẩn mực của lễ nghĩa Nho giáo như Tam cương – Ngũ thường, để có thể “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

C:\Users\Anton Son\Desktop\USB Co Loan\Hinh trang den (CHO CUON CAM NANG)\Hinh moi lay\nho giáo 1.jpg

nho giáo 2 Những chuẩn mực của Nho giáo có mặt tốt là giữ cho xã hội được trật tự ổn định, nhưng nhà nước quân chủ chuyên chế lại dùng chúng như một phương tiện áp chế con người, khi tôn vinh vua là “thiên tử” (con Trời) nắm trọn quyền sinh sát trong tay “quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”. Những vị Nho gia ăn theo chế độ ít người dám nghĩ, dám làm với tầm nhìn xa trông rộng để “trị quốc, bình thiên hạ” mà chỉ trở thành những nhà trí thức luẩn quẩn với những bài phú, bài thơ ca tụng chế độ, suy tôn mù quáng một con người dù người đó bất tài, thất đức hoặc nhai đi nhai lại những câu trích dẫn thuộc lòng trong Tứ Thư Ngũ Kinh. Cách học từ chương và chế độ thi cử của Nho giáo này đã trói buộc những sáng kiến, suy tư của người Việt và còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Chúng không những không cải tạo được tình trạng đa thê hay bất bình đẳng nam nữ, như ta từng thấy trong thời bị Trung Hoa đô hộ mà còn làm cho người phụ nữ càng bị lệ thuộc hơn vào người đàn ông “Trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, lệ thuộc vào dòng họ của chồng “Lấy chồng thì phải theo chồng, lấy chồng phải gánh giang san nhà chồng”. Người phụ nữ chỉ còn là cái bóng của người đàn ông vì họ được dạy phải có đủ tam tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, tứ đức “Công, dung, ngôn, hạnh” chứ không còn là một con người thật sự độc lập với tất cả giá trị làm người.

Sống trong nền quân chủ chuyên chế độc tài, người dân không được phép có nhiều phương tiện vật chất, nhiều nông nô vì chính quyền sợ bị phản loạn. Nhưng dù có nhiều tiền họ cũng không được phép tiêu xài, không được cất nhà theo ý mình, thậm chí không được ăn mặc theo ý thích. Họ cũng không được học rộng vì càng có nhiều tư tưởng mới lạ họ càng dễ ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền: chỉ cần một câu thơ không rõ ý cũng có thể bị kết tội phản nghịch và bị tru di tam tộc. Mỗi làng chỉ có một vài người được đi học còn tất cả nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Chính sách ngu dân này làm cho người Việt không phát triển óc suy tư, sáng tạo, càng làm cho cuộc sống của họ thêm cơ cực, nghèo túng.

 Cuối cùng, Lão giáo du nhập vào VN đồng thời với Phật giáo và Nho giáo ngay từ thời Bắc thuộc, đến đời vua Đinh Tiên Hoàng (cuối thế kỷ X) đã khá phát triển ở nước ta. Lão giáo chủ trương vô vi (không làm), “nghĩa là chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi mới hưởng sự khoái lạc phiêu diêu”[5]. Chủ trương này đúng ra là thái độ sống của những nhà trí thức Nho giáo. Dần dần đạo Lão đi vào các tầng lớp bình dân và biến thể thành những hình thức bí hiểm mê tín như phù phép, sấm ký, chầu đồng, thẻ xăm, bói toán, với các thần tiên ẩn thân trong vạn vật: “bếp có Ông Táo, đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Tuy nhiên, cái nhìn “linh hoá vạn vật” này lại giúp cho người VN vượt qua thái độ quá chuộng hình thức lễ nghĩa tỉ mỉ, vụn vặt của Nho giáo để đến gần với thiên nhiên và tìm được sự khoáng đạt cho tâm hồn.

đắc lôChúng ta không thể không nhắc đến ảnh hưởng của Kitô giáo trong thời kỳ này. Kitô giáo được truyền vào VN là đạo Công giáo theo lễ nghi Rôma, qua các giáo sĩ dòng Đa Minh, dòng Phanxicô, dòng Augustinô người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, nhất là các giáo sĩ dòng Tên vào thế kỷ XVII. Các giáo sĩ này nói được tiếng Việt, sáng lập ra chữ quốc ngữ và đóng góp nhiều về khoa học, cũng như xã hội cho các vua chúa của cả hai miền Nam Bắc. Họ truyền bá một giáo thuyết khác với Tam giáo Đông Phương về nhiều điểm nên gặp sự chống đối mãnh liệt của vua quan, nhưng đó lại là những sự thật cơ bản. Sự thật đó là tất cả mọi người đều có giá trị cao quý như nhau vì đều là con cái Chúa, đều tự do và bình đẳng trước pháp luật chứ không phải vua có toàn quyền sinh sát trong tay, hôn nhân một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng và có giá trị như nhau…

phep giang 8 ngayĐiều không may cho Công giáo là vào thời điểm này, các đế quốc thực dân đi chiếm thuộc địa và các nhà truyền giáo lại theo chân họ vào VN gây nên nhiều hiểu lầm và cả những cuộc bách hại. Khi quân đội Pháp bắn thị uy vào cảng Đà Nẵng (1847) và nhanh chóng chiếm được các tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), rồi đặt nền đô hộ từ 1862-1945 thì người VN như bừng tỉnh trước sức mạnh trổi vượt về quân sự, khoa học, kỹ thuật của quân thù trước chính sách bế quan toả cảng của vua quan, dẫn đến ngu dốt, lạc hậu, yếu kém. Họ giống như người Trung Quốc bừng tỉnh sau cuộc Chiến tranh Nha phiến (1839-1842) và thấy rằng: “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi!” (Trần Kế Xương). Họ muốn được như người Nhật cởi mở với nền văn minh kỹ thuật của phương Tây nên phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can… đã ra đời. Dân tộc VN bước vào một thời kỳ mới.

 

3.4. Thời kỳ dân chủ và thống nhất đất nước (1945-1975)

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ngay sau đó, thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và nhân dân VN đã kháng chiến để bảo vệ nền độc lập. Thế giới vào thời điểm 1945-1975 chia thành 2 phe Tư bản và Cộng sản xung đột mãnh liệt với nhau. Do hoàn cảnh và vị trí đặc biệt, Việt Nam lại trở thành giới tuyến cho 2 phe phái trên đây. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), với hiệp định Genève, người Pháp rút khỏi miền Bắc VN, nước VN tạm thời bị chia làm 2 miền theo vĩ tuyến 17: miền Bắc là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo chế độ Cộng sản; miền Nam là nước Việt Nam Cộng hoà theo chế độ Tư bản. Từ năm 1964-1975, chính quyền Cộng sản ở miền Bắc lãnh đạo cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Ngày 30/4/1975, VN hoàn toàn thống nhất, lấy tên là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh, kẻ thù đã khai thác triệt để sự chia rẽ và phân hoá của người Việt có từ thế kỷ XVIII với Trịnh Nguyễn phân tranh, thế kỷ XIX-XX với ba miền Bắc – Trung – Nam của thực dân Pháp để “người Việt thù người Việt, người Việt giết người Việt”. Biết bao cuộc xung đột, giết hại nhau chỉ vì những sự khác biệt về tôn giáo, sắc tộc,… để lại những di chứng cho đến ngày nay khiến cho người Việt càng khó cộng tác và tin tưởng lẫn nhau.

Bỏ qua sự khác biệt về nhiều lĩnh vực, cả hai chế độ có nhiều điểm tích cực đó là đóng góp vào tâm tính người Việt: tinh thần yêu chuộng những điều mới mẻ dựa trên khoa học kỹ thuật để phát triển đời sống, vượt qua những mê tín dị đoan thời trước và sự cố gắng làm việc để có nhiều phương tiện vật chất làm cho đời sống được ấm no, hạnh phúc.

3.5. Thời kỳ phát triển và hội nhập với thế giới

Từ năm 1975 đến nay, người Việt cố gắng xây dựng lại đất nước bằng cách du nhập các lối sống và khoa học kỹ thuật của các nước trong cộng đồng thế giới. Họ trở thành những con người hiểu biết nhờ trình độ văn hoá được nâng cao. Nếu như trước kia, cả làng chỉ có một hai người biết chữ để làm văn tự, sổ sách, thì giờ đây hầu như mọi người đều được khuyến khích đi học, mọi trẻ em bắt buộc phải đi học. Qua việc học hành và các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, và cả mạng lưới thông tin toàn cầu (internet), người Việt càng ngày càng thông thạo khoa học, phát triển nền kinh tế, khai thác được các nguồn tài nguyên phong phú của đất nước.

Hình ảnh có liên quan

Nếu như trước đây, người VN có niềm tin mạnh mẽ vào Trời – Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo, vào Thiên Chúa của Kitô giáo, vào Ông bà Tổ tiên chứng giám thì giờ đây niềm tin ấy đã suy giảm nhiều. Nhưng một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống tinh thần, chối bỏ sự hiện diện của chủ thể luân lý tối cao thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng!

Luật pháp không có khả năng khám phá tất cả những hành động bí ẩn của con người bắt nguồn từ trong tâm trí. Vì thế, khi tin vào một chủ thể luân lý tối cao nhìn thấu lòng mình (Trời cao có mắt), con người mới ý thức và tự nguyện sống theo lương tâm ngay chính, vượt qua những quyến rũ của vật chất, đam mê để sống đạo đức. Từ căn bản đạo đức này, người Việt mới có thể vượt qua những tệ nạn như: dối trá, tham nhũng, quan liêu, lãng phí, phá thai… đang tràn lan trong xã hội hiện thời. Như thế, suy cho cùng thì sự có mặt của các tôn giáo rất cần thiết cho xã hội. Một số ít người đã nhận ra điều ấy và đang cổ vũ cho những lễ hội dân gian hoặc tham gia các lễ nghi tôn giáo. Nhưng nhiều người VN hiện nay chưa ý thức được điều này.

Kết quả hình ảnh cho dân tộc việt nam thời phát triển

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm sao xây dựng một nền đạo đức xã hội tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi người thay vì mất nhiều sức lực cho những tranh cãi duy tâm- duy vật hoặc vô thần- hữu thần.

Công việc xây dựng và hoàn thiện giá trị con người VN thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang mời gọi mỗi người cố gắng ý thức và hoàn thiện chính mình, nghĩa là loại trừ những tật xấu và tập luyện những tính tốt nơi mình. Nhưng công việc của từng cá nhân này chỉ có thể thực hiện với sự giúp đỡ của tập thể và cộng đồng để giúp họ khám phá ra những đức tính xã hội căn bản và những tật xấu thường có nơi người Việt. Sau đó phải tìm được những biện pháp hay đường hướng thích hợp để hoàn thiện nhân cách theo từng độ tuổi hay môi trường sống. Những công việc này đòi hỏi sự cộng tác chặt chẽ của các nhà tâm lý, khoa học, giáo dục cũng như các văn nghệ sĩ, những nhà truyền thông xã hội…

Riêng đối với người tín hữu Công giáo, chúng ta càng phải tích cực cũng như chủ động trong việc xây dựng và hoàn thiện giá trị con người VN theo Tin Mừng vì con người là đối tượng chính yếu trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa và là đích điểm cứu độ của Đức Giêsu Kitô. “Không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng người môn đệ Chúa Kitô” (Công đồng Vaticanô II, Gaudium et Spes, số 1).

Cau truc vhxh - 13

Kết luận

Chúng ta vừa thử tìm hiểu cấu trúc tâm lý – văn hoá xã hội của con người Việt Nam và thấy nhiều tầng xấu tốt xen lẫn, chồng chất lên nhau giống như những lớp đất của các tầng địa chất. Để trồng được cây lành trái ngọt, ta phải biết rõ từng lớp đất, loại bỏ những lớp đất bạc màu trước khi “trồng người”. Hơn nữa, để xây dựng đuợc nền văn hoá nhân bản tâm linh cho người Việt Nam, chúng ta còn phải hướng dẫn cho đồng bào những nguyên tắc căn bản cho các hành động thường, cũng như khi hành động, họ phải luôn nhắm đến những giá trị tích cực như sự thật và sự sống, công lý, bình an và tình yêu. Chỉ như thế, dân tộc ta mới có thể hy vọng trường tồn giữa muôn biến động của thế giới hiện nay.

C:\Users\Anton Son\Desktop\USB Co Loan\Hinh trang den (CHO CUON CAM NANG)\Hinh moi lay\ho guom.jpg

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Vũ Thế Bình, Non nước Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.9.

  2. x Vũ Thế Bình, Non nước Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.11-12.

  3. x. Lê Văn Chưởng, Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Trẻ, 1999, tr.24-27; Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999; Niên giám GHCGVN 2005, NXB Tôn giáo, tr.454-466.

  4. x. Nguyên Tạng, Niên Giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, tr.492-498.

  5. Toan Ánh, Nếp cũTín ngưỡng VN, quyển Thượng, NXB TP.HCM, 1992, tr.221.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 11: Cuộc hội nhập văn hoá của Giáo hội Công giáo Việt Nam (1533-2019)

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Nhập đề

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái quát về cuộc hội nhập văn hoá của dân tộc Việt Nam trong dòng lịch sử để nhận ra những giá trị nào đang tồn tại nơi dân tộc Việt Nam. Trong phạm vi bài này, chúng ta muốn nhìn rõ hơn cuộc hội nhập văn hoá của những tín hữu Công giáo từ năm 1533 đến nay để thấy họ đã đem đến những giá trị nào cho dân tộc và nhận được những điểm tốt đẹp nào từ quê hương Việt Nam[1]. Tìm lại dòng lịch sử không phải là chúng ta muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn, những mối bất hoà, xung đột, nhưng là để giúp nhau nhận ra hồng ân Thiên Chúa trong mọi biến cố thăng trầm, tạo nên sự cảm thông giữa mọi thành phần dân tộc và xây dựng nền văn hoá Công giáo Việt Nam (GHVN) theo đường hướng hiệp thông và đối thoại của Công Đồng (CĐ) Vaticanô II đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần nhắc đến.

5

1. Con đường Nhập Thể – Cứu Độ

Mầu nhiệm Con Thiên Chúa Nhập Thể đã dạy cho người tín hữu Việt Nam khám phá ra giá trị của bối cảnh lịch sử trong cuộc đời và sứ mạng của từng người cũng như của GHVN. Thật vậy, “nơi Đức Giêsu, người Nazareth, Thiên Chúa đã nhận lấy những yếu tố đặc thù của bản tính nhân loại, kể cả việc thuộc về một dân tộc nhất định và một xứ sở nhất định… Nét đặc thù vật lý của xứ sở và những yếu tố địa lý của miền đất ấy là điều không thể tách rời được với sự thật là Ngôi Lời đã nhận lấy thân xác con người[2]. Trong tinh thần nhập thể và nhập thế đó, người tín hữu Việt Nam gắn bó với đất nước và dân tộc mình.

Đất nước thân yêu này là chốn nương thân của nhiều dân tộc với những nền văn hoá khác nhau trong suốt dòng lịch sử. Trong quá trình xây dựng đất nước, tất cả các dân tộc ấy đã đổ biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt trên mảnh đất quê hương để khai hoang, phục hoá, phá rừng làm rẫy, đắp đê chống lũ, ngăn mặn lấn biển… Chúng ta phải thành thật nhìn nhận rằng các dân tộc đều nhân danh giang sơn gấm vóc để đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, hay nhân danh dân tộc mình để mở rộng biên cương. Cuối cùng, đất nước, núi sông vẫn còn đó, không phải dành riêng cho ai, nhưng cho tất cả mọi người.

Cau truc vhxh - 6

Tất cả các dân tộc ấy tạo thành cộng đồng người Việt hiện nay với 54 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% dân số cả nước. Tuy nhiên, không giọt mồ hôi nào vì yêu thương đồng bào đổ xuống trên mặt đất này lại trở thành vô nghĩa, không giọt máu hồng nào vì chính nghĩa thấm vào lòng đất này lại không có giá trị vô song. Mọi sự đều được biến đổi trong Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người. Người đã đưa thần tính vô hạn, vĩnh hằng của Thiên Chúa vào trong thế giới vật chất hữu hạn, nhất thời của con người để biến đổi và thăng hoa tất cả trong cuộc Phục Sinh của Người.

Kết quả hình ảnh cho chúa giêsu quy tụ mọi người Tin vào Đức Giêsu Kitô, người dân Việt Nam sẽ nhìn đất nước mình bằng một ánh mắt mới. Người dân Việt hôm nay, dù là người Kinh hay dân tộc thiểu số, sẽ nhìn nhau với ánh mắt đầy tin tưởng và hy vọng, bao dung và nhân ái, vì sự sống bất diệt trong mình được khởi đầu từ chính đất nước này. Thật vậy, những cây lúa, ngọn rau rút tinh hoa từ lòng đất nước đã ngấm bao mồ hôi, xương máu của cả người Việt, người Hoa lẫn người Chăm, người Khơ Me,… trong suốt dòng lịch sử đang nuôi sống tất cả… Do đó, ta có thể nói rằng, tất cả đều cùng chung một huyết thống, đều là anh em ruột thịt của nhau. Sự sống tự nhiên này, nhờ lòng tin vào Đức Giêsu, sẽ biến đổi thành sự sống siêu nhiên.

Những nét khác biệt của mỗi dân tộc trong dòng lịch sử chỉ biểu lộ những giới hạn của vật chất và con người. Chính Đức Giêsu Cứu Thế sẽ quy tụ và biến đổi mọi người để không còn là Kinh hay Hoa, Chăm hay Thượng, “Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô” (x. Gl 3,28). Điều này Chúa Thánh Thần đã thực hiện trong ngày Ngài hiện xuống để quy tụ tất cả những con người thuộc các ngôn ngữ khác nhau làm thành Giáo Hội của Đức Giêsu (x. Cv 2,1-12).

Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc, hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước… Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ…[3]. Người tín hữu Việt Nam luôn gắn bó với quê hương, dân tộc và liên kết sâu xa với Giáo hội Mẹ Việt Nam, vì chính người mẹ này đã sinh ra mình trong đức tin và biến đổi mình từ con người thành con Chúa.

Với tâm tình con cái, trong ít trang sau đây, chúng ta cùng ôn lại một vài đoạn đời của Mẹ từ lúc khai sinh, tăng trưởng, cho đến khi phát triển, trưởng thành. Nhiều người đã từng kể lại đời Mẹ, kẻ ít người nhiều, điều đúng điều sai. Nhưng nếu không nhìn dưới ánh sáng Tin Mừng, đời Mẹ vẫn chỉ là những biến cố rời rạc, những con số vô hồn, những năm tháng tủi nhục vô nghĩa, như nhìn những giọt nước rơi từ đôi mắt của một người xa lạ. Chỉ có những người con gần gũi thân thương mới hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được niềm vui hay nỗi khổ từ những giọt nước mắt này. Trong tâm tình ấy, chúng tôi kể lại đời Mẹ, để mọi người cảm thông với chúng tôi và đồng cảm với Mẹ GHVN qua các thời kỳ:

– Khai sinh (1533 – 1659)

– Tăng trưởng (1659 – 1802)

– Phát triển (1802 – 1960)

– Trưởng thành (1960 đến nay)

Chúng tôi chọn cách phân chia các thời kỳ như trên dựa theo mốc thời gian với những biến cố quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn lao của cơ cấu GHVN.

2. Thời kỳ khai sinh (1533-1659)

2.1. Giai đoạn dò dẫm đầu tiên (1533-1615)

Từ cuối thế kỷ XVI, nhất là từ thế kỷ XVII, quan hệ thương mại của nước ta với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và cả Nhật Bản ở phương Đông phát triển. Các chúa Trịnh, Nguyễn muốn giao hảo với người nước ngoài để bán hàng hoá trong nước và nhất là để mua được nhiều súng đạn, tàu chiến. Trong khi đó, Giáo hội Công giáo (GHCG) toàn cầu lại phát động công cuộc truyền giáo và gửi các nhà thừa sai đi khắp nơi, nhất là đến Ấn Độ và Trung Quốc như Thánh Phanxicô Xaviê (1541), cha Matteo Ricci. Nhiều vị thừa sai đi theo các đoàn tàu buôn đến truyền giáo tại các miền Á Châu và Viễn Đông, trong đó có Việt Nam.

Nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 như khởi đầu cho đạo tại Việt Nam vì trong bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục[4] có nói đến “tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-Nê-Khu, lén đến truyền đạo Giatô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ” (thuộc tỉnh Nam Định, Gp. Bùi Chu hiện nay).

Năm 1550, linh mục Gaspar da Santa Cruz, O.P., đến giảng đạo tại Hà Tiên. Năm 1558, đời vua Lê Thế Tông, hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là Alonso da Costa và Gonsalves đến giảng đạo ở vùng Vạn Lại, thủ đô của Nam Triều. Tiếp theo là các linh mục dòng Đa Minh người Bồ Đào Nha khác như: Luis da Fonseca, Grégoire de la Motte đến truyền giáo ở Đàng Trong (1580) và bị vua Chiêm Thành hãm hại tại Quảng Nam. Năm 1583, các linh mục dòng Phanxicô[5] từ Philippines đã đến truyền giáo như Diego Doropesa, Bartolomeo Ruiz, Pedro Ortiz, Francisco de Montilla tại An Quảng (Quảng Yên), Đàng Ngoài. Năm 1591 tại Thanh Hoá, linh mục Pedro Ordoñez de Cevallos, người Tây Ban Nha, bị bão, đã đến An Trường, kinh đô nhà Lê lúc bấy giờ và rửa tội cho công chúa Mai Hoa (Maria Flora) cùng khoảng 100 người khác. Công chúa là chị của vua Lê Thế Tông. Hiện nay, ở làng Vạn Lại vẫn còn nền nhà thờ và giếng Giatô của công chúa[6].

2.2. Giai đoạn mở đạo chính thức (1615-1659)

Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615-1665 với các vị thừa sai Dòng Tên, ở cả hai miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản. Phía Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê, chúa Trịnh nắm quyền. Nhờ kinh nghiệm hội nhập văn hoá của linh mục Matteo Ricci (1582) ở Trung Quốc và Valignano ở Nhật Bản, các thừa sai quan tâm đến việc học ngôn ngữ, phong tục dân Việt và giảng đạo bằng tiếng Việt.

Công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong bắt đầu năm 1615 với linh mục Francesco Buzomi, Lm. Diego Carvalho và các trợ sĩ Dòng Tên ở Cửa Hàn, Đà Nẵng. Tiếp theo là các Lm. Francesco de Pina, Cristoforo Borri, nhất là Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ).

h 3

Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng đón tiếp giáo sĩ Giuliano Baldinotti, người Ý, nhưng việc truyền giảng Tin Mừng chỉ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp sau khi hai cha Pedro Marquez (Bồ Đào Nha) và Đắc Lộ (người Pháp) cập bến Cửa Bạng, Thanh Hoá, ngày 19/3/1627. Các thừa sai biên soạn giáo lý, sáng tác kinh nguyện thơ văn bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ với sự trợ giúp của các thầy giảng có học thức như cụ Gioakim, sư cụ chùa Phao, sư cụ Manuel, cụ Nghè Giuse… Đáng kể nhất là các thừa sai Gaspar d’Amaral, António Barbosa, Girolamo Majorica (người Ý), đặc biệt là cha Đắc Lộ với những tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ấn hành ở Rôma năm 1651: Phép Giảng Tám Ngày, Từ điển Việt-Bồ-La và Ngữ pháp tiếng An Nam.

Đây là thứ chữ được các linh mục Dòng Tên gốc Bồ Đào Nha như João Ruis, Gaspar Luis, Cristoforo Borri, Francesco Buzomi, Francisco de Pina, Gaspar d’Amaral, Alexandre de Rhodes với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện, đã sáng tạo ra trong những năm 1620-1659[7].

Nhờ các “Thầy Giảng” và “Câu Trùm” là những tông đồ giáo dân nhiệt thành, việc truyền giáo đã đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài (25 linh mục và 5 trợ sĩ) và 50 năm truyền giáo ở Đàng Trong (39 linh mục và 1 trợ sĩ), các thừa sai Dòng Tên đã rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (20.000 ở Đàng Trong và 80.000 ở Đàng Ngoài[8]. Việc rao giảng Tin Mừng được vua chúa Việt Nam quy định rõ ràng trong một số nơi chốn với nhiều hạn chế của các quan lại địa phương, nên các tín hữu gặp nhiều khó khăn trong việc giữ đạo và có nơi đã phải đổ cả máu đào để làm chứng đức tin như thầy giảng Anrê Phú Yên ở Quảng Nam ngày 26/7/1644.

Anrê Phú Yên

3. Thời kỳ tăng trưởng (1659-1802)

Sau khi bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1645, cha Đắc Lộ về châu Âu tường trình cánh đồng truyền giáo chín vàng ở Việt Nam để kêu gọi có thêm thừa sai và giám mục sang Việt Nam. Ngày 9/9/1659, Đức Thánh Cha Alexander VII, qua Sắc chỉ Super Cathedram, quyết định thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận và chọn hai vị thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Paris (MEP) làm Đại diện Tông toà. Gp. Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam, gồm cả phần đất Chiêm Thành, Chân Lạp do Đức cha Pierre Lambert de la Motte cai quản. Gp. Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc, bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Đức cha François Pallu coi sóc.

Chúng ta ghi nhận một số khó khăn chính của thời kỳ này.

Khó khăn trước hết là sự bất hoà giữa các thừa sai Dòng Tên và các giám mục Đại diện Tông toà thuộc Hội Thừa sai Paris cũng như giữa các thừa sai thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Khó khăn này bắt nguồn từ quan điểm cởi mở hay đóng kín với việc hội nhập văn hoá bản địa, nhất là với việc tôn kính Đức Khổng Tử và thờ cúng tổ tiên. Khó khăn thứ hai là tính cách bất hợp pháp của Công giáo do các sắc chỉ cấm đạo của vua chúa. Nhiều vị thừa sai nước ngoài cũng như linh mục Việt Nam đã bị giết hại dưới thời các chúa Trịnh Tạc (1657-1682), Trịnh Sâm (1767-1782) ở ngoài Bắc; chúa Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) ở miền Nam, cũng như thời vua Cảnh Thịnh (1782-1802), nhà Tây Sơn, ở miền Trung.

Kết quả hình ảnh cho thánh tử đạo việt nam

Các vị vua chúa cho rằng đạo Công giáo dạy nhiều điều trái ngược với luân thường đạo lý khi cổ vũ ý niệm dân chủ cho rằng mọi người đều là anh em con của một Đức Chúa Trời và không ai có quyền sinh sát trong tay như ông vua trong chế độ quân chủ, cổ vũ hôn nhân “một vợ, một chồng” trái với tục đa thê có từ lâu đời trong xã hội, và chủ trương nam nữ bình đẳng đi ngược với quan niệm ngàn đời của Nho giáo “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Hàng chục ngàn giáo dân (khoảng 30.000) đã bị giết chết chỉ vì muốn bảo vệ đức tin và những sự thật đó. Họ chấp nhận bị tù đày, bị ngược đãi, bị cướp bóc tài sản, bị phân sáp vào các làng người không có đạo để làm nô lệ chứ nhất định không bỏ đạo. Trước tình cảnh đó, các vị thừa sai nước ngoài đã đi tìm một giải pháp mới, khiến cho sau này người Pháp có điều kiện can thiệp và xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực[9]. Sau khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh ở Thăng Long ngày 30/1/1789 và mất năm 1792, con là Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Mọi việc triều đình do các quan lại chuyên quyền nắm giữ, tướng tá thì ganh ghét xâu xé lẫn nhau, trong khi thế lực của chúa Nguyễn Phúc Ánh, gọi tắt là Nguyễn Ánh, ngày một mạnh ở Gia Định. Ông là người biết tổ chức, chỉnh đốn lại xã hội về mọi lĩnh vực, không xâm phạm đến tín ngưỡng của dân chúng nên ông được người dân Nam bộ tin tưởng.

Đức cha Pigneau de Béhaine, quen gọi là Cha Cả Bá Đa Lộc, Đại diện Tông toà Đàng Trong (1771-1799), đã hết lòng giúp đỡ Nguyễn Phúc Ánh, lúc đó đang bị khốn đốn bởi cuộc vây hãm của quân Tây Sơn. Ngài đã đưa hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (mới lên 4 tuổi) sang Pháp và vận động người Pháp giúp đỡ tàu chiến, vũ khí để Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn và chúa Trịnh. Ước nguyện của các vị thừa sai và của Đức cha Bá Đa Lộc là chỉ muốn cho người Công giáo Việt Nam được an thân giữ đạo và đạo Chúa được mở rộng, vừa có lợi cho Giáo Hội, vừa tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam. Đức cha đã nuôi dạy hoàng tử Cảnh ở dinh Tân Xá. Năm 13 tuổi, hoàng tử được phong làm Nguyên Soái Quận Công, theo cha đi chinh chiến, lập nhiều chiến công.

Sau khi ở Pháp về năm 1789, hoàng tử Cảnh không chịu làm lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế khiến vua Gia Long rất khó chịu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến vua Gia Long không chọn hoàng tôn Đán mà lại chọn người con nuôi là hoàng tử Đảm sau này. Chính Đức cha cũng đã khuyên hoàng tử Cảnh phải tôn trọng tục lệ thờ kính ông bà và lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế[10]. Ước mơ của các thừa sai về một ông vua theo đạo Công giáo và cho người Công giáo được hoàn toàn tự do hành đạo như vua Constantinus ở đế quốc Rôma vào năm 313 hoàn toàn tan biến với cái chết của Đức cha Bá Đa Lộc (9/10/1799) và của hoàng tử Cảnh (1801).

h 4

Tuy nhiên, dù chịu nhiều thử thách và bách hại vì đức tin, số tín hữu ở cả 3 giáo phận vẫn tăng lên không ngừng. Vào năm 1802, GHVN đã thành hình cơ cấu tổ chức gồm 3 giáo phận với 121 linh mục Việt Nam, 17 thừa sai gồm cả giám mục và linh mục, khoảng 320.000 tín hữu.

4. Thời kỳ phát triển (1802-1960)

Thời kỳ này có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thử thách và giai đoạn tương đối an lành. Trong thời kỳ này, đất nước đã thống nhất về mặt chính quyền: dân tộc Việt sống dưới chế độ quân chủ chuyên chế của các vua triều Nguyễn, đặt kinh đô tại Phú Xuân, Huế.

Kết quả hình ảnh cho vua gia long4.1. Giai đoạn thử thách (1802-1886)

Gọi là giai đoạn thử thách vì trong suốt giai đoạn này, trừ 18 năm đầu dưới triều vua Gia Long (1802-1820), 63 năm còn lại GHVN phải chịu đựng những cuộc bách hại tàn khốc do vua quan triều đình Nhà Nguyễn cũng như do sĩ phu và dân chúng theo phong trào Văn Thân gây nên.

Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long, mở đầu triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đóng đô ở Phú Xuân, tức Huế ngày nay. Vì nhớ công ơn Đức cha Bá Đa Lộc, nên vua Gia Long đã cho phép tự do truyền bá đạo Công giáo. Nhà vua có thiện cảm với đạo nhưng không muốn theo vì thấy luật lệ đạo quá nghiêm khắc đối với tục đa thê và việc thờ cúng tổ tiên. Ông nói: “Đạo Thiên Chúa rất hợp với đạo lý nhưng quá nghiêm khắc với tục đa thê. Đối với ta, không thể chỉ lấy một vợ, mặc dù ta thấy là trị cả nước còn dễ dàng và ít mệt mỏi hơn là giữ cho gia đình ta được yên ấm[11].

Một vài lý do tiềm ẩn

Hoàng tử Cảnh qua đời vì bệnh đậu mùa năm 1801 lúc mới được 22 tuổi, vua Gia Long phế bỏ người cháu đích tôn là Đán và chọn người con nuôi là hoàng tử Đảm kế vị, mặc dù nhiều quan lại triều đình lúc ấy can gián vua nên giữ chính tông, “đích tôn thừa trọng”, trong số đó, Tả Quân Lê Văn Duyệt là người phản đối mạnh mẽ nhất. Sau khi vua Gia Long băng hà, hoàng tử Đảm lên ngôi (15/2/1820) lấy niên hiệu là Minh Mạng. Vì muốn bảo vệ ngai vàng cho dòng tộc nên vua đã xử tội hoàng tôn Đán thông dâm với mẹ là bà Vương Cơ Tống Thị Quyên năm 1824. Bà bị dìm xuống nước cho đến chết, còn Đán và con cháu bị giáng làm thường dân[12].

Tả quân Lê Văn Duyệt Dù Lê Văn Duyệt đã chết (ngày 25/8/1832), vua Minh Mạng vẫn giữ lòng hận thù. Vua bãi bỏ chức Tổng Trấn, lập toà án xét xử Lê Văn Duyệt tội hà lạm công quỹ. Vua cho đào mả và san bằng mộ bia khiến cho người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chống lại triều đình. Cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi cũng là một lý do thúc đẩy vua Minh Mạng thù ghét và bách hại người Công giáo và tạo nên những hiểu lầm về Thánh tử đạo Joseph Marchand Du[13]. Ngày 8/9/1835, quân triều đình chiếm lại được thành Phiên An (Gia Định). Vua truyền chém đầu, phân thây 1.994 người, trong đó có cha Phước, cha sở Chợ Quán, và chôn chung trong một hố sâu gọi là Mả Nguỵ. Sáu người còn lại bị giải về kinh đô Huế, trong đó có cha Marchand Du, người đã bị Lê Văn Khôi dùng vũ lực ép phải vào thành Phiên An, vì tin tưởng cha có phép mầu và lôi kéo được các tín hữu chống lại triều đình, như các thư cha Marchand Du còn để lại đã minh chứng điều đó. Thật ra, trong số 2.000 người phản loạn, chỉ có 26 người đàn ông và 40 đàn bà trẻ con là người Công giáo[14] Một câu hỏi đặt ra cho những người thời trước và ngay cả thời nay: tại sao người Việt Nam thời đó lại theo đạo Công giáo bất chấp những thử thách, gian lao?

Đi tìm con đường sống

Câu trả lời đơn giản là người Công giáo thời đó muốn đi tìm con đường sống trong cái lẽ tử sinh của kiếp người. Hơn nữa, với những sắc dụ cấm đạo, nhiều người đã gặp khó khăn trong việc học hành, thi cử, làm lụng, bán buôn. Có người còn bị đày ải, giết hại. Họ vẫn muốn sống với tất cả niềm vui của Phúc Âm và muốn chứng minh những sự thật của Phúc Âm.

Nho giáo dạy người dân phải trung với vua, vì vua là thiên tử thay trời trị dân, có toàn quyền sinh sát đến độ “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Vì thế, người Công giáo không bao giờ tỏ thái độ bất trung, bất kính với vua. Họ luôn nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu, Con của Chúa Cha là Vua Trời đất, nên Người cũng là Thiên Tử. Thay vì bắt người khác phải chết thì Chúa Giêsu lại chết thay cho mọi người để đền tội và hoà giải với mọi người. Người Công giáo lại được dạy chỉ có Chúa Trời là chủ của sự sống vĩnh hằng, nên dù sự sống ở đời này có mất đi, họ sẽ được sống mãi mãi ở đời sau. Chúa Trời là cha chung của mọi người nên tất cả đều là anh em, con cái của “Cha trên trời”, và đều bình đẳng với nhau về mặt giá trị làm người dù vẫn có tôn ti trật tự trong xã hội. Hơn nữa, sau cuộc sống lữ hành ở trần thế này còn có cuộc sống vĩnh hằng ở thế giới bên kia mà người ta sẽ đạt được nhờ lòng tin vào Đức Giêsu. Chính trong tinh thần ấy, giá trị con người được nâng cao đến tột đỉnh.

Niềm tin vào đời sống vĩnh cửu lại thể hiện rất trong sáng và tích cực trong đời sống thường ngày và nó trở nên một sức hút kỳ lạ của tôn giáo mới đối với mọi người dân Việt thời đó vì họ chưa hiểu biết nhiều về khoa học, chưa biết giữ vệ sinh nên nhiều trẻ sơ sinh bị chết yểu, nhiều sản phụ mắc bệnh hậu sản. Hằng ngày, người ta thường dùng nước ao tù để tắm rửa, ăn uống, nên dễ bị các bệnh toét mắt, ghẻ lở, giun sán, đường ruột… Các người Công giáo, nhờ được các giáo sĩ Tây Phương, các thầy giảng, các dì phước Mến Thánh Giá (MTG) dạy các kiến thức về khoa học phổ thông, nên biết lọc nước bằng than cát sỏi để dùng và nấu nước chín để uống, giữ vệ sinh thân thể nên trở thành những người khoẻ mạnh, xinh đẹp. Các nữ tu Mến Thánh Giá thời ấy trở thành những nữ hộ sinh và y tá nông thôn kèm thêm việc dạy chữ quốc ngữ cho đồng bào.

Kết quả hình ảnh cho người công giáo xưa

Trong xã hội phong kiến xây dựng trên Nho giáo: nữ giới bị khinh miệt, đối xử bất bình đẳng. Đạo Công giáo, với chế độ một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng và quan niệm mỗi người đều là con cái Chúa, đã giới thiệu những nét mới cho xã hội Việt Nam. Gia đình người có đạo an vui, hạnh phúc, trong nhà lúc nào cũng vang tiếng cười vì không có cảnh “vợ cả, vợ lẽ”, “con bà, con tôi”, nam nữ đều được tôn trọng, được học hành, làm việc như nhau.

Thời đó, chữ nghĩa “quý giá” và đắt đỏ, cả làng may ra chỉ có một vài người giàu mới có đủ điều kiện cho con cháu đi học chữ Nho, hy vọng đỗ trong các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình do nhà vua tổ chức để ra làm quan cho triều đình. Nhưng các tín hữu Công giáo, với lý lịch không tốt vì lý do theo “tả đạo”, với bản án đó khắc trên trán, trên mặt, họ không thể đi học, đi thi, buôn bán hay làm bất cứ nghề nghiệp chính thức nào. Tuy nhiên tất cả “người có đạo”, dù là nam hay nữ, trẻ hay già, đều được khuyến khích học hành, lúc đầu là chữ Nho, chữ Nôm, sau là chữ Quốc ngữ. Kinh sách đọc hằng ngày, giáo lý học hằng tuần, càng làm cho người có đạo dễ học hành và truyền bá chữ nghĩa cho nhau hơn.

Chữ quốc ngữ là thứ chữ ghi âm tiếng nói của người Việt trong đời sống thường ngày bằng mẫu tự Latinh với 24 chữ cái thay vì 214 bộ chữ đơn từ 1 nét đến 17 nét trong bộ chữ Hán của người Trung Hoa, vừa dễ đọc dễ viết, ích lợi trong đời sống giao tiếp xã hội, nên được dân chúng thích thú theo học và truyền lại cho nhau, chứ không phải chỉ trong cộng đồng những người Công giáo. Điều này đụng chạm đến lòng tự ái của những quan lại triều đình, của giới sĩ phu tự cho là những “người có học” trong xã hội thời đó. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng để hiểu tại sao phong trào Văn Thân lại hô hào “bình Tây, sát Tả” sau này khi người Pháp xâm chiếm nước ta.

Kết quả hình ảnh cho việt nam thời nguyễn

Chúng ta đừng quên chữ Nho cho đến đầu thế kỷ XX vẫn là chữ chính thức của nhà nước quân chủ ở Việt Nam. Sự đố kỵ của các Nho sĩ và quan lại đối với chữ Quốc ngữ là một trong những lý do quan trọng dẫn đến những cuộc tàn sát người Công giáo trong phong trào Văn Thân. Thật ra, chữ Nôm vẫn được tôn trọng trong cộng đồng người Việt Công giáo với hàng trăm tác phẩm đủ thể loại được biên soạn trong thời kỳ này. Ta có thể nêu tên một tác phẩm tiêu biểu: Sách dạy tập đi đàng nhân đức lọn lành của Cố Chính Philipphê Trung (M. Sérard), viết năm 1799. Sách gồm 24 quyển, mỗi quyển trung bình 200 trang, toàn bộ là 4.800 trang. Mỗi trang có từ 10-12 dòng, mỗi dòng từ 30-32 chữ. Tổng cộng khoảng 1.500.000 chữ Nôm, dài gấp 9 lần Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du.

Chúng ta cũng nên ghi nhận rằng: đạo Công giáo đã góp phần không nhỏ vào cuộc thăng hoa các nền văn hoá của người Chăm, người Khơ Me ở phương Nam. Nền văn hoá tinh thần của Kitô giáo theo đoàn người mở đất Phương Nam đã thay đổi nền văn hoá vật chất, tính giao với những Linga và Yoni của dân tộc Chiêm Thành và Thuỷ Chân Lạp.

Về phương diện kinh tế, người theo đạo cực khổ tư bề vì bị áp bức bởi bọn cường hào ác bá trong làng, vì sưu cao thuế nặng, vì bị cấm hành nghề. Họ chỉ còn cách từ Bắc xuôi vào miền Nam, đến những phiên trấn mới mở, sống chung với những kẻ bị kết án lưu đày, cùng che giấu lai lịch của mình bằng những tên gọi trống không: anh Hai, chị Ba, cô Tư… để được yên thân giữ đạo. Họ sống đùm bọc lẫn nhau, coi nhau như anh em họ hàng, nên gọi là “họ đạo” hay “giáo họ”, truyền nghề cho nhau để cùng làm cùng hưởng, làm ra cái gì cũng phải thật tốt, bán ra cái gì cũng phải thật rẻ, lúc nào cũng nói thật, nói thẳng để khỏi làm “ô danh Chúa và nhục cho người có đạo”. Nhờ đoàn kết yêu thương như thế, người có đạo luôn sống sung túc, nên mới có câu “theo đạo lấy gạo mà ăn”.

Tuy nhiên, những làng Công giáo trù phú kia lại trở thành mồi ngon cho một số người, nhất là khi những người này được thúc đẩy cướp phá, nhân danh lòng ái quốc trong phong trào Văn Thân. Để đối phó trong cơn bách hại gắt gao, người có đạo rủ nhau trốn vào những nơi hoang vu, phá rừng làm rẫy như La Vang, Trà Kiệu ở miền Trung và nhiều vùng xa, vùng sâu ở miền Nam. Không ngờ, chính lối sống này lại làm cho quê hương phát triển về mặt kinh tế, mở mang bờ cõi quốc giá.

Đến đây, ta có thể hiểu tại sao đạo Công giáo lại phát triển nhanh chóng ở Việt Nam vì đạo chỉ cho người dân con đường sống khoẻ mạnh, tốt đẹp, khôn ngoan, sung túc, cao quý, xứng với phẩm giá con người. Vì thế, dù phải chịu đựng thiệt thòi, bất công, thậm chí bị giết hại, nhiều người vẫn theo đạo cũng như các tín hữu vẫn trung thành với Chúa và yêu thương nhau. Số tín hữu vẫn không ngừng gia tăng trong cả 2 miền Nam Bắc ngay trong những giai đoạn thử thách cam go nhất.

jsb1452264685

GHVN vào năm 1850 có 8 giáo phận với số giáo dân ở 4 giáo phận miền Bắc là 380.000 người, 147 linh mục và 4 giáo phận trong miền Nam khoảng 120.000 người và 80 linh mục.

Cuộc xâm lăng của người Pháp

Vua Minh Mạng chịu ảnh hưởng của các vua Trung Hoa và Nhật Bản ra nhiều chiếu chỉ cấm đạo Công giáo vào các năm 1825, 1833, 1836, 1838, theo đuổi chính sách bế quan toả cảng. Nhưng sau khi Trung Hoa thất trận trước các cường quốc châu Âu (1838-1839), nhà vua muốn thay đổi đường lối chính trị bằng việc cử phái đoàn do Phan Thanh Giản dẫn đầu sang Pháp năm 1840 để thương thuyết. Phái đoàn thất bại nên vào những năm cuối đời vua càng cấm đạo tàn khốc hơn[15]. Sau khi các thừa sai người Pháp bị bắt giam ở Huế năm 1843, giám mục Lefèbre bị bắt ở cửa Cần Giờ (1846) và thừa sai Duclos (Lộ) bị chết trong trại giam năm 1846, quân Pháp được lệnh bắn phá cảng Đà Nẵng ngày 15/4/1847. Lập tức vua Thiệu Trị ban hành sắc lệnh chống Công giáo ngày 03/5/1847 và người ta liên kết việc theo đạo Công giáo với việc làm tay sai cho Pháp, phản bội dân tộc. Nhiều nhà Nho đã tuyên truyền với dân chúng luận điệu này và không ít đồng bào đổi mối thiện cảm với người Công giáo trước đây thành ác cảm và hận thù kẻ phản quốc, nhất là khi người Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ.

Kết quả hình ảnh cho quân pháp nổ súng vào đà nẵng

Ngay sau khi vua Thiệu Trị băng hà ngày 4/11/1847, vua Tự Đức lên ngôi và ra ngay sắc chỉ cấm đạo năm 1848, vì nghi ngờ người Công giáo cấu kết với Hồng Bảo, anh cả của vua, âm mưu chiếm đoạt ngai vàng. Vua ban nhiều sắc chỉ cấm đạo trong suốt triều đại lâu dài của mình (1847-1883). Những sắc chỉ cấm đạo vào các năm 1848, 1852,1854,1855, nhất là năm 1857: “Giết ngay Tây dương đạo trưởng, bêu đầu 3 ngày ở những nơi công cộng và bị quăng xác xuống biển” đã thúc đẩy tàu Pháp bắn phá Đà Nẵng để thị uy. Năm 1858, chiến tranh giữa Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam bùng nổ. Quân Pháp chiếm thành Kỳ Hoà năm 1861, uy hiếp các tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Cuộc sát hại tập thể người Công giáo xảy ra nhiều nơi trên đất nước do lòng ái quốc của đồng bào phản ứng lại việc người Pháp xâm lăng. Tháng 7 năm 1861, vua ban hành lệnh phân tháp (phân sáp) người Công giáo vào các làng không Công giáo. Quân Pháp tiếp tục đánh chiếm và quân triều đình thất thủ ở khắp nơi.

Hoà ước Nhâm Tuất giữa Việt Nam và Pháp ký năm 1862 buộc triều đình Việt Nam phải tôn trọng tự do tôn giáo, phải nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Năm 1873, Pháp chiếm Hà Nội lần I và một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, sau đó rút quân. Năm 1874, triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất nhường 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp, hoà ước này có 22 khoản, trong đó có khoản 9 đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo. Năm 1882, Pháp đánh Bắc Kỳ lần II rồi vào chiếm đóng kinh thành Huế.

Năm 1884, Hoà ước Giáp Thân với điểm chính là “Chính phủ Pháp bảo hộ Bắc Kỳ, lục tỉnh Nam Kỳ là thuộc địa Pháp và Trung Kỳ thuộc quyền cai trị của Triều đình Huế” nói lên sự suy tàn của đất nước và triều đình vua quan Việt Nam. Thật ra, tôn giáo chỉ là một cái cớ để người Pháp xâm lăng nước ta giống như nhiều nước ở phương Tây đi chiếm thuộc địa. Nhưng lý do “bảo vệ người có đạo” này lại là nguyên nhân dẫn đến việc tàn sát người Công giáo của phong trào Văn Thân.

Phong trào Văn Thân

Phong trào này bắt đầu ở Nghệ An, Nam Định năm 1867 và lan ra rất nhanh ở nhiều nơi trong nước, nhất là trong các tỉnh miền Trung vào những năm 1867-1868, 1873-1874 và 1883-1885, cho đến khi kết thúc vào năm 1886. Với khẩu hiệu “bình Tây, sát Tả”, các sĩ phu hô hào dân chúng giết những người lính Pháp và cả những người nước ngoài ở phương Tây đến truyền đạo, đồng thời giết cả những người Việt theo đạo vì họ đã theo tà đạo của người Tây phản bội đất nước. Do lòng ái quốc sôi sục, căm hờn vì thất trận, mất đất, quần chúng nồng nhiệt tham gia cướp phá các làng người Công giáo và giết hại tất cả những ai theo đạo. Trong khi đó, người Công giáo lại được học bài học sẵn sàng chết để làm chứng cho đức tin, không hận thù hay chống lại kẻ bách hại mình để noi gương Chúa Giêsu, nên số người Công giáo bị giết hại trong giai đoạn 1820-1886 khoảng gần 100.000 người.

h 17 phong trào Văn thân thảm sát giáo dân

Rất hiếm làng Công giáo nào như giáo xứ Trà Kiệu dám tổ chức chống lại quân triều đình và phong trào Văn Thân. Với số quân ít ỏi là 370 nam nhân và 500 phụ nữ, với 4 khẩu súng trận và vũ khí tự chế thô sơ, họ không thể nào chống nổi 8.000 quân Văn Thân với súng thần công, voi trận được chính quan võ của triều đình chỉ huy, nếu không có Đức Mẹ Maria hiện ra bảo vệ và đội quân trẻ em thiên thần chiến đấu giúp họ trong suốt 21 ngày đêm từ 1-21/9/1885[16]. Cuộc can thiệp lạ lùng này đã được truyền đến tai những người đang bách hại đồng bào Công giáo để họ suy nghĩ lại hành động của mình và ngừng việc giết hại đồng bào vô tội.

DM Tra Kieu

Tờ báo Quốc ngữ đầu tiên: Gia Định Báo

Một bằng chứng cho thấy quần chúng yêu mến và đón nhận những giá trị văn hoá của đạo Công giáo là việc phát hành tờ báo Quốc ngữ đầu tiên, tờ Gia Định Báo, ngay từ năm 1865, chỉ sau vài năm người Pháp xâm chiếm Việt Nam (1861). Tờ báo phát hành số đầu tiên vào ngày 15/04/1865 tại Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký làm chánh tổng tài (giám đốc) và Huỳnh Tịnh Của làm chủ bút. Tờ báo tồn tại mãi đến năm 1897 mới chấm dứt hoạt động. Chắc chắn người dân Nam Bộ đã phải biết chữ Quốc ngữ cả trăm năm trước nên tờ báo mới có thể phát hành. Ở miền Bắc chữ Quốc ngữ phổ biến chậm và muộn hơn nên mãi tới năm 1905 mới có tờ Đại Việt Tân Báo.

h 7

Câu trả lời cho các cuộc sát hại

Thật vậy, trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, những cuộc giết hại một số đông người Công giáo đã gây nên tiếng vang quốc tế khiến cho các nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha[17] muốn can thiệp vào Việt Nam, nhân danh quyền sống và quyền tự do tôn giáo của con người, dù ẩn ý của họ là để chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Một số sử gia đã ghép việc một vài giám mục thừa sai người Pháp như: P. de Béhaine (Bá Đa Lộc), Lefèbvre, Pellerin, Retord, Puginier giúp đỡ thực dân Pháp nên họ mới thực hiện thành công việc xâm lược Việt Nam[18]. Thật ra, đó chỉ là vài cá nhân trong số hơn 200 giáo sĩ nước ngoài đang truyền giáo tại Việt Nam vào thời đó[19]. Người ta không thể “vơ đũa cả nắm” để kết tội tất cả người Công giáo đều làm tay sai cho Pháp.

Hơn nữa, các giám mục dù là người Pháp hay không, đều hiểu rằng cuộc sống ở Việt Nam hay ở nước Pháp chỉ là một giai đoạn của đời sống con người, tất cả đều sẽ qua đi để chỉ còn tồn tại Nước Thiên Chúa. Do đó, họ không phục vụ trực tiếp cho nước Pháp hay bất cứ nước nào. Theo tâm thức và cách nhìn của người phương Tây thời đó, hành động của họ chỉ là muốn cứu giúp những người Việt Nam đang gặp khốn khổ, bị bách hại dã man, cho những người này có quyền được sống đúng phẩm giá con người và sống theo niềm tin của mình. Đó là nghĩa vụ lương tâm đối với người bị nạn mà sau này chúng ta định danh là những người bị xúc phạm nhân quyền theo Hiến chương Liên Hiệp QuốcTuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ngày 10/12/1948.

Ngày nay, người ta hiểu rằng không thể đổ lỗi cho một vài vị giáo sĩ nước ngoài hay một ít đồng bào Công giáo Việt Nam là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất nước, như một số quan lại và nho sĩ trong phong trào Văn Thân đã kết án. Chiến thắng của người Pháp ở Việt Nam hay của các cường quốc Tây Phương xâu xé Trung Quốc trong cuộc Chiến tranh Nha phiến (1839-1842) là hậu quả tất yếu của một đất nước lạc hậu trước nền văn minh khoa học, quân sự hùng mạnh với ý đồ bành trướng xâm lược của phương Tây. Lịch sử thế giới cũng cho thấy những đất nước nhỏ bé như Nhật Bản dưới triều Minh Trị Thiên Hoàng (Meiji-tenno) với Mutsuhito (1852-1912) hay Thái Lan dưới triều vua Chulalongkorn-Râma (1868-1910) cùng thời với Việt Nam, đã thoát cảnh xâm lăng và đô hộ của phương Tây nhờ sự lãnh đạo sáng suốt, biết nhìn xa trông rộng và nhất là sự đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, dưới ánh sáng đức tin, người tín hữu lúc nào cũng nhận ra, qua những thăng trầm ấy, ý định cứu độ của vị Chúa lịch sử.

Một số nhà Nho có tâm huyết như Phan Bội Châu (1867-1940), Phan Chu Trinh (1872-1926) nhận chân được giá trị của người Công giáo Việt Nam. Các vị đó đã hô hào dân chúng sống tinh thần của người Công giáo Việt Nam: bỏ đi cái học từ chương cổ hủ của Nho giáo, cắt bỏ búi tóc, móng tay, nhận thức rõ mọi người đều là anh em chứ không ai có quyền sinh sát đối với người khác, nam nữ bình đẳng, bỏ chế độ đa thê trong gia đình, học chữ Quốc ngữ và chịu khó mở mang tâm trí cho nền văn minh khoa học Tây Phương. Đây là những điểm cơ bản trong phong trào Duy Tân, Đông Du của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can… Nhưng đó lại là những sự thật mà người Công giáo Việt Nam đã phải chứng minh bằng cả mạng sống mình[20].

PBC va pt Ddu

H 18, dông kinh nghĩa thục

Hơn nữa, có rất nhiều người Công giáo đã tham gia các phong trào này. Phan Bội Châu trong cuốn hồi ký Phan Bội Châu Niên Biểu đã kể rõ tên của một số linh mục, giáo dân và xứ đạo đã giúp đỡ mình. Trong đó ông đã nhắc đến Mai Lão Bạng, quê ở Thọ Ninh, Hà Tĩnh, tháng 3/1908, đã đem vài chục thanh niên Công giáo sang Hồng Kông trong chương trình Đông Du[21].

Vào năm 1883, Toà Thánh tách Gp. Đông Đàng Ngoài thành hai giáo phận Đông (Hải Phòng) và Bắc (gồm các tỉnh ở phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng Lạng Sơn) và trao cho Đức cha Colomer Lễ cai quản. Như thế là vào cuối giai đoạn này, GHVN có 9 giáo phận với số tín hữu gần 600.000 người. Trong giai đoạn thử thách này, dù bị giết hại rất nhiều nhưng số tín hữu vẫn không hề sút giảm và đã giới thiệu cho cả người bách hại mình một sự sống mới mẻ và toàn diện.

4.2. Giai đoạn phát triển trong an bình (1886-1960)

Giai đoạn này được gọi là phát triển trong an bình vì không còn những cuộc bách hại trực tiếp bởi triều đình hay quần chúng, nhưng GHVN vẫn chịu tác động bởi những biến cố trong lịch sử dân tộc và thế giới.

Bối cảnh đất nước

Ở Việt Nam, từ năm 1887, người Pháp hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam và tổ chức một bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Ở trung ương, đứng đầu là phủ toàn quyền Đông Dương, Việt Nam chia thành 3 miền, miền Nam là thuộc địa của Pháp có thống đốc Nam kỳ, miền Trung có khâm sứ Trung kỳ, miền Bắc có thống sứ Bắc kỳ. Nền quân chủ do vua nhà Nguyễn ở kinh đô Huế chỉ còn là bù nhìn sau khi Phong trào Cần Vương năm 1885 thất bại. Trong nước, một số đảng phái chống chính quyền xuất hiện như Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1920, Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930.

h 19 phong trào Cần Vương

Sau thế chiến thứ I (1914-1918) và thứ II (1939-1945), dân tộc Việt Nam trải qua thời kỳ bất ổn triền miên kéo dài tới năm 1954. Nhiều phong trào chống Pháp với các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi như Việt Nam Quốc dân Đảng với Nguyễn Thái Học ở Yên Bái; Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930) ở Nghệ An, Hà Tĩnh; Du kích Bắc Sơn tháng 9/1940; khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940). Rất nhiều tín hữu Công giáo đã tham gia vào các phong trào yêu nước này.

Năm 1940, Nhật tấn công Đông Dương và chiếm quyền cai trị của Pháp. Năm 1941, mặt trận Việt Minh được thành lập. Năm 1945, sau khi quân Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, đất nước Việt Nam rơi vào tình trạng hỗn loạn. Lực lượng Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã tổ chức thành công Cách mạng Tháng Tám. Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 12/1946, chiến tranh giữa Việt Minh và thực dân Pháp bùng nổ và kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.

Sau Hiệp định Genève 1954, Việt Nam bị chia thành hai miền: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc theo chế độ Cộng sản; và nước Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam theo chế độ Tư bản. Cuộc xung đột ý thức hệ giữa Tư bản và Cộng sản dẫn đến các cuộc xung đột ở nhiều nơi trong nước và cuộc di cư của gần 1 triệu người ở cả 2 miền, trong đó có khoảng 700.000 tín hữu miền Bắc di cư vào miền Nam. Biến cố này đã tạo nên nhiều xáo trộn trong GHCG ở miền Bắc và thay đổi mạnh mẽ cấu trúc của GHCG ở miền Nam.

h 32 Hai người lanh đạo 2 miền Bắc Nam

Tình trạng Giáo hội Việt Nam

Ngày 3/12/1924, Toà Thánh đổi tên các giáo phận Tông toà tại Việt Nam theo địa hạt hành chính, nơi đặt toà giám mục, giống như ta đang có ngày nay.

Sau Công đồng Đông Dương năm 1934, GHVN phát triển rất nhanh vì được định hướng rõ rệt dẫn đến việc nhiều giám mục Việt Nam được tấn phong và thành lập nhiều giáo phận mới như Gp. Thanh Hoá (1932) từ Gp. Phát Diệm, Thái Bình (1936) từ Bùi Chu, Vĩnh Long (1938) từ Sài Gòn và Phủ doãn Tông toà Lạng Sơn trở thành giáo phận chính toà (1939).

Tình hình GHVN vào năm 1939: 16 giáo phận, 17 giám mục, 1.544.765 giáo dân trên tổng dân số 23.193.769 người, tỉ lệ 6,66% dân số.

Giáo hội miền Bắc còn lại 10 giáo phận với 7 giám mục, 374 linh mục và một số ít tu sĩ phục vụ 750.000 tín hữu. GHCG miền Bắc chịu nhiều thử thách nặng nề dưới chế độ Cộng sản: tất cả các cơ sở của Giáo Hội như chủng viện, dòng tu hay bác ái từ thiện như bệnh viện, nhà dưỡng lão, cô nhi viện đều bị đóng cửa, đất đai bị tịch thu, từng linh mục, tu sĩ bị quản lý nghiêm ngặt. Nhiều học sinh Công giáo không thể theo học các lớp trung học và phải bỏ đạo nếu muốn học đại học. Giáo hội miền Bắc rút vào thế bất hợp tác với chính quyền và anh dũng bảo vệ đức tin.

Trong khi đó, GHCG miền Nam theo chế độ Tư bản được tự do phát triển và phát triển rất nhanh. Các giáo xứ, nhất là những giáo xứ của người Bắc di cư, nhanh chóng xây dựng các cơ sở như nhà thờ, nhà xứ, trường học, nhà thương, nhà dưỡng lão, cô nhi viện. Các làng nghề truyền thống từ miền Bắc đưa vào được tái lập ở miền Nam khiến cho nền kinh tế của Việt Nam Cộng hoà phát triển mạnh mẽ và trổi vượt trong các nước Đông Nam Á. Ông Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hoà, là một tín hữu Công giáo thanh liêm, đạo đức, một lòng vì nước vì dân, nên được quần chúng ủng hộ. Nhờ sự giúp đỡ đặc biệt của Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu, nhất là Tây Đức, những người Bắc di cư ổn định rất nhanh đời sống và hoà nhập vào cộng đồng dân tộc để cùng xây dựng quê hương.

Kết quả hình ảnh cho tổng thống ngô đình diệm

Do số tín hữu đông đảo từ miền Bắc chuyển vào, nhiều giáo phận mới ở miền Nam được thành lập: Cần Thơ (1955) từ Nam Vang, Nha Trang (1957) từ Quy Nhơn. Ngày 24/11/1960, Đức Thánh cha Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam với 3 giáo tỉnh Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Một số giáo phận mới được thành lập trong dịp này: Long Xuyên từ Cần Thơ, Đà Lạt và Mỹ Tho từ Sài Gòn.

Vào cuối giai đoạn này, năm 1960, toàn bộ GHVN có 20 giáo phận: 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở Huế và 6 ở Sài Gòn. Thời điểm này, GHVN có 23 giám mục, 2.096.540 tín hữu trong số 29.200.000 dân, chiếm tỉ lệ 7,17%; 1.914 linh mục, 5.789 nam nữ tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh.

5. Thời kỳ trưởng thành (1960 đến nay)

Thời kỳ này được đánh dấu bằng việc thành lập Hàng Giáo phẩm Công giáo Việt Nam năm 1960.

5.1. Ý nghĩa trưởng thành

Việc thành lập này có nghĩa là GHCGVN được Giáo Hội toàn cầu công nhận như một thực thể chính thức, trưởng thành trong mọi sinh hoạt của Giáo Hội. Tất cả các giám mục Việt Nam trước đây chỉ cai quản các giáo phận gọi là hiệu toà, nay được gọi là chính toà. Những giáo phận hiệu toà là các giáo phận chỉ có danh nghĩa ở các nước châu Phi, châu Á thời xa xưa chứ không còn tồn tại trong thực tế. Các giáo phận Việt Nam nay trở thành chính toà, nghĩa là được mang tên thật sự của mình, được công nhận sự độc lập và trưởng thành của mình trong Giáo Hội hoàn vũ. Việc này cũng giống như những đứa con trưởng thành có thể ra ở riêng, không còn phải lệ thuộc vào cha mẹ hay sự bảo trợ của người khác, giống như một người được xã hội coi là trưởng thành khi biết đảm nhận các trách nhiệm của mình đối với cộng đồng.

Tuy nhiên, sự trưởng thành đó không phải chỉ là sự công nhận một chiều từ phía cha mẹ hay xã hội mà còn phải căn cứ vào sự lớn mạnh, vững chắc của chính chủ thể được công nhận về mặt thể chất cũng như tinh thần, về thái độ hành động cũng như tinh thần trách nhiệm của đương sự trong việc ứng xử với người khác, với vạn vật. GHCGVN cũng chỉ thật sự trưởng thành khi có sự lớn mạnh về cộng đồng tín hữu, về nhận thức và hành động cũng như tinh thần truyền bá Phúc Âm cho mọi người. Chúng ta sẽ phải xét xem GHCGVN thật sự đã trưởng thành chưa và cần phải làm gì để đạt được sự trưởng thành như Giáo Hội Mẹ mong muốn?

5.2. Bối cảnh lịch sử của thời kỳ này

Thời kỳ này mới chỉ kéo dài 59 năm (1960-2019) nhưng nhiều biến cố lớn lao trên thế giới và trong đất nước đã ảnh hưởng sâu xa đến GHVN, tác động đến sự trưởng thành của Giáo hội này.

Trên thế giới, cuộc đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, hay gọi là chiến tranh lạnh (1947-1991), sau Thế Chiến thứ II, đã xảy ra ở nhiều nơi và ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong cuộc chiến từ 1954-1975.

– Ngày 30/4/1975, chính quyền miền Nam sụp đổ. Sự kiện này đã tạo nên sự hoảng loạn trong một bộ phận lớn dân chúng, nhất là những người có liên quan với chính quyền, khiến gần một triệu người phải rời khỏi đất nước, di tản đến nhiều nước trên thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc chấm dứt, đất nước thống nhất.

– Ngày 2/7/1976 nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời với lãnh thổ bao gồm cả hai miền Nam Bắc. Việt Nam mở rộng mối quan hệ với mọi nước, đóng góp nhiều hơn vào việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ (2015), Nhật Bản (9/2015), Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu (EU).

– Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc.

– Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu, bắt đầu từ Ba Lan (1989). Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới chính thức khởi đầu vào năm 1986 trong Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc đổi mới này thật sự đã mang lại nhiều hiệu quả tốt đẹp, thay đổi được tình trạng kinh tế suy sụp của Việt Nam nhưng vẫn còn rất nhiều những khó khăn tồn tại. Ngày 1/11/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hoà nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới.

5.3. Sự trưởng thành của GHCGVN

Chính trong bối cảnh thay đổi sâu xa của thế giới và của Việt Nam, GHVN được mời gọi đổi mới để trưởng thành. Nếu chúng ta không chấp nhận đổi mới chính mình, sự trưởng thành này sẽ khó có thể đạt được theo lòng mong ước của Giáo Hội toàn cầu. Nó sẽ giống như một con người lớn mạnh về thể xác, nhưng lại rất ấu trĩ và nhỏ bé về tinh thần. Chúng ta quan tâm đến sự trưởng thành đó theo 4 lĩnh vực: trong cơ cấu tổ chức, trong nhận thức, trong hành động và trong việc Phúc Âm hoá (PAH).

5.3.1. Trưởng thành trong cơ cấu tổ chức

Giai đoạn 1960-1975

Giáo hội miền Bắc hầu như không phát triển về mặt nhân sự và cơ sở. Ngược lại, Giáo hội miền Nam lại gia tăng rất nhanh số tín hữu. Các giáo phận ở miền Trung và miền Nam lại được chia nhỏ: Đà Nẵng (1963) từ Quy Nhơn, Xuân Lộc và Phú Cường (1965) từ Sài Gòn, Ban Mê Thuột (1967) từ Kontum, Phan Thiết (1975) từ Nha Trang.

Vào thời điểm 1975, GHVN có 3 Giáo tỉnh: Hà Nội, Huế, Sài Gòn với 25 giáo phận. Giáo tỉnh Hà Nội gồm 10 giáo phận: Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hoá, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh. Giáo tỉnh Huế gồm 6 giáo phận: Huế, Quy Nhơn, Kontum, Nha Trang, Đà Nẵng và Ban Mê Thuột. Giáo tỉnh Sài Gòn sau đổi thành Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) (từ ngày 23/11/1976) gồm 9 giáo phận: TP.HCM, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt, Mỹ Tho, Phú Cường, Xuân Lộc và Phan Thiết.

Khởi đầu thời kỳ này, một biến cố tác động sâu xa đến Giáo Hội toàn cầu cũng như GHVN, đó là CĐ. Chung Vaticanô II (1962-1965) với đường hướng đại kết và mục vụ đã làm cho GHVN, nhất là ở miền Nam, quan tâm nhiều đến vai trò của Giáo Hội trong thế giới ngày nay và thúc đẩy mọi tín hữu tích cực tham gia các hoạt động trong xã hội trần thế.

Bảng tổng kết tình hình GHVN vào năm 1962-1963 cho ta thấy hoạt động của Giáo hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế và xã hội rất lớn. Hầu như xứ đạo nào cũng có trường tiểu học và các nơi tập trung đông dân như thị xã, đều có trường trung học. Ta có thể thấy cả GHVN lúc đó có 2.151.370 tín hữu, 1.523 linh mục triều, 293 linh mục dòng và thừa sai, 533 đại chủng sinh, 2.748 tiểu chủng sinh, 956 tu sĩ nam, 4.977 tu sĩ nữ, 6.026 nhà thờ, 1.354 xứ đạo. GHVN lúc đó có 93 trường trung học với 60.412 học sinh, 1.122 trường tiểu học với 234.749 học sinh, 58 cô nhi viện nuôi 6.616 trẻ, 48 bệnh viện với 6.453 giường, 35 viện dưỡng lão với 244 người, 8 trại phong với 3.465 người và 159 phòng phát thuốc cho khoảng 1.870.073 lượt người.

Sự phát triển của Giáo hội miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này trước hết là do sự tổ chức quy củ của các giáo phận cho mọi thành phần Dân Chúa, nhất là trong việc đào tạo các linh mục và tu sĩ. Ở miền Nam, giáo phận nào cũng có các tiểu chủng viện thu nhận các học sinh từ lớp 6 và huấn luyện đến hết lớp 12 để đưa vào các đại chủng viện chung của từng vùng hay từng miền. Vì có chương trình đào tạo hoàn chỉnh và định hướng cụ thể nên các linh mục, sau 7-8 năm học ở đại chủng viện, đã trở thành những người lãnh đạo có khả năng tại các giáo xứ hay trong các hoạt động mục vụ. Giáo hoàng Học viện Piô X ở Đà Lạt còn có chương trình đào tạo cao hơn cho các cấp lãnh đạo trong GHVN[22]. Viện Đại học Công giáo ở Đà Lạt cũng là nơi đào tạo cho các giáo dân và người ngoài Công giáo trình độ văn hoá cao cấp.

Kết quả hình ảnh cho học viện piô đà lạt

Sự phát triển của xã hội, nhất là ở miền Nam Việt Nam, luôn có sự đóng góp tích cực và lớn lao của các hội đoàn và phong trào Công giáo Tiến hành. Mỗi giới, mỗi lứa tuổi, đều có những đoàn thể hướng dẫn nhằm giúp việc sống đạo tiến triển theo đường hướng tích cực. Ta có thể kể tên số đoàn hội tiêu biểu như: Thiếu Nhi Thánh Thể, Hùng Tâm Dũng Chí, Nghĩa Sinh, Hướng Đạo Sinh Công giáo, Thanh Sinh Công, Con Đức Mẹ, Thanh Lao Công, Legio Mariae, Hiệp Hội Thánh Mẫu, Bà Mẹ Công Giáo, Gia Đình Phạt Tạ, Bác Ái Vinh Sơn, Dòng Ba Phan Sinh, Dòng Ba Cát Minh, Dòng Ba Đa Minh…

Chúng ta không thể nào quên sự đóng góp lớn lao của các tu sĩ nam nữ vào sự phát triển Giáo Hội và xã hội. Trong thời kỳ 1960-1975, các dòng tu phát triển rất mạnh ở miền Nam: 22 dòng và tu hội nam với 956 tu sĩ, 33 dòng và tu hội nữ với 4.977 tu sĩ đã khấn. Phần lớn các tu sĩ dạy trong các trường học và làm việc tại các cơ sở bác ái từ thiện như bệnh viện, nhà hộ sinh, viện dưỡng lão, cô nhi viện, trại phong… Các tu sĩ được học hỏi nhiều về đời tu cũng như về các khoa học đạo đời để có khả năng phục vụ. Trình độ văn hoá của tu sĩ được nâng cao: trước đây là tốt nghiệp lớp 9, sau đó là lớp 12. Nhiều người còn học thêm vài ba năm thần học hoặc theo học các chuyên khoa tại các đại học[23].

Tuy nhiên, sự trưởng thành của GHVN ở miền Nam cũng được thử thách khi người tín hữu tiếp cận với lối sống hưởng thụ dễ dãi, thiên về khoa học thực nghiệm của nền văn hoá phương Tây. Dù được hoàn toàn tự do sống đạo và truyền đạo, nhưng số người theo đạo lại giảm sút so với những thời kỳ trước đây.

Ta có thể căn cứ vào số người lớn được rửa tội trong các giáo phận ở miền Nam để xác định điều này. Thí dụ: TGP. Sài Gòn từ năm 1962-1974, với số tín hữu 500.000 người nhưng số người lớn theo đạo mỗi năm một giảm, từ 4.624 người xuống còn 1.829 người. Hoặc Gp. Xuân Lộc, với số dân Công giáo 332.810 người, chỉ có 857 người lớn trở lại đạo vào năm 1974[24]. Dù rằng các giáo phận này có trên 500 linh mục, hàng ngàn tu sĩ nam nữ, hàng trăm ngàn đoàn viên Công giáo Tiến hành hoạt động trong gần 500 trường trung tiểu học và cả trăm cơ sở bác ái từ thiện. Người ta có thể học trường Công giáo để biết chữ nghĩa, đến cơ sở từ thiện để nhận trợ cấp thuốc men, vật chất, tiền bạc, nhưng người ta không theo đạo Công giáo. Điều này thúc đẩy GHVN phải thay đổi cách sống đạo và rao giảng Phúc Âm để trưởng thành hơn trong đức tin.

Giai đoạn 1975- 2019

Giáo phận mới được Toà Thánh thiết lập là Bà Rịa vào năm 2005, tách ra từ Gp. Xuân Lộc. Như thế là Giáo tỉnh TP.HCM có 10 giáo phận. Giáo phận mới nhất được thành lập ngày 22/12/2018 là Hà Tĩnh, được tách ra từ giáo phận Vinh với giáo dân thuộc 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Như thế giáo tỉnh Hà Nội có 11 giáo phận. Giáo Hội Việt Nam hiện nay có 27 giáo phận.

Kết quả hình ảnh cho 27 giáo phận việt nam

Năm 2019, dân số Việt Nam hiện có hơn 96 triệu người, với tổng số người Công giáo khoảng 7 triệu người, chiếm khoảng 7% dân số với hơn 5.000 linh mục, hơn 5.000 đại chủng sinh và tu sinh. Theo thống kê đầu năm 2019 của Uỷ ban Tu sĩ (UBTS) thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, trên toàn quốc có 307 dòng tu, tu đoàn, tu hội và hiệp hội với tổng số 33.087 tu sĩ, gồm 28.099 nữ tu và 4.988 nam tu, trong đó có 1.670 linh mục dòng. Thống kê của UBTS trong năm 2018 vừa qua cho thấy, có 2.922 tu sĩ nam nữ được gửi đi nước ngoài, trong đó có 2.272 tu sĩ giúp hoạt động mục vụ tại các giáo xứ và 650 tu sĩ trực tiếp đi truyền giáo tại các vùng xa xôi hẻo lánh, tập trung nhiều nhất tại Đài Loan, Nhật Bản và các quốc gia Phi Châu[25].

Quả thật, sau khi thống nhất đất nước, GHCGVN đã bước vào một thời kỳ mới để ý thức hơn về sứ mạng của mình và càng thêm tin tưởng vào quyền năng, ân sủng của Chúa. Cả hai miền trải qua một thời kỳ thử thách căng thẳng từ năm 1975 đến năm 1986, trước khi bước vào thời kỳ “đổi mới”, nhất là đối với những tín hữu Công giáo ở miền Nam, vì chưa có kinh nghiệm sống trong chế độ Cộng Sản như anh chị em ở miền Bắc.

Kết quả hình ảnh cho dại hội đức mẹ la vang Khi tất cả các cơ sở thờ phượng bị kiểm soát chặt chẽ, các cơ sở tu trì, từ thiện, giáo dục, kinh tế của Giáo hội miền Nam bị đóng cửa hay bị quốc hữu hoá, người tín hữu hết sức lo sợ, có người không dám đến nhà thờ. Các chủng sinh và tu sĩ, nhất là những người chưa khấn, được trả về để sống với gia đình. Nhiều cộng đoàn như toà giám mục, nhà xứ, dòng tu, sau vụ đổi tiền ngày 22/9/1975 và ngày 3/5/1978 với mỗi hộ gia đình được đổi 200 đồng, không biết phải làm gì để sinh sống. Nhiều tu sĩ đã khấn đang hành nghề dạy học, bị buộc phải nghỉ dạy, không biết phải làm gì để tiếp tục đời tu. Nhiều người phải đi bán hàng rong, hay làm trong các tổ hợp đan mây tre lá, làm mành trúc,… Đó là chưa kể nỗi lo sợ thường xuyên bị quản lý, theo dõi, khám xét nhà ở. Tuy nhiên, hầu hết đều trung thành trong ơn gọi của mình.

Khi không còn bị ràng buộc bởi những thứ vật chất như cơ sở, phương tiện, người tín hữu tập trung lòng đạo vào việc thể hiện đức tin, đức ái trong đời sống âm thầm khiêm tốn hằng ngày. Các linh mục, tu sĩ bớt bận tâm về trường học hay cơ sở bác ái xã hội để tập trung vào việc học hỏi, dạy giáo lý và sống kết hợp với Chúa qua đời sống cầu nguyện.

Thật vậy, khi chúng ta tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa Quan Phòng, Đấng đã an bài những điều tốt đẹp nhất cho dân tộc và GHVN, chúng ta sẽ nhìn những gì đã xảy ra với tâm hồn an bình, tràn đầy hy vọng và mới biết cảm tạ Chúa vì hồng ân đặc biệt của Người. Biến cố này dẫn đến sự thống nhất đất nước, cho người hai miền bây giờ san sẻ cuộc sống trọn vẹn cho nhau, đồng thời cũng thống nhất GHVN, qua Đại hội các Giám mục Việt Nam năm 1980, trong đường hướng “sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc”.

5.3.2. Trưởng thành trong nhận thức

GHCGVN có lẽ cần quan tâm nhiều hơn để trưởng thành trong nhận thức. Sự nhận thức có được là do các thành phần dân Chúa được đào tạo tương đối hoàn chỉnh để có mối tương quan tốt đẹp với Chúa, với tha nhân, với vạn vật và với chính mình trong các lĩnh vực thể xác và tinh thần, tự nhiên và siêu nhiên, nội tâm và ngoại giới, cá nhân và tập thể thay vì quá chú ý đến các nghi lễ phụng tự hào nhoáng bên ngoài hay những kinh sách dài lời trong các buổi cầu nguyện.

Kể từ sau CĐ. Vaticanô II, người tín hữu có rất nhiều lợi thế để đạt tới sự trưởng thành về nhận thức hơn các thời kỳ của 20 thế kỷ đã qua. Cuốn Thánh Kinh bằng ngôn ngữ bản địa, các văn kiện của Công đồng Vaticanô II, sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo 1992, sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của GHCG 2004, các thông điệp, huấn từ, tông thư… của các vị giáo hoàng thường được dịch ngay sang tiếng Việt, dễ dàng cho các tín hữu học hỏi. Thêm vào đó là các bản văn phụng vụ của Thánh lễ và Giờ kinh Phụng vụ cũng được cử hành bằng tiếng Việt thay vì bằng tiếng Latinh như trước đây, rất dễ dàng cho người tín hữu tham dự cách sống động và tích cực. Các chủng viện, học viện cho tu sĩ, học viện mục vụ dành cho giáo dân với các chương trình dạy triết học, thần học bằng tiếng Việt cũng là những phương tiện hữu ích cho việc đào tạo sự trưởng thành về mặt nhận thức này.

Kết quả hình ảnh cho đức thánh cha gioan phaolô ii Các linh mục, tu sĩ và giáo dân ưu tuyển là các giáo lý viên, những đoàn viên các đoàn thể Công giáo Tiến hành, cần ý thức rằng chính mình là những người xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ nền văn hoá dân tộc bằng cách phổ biến những giá trị mới mẻ của nền văn hoá Công giáo để xây dựng nền văn minh tình yêu. Nền văn minh này đặt nền tảng trên một tình yêu quảng đại, trong sáng, mãnh liệt, mang tính vĩnh hằng của Thiên Chúa[26]. Tổ tiên Công giáo chúng ta đã giới thiệu cho đồng bào về giá trị của dân chủ, bình đẳng nam nữ, hôn nhân một vợ một chồng, khoa học kỹ thuật, chữ Quốc ngữ… của nền văn minh đó. Từng bài giảng của linh mục trong thánh lễ, từng bài dạy của tu sĩ trong lớp học, cho đến từng sinh hoạt của người tín hữu đều là những dịp thuận lợi để nâng cao nhận thức cho đồng bào, nên chúng ta không thể xem thường, nhưng phải chuẩn bị kỹ lưỡng nhờ giáo dục và đào tạo.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng: kể từ năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa với ý thức hệ vô thần và duy vật, cố ý bài bác tôn giáo và tín ngưỡng dân tộc, đã ảnh hưởng sâu xa đến những người được thụ huấn, trong đó có cả những linh mục tu sĩ, chứ không phải chỉ có người dân. Việc bài bác các tôn giáo, không để cho tôn giáo dạy tín hữu ăn ngay ở lành, hành động theo chân thiện mỹ, là phá đổ chính nền tảng của văn hoá của dân tộc, nếu hiểu “văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong một giai đoạn nhất định của lịch sử”. Kết quả là nhiều người không còn sống theo những giá trị của chân thiện mỹ, buôn gian bán dối, tham nhũng, lừa đảo xảy ra ở khắp nơi, nên đạo đức xã hội càng ngày càng xuống cấp, những tội ác càng ngày càng man rợ, như các người lãnh đạo trong chính quyền đã nhận định[27]. Vì thế, người tín hữu Công giáo rất cần trưởng thành về mặt nhận thức để vừa làm chứng nhân cho Chúa Giêsu Kitô vừa xây dựng nền văn hoá dân tộc.

5.3.3. Trưởng thành trong hành động

Tuy nhiên, “đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17) cũng như người có “nhận thức mà không hành động” chỉ là hạng người “pharisêu” từng bị Chúa Giêsu trách cứ nhiều lần. Người tín hữu Việt Nam thời nay phải đưa những nhận thức đúng đắn, hoàn chỉnh và toàn diện của Kitô giáo thành những hành động cụ thể trong đời sống.

Trong giai đoạn hỗn loạn ở miền Nam Việt Nam vào buổi đầu sau khi thống nhất đất nước 1975, các giám mục đã quyết tâm ở lại quê hương, nhưng vẫn tôn trọng sự chọn lựa tự do của người giáo dân khi họ vượt biên và dạy họ can đảm bước theo Chúa Giêsu trên con đường thập giá ở bất cứ nơi nào trên thế giới[28]. Đó là một sự trưởng thành về hành động.

Hành động cần thể hiện sự trưởng thành có lẽ phải đi xuống sâu hơn, ở những cấp thấp hơn là các linh mục, khi họ dám “đi ra” khởi nhà thờ, nhà xứ để hoà mình vào đời sống người dân, nhất là những người nghèo khổ, tật bệnh, bị gạt ra ngoài lề xã hội và mang lại sự cứu giúp cần thiết, cụ thể và ơn cứu độ như yêu cầu của ĐGH Phanxicô trong tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”, ngày 24/11/2013. Hoặc đi xuống tột điểm là các tín hữu giáo dân khi họ biến nhận thức thành hành động cụ thể để không dùng hoá chất nguy hại trong các nông sản, thực phẩm bán cho người mua vì đó là vi phạm giới răn thứ Năm “Chớ giết người” của Chúa. Hàng hoá của người Công giáo làm ra hay bán ra là phải an toàn, tốt đẹp, bổ dưỡng khiến ai cũng muốn giao hảo với người Công giáo, như tổ tiên Việt Nam ta đã làm được trước đây và như anh em Công giáo Hàn Quốc đang thực hiện được ở đất nước của họ khiến tỉ lệ người Công giáo trong vòng 65 năm (1949-2015) tăng từ 1% lên đến 10,5% [29].

5.3.4. Trưởng thành trong việc Phúc Âm Hoá 

Nếu nhìn lại các số liệu thống kê về dân số Công giáo, chúng ta thấy dân số ấy tăng trưởng nhanh chóng: năm 1889 có 648.435 người, chiếm 6.5% dân số; năm 1939 có 1.544.765 người, chiếm 6,66%; năm 1960 có 2.094.540 người chiếm 7,17%; năm 1999 có 5.228.000 người chiếm 6,6%[30]; năm 2009 có 5.677.086 người chiếm 6,61%[31]; năm 2015 có 6.489.084 người chiếm 6,78% dân số. Tuy nhiên, đó chỉ là sự gia tăng cơ học, nghĩa là người dân sinh sản nhiều thì dân số tự nhiên tăng theo.

Muốn biết lĩnh vực truyền giáo hiệu quả hay không, người ta phải tính đến số người lớn theo đạo Công giáo hằng năm. Quả thật, trong vài chục năm gần đây, số người lớn gia nhập đạo ở Việt Nam khoảng 30.000 đến 40.000 người mỗi năm, nhưng hầu hết là để lập gia đình với người Công giáo. Điều tra trong các lớp giáo lý tân tòng đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhưng sau khi lấy được vợ hay chống rồi, rất ít người còn giữ đạo và số người bỏ đạo mỗi năm cũng tương đương với người theo đạo. Kết quả là tỷ lệ dân số Công giáo hầu như vẫn giữ nguyên khoảng 7% trong suốt hơn 130 năm qua từ năm 1886-2019. Như thế là chúng ta chưa thấy rõ được sự trưởng thành về mặt truyền đạo của GHVN[32].

Kết quả hình ảnh cho thượng hội đồng giám mục thế giới 2012 GHCG toàn cầu đã triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục (THĐGM) thế giới vào tháng 10/2012 tại Rôma với đề tài “Tân PAH để thông truyền đức tin” và nhắc nhở tín hữu rằng: tình trạng xã hội, văn hoá của thế giới đã thay đổi sâu xa nhưng người Công giáo không thay đổi cách thức truyền đạo, nên việc truyền đạo không đạt kết quả. THĐGM phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và chúng ta gặp thấy các nguyên nhân ấy ở GHCGVN. Giáo Hội cũng đề ra giải pháp Tân PAH, nghĩa là mỗi tín hữu phải trở thành Phúc Âm, trở thành Lời Sống động là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, trở thành hiện thân của Đức Giêsu Kitô, thì mới mong đạt được kết quả truyền đạo như thời các Thánh Tông đồ xưa[33].

Trở thành hiện thân của Đức Giêsu Kitô là người tín hữu phải gặp được Người vì đức tin là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa cụ thể là Đức Giêsu với từng con người cụ thể, phải kết hợp mật thiết với Người để Người chuyển thông cho họ tình yêu, sức mạnh, ân sủng và cả quyền năng, rồi từ đó họ mới có thể chia sẻ cho người khác “sự thật và sự sống, sự thánh thiện và ân sủng, tình yêu, công lý và hoà bình”[34]. Xã hội Việt Nam đang rất cần những giá trị đó để có thể đứng vững và phát triển nhưng hình như những tín hữu Công giáo, nhất là những người có trách nhiệm lãnh đạo cộng đồng, chưa ý thức được sứ mạng cao quý của mình. Họ cũng chưa phát huy những ân sủng kỳ diệu của Chúa Giêsu Kitô ban cho họ nên công trình PAH vẫn chưa đạt kết quả như lòng mong ước. Bước đường trưởng thành về PAH còn đang trải dài phía trước cho GHVN.

Lời kết

Nhìn lại dòng lịch sử dân tộc, người tín hữu Việt Nam sẽ cảm nghiệm được tình yêu thương của Cha Trên Trời để sống hoà thuận và hiệp thông với anh em trên mọi miền đất nước, cũng như với mọi người trên thế giới. Ý thức được điều này, người Công giáo Việt Nam càng muốn hoà nhập vào lòng dân tộc để thể hiện sứ mạng đã được Cha Trên Trời trao phó: xây dựng tình huynh đệ chân thành nơi địa phương mình sống. Trong đại gia đình dân tộc hiện nay có nhiều nền văn hoá khác nhau nên người tín hữu cần tìm hiểu và đối thoại với anh em để cùng xây dựng một nền văn minh tình yêu và hoà bình.

Kết quả hình ảnh cho hội đồng giám mục việt nam 2019 Bước vào thiên niên kỷ mới, HĐGMVN đã thiết tha yêu cầu người tín hữu đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách sống của mình theo đúng tinh thần của Chúa Kitô để có thể “sống, làm chứng và loan báo Phúc Âm cho mọi giới đồng bào thân yêu”[35]. Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Thông điệp Khởi đầu thiên niên kỷ mới, cũng mời gọi tất cả chúng ta cùng “ra khơi với Đức Giêsu Kitô” để thả lưới và bắt được nhiều “cá người” cho Thiên Chúa (số 51-52). Chúng ta sẽ không đứng yên trên bờ hay vui chơi trên bãi biển theo xu hướng cầu an hưởng thụ của con người thời nay. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận những gian lao vất vả trong cuộc sống đạo và truyền đạo để làm cho Giáo Hội và quê hương Việt Nam mỗi ngày thêm phát triển, tràn đầy tình thương và sự sống của chính Thiên Chúa.

————————————————————

Câu hỏi gợi ý

1. Các tín hữu Công giáo thời xưa đã sống như thế nào để thu phục đồng bào tin theo Chúa Giêsu Kitô?

2. Tín hữu thời nay nên sống cụ thể tích cực ra sao để làm chứng cho Nước Trời?

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Đây là bài được trình bày trong Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2016, của Hội đồng Giám mục Việt Nam, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2016, tr.171-194.

  2. x. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo Hội tại châu Á, 1999, số 5.

  3. X. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Thư Chung 1980, số 9.

  4. x. Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức từ năm 1856, quyển 33, phần chính biên, tờ 5-6.

  5. Trong cuốn Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam năm 2016 của Hội đồng Giám mục Việt Nam ở trang 175, tác giả viết dòng Đa Minh. Sau khi tìm hiểu và tra cứu, chúng tôi xin đính chính lại là Phanxicô, x. cuốn “Tỉnh Dòng  Anh Em Hèn Mọn Việt Nam – Lược khảo lịch sử, Tập 1” của linh mục A.M Trần Phổ, OFM, xuất bản 1996 đã viết những thông tin này (tr.47), và ghi các thừa sai là dòng  Phanxicô (với trích dẫn từ các tác giả: J. Vermeulen, Lorenzo Perez, Victor-Bernardin de Rouen, Antolin Abad Perez, Romanet du Caillaud). Xin cáo lỗi với anh em dòng Phanxicô.

  6. x. C. A. Poncet, La Princesse Marie, trong Bulletin des Amis du Vieux Hué, tháng 12/1941, tr.351-358; Lê Triều Thượng Cổ truyền giáo, tr.111.

  7. x. Đỗ Quang Chính, Lịch sử Chữ Quốc ngữ, 1620-1659, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn, 1972.

  8. x. Công giáo và Dân tộc, Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm, 1945–1995, 1996, tr.86.

  9. x. Nguyễn Văn Kiệm, Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam, UBKHXH, Viện KHXH và Ban Tôn giáo Chính phủ, 1988, tr.29-42.

  10. x. Trần Đình Sơn, Vua Gia Long với quyết định chọn người kế vị, tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 81B, tháng 11/2000, tr.26-27.34.

  11. x. Nguyễn Văn Kiệm, Một số vấn đề lịch sử…, sđd, tr. 27.

  12. x. Trần Đình Sơn, Sđd, Tạp chí Xưa và Nay, số 81B, tháng 11/2000, tr.26-27.

  13. x. Gs. Lê Văn Sáu, Một số vấn đề lịch sử… Sđd, tr.101.

  14. x. Nguyễn Văn Quý, Địa phận Sài Gòn 1835-1944, tư liệu, 1993, tr.5-39.

  15. x. Lm. Bùi Đức Sinh, OP., Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, q.II, tr.17-200.

  16. x. Lm. Geffroy thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP), đăng sự kiện này trên tuần báo Missions Cathothiques ở Paris vào các ngày 3, 10, và 17 tháng 9 năm 1886 (bản tiếng Việt), cũng như trong tài liệu của H. Ravier, Sử ký Hội thánh (Historiae Ecclesiasticae). Q. III.

  17. x. Một số vấn đề lịch sử…, sđd, tr.19.

  18. x. Một số vấn đề lịch sử… sđd, tr.17-21.

  19. x. Thống kê GHVN năm 1889.

  20. x. Một số vấn đề lịch sử… sđd, tr.78.

  21. x. Một số vấn đề lịch sử… sđd, tr.45.

  22. x. Niên Giám 2016, Chương 17, Các đại chủng viện ở Việt Nam.

  23. x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo Hội Công giáo Việt Nam Niên Giám 2016, Chương 18, Đời sống thánh hiến tại Việt Nam.

  24. x. Nguyễn Ngọc Sơn, Người mục tử cộng đồng hướng về tương lai, Toà TGM. TPHCM xuất bản 1997, tr.73-88.

  25. x. Bài phỏng vấn cha Tôma Vũ Quang Trung, dòng Tên, thư ký Uỷ ban T u sĩ của HĐGMVN, ngày 15/5/2019.

  26. x. Sứ điệp Ngày Thế giới Hoà bình 1/1/2001 của ĐTC Gioan Phaolô II; Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, 2004, số 103,391,582.

  27. x. Sđd, Niên Giám GHCGVN 2016, Chương 13, Công cuộc Tân PAH ở Việt Nam.

  28. x. Thư ngỏ của các giám mục thuộc TGP. TP.HCM gửi các tín hữu Công giáo trên thế giới về vấn đề di tản.

  29. x. Our Sunday Visitor’s, Catholic Almanac 2015, tr. 316; Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang tân Phúc Âm Hoá, NXB tôn Giáo, 2014, tr.280.

  30. x. Catholic Almanac 2002, tr.338.

  31. x. Tổng Điều tra Dân số toàn quốc 2009.

  32. x. Sđd, Niên Giám GHCGVN 2016, Chương 21, GHVN trong tình hiệp thông.

  33. X. Sđd, Niên Giám GHCGVN 2016, Chương 13, Công cuộc Tân PAH ở Việt Nam.

  34. X.. Kinh Tiền Tụng Lễ Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ.

  35. X. HĐGMVN, Thư Mục vụ, tháng 10/2000, số 2, 3, 5, 8.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 12: Con đường tình yêu mở rộng cho tất cả mọi người

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

Công đồng Vaticanô II, trong Hiến chế Mục vụ “Vui mừng và Hy vọng” đã xác định rằng: “Đối với những ai tin vào tình yêu Thiên Chúa, Người cho họ xác tín rằng con đường tình yêu mở rộng cho tất cả mọi người[1], vì Thiên Chúa đã đặt tình yêu vào trong lòng con người như một dấu hiệu đặc biệt khi dựng nên họ theo hình ảnh của Ngài và giống như Ngài. Nhờ tình yêu này, con người yêu vạn vật, yêu thiên nhiên, yêu con người và yêu Thiên Chúa như là nguồn của mọi hiện hữu.

1. Một Trời yêu thương

Từ ngàn xưa cho đến ngày nay, dân tộc Việt Nam chúng ta tin vào Trời. Niềm tin ấy được diễn tả trong đời sống hằng ngày, trong những nghi lễ của vua chúa trên Tế đàn Nam Giao cũng như trong các lễ hội dân gian, được lưu trữ trong kho tàng văn hoá dân tộc qua những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích…

tro choi thien dang hoa nguc

Trời không phải chỉ là khoảng không gian xanh thẳm trên đầu (Trời cao có mắt), nhưng là một Đấng quyền phép vô song, tạo dựng nên vạn vật (Trời sinh, Trời dưỡng; Con chim nó hót trên cành, Nếu Trời không có, có mình làm sao, Con chim nó hót trên cao, Nếu Trời không có, làm sao có mình?), nhìn thấu mọi sự và soi thấu lòng dạ khôn dò của con người (Trời nào có phụ ai đâu, Hay làm thì giầu, có chí thì nên). Vì thế, người ta cầu Trời ban cho mình những thứ cần thiết (Lạy Trời mưa xuống, Lấy nước tôi uống, Lấy ruộng tôi cày, Lấy đầy bát cơm, Lấy rơm đun bếp…). Trời là gương mẫu cho người ta noi theo, tạo thành một nền luân lý gọi là “đạo Trời” để con người tuân giữ (Dù ai nói ngược, nói xuôi, Ta đây vẫn giữ đạo Trời khăng khăng). Tất cả đều diễn tả tình yêu thương của Trời đối với muôn loài.

Khi đạo Công giáo được các thừa sai dòng Tên chính thức truyền vào Việt Nam trong khoảng năm 1615-1665, các ngài đã dạy cho người dân Việt Nam về đạo Trời đó, nhất là trong cuốn giáo lý Phép Giảng Tám Ngày của linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Trong cuốn sách đầu tiên được in bằng chữ quốc ngữ này, cha Đắc Lộ gọi Trời là Đức Chúa Trời[2] . Nhiều bản kinh chúng ta vẫn còn đang giữ tên gọi đó như kinh Mười Điều Răn, kinh Cám Ơn, kinh Tin Kính của các Tông đồ…

Trong dòng lịch sử dân tộc, người Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nền văn học Trung Hoa. Đạo Trời của người Việt có một số nét tương đồng với đạo Khổng hay Nho giáo của người Tàu như “Thiên bất dung gian, Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. Từ sau Công đồng Kẻ Sở năm 1924, nhiều sách vở Công giáo bắt đầu dùng từ Thiên Chúa, viết tắt bởi từ “Thiên địa chân Chúa”, có nghĩa là vị Chúa đích thực của trời đất, thay cho từ Đức Chúa Trời[3].

Kết quả hình ảnh cho tín ngưỡng thờ bàn thiên

Thật ra khi cảm nghiệm được tình yêu của Chúa Trời dành cho con người và vạn vật, người Việt dễ dàng đón nhận niềm tin của người Công giáo dành cho Thiên Chúa. Điều này đã được nhiều học giả ghi nhận: “Xưa kia chỉ biết kêu trời. Mà nay đã biết gọi Trời là Cha. Trần gian chẳng phải là nhà. Đi về vĩnh cửu gặp Cha trên Trời[4]. Từ đó nhiều người mới chính thức đi tìm sự sống vĩnh hằng.

2. Những thái độ của con người trước sự sống vĩnh hằng

Trong dòng lịch sử, kể từ khi bắt đầu biết suy tư các đây khoảng 40.000 năm, con người có nhiều thái độ khác nhau đối với sự sống vĩnh hằng, ta có thể tóm lược vào 4 thái độ sống sau đây:

2. 1. Thái độ duy vật sơ khai và hiện đại

Thái độ đầu tiên gọi là duy vật vì cách đây vài trăm ngàn năm cho đến bây giờ, con người chỉ coi sự sống của mình giống như sự sống của những sinh vật kéo dài vài chục năm hoặc 100, 200 năm rồi chết là hết. Khi con người chưa phát triển khả năng suy tư của tinh thần, họ chỉ ăn để sống, sống rồi chết như một cái cây, con thú. Chúng ta gọi đó là thái độ duy vật sơ khai của những con người sống hoang dã.

Kết quả hình ảnh cho đời sống hoang dã thời sơ khai

Nhưng hiện nay người ta vẫn tiếp tục thái độ ấy, dù khoa học đã phát triển tột bực. Nhiều người vẫn tiếp tục nghĩ rằng con người chỉ là kết quả ngẫu nhiên của vật chất tiến hoá, tụ vào thành người rồi sẽ lại tan thành vật. Tất cả cuộc sống của họ chỉ là cố gắng học hành thật giỏi, làm việc thành công, kiếm được nhiều tiền, mua được ngôi nhà đủ tiện nghi, sắm được chiếc xe hơi đời mới, mặc quần áo đúng mode, ăn những bữa cơm thật ngon lành thịnh soạn…Như thế mới là cuộc đời đáng sống, rồi có chết như một con vật và bỏ lại tất cả cũng không sao! Ta gọi đó là thái độ duy vật hiện đại.

2.2. Thái độ duy linh

Thái độ thứ hai gọi là duy linh, vì cho rằng chỉ có thần linh mới sống vĩnh hằng. Con người không thuộc giới thần linh, nên phải chết là lẽ đương nhiên. Các triết gia Hy Lạp, Rôma, nhiều tôn giáo vẫn nghĩ rằng chỉ những thần linh như thần Zeus, Jupiter, Mars, Minerva, Venus, Diana… mới có thể sống mãi mãi còn con người chỉ là đồ chơi nhất thời của các thần linh.

Trong những thần thoại người ta kể rằng nếu con người muốn sống bất tử thì phải được thần linh gắn bó, nên có những con người, như Hercules, Achilles… là sự kết hợp giữa một vị thần bất tử với một người trần khả tử để sinh ra một người nửa thần nửa người. Hercules là con của thần Zeus và bà Alcmene nên có sức mạnh vô địch và bất tử nhờ được bú trộm sữa của nữ thần Hera[5].

Kết quả hình ảnh cho thần Hercules

2.3. Thái độ nhân bản

Thái độ thứ ba gọi là nhân bản vì lấy con người khả tử làm gốc chứ không phải lấy thần linh bất tử và tin rằng nếu con người cố gắng, có thể vươn đến đời sống vĩnh hằng của thần linh. Đây là thái độ của rất nhiều người theo những tôn giáo khác nhau. Họ tôn thờ nhiều thần linh khác nhau và hy vọng các thần ấy chia sẻ cho mình sự sống vĩnh hằng, sự khôn ngoan, trẻ đẹp, quyền năng vô biên của mỗi vị thần.

Trong lịch sử dân tộc Do Thái, ông Giôsuê giới thiệu với người Do Thái rằng họ có thể chọn lựa giữa các thần linh ở miền Lưỡng Hà, nay là nước Iran và Irắc hoặc những vị thần của dân tộc Amorê đang sống chung quanh họ. Nhưng người Do Thái nói rằng họ chỉ chọn Thiên Chúa hằng sống như chính ông đang theo, vì chính Ngài đã dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập, đã giải phóng họ thoát khỏi ách nô lệ của người Ai Cập, nuôi họ bằng manna suốt 40 năm trong sa mạc và đưa về Đất Hứa. Họ nghĩ rằng chỉ có Thiên Chúa đó mới có thể chia sẻ cho con người sự sống vĩnh hằng (x. Gs 24,1.15-18).

Kết quả hình ảnh cho dân do thái vượt qua sa mạc vào đất hứa

Con đường nhân bản rất đẹp này được Đức Phật Thích Ca giảng dạy cách đây hơn 2500 năm. Sau khi theo đuổi nhiều tôn giáo khác nhau nhưng không đạt được kết quả, Ngài đã giác ngộ tìm ra được con đường giúp con người đạt đến sự sống vĩnh hằng. Trong bài giảng quan trọng ở Bênares, Ngài giới thiệu 4 chân lý căn bản cho con người, đó là: khổ-dục-diệt-đạo. Đời sống của con người tất cả đều là khổ, đều là vô thường. Nguyên nhân cái khổ là lòng dục của con người. Muốn thoát khổ thì phải diệt cái dục đó. Muốn diệt được dục thì phải theo bát chánh đạo, nghĩa là 8 hướng chân chính để con người có thể đi và đạt được hạnh phúc: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định. Tín đồ Phật giáo cố gắng giữ ngũ giới (5 điều xấu: tránh sát sinh, tránh trộm cắp, tránh tà dâm, tránh gian dối, tránh say sưa rượu chè).

Kết quả hình ảnh cho khổ chế của phật giáo

Con đường nhân bản này chỉ tin vào sức mạnh của chính mình, không cần bất cứ thần linh nào giúp sức. Vì thế để có thể chuyển đổi từ một con người vô thường, hữu hạn, tỗi lỗi, đầy dục vọng, sang con người vĩnh hằng, quyền năng vô hạn, hạnh phúc vô biên, con người ấy phải trải qua hàng tỷ kiếp tu thân, tích đức, mỗi kiếp thanh luyện mình một chút để một ngày nào đó mới thoát ra khỏi vòng luân hồi, không còn bị chi phối theo luật nhân quả và đạt đến cõi Niết Bàn. Khoảng 400 triệu người trên thế giới đang đi theo con đường rất đẹp của Đức Phật Thích Ca.

2. 4. Thái độ nhân bản tâm linh

Chỉ có Kitô giáo mới giới thiệu rõ ràng cho loài người một con đường mới. Con đường này là chính Đức Giêsu Kitô khi Người nhắc nhở chúng ta rằng: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13).  Tự bản thân, khi đang là loài thụ tạo khả tử, hữu hạn, bất toàn, tội lỗi, con người không thể nào tự mình trở thành bất tử, vô hạn, hoàn hảo, thánh thiện như Thiên Chúa Tạo hoá vì không ai có thể tự cho cái mình không có.

Như thế, con đường mà Đức Giêsu giới thiệu cho chúng ta không phải chỉ lấy con người làm gốc để tự cứu độ mình như con đường của Đức Phật Thích Ca, mà nó mang ý nghĩa nhân bản tâm linh vì cần đến sự can thiệp của Thần linh trong tâm hồn và thể xác của con người. Nhân bản vì vẫn lấy con người làm gốc, nhưng đây là con người đã được Ngôi Lời Thiên Chúa đón nhận, vì Ngôi Lời đã trở thành Đức Giêsu Kitô. Tâm linh vì được thần linh, được Thiên Chúa, khai sáng và hoà nhập để trở thành một với Đức Giêsu.

Thiên Chúa vì yêu thương đã dựng nên con người, cho con người được tự do để yêu thương hay từ khước Ngài. Con người đã từ chối tình yêu ấy, đã cắt đứt sự hiệp thông với Thiên Chúa nên đánh mất sự sống vĩnh hằng và mọi ân phúc cao cả như trẻ đẹp, khôn ngoan, thánh thiện, quyền năng. Con người không thể tự cứu được mình, nên Thiên Chúa đã sai con của Ngài xuống thế trở thành người, để nâng con người lên trở thành Thiên Chúa như Ngài, sau khi cho Con của Ngài là Đức Giêsu chết để đền tội cho chúng ta.

Như vậy, chúng ta chỉ cần một kiếp ở đời này mà thôi, nếu ta sống kiếp đó với niềm tin trọn vẹn vào Chúa Giêsu, đón nhận Người, gắn bó mật thiết với Người thì Người chuyển thông cho chúng ta sự sống kỳ diệu, phi thường, vĩnh hằng của chính Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói rằng: chúng ta là hiền thê của Đức Kitô Giêsu, Người là người chồng của ta, cả hai gắn bó với nhau thành một thân thể nhiệm mầu để Người chuyển thông cho ta sức mạnh, tình yêu, quyền năng và sự sống phi thường của Thiên Chúa (x. Eph 5,21-32).

IMG_0480

Chúa Giêsu nói với người Do Thái rằng: “Ai ăn thịt và uống máu tôi sẽ được sống muôn đời”. Nhiều người Do Thái, và ngay cả các môn đệ, thấy lời đó hết sức chướng tai, bởi vì họ không thể chấp nhận chuyện ăn thịt và uống máu người khác. Họ cũng không thể chấp nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người, vì họ chỉ tin một Thiên Chúa Giavê. Dù rằng những môn đệ ấy đã tận mắt thấy Người làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, cho kẻ chết sống lại, chữa lành bệnh nhân… họ vẫn bỏ Chúa Giêsu!

Trong thực tế của đời sống, chúng ta luôn được tự do để chọn lựa các thái độ sống trên đây và cũng trân trọng việc chọn lựa thái độ sống của người khác. Tuy nhiên, lịch sử của Giáo hội Công giáo và sự chọn lựa của hơn 2,2 tỉ người hiện nay đi theo con đường nhân bản tâm linh của Chúa Giêsu như mời gọi chúng ta tìm hiểu thái độ sống của mình. Chúng ta có thể xác tín như Phêrô hay như các môn đệ trong suốt dòng lịch sử con người rằng: “Thưa Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đến với ai. Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6, 68). Chúng ta sẽ cảm nghiệm được sự sống kỳ diệu đó trong con người tầm thường, yếu đuối, hữu hạn của mình nếu ta tin vào tình yêu Thiên Chúa và gắn bó với Đức Giêsu như Kitô giáo mời gọi.

3. Con đường tình yêu

3.1. Tình yêu ở đây là gì ?

Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4, 8.16), nghĩa là bản thể của Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu này cũng được đưa vào trong bản tính của con người, nên tình yêu trong con người không còn chỉ là những cảm xúc, cảm tình, dù chúng hết sức mãnh liệt và có trách nhiệm[6] . Tình yêu nơi Kitô hữu còn là “một nhân đức, nghĩa là một năng lực được thủ đắc bằng huấn luyện[7] , vì thế chúng ta mới nói đến đức tin-đức cậy-đức mến, như thánh Phaolô đã giải thích cho chúng ta: “Đức mến tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. Đức mến không bao giờ mất được. Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,7-8.13).

Sau hết, tình yêu còn là ân huệ cao quý hơn cả và tồn tại mãi mãi. Ân huệ này chỉ đứng sau ân huệ Con Một Thiên Chúa mà Cha Trên Trời ban cho ta. Tình yêu đó là chính Chúa Thánh Thần được Chúa Giêsu ban cho ta khi thổi Thần Khí của Người trên chúng ta. Đó cũng là “tình yêu của Cha Trên Trời đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần Ngài ban cho ta” (x. Rm 5,5) để hướng dẫn chúng ta như những người con tự do của Thiên Chúa, chứ không phải là những nô lệ sợ hãi, mà dân Do Thái xưa kia đã cảm nhận, và để chúng ta có thể nói lên hai tiếng “Abba, Cha ơi!” đối với Thiên Chúa như Thánh Phao lô nhắc nhở (x. Rm 8,14-17).

Vì thế, tình yêu của Ba Ngôi vừa là thực tại để chúng ta tôn thờ từng giây phút trong đời sống, đồng thời là một nhân đức để chúng ta luyện tập theo gương tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Kết quả hình ảnh cho chúa cha sáng tạo

3.2. Những đặc tính của tình yêu Ba Ngôi

Chúng ta sẽ thấy ba đặc tính kỳ diệu trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi mà không một tôn giáo nào khác có thể dạy chúng ta như Kitô giáo. Đó là tình yêu sáng tạo của Chúa Cha, tình yêu cứu độ của Chúa Con và tình yêu thần thánh hoá của Chúa Thánh Thần.

Tình yêu sáng tạo của Chúa Cha

Tình yêu chân thật không bao giờ ích kỷ, đóng kín nơi mình, tự thoả mãn với mình, nhưng luôn luôn hướng về đối tượng mình yêu để chia sẻ tất cả những gì mình có. Đó là tình yêu của Chúa Cha. Từ tình yêu đó, Chúa Con đã sinh ra. Rồi khi Chúa Con là chủ thể yêu và Chúa Cha là đối tượng được yêu, Chúa Con trao tặng tất cả những gì mình có cho Chúa Cha thì tức khắc phát sinh Chúa Thánh Thần là tình yêu nối kết hai ngôi với nhau. Như thế cả ba ngôi chỉ có một bản thể duy nhất để trao cho nhau. Cũng nhờ tình yêu đó mà muôn loài muôn vật được tạo thành. Chúng ta thấy muôn loài đều phản ánh tình yêu trong sáng và tốt lành của Cha Trên Trời qua màu sắc của từng bông hoa, cánh bướm, đặc biệt là vẻ đẹp nơi mỗi con người. Chúng biểu lộ đặc tính chân thiện mỹ, hạnh phúc, bình an, niềm vui của tình yêu sáng tạo này.

Vì thế, chúng ta đang được mời gọi nhìn lại tình yêu của chính mình để xét xem tình yêu đó có thúc đẩy ta chia sẻ những gì mình có cho người khác không, nhất là cho những người nghèo khổ, dốt nát, yếu hèn, bệnh tật? Tình yêu của chúng ta có mang lại niềm vui, hạnh phúc và bình an cho họ không, hay lại khai thác, bóc lột, làm cho họ khốn khổ hơn khi chưa yêu ta? Tình yêu của ta có mang đặc tính chân thiện mỹ không hay nó giả dối, ác độc, xấu xa?

CIMG0845

Tình yêu cứu độ của Chúa Con

Đặc tính cứu độ đã được diễn tả bằng những hành động cụ thể như Đức Giêsu đã làm trong cuộc đời trần thế của Người. Những hành động đó nhắc nhở rằng ta không được yêu chỉ bằng lời lẽ ngoài môi miệng, nhưng bằng những hành động tích cực thông thường trong đời sống[8] . Đức thánh Giáo hoàng Gioan XXIII đã gửi chúng ta lời nhắn nhủ rằng: “Được khích lệ từ lòng bác ái của Đức Kitô, người Kitô hữu chúng ta cảm thấy sự thôi thúc phải yêu thương anh em đồng loại. Người đó xem nhu cầu, nỗi đau và niềm vui của tha nhân như của chính mình. Các hoạt động trong mọi lĩnh vực của người tín hữu ấy luôn mang tính nối kết vững chắc với tha nhân. Mỗi hành động của họ đều năng động, rộng lượng và ân cần. Vì “đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật[9].

Tình yêu cứu độ của Ngôi Con luôn mời gọi chúng ta dám hy sinh cho đến cùng như Chúa Giêsu đã chết trên thập giá. Chúng ta cảm nghiệm được sự hy sinh ấy của vạn vật trong từng bữa ăn mỗi ngày, cảm nghiệm được sự hy sinh ấy nơi cha mẹ hy sinh cho con cái, như người tình dám chết cho người mình yêu, như người chiến sĩ hy sinh mạng sống cho đất nước. Nếu tình yêu của ta không mang đặc tính cụ thể và hy sinh thì nó cũng không có tính cách cứu độ muôn loài của Chúa Con.

CN 15 TN C

Tình yêu thần thánh hoá của Chúa Thánh Thần

Thánh hoá có nghĩa là hoá thành thánh như Thiên Chúa là đấng thánh, thần hoá có nghĩa là biến thành thần linh như Thiên Chúa. Vì thế, tình yêu thần thánh hoá của Chúa Thánh Thần luôn mời gọi chúng ta tôn trọng, nâng cao đối tượng mình yêu để giúp họ trở thành thần thánh, thành con cái Thiên Chúa như chúng ta, chứ không phải làm nhục, hạ thấp họ thành vật sở hữu của mình. Rất nhiều lần, do những tham vọng và dục vọng thúc đẩy, chúng ta đã hạ thấp, làm nhục đối tượng mình yêu, thậm chí biến người yêu thành phương tiện giải trí cho tham vọng và dục vọng hoặc bắt người yêu phải hành động như những con rối. Chúa Thánh Thần mời gọi chúng ta phải thay đổi thái độ ấy.

ctt hien xuong 3

Lời kết

Chúng ta được mời gọi nhìn lại tình yêu của mình xem có mang những đặc tính sáng tạo, cứu độ và thần thánh hoá của Ba Ngôi không. Nếu chúng ta thể hiện những đặc tính ấy trong cuộc sống hằng ngày thì những anh em lương dân chắc chắn sẽ nhận ra rằng chỉ có Ba Ngôi Thiên Chúa của người Công giáo mới có thể thay đổi đời sống con người và xã hội của họ. Lúc đó họ mới dễ dàng tin theo Chúa Giêsu.

————————————————————

Câu hỏi gợi ý:

1. Tại sao người Việt trước đây dễ đón nhận Đạo Trời?

2. Hãy mô tả những đặc tính chính của tình yêu theo Kitô giáo.

Kết quả hình ảnh cho con đường rộng mở

————————————————————

Chú thích:

  1. x. CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Vui mừng và Hy vọng, số 38.

  2. x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giáo hội Công giáo Việt Nam niên giám 2016, NXB Tôn Giáo, tr.175.

  3. x. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Từ điển Công giáo, mục từ Thiên Chúa, 2016, tr.842.

  4. x. Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn học Toàn Thư I, NXB Quốc Hoa, 1959.

  5. x. Wikipedia, mục từ Hercules, mạng Internet.

  6. x. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2013, tr. 1284.

  7. x. Docat, câu 16.

  8. x. Ga 3,18; Hiến chế mục vụ Gaudium et Spes, số 38.

  9. 9 1Cr 13, 4-6 ; x. Thông điệp Mater et Magistra, (1961), số 257; Docat (2017), tr. 28.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 13: Đức Giêsu là con đường sự thật và sự sống

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

1489406853

Cuộc đời con người giống như một con đường. Có con đường bằng phẳng, đầy bóng cây râm mát và ta đi dễ dàng trong ít phút, nhưng cũng có con đường khúc khuỷu, mấp mô, đầy thử thách, ta phải đi trong suốt cuộc đời. Ngoài những con đường hữu hình đo theo từng cột mốc, còn có những con đường vô hình được gọi là “đạo” như “đạo làm người, đạo làm con”. Đó là những đường lối hay nguyên tắc mà con người có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong đời sống xã hội[1]. Những con đường tâm linh, được nhiều người đồng hoá với tổ chức tôn giáo như Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Khổng, Đạo Hồi, Đạo Chúa…, lại còn có thể đưa con người vượt qua cả đời trần thế để đi vào cõi vĩnh hằng.

Vì thế, trong phạm vi bài này, chúng ta tìm hiểu về con đường của muôn loài, của Thiên Chúa và của Giáo hội Chúa Kitô để bước theo trong đời sống.

1. Con đường của muôn loài tìm về cội nguồn

IMG_1378

Nhìn vào vũ trụ bao la, dù không phải là nhà khoa học, chúng ta cũng có thể thấy vạn vật chuyển động như đang đi chung một con đường. Sau vụ nổ lớn (Big Bang) đầu tiên cách đây 13,8 tỉ năm, các thành phần của vũ trụ là các thiên hà, các ngôi sao đang lao nhanh trong không gian và mỗi giây phút lại biến đổi và tiến hoá không ngừng[2] như đang tìm về một đích điểm. Nhà khoa học C.R. Darwin (1809-1882) còn mô tả cho ta quá trình tiến hoá này: từ vật chất vô cơ đến hữu cơ, từ đơn bào đến đa bào, từ sinh vật hạ đẳng đến thượng đẳng có tinh thần là chúng ta như “con người biết suy tư”, gọi là “homo sapiens”, xuất hiện cách đây khoảng 195.000 năm[3].

IMG_1486

Related image Hơn nữa, con người hiểu biết rằng vạn vật vô cùng kỳ diệu, được vận hành theo những định luật chính xác, giống như chiếc đồng hồ hết sức tinh xảo, nên không thể ngẫu nhiên mà có, mà cần phải do người thợ khéo léo, thông minh làm ra. Riêng con người có khoảng 75 ngàn tỉ tế bào trong cơ thể được chia thành 200 loại khác nhau, được tổ chức thành nhiều nhóm để tạo nên các mô, rồi thành các cơ quan như bộ não, tim phổi gan ruột, nhờ đó con người có thể suy nghĩ, rung cảm, yêu thương, chuyển động, tiêu hoá đồ ăn, sinh sản,[4]…quả là một cấu trúc nhiệm mầu.

Nhờ tinh thần biết suy tư, con người luôn đặt câu hỏi với mình: “Con người là gì hay là ai, từ đâu tớiIMG_1891 và sẽ đi về đâu?”. Con người luôn muốn tìm ra cội nguồn của mình cũng là nền tảng tối thượng của mọi loài hiện hữu trong vũ trụ[5]. Trong đời sống ngắn ngủi, biến động, vô thường ở trần thế, con người ý thức và cảm nghiệm về đau khổ, bệnh tật, già yếu, chết chóc trong khi vẫn nuôi trong lòng khát vọng được sống tốt đẹp mãi mãi và được hưởng trọn vẹn tự do, công bằng, hạnh phúc, tình yêu, hoà bình…[6] .

 Con người không muốn chỉ truyền lại sự sống và ước mơ của mình cho con cháu sau này, nhưng muốn chính mình đạt được khát vọng đó. Vì thế con người luôn cố gắng đi tìm con đường dẫn tới nguồn của mọi hiện hữu để “được cứu độ, giải thoát, được hoá thành thần thánh, được vào Niết Bàn, vào Thiên Đàng…”.

Đấy là con đường tự nhiên của vạn vật trong vũ trụ cũng là con đường tâm linh của con người[7].

2. Con đường của Thiên Chúa

Icefields_00-Bow-Peak-and-Icefields-Parkway-Banff-National-Park-Canada Người Cha Tạo Hoá, mà mỗi tôn giáo gọi bằng tên khác nhau như Đức Chúa Trời, Thiên Chúa, Đức Thượng Đế, Đấng Cao Đài, Đấng Tối Cao…, đã vạch ra con đường yêu thương để muôn loài tìm về được với Ngài. Các nhà khoa học ngày càng kinh ngạc khi khám phá ra những định luật kỳ diệu trong từng cục đá tầm thường, từng bông hoa nay còn mai mất… như dấu hiệu của con đường siêu việt ấy ẩn giấu trong vạn vật. Muôn loài thọ tạo, vì được Thiên Chúa là nguồn Chân Thiện Mỹ tạo thành, nên đều được chia sẻ những phẩm tính cao đẹp vĩnh hằng của Thiên Chúa (x. Kn 1,13-15; Mt 6,25-32).

Con đường này càng rõ rệt và cụ thể hơn nơi con người vì con người được Ngài dựng nên theo hình ảnh Ngài với tinh thần mở rộng đến vô biên và với tình yêu tự do để đáp lại tình yêu của Đấng Tạo Hoá (x. St 1-3)[8].

Nhưng con người đã chối từ tình yêu này, muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời mình, cắt đứt với nguồn hiện hữu, nên con người đương nhiên mất hết những ân sủng cao quý Chúa ban: trẻ đẹp, khôn ngoan và sống mãi. Hành động chối từ của nguyên tổ Ađam-Eva nói lên thực trạng bất toàn của con người (x. St 1-3)[9]. Vạn vật, vì gắn bó một cách mật thiết với con người, nên cũng bị ép buộc lệ thuộc sự hư nát (x. Rm 8,28) do tội lỗi con người gây nên.

 

Vì thế, khi chiều theo những tham vọng và dục vọng, con người không còn nhận ra con đường của Chúa ghi khắc nơi vạn vật cũng như nơi chính mình. Con người quay sang tôn thờ những sức mạnh thiên nhiên, bái lạy các tượng thần tưởng tượng. Ngày nay con người còn tôn thờ cả tiền bạc, danh vọng, sắc đẹp, tài năng, khoa học vì tưởng lầm rằng chúng có thể ban cho mình hạnh phúc, sự sống, tình yêu…

Related image

Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn đặt con đường của Ngài trong lương tâm ngay chính của con người để dẫn họ về với Ngài. Ngài đã chỉ bảo cho họ bằng nhiều cách khác nhau (x. Dt 1,14) và các tôn giáo được coi là những con đường tâm linh để giúp con người tìm về với Ngài. Những con đường ấy, dù còn những điểm bất toàn, sai lạc, có khi mê tín, nhưng thật sự cũng là những con đường được Chúa Thánh Thần soi sáng cho con người[10].

IMG_1865

Thiên Chúa còn chỉ dạy con đường của Ngài qua lịch sử dân tộc Do Thái khi kêu gọi Abraham lên đường (x. St 12,1-5). Dân tộc Do Thái đã học kinh nghiệm đi với Thiên Chúa của mình (x. Mk 6,8), nhất là trong cuộc xuất hành qua hoang địa (x. Tv 68,8), có cột mây, cột lửa dẫn đường (x. Xh 13,21), với giao ước Mười Điều Răn như bộ luật đi đường, để vào được Đất Hứa. Cuối cùng, họ hiểu ra con đường của Giavê, Đấng hiện hữu, là con đường tình yêu và chân lý (x. Tv 25,10; Tv 136) chứ không phải là luật lệ hình thức và việc thờ phượng bên ngoài[11].

IMG_1889

Sau những lầm lạc của dân Do Thái và mọi dân tộc, chính Thiên Chúa sẽ xây dựng một con đường mới (x. Is 49,11) cho muôn loài. Đó là con đường Giêsu.

Image result for vòng tay giêsu

3. Đức Giêsu là Con đường sự thật và sự sống

Việc Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành con người chính là công trình Thiên Chúa xây dựng con đường của Ngài. Một Thiên Chúa tuyệt đối, vô hạn, siêu việt ở bên ngoài không gian, thời gian, đã trở thành một con người lịch sử hữu hình trong một không gian và thời gian nhất định. Con người đó là Đức Giêsu Nazareth. Thiên Chúa thực hiện công trình này do tình yêu thúc đẩy[12] vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,6). “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài, thì khỏi phải chết nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16).

narrow gate

Con đường Giêsu có 2 chiều: một chiều đi xuống từ phía Thiên Chúa đến với thụ tạo và một chiều đi lên để nâng thụ tạo thành thần linh, chia sẻ cho họ sự sống đời đời, giúp họ thoả mãn khát vọng sâu xa là trở thành Thiên Chúa như Ngài. “Không ai lên trời được ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3,13), chỉ cho họ con đường lên trời. Đây là điểm khác biệt của con đường Giêsu so với các con đường tâm linh một chiều khác trong lịch sử[13] .

Đức Giêsu thật sự là con đường dẫn đến sự thật toàn vẹn và sự sống vĩnh hằng khi Người công bố và minh chứng cho con người và vạn vật biết Người “là con đường, là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Người” (Ga 14,6)[14]. Người đã minh chứng con đường này bằng những lời giảng dạy đầy quyền năng, bằng những phép lạ, bằng cái chết trên thập giá và cuộc sống lại của Người. Như thế, con đường Giêsu không còn phải là những tín điều, những giáo thuyết, những nghi lễ hay luật lệ (x. Cv 9,2; 18,25; 24,22) nhưng là một con người sống động mà chúng ta cần tìm hiểu, đi theo, yêu mến và kết hợp thành một với Người.

Image result for miền quê thuỵ sÄ© Hơn nữa, Đức Giêsu còn đồng hoá mình với con người, nhất là với những ai đau khổ, nghèo đói, bệnh tật, bị coi thường, bị tù tội (x. Mt 25,31-46) để mời gọi chúng ta yêu thương con người. Trong dòng lịch sử, nhiều tôn giáo đã có lúc quá chú trọng đến hình thức, nghi lễ dành cho thần linh, cho Thiên Chúa, mà coi nhẹ những hoạt động dành cho con người[15]. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phát sinh ra những thái độ của con người chối bỏ thần thánh, tạo nên các chủ nghĩa vô thần. Những chủ nghĩa này đã nhân danh con người hay xã hội loài người để đòi lại những gì mà các tôn giáo đã dành cho thần linh, cho Thiên Chúa[16].

Vì thế, từ Công đồng Vaticanô II, Giáo hội Công giáo đã bắt đầu xây dựng một nền nhân bản, dựa vào Chúa Kitô và lấy con người làm gốc, để làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người và mời gọi mọi người cùng tìm giải đáp cho những vấn đề chính yếu của thời đại[17]. Giáo hội Công giáo đã xác định rằng “con người là con đường của Giáo Hội”[18] và cũng là con đường của Thiên Chúa, vì “Ngôi Lời Thiên Chúa đã trở thành Đức Giêsu Kitô (x. Ga 1,14). Người sống với con người để làm cho tất cả những giá trị của con người thành cao cả vô biên vì “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ nơi Đức Giêsu Kitô”[19].

Related image

Lời kết

Khi hiểu được Đạo là Chúa Giêsu Kitô, chúng ta sẽ thấy việc đi đạo, theo đạo, giữ đạo, sống đạo chính là đi theo và kết hợp thành một với Chúa Giêsu trong tình yêu để chính mình lại trở thành con đường dẫn muôn loài về với Người.

IMG_8621

Câu hỏi gợi ý

1. Bạn đang theo đạo Công giáo, bạn hiểu đạo là gì?

2. Bạn đang quan tâm thế nào đến con người?

————————————————————

Chú thích:

  1. X. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng-Vietlex, 2013, tr.386.

  2. X. Hiên Phan, Thuyết Big Bang là gì?, Nguồn Space.com, Internet, 16/8/2005; Docat, câu 2, tr.16.

  3. X. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2015, tr.12-15.

  4. X. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2015, tr.18-24.

  5. x. Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 2, tr.16.

  6. x. Công đồng Vaticano II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 1965, số 10; Docat, câu 4, tr.18.

  7. x. Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 4, tr.17.

  8. x. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, 2007, số 130; Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 53, tr. 64.

  9. x. Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 6, tr.19.

  10. X. CĐ. Vat. II, Hiến chế Dei Verbum, số 2-6; x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn giáo, 2014, tr.245-251.

  11. X. Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 10-11, tr.21.

  12. x. Uỷ ban Giáo lý Đức tin, Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 5, tr.19.

  13. x. ĐTC Gioan Phaolo II, Tông huấn Giáo hội tại Á Châu, số 6, 11; Docat, câu 13, tr.22; x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn giáo, 2014, tr.251-253.

  14. x. Docat, NXB Tôn Giáo, 2017, câu 9, tr. 20-21.

  15. x. Đức Giáo hoàng Phanxico, Tông huấn Niềm vui của Tin Mừng,24/11/2013, số 49.

  16. x. CĐ. Vat. II, GS, số 19-21.

  17. x. CĐ. Vat. II, GS, số 10.

  18. x. Tóm lược HTXHCG, số 62; Docat, câu 306, tr.277.

  19. x. CĐ. Vat. II, GS, số 22.

 

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 14: Thở được linh khí của Trời

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

chum-anh-dẹp-tuyet-my-ve-tuoi-tho-cua-tre-em-tren-toan-the-gioi6 Trong đời sống thường ngày, chúng ta thường quan tâm đến ăn, ít chú ý đến uống và hầu như chẳng để ý đến thở. Nhiều người thở rất yếu nên sức khoẻ kém cỏi, mang nhiều bệnh tật. Trong kinh nghiệm tiếp xúc với hơn 10.000 bệnh nhân, tôi thấy 95% thở không đủ khi đo hơi thở cho họ. Nếu hiểu được tầm quan trọng của khí trong đời sống tự nhiên cũng như siêu nhiên, ta mới sống khoẻ mạnh, tài giỏi, xinh đẹp vì thở dồi dào được khí sạch của đất và trở thành kỳ diệu, phi thường, thần linh vì thở được khí thiêng của Trời.

Cuộc đời hào hùng của Nguyễn Công Trứ[1] như mời gọi ta thở được linh khí của trời đất qua bài thơ Kẻ Sĩ của ông:

Khí hạo nhiên chí đại chí cương

So chính khí đã đầy trong trời đất”.

thankhi 3

1. Tầm quan trọng của khí thở tự nhiên

Nhiều người chưa hiểu khí cần thiết và quan trọng như thế nào cho sự sống, nên chỉ quan tâm đến việc ăn uống và bỏ qua việc thở. Một ngày không ăn là họ cảm thấy đói cồn cào, tay chân rã rời, như mất hết sức sống. Nhưng thật ra, chúng ta biết rằng lương thực là loại nhu cầu thấp nhất so với nước uống và khí thở. Người ta có thể nhịn ăn tối đa khoảng 30-40 ngày, nhịn uống khoảng 3-4 ngày và nhịn thở tối đa khoảng 4 phút nhờ 1 lít không khí luôn được dự trữ trong buồng phổi. Mỗi ngày người lớn trung bình cần 1,5kg lương thực, 3-4 lít nước và tối thiểu 10.000 lít không khí.

Để có thể sống được, 75 ngàn tỉ tế bào trong cơ thể con người cần được liên tục cung cấp oxy từ khí quyển bên ngoài vào trong cơ thể và thải trừ khí carbonic. Nhờ có khí oxy, tế bào sẽ chuyển hoá hay đốt các chất dinh dưỡng mà máu đưa tới thành năng lượng và khí carbonic sinh ra trong quá trình này sẽ được thải ra ngoài[2]. Dòng máu đen đầy khí carbonic không còn ích lợi cho sự sống đó phải được quả tim chuyển sang buồng phổi để đỏ trở lại nhờ nhận được oxy. Trong vòng ¼ giây, máu đen tràn vào các túi chứa khí gọi là phế nang của phổi. Có khoảng 500 triệu túi, tạo ra một bề mặt có diện tích khoảng 70m2 để việc trao đổi khí được diễn ra thật nhanh chóng.

trao doi khi

Khi hô hấp bình thường, có khoảng 500ml khí lưu thông vào và ra khỏi phổi. Tuy nhiên, người ta có thể gia tăng lượng khí hít thở trong khi vận động nhờ tập thở. Lượng khí tối đa mà hai lá phổi có khả năng giữ lại bên trong là 5.800ml, nhưng có khoảng 1000ml gọi là khí cặn, luôn được giữ lại bên trong đường hô hấp sau mỗi nhịp thở, để phòng trường hợp khẩn cấp do thiếu khí, ngạt hơi[3].

20170830-055843-29_429x305 Hệ thần kinh, với bộ não và tuỷ sống, tiếp nhận thông tin từ tất cả các bộ phận của cơ thể và đáp lại bằng các chỉ thị đến mọi mô và cơ quan. Trung tâm thần kinh này được nuôi dưỡng bằng các dịch phức tạp, trong đó có máu. Đặc biệt bộ não với khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh gọi là neuron, tuy chỉ to bằng nắm tay, nhưng cần một lượng khí tối thiểu chiếm khoảng 1/5 lượng khí của toàn thân, nghĩa là khoảng 2.000 lít không khí một ngày. Các thông tin đi lên càng cao – hướng đến phần cao của não – thì chúng càng tiến gần tới sự nhận biết có ý thức của chúng ta: các chức năng cao nhất về thần kinh xảy ra trong vỏ não: các ý nghĩ, tưởng tượng, học hỏi, cảm xúc và ra quyết định có ý thức. Não có hai nguồn chính nuôi dưỡng và thải các chất cặn bã là dòng máu và dịch não tuỷ[4].

Như thế, nếu con người tăng cường hệ hô hấp để có nhiều oxy trong máu, người ta sẽ tăng cường được các chức năng của hệ thần kinh: ý thức dồi dào hơn, cảm xúc mãnh liệt hơn, ý chí mạnh mẽ hơn, học hành làm việc hiệu quả hơn. Đây là lý do chúng ta cần tập thở cho đúng, cho tốt để tăng cường chất lượng sống tự nhiên.

bo-anh-indonesia-gan-gui-lang-que-viet-1436887625-55a52a49afa97

2. Tầm quan trọng của khí thở siêu nhiên

Khi hiểu được tầm quan trọng của khí thở đối với sự sống tự nhiên, ta có thể suy diễn và hiểu được phần nào tầm quan trọng của khí siêu nhiên đối với đời sống tinh thần của từng người, cũng như của Giáo Hội là thân thể nhiệm mầu của Đức Giêsu Kitô. Nhất là chúng ta nhận ra và cảm nghiệm được vai trò thần hoá của Chúa Thánh Thần vì Ngài chính là Thần Khí, là khí thiêng của Trời, được ban cho ta thở và biến đổi ta thành con cái Thiên Chúa như Chúa Giêsu.

Người Việt chúng ta đã từng biết đến “linh khí” là khí thiêng của trời đất, núi sông, biết đến “dũng khí”, “hào khí”, “chính khí” của những con người có chí khí mạnh mẽ, dám đương đầu với những khó khăn, nguy hiểm. “Khí hạo nhiên” được Nguyễn Công Trứ nhắc đến là thứ khí phách, năng lực tinh thần, phẩm cách cao quý nhất, không gì so sánh được của con người. Khí này được bàn đến trong câu chuyện Mạnh Tử nói với Công Tôn Sửu. Khí phách đó nhân hậu, cương trực mà những nhà Nho, kẻ sĩ luôn phải gìn giữ trong đời sống. Nhiều người theo Phật giáo và Lão giáo còn hiểu rằng “khí” không phải là không khí ta thở, nhưng là thứ năng lượng sống thuần khiết nhất của trời đất, của vũ trụ gọi là “khí tiên thiên” mà con người có thể thu nhận được, hoà hợp với “khí hậu thiên” do ta tập luyện được qua khí công (công phu luyện khí) được lưu chuyển khắp cơ thể ta. Những hiểu biết này giúp ta dễ hiểu hơn về Chúa Thánh Thần được gọi là Thần Khí của Kitô giáo.

godknows

Từ “Thần Khí” xuất phát từ chữ Ruah trong tiếng Do Thái, và có nghĩa đầu tiên là hơi thở, không khí, gió[5]. Chúa Thánh Thần là hơi thở của Thiên Chúa trong công trình tạo dựng vũ trụ và con người (x. St 1,2; 2,7; Tv 33,6; 104,30; Gv 3,20-21; Xh 37,10). Ngài là nguồn gốc của sự hiện hữu và sự sống của mọi loài thụ tạo[6]. Ngài là hồng ân cao quý nhất mà Chúa Giêsu Phục Sinh ban cho các môn đệ khi thổi hơi trên họ để họ có quyền tha tội như Thiên Chúa: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần…”. Chúa Thánh Thần chính là “làn gió mạnh mẽ ùa vào đầy nhà nơi các môn đệ đang tụ họp” (x. Cv 2,1-11) để biến đổi họ thành con người mới đầy ân sủng và quyền năng. Cuối cùng, Ngài chính là Ngôi Ba Thiên Chúa, đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Con.

CG chiu phep rua

Khi thở hít được linh khí ấy, ta mới hoà nhập thành một với Chúa Giêsu, trở thành chi thể sống động trong thân thể mầu nhiệm của Người. Thánh Phaolô đã nhắc nhở rằng: “Tất cả chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể, tất cả chúng ta được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (x. 2Cr 12,37.12.13)[7]. Có thở được Thần Khí ấy ta mới phát huy sự sống kỳ diệu, tràn đầy sự thật, niềm vui, bình an của Thiên Chúa để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Giêsu Kitô. Đó là “sứ vụ phối hợp của Chúa Con và Chúa Chúa Thánh Thần”[8], đồng thời cũng là sứ vụ của Hội Thánh “như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em[9].

thankhi 2

Chúng ta phải thú nhận rằng: người tín hữu Công giáo chưa ý thức tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần và chưa thở được Thần Khí. Trong một vài thế kỷ đầu, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các tông đồ và môn đệ khiến họ hăng say rao giảng Tin Mừng và phát huy các ân sủng kỳ diệu của Ngài. Nhưng sau đó, Giáo hội Công giáo rơi vào tình trạng quên lãng sự hiện diện sống động của Ngài và đánh mất bí quyết thở Thần Khí do các tông đồ truyền lại. Họ rất thụ động trong việc thở khí thiêng. Thần Khí mà họ nhận được khi chịu bí tích Rửa Tội hay Thêm Sức chỉ lưu lại rất ít giúp họ sống yếu ớt, thoi thóp chứ không phải dồi dào sung mãn với đủ loại ơn đoàn sủng, hiện sủng, đặc sủng của Thánh Thần như các ơn nói tiên tri, phục vụ, chữa bệnh, trừ tà, thông thạo các ngôn ngữ, khoa học… Chúng ta cần phải tập thở Thần Khí và làm sống lại sự hiện diện lạ lùng của Chúa Thánh Thần, thì mới giúp cho con người thời nay cảm nghiệm được ơn cứu độ của Chúa Giêsu và mới tin theo Người.

3. Bài học thở từ thực tế đời sống

Để phát triển con người toàn diện, chúng ta phải tập thở cả khí tự nhiên lẫn siêu nhiên cách dài, nhẹ, êm, sâu và tạo dựng một bầu khí trong sạch cho mọi người, mọi vật quanh ta.

3.1. Bầu khí trong lành

Bầu khí quyển hiện nay đang bị ô nhiễm và tàn phá nặng nề bởi sự vô tâm và lòng tham của con người. Cần phải trồng lại những đám rừng vì 1 mẫu cây xanh cung cấp cho ta thở 16 tấn oxy hằng năm. Cần phải bớt việc dùng hoá chất trên ruộng đồng; giảm bớt việc tiêu thụ dầu mỏ cho các xe chuyên chở, máy móc, nông cụ; bỏ hẳn việc hút thuốc lá để bảo vệ sức khoẻ cho buồng phổi con người. Giữ vệ sinh chung trong khu xóm với thùng rác đậy kín, giảm bớt các loại khí độc hại như CO2, NO2, chất CFC làm thủng tầng ozon.

69955-950-1446648057945711_485660774849601_2081662865_n

Bầu khí quyển tinh thần còn bị ô nhiễm trầm trọng hơn vì các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, phim ảnh, đài phát thanh, truyền hình, internet và các mạng xã hội đang tự do phổ biến đủ loại quan điểm sai lạc, hình ảnh đồi truỵ, ý thức hệ vô thần, bạo lực, gây chia rẽ, thù hận, nhân danh tự do tuyệt đối của con người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ bộ thần kinh trung ương không bị nhiễm độc vì những bản nhạc, tập truyện, cuốn phim, bài viết cổ vũ cho những điều sai lạc, ác đức, đồi truỵ để dành thời giờ cho những hành động tích cực, cổ vũ tình yêu thương liên đới, hiệp thông với người khác.

3.2. Tập thở tự nhiên

Với một hơi thở, không khí được kéo vào trong các phế nang của phổi qua đường hô hấp. Nó di chuyển từ mũi hoặc miệng, qua yết hầu, qua thanh quản và vào khí quản. Trong suốt hành trình dài này, không khí được làm ấm lên bằng thân nhiệt và lọc bỏ các vật thể nếu có. Không khí đã qua sử dụng sẽ đi trở ngược lại con đường đó. Vì nó đi qua thanh quản nên có thể được sử dụng để phát ra âm thanh. Dòng khí ta hít vào gồm oxy chiếm 20,9%, nitơ 78,6%, nước 0,4%, các khí khác 0,06% và carbonic 0,04%. Khối lượng khí carbonic thải ra cũng tương đương khí hít vào. Nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất, nhưng ở áp suất bình thường, nó rất ít hoà tan trong máu người, nên có thể đi vào và ra khỏi cơ thể ta cách vô hại[10].

thở 1

yoga Chúng ta nên hít khí bằng mũi và thở ra bằng miệng. Nhiều người tập Yoga được yêu cầu tập thở ra bằng mũi. Theo cấu trúc tự nhiên của cơ thể, khi hít vào bằng mũi, dòng khí được toả ra trong khoang mũi nhờ 3 chỗ lồi ra gọi là xoăn, sẽ được làm ấm và làm ẩm từ từ, các lông mũi cũng cản các hạt bụi bẩn. Các hạt bụi nhỏ hơn, như bụi than, sẽ nằm lại dọc theo khí quản. Chất nhầy và các sợi lông rung sẽ dần đẩy chúng ra ngoài. Các tiểu thử trong khói thuốc lá có thể đi sâu hơn, đến được các phế nang và làm tổn thương phế nang, giảm diện tích bề mặt trao đổi khí. Khi thở ra, khí carbonic đang ở nhiệt độ cơ thể, cũng không có hạt bụi, nên không cần qua khoang mũi. Thở ra bằng miệng sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Nhiều người tập khí công được yêu cầu thở theo 4 thì: nạp khí (hít khí vào), vận khí (nín thở dẫn hơi vào đan điền), xả khí (thở ra hết và thót bụng lại), bế khí (ngưng thở khi bụng trống rỗng). Nhiều cách thở của các môn phái như Hartha Yoga, Thiền Tông, Zen, thở theo phương pháp Dưỡng sinh, hoặc các phái võ thuật như Aikido, Vovinam, Thiếu Lâm… cũng được tập luyện theo 3 thì hay 4 thì trên đây, kèm thêm cách ngồi, cách đứng khác nhau[11].

Thật ra, người tín hữu Kitô giáo có thể tự do tập luyện theo các phương pháp ấy, miễn là không bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết sai lạc của tôn giáo đi kèm theo cách thở. Chúng tôi cổ vũ một phương pháp thở 2 thì theo cấu trúc tự nhiên của cơ thể, vì nghĩ rằng càng tôn trọng cấu trúc tự nhiên, ta càng có sức khoẻ ổn định và an lành.

Một điểm cần lưu ý, là khi ngủ đêm chúng ta cần thở nhiều vì số lần thở ban đêm khi ngủ thường thấp hơn ban ngày khoảng ¼, nghĩa là thở khoảng 12 lần/ phút. Ta nên nằm thẳng, đừng ôm gối, hai tay xuôi theo thân người để thở khí dễ dàng, giấc ngủ sẽ sâu hơn và thần kinh thư giãn tốt hơn.

Chúng ta có thể tập những động tác thở để tăng khối lượng khí trong phổi bằng những bài tập thể dục vẫn thường tập trong các trường học trước đây.

Chúng ta có thể tập những động tác thở để tăng khối lượng khí trong phổi như sau:

Giãn lồng ngực theo chiều ngang: người đứng thẳng, chân giang rộng khoảng 20cm

B1: vừa giang 2 tay rộng theo chiều ngang vừa hít mạnh vào.

B2: khép 2 tay vào giữa ngực và thở mạnh ra.

Giãn lồng ngực theo chiều dọc: người đứng thẳng, giang chân rộng 20cm

B1: bước chân trái lên trước, hít vào, giơ 2 tay cao trên đầu, ngửa đầu ra sau.

B2: từ từ cúi người xuống, thở ra cho đến khi 2 bàn tay chạm vào đầu gối. Chân trái rút về ngang với chân phải.

B3: bước chân phải lên và làm các động tác giống B1 và B2.

Mỗi lần có thể tập khoảng 5 phút, ta sẽ thấy khối lượng khí tăng trong mỗi hơi thở hằng ngày.

3.3. Tập thở siêu nhiên

Từ nhiều ngàn năm qua, các triết gia Hy Lạp, Latinh đã biết đến khí như một thành phần cơ bản cấu tạo nên vũ trụ và muốn thở được linh khí của trời đất. Các nhà đạo học Đông Phương cũng mong ước được như vậy. Nhiều đạo sĩ, thiền sư ngồi thiền và vận khí để mong được giác ngộ như Đức Phật Thích Ca. Nhiều võ sĩ các môn phái tập khí công để mong đả thông kinh mạch, khai mở được “sinh tử huyền quan” và có sức mạnh vô biên. Tất cả đều là những mơ ước được thần hoá của con người.

thankhi 1 Người Kitô hữu chúng ta được mời gọi gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Kitô để biến đổi thành “con người mới” (Ep 2,5) “trong một Thần Khí duy nhất” (Ep 2,18) “với muôn vàn ơn phúc của Chúa Thánh Thần” (Ep 1,3). Khi thở được Thần Khí của Đức Giêsu, dòng máu đen tội lỗi của ta sẽ được biến đổi thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Người. Lúc đó là ta được “thần hoá”, trở thành người con thật sự của Chúa Cha và có thể phát huy mọi ân sủng kỳ diệu của Chúa Thánh Thần để “hoàn thành kế hoạch yêu thương mà Chúa Cha đã định từ trước muôn đời trong Đức Kitô” (x. Ep 1,9).

Lịch sử cứu độ của Giáo hội Công giáo chứng thực giấc mơ thần hoá này đã thể hiện trong đời sống của nhiều thánh nhân và ngay trong đời thường của các tín hữu. Họ không cần phải đi tìm các bí quyết luyện khí của những vị cao tăng trong rặng núi Himalaya được kể trong những câu chuyện phóng tác như Hành trình về Phương Đông, Đường mây qua Xứ tuyết, hay trong tập Bàn tay Ánh sáng của Ts. Barbara Ann Bennan[12] mà những người học nhân điện say mê tập luyện.

Thánh Phaolô nói rất nhiều về Thần Khí trong các thư của ngài. Ngài mời gọi chúng ta “hãy sống theo Thần Khí” (Gl 5,16) “hãy để cho Thần Khí hướng dẫn” (Gl 5,18), “hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,25) thì chúng ta sẽ hưởng được “hoa quả của Thần Khí là bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5,22). Nhất là khi hiểu được Chúa Thánh Thần là tình yêu nối kết Chúa Cha, Chúa Con và chúng ta lại với nhau, chúng ta sẽ cố gắng thực hiện mọi việc vì tình yêu. Mỗi lần hành động như thế là một lần ta thở được Thần Khí, được linh khí của Trời.

465687_1

Để cụ thể hơn, chúng tôi thử đề nghị với bạn một cách thở Thần Khí kết hợp với thở tự nhiên, nhất là dành cho những ai đang bị bệnh tật về thể lý cũng như về tinh thần. Nhiều bệnh nhân đã được chữa lành nhờ phép thở này:

Chúng ta dành chừng 5 phút, ngồi ở nơi làm việc hoặc nằm trên giường trước khi ngủ trưa hay ngủ đêm. Ta hít vào bằng mũi khí tự nhiên thì tinh thần ta cũng mở ra để hít khí siêu nhiên. Làn khí tình yêu, sức mạnh, bình an, ân sủng này tràn vào hồn ta, toả khắp người ta. Vừa hít vào từ từ bằng mũi, ta vừa nói thầm với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin ban Thần Khí cho con”. Khi thở ra, thể xác ta thải ra khí carbonic, tinh thần ta cũng đẩy những uế khí, tà khí ra khỏi tâm trí mình. Chúng là những tư tưởng tiêu cực, hình ảnh dâm ô, cảm xúc buồn phiền, thất vọng, ghen tương, sợ hãi… Tâm trí ta lúc đó hoàn toàn trống rỗng để chỉ còn Thần Khí hiện diện. Vừa thở ra từ từ bằng miệng, ta vừa nói thầm: “Lạy Chúa, xin đuổi tà khí ra khỏi con[13].

Trở-về-với-Chúa

Lời kết

Bài học “Thở được linh khí của Trời” này, đối với chúng ta, có thể là một trong những kinh nghiệm sống quan trọng nhất. Xin bạn thử tập và bạn sẽ thấy Chúa Thánh Thần kỳ diệu vô cùng.

————————————————————

Câu hỏi gợi ý:

1. Dung tích thở của bạn đo được bao nhiêu? Bạn tập thở như thế nào để tăng cường khí thở tự nhiên của bạn?[14]

2. Bạn thở Thần Khí theo phương pháp nào? Hiệu quả ra sao?

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Nguyễn Công Trứ (1778-1858) vừa là nhà chính trị, kinh tế, quân sự, nổi bật với việc khai hoang lập ấp, quai đê lấn biển, tạo thành một vùng đất rộng lớn ở hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình), Tiền Hải (Thái Bình) làm quan tới chức thượng thư, tổng đốc nhưng cũng nhiều lần bị cách chức làm dân, làm lính.

  2. x. Gs Phạm Đình Lựu, Sinh lý học Y khoa, tập I, NXB Y học, 2011, tr.196.

  3. x. Bs. Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.330.

  4. x. Bs. Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.302-303.

  5. x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 691.

  6. x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 703.

  7. x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn giáo, 2014, tr. 165.

  8. x. GLHTCG, số 689-690, 727.

  9. x. GLHTCG, số 730.

  10. x. Bs. Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.324.

  11. Xem các mục về Khí công trong các sách hay trên internet.

  12. x. Blair T. Spalding, Life and Teaching of the masters of the Far East-Hành trình về Phương Đông, Nguyên Phong dịch; SAnagorika Givinda, The way of the White Clouds-Đường Mây qua Xứ Tuyết, Nguyên Phong dịch, Barbara Ann Brennan, Hands of light-Bàn tay Ánh sáng, Lê Trọng Bổng dịch, NXB Văn hoá Thông tin, 1996.

  13. x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn Giáo, 2014, tr.173-175; Bạn là Lời Cứu độ, tái bản lần IV, NXB Tôn Giáo, 2017, tr. 30-31.

  14. ĐO DUNG LƯỢNG KHÍ THỞ

    1. Vệ sinh đầu ống thở bằng bông tẩm cồn 900.

    2. Ngậm ống thở và hít vào từ từ bằng miệng với 1 hơi dài tối đa.

    3. Vừa hít vào vừa quan sát bông trong ống đo đẩy lên tới vạch nào.

    4. Ngắt hơi ở điểm nào thì đó là mức đo khí thở tại điểm đó (xem số dung lượng ghi trên ống đo).

    5. So sánh với Bảng Dung lượng Dự đoán Khí thở để xem mình thở có đủ không.

    6. Vệ sinh đầu ống thở bằng bông tẩm cồn 900 để người khác sử dụng.

    BẢNG DUNG LƯỢNG DỰ ĐOÁN KHÍ THỞ

    Bảng dành cho nữ

    Chiều cao

    Tuổi

    1,47

    1,52

    1,57

    1,62

    1,67

    1,72

    1,77

    1,82

    1,87

    20

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    3300

    3500

    25

    1850

    2050

    2250

    2450

    2650

    2850

    3050

    3250

    3450

    30

    1800

    2000

    2200

    2400

    2600

    2800

    3000

    3200

    3400

    35

    1750

    1950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    3150

    3350

    40

    1700

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    3300

    45

    1650

    1850

    2050

    2250

    2450

    2650

    2850

    3050

    3250

    50

    1600

    1800

    2000

    2200

    2400

    2600

    2800

    3000

    3200

    55

    1550

    1750

    1950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    3150

    60

    1500

    1700

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    65

    1450

    1650

    1850

    2050

    2250

    2450

    2650

    2850

    3050

    70

    1400

    1600

    1800

    2000

    2200

    2400

    2600

    2800

    3000

    75

    1350

    1550

    1750

    1950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    80

    1300

    1500

    1700

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    Bảng dành cho nam

    Chiều cao

    Tuổi

    1,47

    1,52

    1,57

    1,62

    1,67

    1,72

    1,77

    1,82

    1,87

    1,92

    1,97

    20

    2000

    2200

    2400

    2600

    2800

    3000

    3200

    3400

    3600

    3800

    4000

    25

    1950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    3150

    3350

    3550

    3750

    3950

    30

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    3300

    3500

    3700

    3900

    35

    1800

    2000

    2200

    2400

    2600

    2800

    3000

    3200

    3400

    3600

    3800

    40

    1750

    1950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    3150

    3350

    3550

    3750

    45

    1700

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    3300

    3500

    3700

    50

    1650

    1850

    2050

    2250

    2450

    2650

    2850

    3050

    3250

    3450

    3650

    55

    1550

    1750

    7950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    3150

    3350

    3550

    60

    1500

    1700

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    3300

    3500

    65

    1400

    1600

    1800

    2000

    2200

    2400

    2600

    2800

    3000

    3200

    3400

    70

    1350

    1550

    1750

    1950

    2150

    2350

    2550

    2750

    2950

    3150

    3350

    75

    1300

    1500

    1700

    1900

    2100

    2300

    2500

    2700

    2900

    3100

    3300

    80

    1250

    1450

    1650

    1850

    2050

    2250

    2450

    2650

    2850

    3050

    3250

    (Bảng Dung lượng Dự đoán Khí thở do G.Polgar và V. Promadhat công bố trên tạp chí của Hiệp hội Thân ngực Mỹ, th. 9/1979, bộ 122, số 3)

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 15: Ăn để hoà nhập vào sự sống và tình yêu

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

Ăn là hành động ta làm hằng ngày trong đời sống. Cha ông chúng ta thường dạy: “Ăn để sống” chứ không phải “sống để ăn”. Nhưng hầu như người ta ít khi tìm hiểu xem “sống là gì, sống như thế nào mới đáng ăn”, nên cũng không biết “ăn là gì” và “ăn như thế nào mới đáng sống”. Thật ra, khi suy tư đôi chút về cuộc sống, ta sẽ thấy mỗi lần ăn uống là ta kết nối với muôn loài trong trời đất và hiệp thông với nhau trong sự sống và tình yêu. Vì thế, để phát huy nét văn hoá ẩm thực của người Công giáo Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu : ăn là gì, con người ăn như thế nào, người Việt ăn uống ra sao. Từ đó chúng ta sẽ thấy người Công giáo nên ăn và tổ chức bữa ăn trong gia đình như thế nào cho tốt đẹp.

1. Ăn là gì?

Xét về khía cạnh sinh học, ăn là hành động đưa lương thực vào hệ tiêu hoá để thu nhận, biến đổi, phân giải các thức ăn về mặt vật lý, hoá học, chiết xuất các chất dinh dưỡng có ích từ đồ ăn và bài tiết ra ngoài những thứ không cần thiết cho cơ thể[1].

Đây là một tiến trình phức tạp với nhiều công đoạn, từ việc nhai đồ ăn trong miệng để nước bọt chuyển hoá tinh bột thành đường nhờ các men tiêu hoá (enzyme) gọi là Amylase và Lysozym để diệt vi khuẩn. Trong dạ dày, thức ăn được đảo trộn với dịch vị có chứa các men tiêu hoá protein. Ruột non là phần dài nhất và quan trọng nhất của hệ tiêu hoá, dài khoảng 7m với bề mặt 290m2. Nhờ các men tiêu hoá của tuyến tuỵ và túi mật hỗ trợ, thức ăn được phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn và được hấp thu vào dòng máu nhờ các nhung mao ở ruột non. Cuối đường tiêu hoá là ruột già, có nhiệm vụ xử lý các chất thải không tiêu hoá được, tạo thành phân để tống ra ngoài, qua hậu môn[2].

IMG_0252

Khi hiểu được tiến trình tiêu hoá, chúng ta sẽ thấy việc tiêu tốn nhiều thời giờ, tiền bạc để tìm ăn những món ngon, vật lạ, những đặc sản trong nước hay ngoài nước nhằm thoả mãn cơn đói khát theo bản năng đều không xứng hợp với nền văn hoá sự sống. Dù có ăn nem công chả phượng, lưỡi chim sẻ, tay gấu hay cả thai nhi như ở Trung Quốc thì các loại đặc sản đó chỉ đánh lừa các giác quan mà thôi. Nuốt vào dạ dày rồi, chúng sẽ được tự động phân giải thành những chất đơn như Carbon, Hydro, Oxy, Nitơ, Calci, Kali, Sắt, Đồng, Chì, Kẽm… mà 4 chất đầu đã chiếm tới 96% trọng lượng cơ thể. Dù ăn thật nhiều chất dinh dưỡng nhưng cơ thể chỉ thu nhận và dự trữ những chất cần thiết cho sự sống và loại bỏ những chất dư thừa. Nếu cơ thể không thải được các chất thừa đó ra ngoài, sự sống sẽ bị tổn thương.

Điều hiểu biết này cũng nhắc nhở chúng ta phải ăn uống theo khoa học và đừng vội tin những lời đồn thổi, những “kinh nghiệm dân gian”: ăn con này, cây nọ để chữa một số bệnh tật nan y hiện đăng tải đầy trên mạng internet. Nhiều người đã chết hay bệnh trở nên nặng hơn vì những kiểu ăn uống liều lĩnh này.

2. Con người ăn gì và ăn như thế nào?

Những con người thời sơ khai (homo habilis) cách đây 2,4 triệu năm[3] chỉ biết ăn tươi nuốt sống những thú vật mình bắt được. Khi con người đứng thẳng (homo erectus) khám phá ra lửa cách đây khoảng 800.000 năm, do hoả hoạn tạo ra như cháy rừng, núi lửa, họ thấy thịt nướng ăn ngon hơn, lành hơn và giữ được lâu hơn. Họ biết dùng lửa để nướng thịt, sưởi ấm, thắp sáng và xua đuổi thú dữ. Thức ăn loài người lúc đó là những lá cây, quả rừng và thịt thú vật. Con người sống theo bản năng nên chỉ ăn để sống và dành hầu hết thời gian sống để tìm thức ăn. Cộng đồng xã hội khi đó là bộ lạc do một tù trưởng đứng đầu, tất cả bộ tộc cùng chia sẻ thức ăn và bữa ăn là dịp họp mặt chung của cộng đồng.

bua an 1

Con người hiện đại biết suy tư (homo sapiens), xuất hiện cách nay 195.000 năm, đã tự tạo ra lửa để chế biến đồ ăn và tìm ra ý nghĩa của việc ăn uống. Đời sống an lành và nhàn rỗi hơn khi con người thuần hoá được các thú vật thành gia súc (như heo, bò, trâu, gà…) để ổn định nguồn thịt và thuần dưỡng được các loại lúa gạo vào khoảng 3500 năm TCN, lúa mì hoang dại khoảng 3000 năm TCN, để ổn định nguồn tinh bột cho cơ thể. Con người có thêm thời gian để học hành, nghỉ ngơi, phát triển nghệ thuật và suy tư về những giá trị của tinh thần thay vì dành hết thời giờ làm việc kiếm ăn.

Nền văn minh Hy Lạp và La Mã ở Tây Phương và Trung Hoa ở Đông Phương đã đưa việc ăn tiến một bước dài. Xã hội lúc này đã phân hoá thành các dân tộc với nhiều giai cấp như vua chúa, quan quyền, tăng lữ, nhà buôn và dân chúng, nên đồ ăn cũng được phân loại cao thấp và ý nghĩa bữa ăn cũng khác nhau. Chỉ người dân đen là phải nai lưng làm việc để có của ăn nuôi sống thân mình và gia đình mình. Từ tình trạng bị bóc lột bởi các nước giàu mạnh và sống như những nô lệ luôn “ăn đói, mặc rách”, họ chỉ mơ ước được “ăn no, mặc ấm”. Chỉ giai cấp thượng lưu mới có quyền “ăn ngon, mặc đẹp”. Một ít người như Tần Thuỷ Hoàng (259 TCN – 210 TCN), người đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành, thống nhất Trung Quốc (221 TCN) sau khi tiêu diệt 6 nước chư hầu, còn mơ ước tìm được “của ăn trường sinh bất tử” chứ không phải chỉ ăn được những củ nhân sâm hay hà thủ ô ngàn năm[4].

Các tôn giáo đã đem lại ý nghĩa cho việc ăn uống và thể hiện niềm mơ ước của con người: ăn để sống mãi mãi. Trong cuốn truyện Tây Du Ký, xuất bản vào những năm 1590 và được cho là của học giả Ngô Thừa Ân, nhiều loài yêu quái muốn ăn thịt nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) vì chúng cho rằng thịt này mang lại cho mình sự trường sinh bất lão.

Con người không còn chỉ ăn uống cho mình, nhưng qua các tôn giáo thờ kính tổ tiên, họ còn làm các bữa cúng giỗ để tưởng nhớ người đã khuất. Con người cũng dành những lễ vật cao quý cho thần linh để cầu xin ơn thoát khỏi những tai hoạ thiên nhiên, đền bù tội lỗi và các ân huệ khác. Việc ăn uống từ đó mang lại sự nối kết giữa những con người sống với nhau và với thế giới của tinh thần để dẫn con người đến sự sống kỳ diệu, phi thường của thần linh.

bua an 3

Mỗi tôn giáo dạy cho tín hữu của mình nên ăn gì, kiêng gì và tại sao phải làm như vậy. Các triết gia cũng bắt đầu suy tư về đồ ăn cho thể xác và thức ăn cho tinh thần. Họ cho thể xác đối nghịch với tinh thần, nên chủ trương sống nghiêm khắc với chính bản thân (phái Khắc Kỷ), ăn uống đạm bạc, không chiều theo thú vui và dục vọng để thể xác càng nhẹ nhàng thì tinh thần càng thanh thoát. Người theo đạo Phật “cấm sát sinh” vì tin rằng mỗi sinh vật có thể là ông bà, cha mẹ, bạn hữu của mình đầu thai ở kiếp này nên chỉ ăn thực vật. Người theo đạo Công giáo lại được quyền ăn mọi thứ sinh vật và thực vật trên trái đất theo lời Chúa dạy (x. St 1,28-29). Trong khi các tôn giáo đa thần hay người vô thần không cảm tạ Chúa Trời Đất trước mỗi bữa ăn, thì các tín hữu thuộc tôn giáo độc thần như Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo lại cảm tạ vì Ngài ban cho họ “lương thực hằng ngày” cũng như kêu gọi họ chia sẻ đồ ăn cho muôn loài như anh chị em trong cùng một gia đình, nhất là cho những người đói khổ.

Người Công giáo trong nhiều thế kỷ bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Khắc Kỷ sai lạc nên đã cho thân xác là một trong ba kẻ thù (ma quỷ, thế gian, xác thịt), đã coi thường những hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao, trang điểm, thời trang, làm việc chân tay và nhiều tu sĩ dùng roi đánh tội hằng đêm. Công đồng Vaticanô II đã trả lại giá trị cho thân xác khi xác định: “Con người là một với thân xác và tinh thần” “Phải coi thân xác tốt lành và đáng trân trọng vì được Thiên Chúa tạo thành và được sống lại trong ngày sau hết[5].

3. Văn hoá ẩm thực của người Việt

Cái nôi văn hoá của người Việt là đồng bằng sông Hồng với những trống đồng Đông Sơn có trang trí hoa văn xuất hiện khoảng 2700 năm TCN[6]. Dù sống dưới ách nô lệ của người Trung Hoa, từ năm 110 TCN đến 938, người Việt vẫn tồn tại và giữ được bản sắc văn hoá của mình, đặc biệt là về ăn uống.

bua an 4

Người Việt ăn uống thanh đạm một phần vì nghèo khổ do bị chính quyền vua quan, cường hào ác bá bóc lột, một phần vì bản sắc người Việt không coi trọng miếng ăn, thậm chí còn cho “miếng ăn là miếng nhục”, nên luôn giữ khí tiết trong sáng: “đói cho sạch, rách cho thơm” của mình. Người Việt ít ăn thịt, chỉ ngày lễ tết, lễ hội ăn chung ở đình làng người ta mới dám giết trâu, mổ heo để chia phần cho mọi người. Con gà nuôi cũng chỉ để đãi khách quý hay làm bữa cúng giỗ tổ tiên, ông bà. Con trâu, con bò chỉ để cày ruộng, làm việc đồng áng.

Ngoài cơm bánh cung cấp tinh bột, người Việt ăn nhiều tôm cua cá ốc bắt được ở ruộng đồng, sông biển bù lại cho lượng thịt còn thiếu. Đặc biệt người Việt phát triển nền văn hoá thực vật với những cây cỏ trồng đầy quanh nhà hay mọc đầy quanh làng. Hầu như cây nào cũng có thể ăn và làm thuốc chữa bệnh. Nguồn thực phẩm này cung cấp dồi dào vitamin và chất khoáng thay cho đồ ăn cao cấp mới được chế biến sau này như thịt, trứng, sữa, nấm và các loại rau. Vì thế, món ăn nào của người Việt cũng có thể ăn kèm thêm nhiều rau sống hay luộc chín.

bua an 2

Món phở của người Việt chẳng hạn, không nhiều mỡ nhiều thịt như món hủ tiếu mì của người Trung Hoa, cũng không nhiều tinh bột như của người Nhật, người Hàn, nhưng lại rất nhiều rau. Có khoảng 15-20 loại rau trong một bát phở Việt: hành lá, hành tây, giá, húng quế (rau mùi), húng cay, ngò gai, rau om, chanh, ớt, tiêu,… nước dùng ninh từ xương bò có nhiều gia vị như quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt ngò, hành khô nướng.

Nét văn hoá ẩm thực Việt Nam được diễn tả qua lời mời trước bữa ăn đối với mọi thành phần tham dự mâm cơm hay mâm cỗ. Người ít tuổi hay người có địa vị thấp nhất phải mời lần lượt từ người cao tuổi hay người có địa vị cao nhất xuống đến người áp sát tuổi mình. Đứa con hay đứa cháu nhỏ nhất khi được ngồi ăn chung với ông bà, cha mẹ, anh chị đều phải mời như thế. “Lời mời giúp ta ý thức bổn phận đối với gia đình, dân tộc để sẵn sàng xới cơm và nhường cho nhau những miếng ăn ngon. Nếu chưa biết nhường nhau con tôm, miếng thịt, chắc sau này ta sẽ giận hờn, đâm chém nhau vì một chút lợi, chút danh”[7]. Ngày nay nhiều gia đình dường như quên dạy cho con cái lời mời này nên nhiều xung đột cũng bắt nguồn từ đấy!

bua an 6 Người Việt thường bắt đầu bữa ăn bằng việc nhớ đến ông bà tổ tiên, không phải chỉ trong ngày giỗ tết. Nấu món gì ngon hay món “khoái khẩu” của người đã khuất, người ta thường múc ra bát hay đĩa rồi đặt lên bàn thờ. Bữa ăn vì thế mang tính cách hiệp thông, đồng cảm với người sống cũng như với người chết, vừa để cảm ơn người (ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn gạo nhớ kẻ đâm xay dần sàng), cảm ơn vật (giả ơn cái cối cái chày, đêm khuya giã gạo có mày có tao – giả ơn cái cọc cầu ao, đêm khuya giã gạo có tao có mày!), vừa để mở ra với chân trời vô biên của trời đất, vạn vật:

Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.

4. Ăn là hiệp thông với muôn loài

Với tinh thần hội nhập văn hoá được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đề ra trong Tông huấn Giáo Hội tại châu Á (năm 1999), người Công giáo Việt Nam hiểu rằng ăn là hiệp thông vào sự sống và tình yêu của Thiên Chúa với muôn loài.

Ăn là hiệp thông, là hoà nhập vào một cộng đồng hay một gia đình: từ gia đình riêng tư có cha mẹ, ông bà, con cháu, đến gia đình rộng lớn hơn là dân tộc, nhân loại, vũ trụ và lớn hơn cả là gia đình Thiên Chúa. Mỗi thành phần trong cộng đồng đều có trách nhiệm xây dựng và hy sinh cho nhau như những tế bào sống trong cùng một thân thể vĩ đại, nhiệm mầu.

Khi đưa lương thực vào hệ tiêu hoá để chuyển đổi chúng thành dòng máu đỏ nuôi sống mình, là con người liên kết với vạn vật trong vũ trụ và mọi người trên trái đất. Cơm bánh, rau củ, hoa trái, thịt cá… được hoà trộn thành một chất liệu chung tạo nên sự sống, giống như muôn trái nho ép thành chén rượu và muôn hạt lúa nấu thành nồi cơm. Sự hiệp thông này mời gọi mỗi cá nhân, mỗi thành phần bỏ đi những cái riêng tư ích kỷ để hoà nhập vào cuộc sống chung và đón nhận trách nhiệm đối với muôn loài.

Việc hiệp thông vào sự sống phải dẫn người Công giáo chúng ta tôn trọng tuyệt đối sự sống của tha nhân. Vì thế, người ta không thể trở thành những kẻ “giết người” khi bán những thứ hàng độc hại, khi sản xuất những nông sản còn tồn đọng chất độc, khi ướp cá tôm, hoa trái bằng hoá chất nguy hiểm. Thiên Chúa hằng sống nhìn thấy hết mọi việc ta làm và Chúa Giêsu Thánh Thể yêu cầu ta đừng lên “ăn Người” với lương tâm ác đức. Ước mong chúng ta noi gương tín hữu Hàn Quốc chỉ bán hàng tốt, hàng sạch, hàng bổ dưỡng để tạ ơn Trời, biết ơn con người và vạn vật hy sinh sự sống cho ta, cũng như để làm chứng cho Chúa là Đấng hằng sống và luôn yêu thương ta.

Thánh Phaolô đã diễn tả sự hiệp thông đó bằng những lời tha thiết: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là chúng ta dự phần vào máu Đức Kitô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm bánh và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1Cr 10,16-17).

Sự hiệp thông này sẽ dẫn mỗi “thực khách” đến một “giao ước thiêng liêng”, đến sự hiệp thông với “giao ước mới mẻ và vĩnh cửu” (x. Mt 26,26-28; Mc 14,22-24; Lc 22,19-20; 1Cr 11,23-25), mà Đức Giêsu đã thực hiện cho muôn loài trong vũ trụ khi Người lập Bí tích Thánh Thể và tế lễ mình trên bàn thờ thập giá để trở thành Máu Thịt nuôi sống chúng ta. Thật vậy, mỗi khi ăn là ta ký kết một hợp đồng tinh thần và cam kết sẽ thực hiện vì mắc nợ lẫn nhau. Trong đời sống, ta mắc nợ với cha mẹ, ông bà, tổ tiên và cả nhân loại: nợ mồ hôi, nước mắt, sức lực, máu xương, trí tuệ và cả sự sống của nhiều người, nên ta phải trả nợ cho con người, cho tổ tiên và nhân loại bằng đời sống tích cực học hành, làm việc thay vì chỉ ăn để sống cho riêng mình.

bua an  Thanh The 1

Ta mắc nợ với muôn loài về sự sống, tình yêu chúng dành cho ta: bao nhiêu ngọn rau, tôm cá chết đi để ta được sống, trong khi chúng cũng yêu quý sự sống chẳng thua kém con người. Một cây xanh, dù bị chặt ngang thân, vẫn cố đâm ra những chồi non để sống. Một con giun, dù bị dẫm nát thân mình, vẫn cố lê thân về miền đất ẩm để sống. Như thế, mỗi giây phút sống của ta đều quý giá, linh thiêng, nên ta phải trân trọng, bảo vệ và phát huy để biểu lộ lòng biết ơn đối với muôn loài.

Người Công giáo không tin rằng những sinh vật là tiền kiếp của con người và phải chịu trách nhiệm theo luật nhân quả. Một con kiến đốt ta, một con chó cắn ta chỉ hành động theo bản năng và chúng không có ý thức và ý chí khi thực hiện hành động ấy, nên không thể chịu trách nhiệm về việc làm của mình để đầu thai vào một kiếp tốt hơn hay xấu hơn so với kiếp này. Hơn nữa, người Công giáo khi ăn chúng để tạo nên sự sống cho mình thì cũng là giúp chúng được chia sẻ sự sống vĩnh hằng và phi thường với con người vì chỉ con người mới có thể sống mãi mãi. Như thế, ăn là cứu độ muôn loài!

Ăn còn là hiệp thông trong tình yêu. Để tạo nên sự sống cho ta, bao con người phải vất vả làm việc, thậm chí đón nhận cả cái chết. Họ đổ biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, sức lực ở chợ đời để đem về cho ta bát cơm, con cá. Mồ hôi đổ ra có khi còn nhiều hơn bát canh trước mặt. Có người phải vùi thân trên biển vì cơn bão bất ngờ. Có người phải cụt chân, cụt tay vì quả mìn còn sót lại trên đồng ruộng. Bao chiến sĩ đã hy sinh thân mình để bảo vệ từng tấc đất quê hương để dân tộc ta mới có được vườn rau, ruộng lúa.

Động lực khiến tất cả hy sinh cho ta ăn để sống chính là tình yêu. Muôn loài, muôn vật, muôn người đều yêu ta. Đó chẳng phải là thứ tình cảm yêu đương giữa nam nữ như người ta thường hiểu, nhưng là tình yêu trong sáng, quảng đại tạo nên bản chất thiêng liêng của muôn loài khi Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. Những bông hoa khoe sắc, toả hương cho con người mà chẳng đòi một đồng xu nhỏ, cũng chẳng cần biết họ là người tốt hay kẻ xấu. Những ngọn rau, con cá hy sinh sự sống cho con người mà chẳng cần biết họ là người công chính hay kẻ gian tà. Chúng bắt chước “Cha Trên Trời cho mặt trời mọc lên soi sáng cho kẻ xấu cũng như người tốt và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45).

Hiểu được và cảm nhận được tình yêu đó, chúng ta mới sẵn sàng chia sẻ những gì ta đang “quản lý” như tiền bạc, tài năng, tình yêu, sự sống cách quảng đại và vô vị lợi để đáp lại tình yêu của Chúa Trời và của muôn loài. Sống như thế ta mới đáng ăn như những người con của Trời và anh em ruột thịt của muôn loài, mới hoàn thành giao ước tình yêu.

Kết quả hình ảnh cho dạy con yêu thương

Trong lịch sử nhân loại, dân tộc Do Thái đã nhận được lương thực từ trời mà họ gọi là “manna” trong suốt 40 năm khi họ đi trong sa mạc Sinai để tìm về Đất Hứa. Đây là thứ bột rơi trên mặt đất mỗi sáng để họ lấy về làm bánh (x. Xh 16,2-15). Bánh từ trời này sẽ giúp họ đón nhận sự sống tinh thần kỳ diệu nếu họ tin vào Đấng ban cho họ bánh ấy. Nhưng họ đã không tin và tất cả đều chết trên sa mạc (x. Ga 6, 32.49). Thiên Chúa cũng đã gửi tấm bánh lạ lùng để tiên tri Êlia ăn và nhờ lương thực này, ông đã đi suốt 40 đêm ngày để đến núi Khoreb và gặp được Ngài (x. 1V 19,4-8).

Đó chỉ là những hình ảnh báo trước về “tấm bánh trường sinh từ trời xuống” (Ga 6,51) là Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, để muôn loài có thể đón nhận Người và đạt được sự sống vĩnh hằng, kỳ diệu của Thiên Chúa. Đức Giêsu đã nhiều lần làm các phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều, chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại và chia sẻ cho tất cả các tông đồ và môn đệ quyền năng ấy nếu họ tin tưởng, đón nhận, kết hợp và “ăn” Người để làm nên một thân thể nhiệm mầu, có chung một sự sống phi thường của Thiên Chúa.

Những tín hữu Công giáo cũng đã ăn theo “giao ước mới” được Đức Giêsu thiết lập (x. Mc 14,22-24; Dt 9,11-15) để thực hiện bữa ăn “agape” (bác ái) khi cùng bẻ bánh ăn chung với nhau (x. Cv 2,42.46; 20,7). Tuy nhiên, hầu như họ vẫn chỉ đón nhận tấm bánh theo kiểu hình thức bên ngoài của bí tích Thánh Thể, vì họ chưa thật sự phát huy hiệu quả phi thường của bánh Giêsu này trong đời sống.

5. Chúng ta nên ăn như thế nào?

Ngoài ý nghĩa của đồ ăn và việc ăn về mặt tinh thần, chúng ta cũng cần lưu ý xem mình nên ăn những thức ăn nào, và tổ chức bữa ăn như thế nào cho hợp với ý nghĩa cao cả đó.

Trước hết, ta cần ăn đủ 4 chất dinh dưỡng chính của cơ thể: đường (glucid), mỡ (lipid), đạm (protid- protide), và vitamin với các muối khoáng. Nhiều người sợ béo phì, mất đi hình dáng thon thả nên ăn rất ít tinh bột, chất béo, chỉ ăn nhiều rau. Có người lại không ăn rau vì có lần thấy con sâu lẫn trong rau, hoặc không ăn cá biển vì ngửi thấy tanh. Có người bị rối loạn tâm lý về ăn uống khiến họ tránh thức ăn, nôn mửa khi ăn hoặc làm cho họ ăn uống quá mức (chứng cuồng ăn)[8]. Họ cần được điều trị về tâm lý và hỗ trợ về dinh dưỡng.

Do cơ thể của mỗi người cao thấp, gầy béo, già trẻ, giới tính, hoàn cảnh xã hội, môi trường sống khác nhau nên lượng đồ ăn đưa vào cũng khác nhau. Hiện nay người ta tính lượng đồ ăn này theo số calo, nhưng các quốc gia lại đề nghị số calo khác nhau. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng nhu cầu tối thiểu của một người trung bình là 1.800 calo/ngày. Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh lại ấn định nam giới trưởng thành trung bình cần 2.500 calo/ngày và nữ giới là 2.000 calo/ngày. Cơ quan Y tế Hoa Kỳ lại quy định con số cao hơn: 2.700 calo/ngày của nam giới và 2.200 calo/ngày cho nữ giới[9].

Đúng ra, chúng ta không cần đếm chính xác số calo, nhưng cần quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối giữa 4 chất chính, vận động thể chất, cân đối giữa lượng calo nạp vào và lượng calo đốt cháy mỗi ngày. Nếu là người làm việc chân tay, ta cần ăn nhiều chất đường để vận động các cơ bắp. Nếu là người làm việc nghiên cứu, lao động trí óc, ta cần ăn thêm chất đạm và bớt ăn các tinh bột tạo ra đường.

Hiện nay nhiều cơ quan đã trình bày “tháp dinh dưỡng hợp lý” [10] để ăn trong một ngày, một tuần, một tháng. Nói chung, ta nên ăn đủ các loại bánh mì, cơm, ngũ cốc; tiếp đến là các loại rau củ quả. Ta ăn vừa phải các loại phô mát, sữa chua, trứng, thịt cá. Ăn ít các loại dầu mỡ, đường và hạn chế tối đa muối, các đồ ăn có chất cồn, các đồ ăn chế biến sẵn, nước uống có gas, đường. Người Việt chúng ta vì ăn quá nhiều muối nên có nhiều người bị các bệnh tim mạch, gan thận. Không nên ăn quá 6g muối một ngày. Nhiều trẻ em bị bệnh béo phì, chậm phát triển trí não vì cha mẹ chiều con nên cho ăn quá nhiều chất béo, chất đường qua đủ loại đồ uống, bánh kẹo.

Thap dinh duong chuan (Bo Y te)

Thái độ ăn uống của người Việt cũng cần thay đổi cho hợp với nền văn hoá mới. Sau nhiều thế kỷ bị nô lệ cho ngoại bang, bị áp bức bóc lột bởi chế độ quân chủ độc tài, mang tâm trạng sợ phải ăn đói, mặc rách nên người ta thường tham ăn và tích trữ đồ ăn. Có dịp ăn ngon, ăn không phải trả tiền trong các lễ hội là họ ăn xả láng, lấy cho mình thật nhiều đồ ăn dù ăn không hết và bỏ mặc người khác phải đói. Ta thấy điều này thường xảy ra trong các bữa tiệc, bữa ăn buffet. Họ ăn vội vã, cười nói to tiếng, vứt các đồ ăn thừa và giấy lau đầy dưới chân bàn như một bãi rác. Họ không nhận ra giá trị của vật chất hy sinh cho họ, nên bỏ thừa mứa các đồ ăn, không hiểu ý nghĩa cao quý của các mối tương quan xã hội trong bữa ăn qua sự đồng cảm và tạ ơn Trời đất như tổ tiên họ đã làm.

Chúng ta cần phải học lại bài học lịch sự, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, nói năng nhỏ nhẹ trong bữa ăn. Dù ở trong gia đình, chúng ta cũng nên ăn mặc gọn gàng, đứng đắn vì bữa ăn còn là một dịp để ta thể hiện sự hiệp thông vào sự sống và tình yêu với muôn loài cũng như với thế giới tâm linh.

Hiểu được ý nghĩa cao cả của việc ăn uống, từ nay chúng ta sẽ tổ chức bữa ăn gia đình hằng ngày thành một cơ hội quý báu để diễn tả mối hiệp thông, tình liên đới trong tình yêu và sự sống của mọi thành viên: dù hoàn cảnh xã hội đô thị hoá hiện nay khiến vợ chồng, cha mẹ, con cái có thể đi học, đi làm trái giờ nhau, nhưng chúng ta cần tổ chức bữa ăn gia đình cho tươm tất mỗi tuần một vài lần, có đủ mặt mọi thành viên. Chúng ta có thể phân công cho mọi thành viên trong gia đình những công việc như sắp chén bát, nấu ăn, sắp bàn ăn, rửa chén bát.

Trừ trường hợp cả nhà muốn xem một chương trình trên tivi, giờ ăn nên tắt tivi để cùng nói chuyện, chia sẻ cho nhau những buồn vui trong đời sống. Tuy nhiên, đừng biến giờ ăn thành giờ luân lý, dạy dỗ con cái, phê bình, nói xấu người khác hay thành cuộc tranh luận căng thẳng về một vấn đề nào đó. Chúng ta chỉ nên nói chuyện vui, theo hướng tích cực để khích lệ mọi người.

Những ai đảm nhận việc nấu ăn nên biết tính toán số calo trong các thức ăn, nấu những món đơn giản nhưng ngon và đủ chất bổ dưỡng, để đừng tốn quá nhiều thời giờ cho việc ăn uống. Chỉ nên nấu lượng món ăn vừa đủ, ăn trong ngày thay vì nấu quá nhiều rồi đổ đi hay cất giữ trong tủ lạnh nhiều ngày. Nhiều gia đình thành thị đang lạm dụng việc trữ lạnh các đồ ăn để ăn cả tuần, cả tháng. Các đồ ăn khi rã đông đều mất đi nhiều chất dinh dưỡng, không ngon và có thể gây độc vì một số vi khuẩn, vi trùng có thể vẫn còn sống. Ta cũng cần biết một số những thực phẩm kỵ nhau gây chết người theo kinh nghiệm của dân gian và cũng đã được khoa học xác nhận để tránh bị ngộ độc.

Chúng ta cũng chỉ nên ăn vừa phải, không nên ăn quá no hay ăn nhiều một loại đồ ăn nào theo ý thích của mình vì việc tiết ra thật nhiều các men tiêu hoá để phân giải đồ ăn sẽ làm cho các bộ phận trong hệ tiêu hoá phải làm việc quá mức. Tốt hơn nên ngừng ăn lúc còn đang thèm ăn thêm để tạo cảm xúc thích thú thay vì nhàm chán, ghê sợ đồ ăn. Cần nhai kỹ để dễ tiêu hoá đồ ăn. Không nên ăn trên giường ở tư thế nằm, trừ khi bị bệnh nặng. Không nên ngồi vào bàn làm việc, đọc sách, xem phim, … ngay sau khi ăn no vì các cơ quan trong hệ tiêu hoá cần tập trung máu để tiêu hoá đồ ăn. Nếu vận hành bộ não nhiều lúc đó, sẽ tạo ra sự căng thẳng, xáo trộn trong hệ tiêu hoá, dẫn đến bệnh tật.

Lời kết

Trong nền văn minh tình yêu và văn hoá sự sống, ta không còn chỉ đạt tới điểm “ăn ngon, mặc đẹp”, nhưng “ăn thần, mặc thánh” nghĩa là ăn để phát huy đời sống tinh thần, để trở nên thần thánh, vượt ra khỏi vật chất, không gian, thời gian và sống cho những giá trị siêu việt của tinh thần. Như thế, niềm mơ ước của Tần Thuỷ Hoàng tìm được của ăn trường sinh bất lão đã được chúng ta biến thành hiện thực nhờ Đức Giêsu Kitô, vì Người thật sự là “bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6,51). Lịch sử của Giáo hội Công giáo đã và đang làm chứng về điều đó. Bạn có bao giờ mơ ước ăn được tấm bánh đó không?

————————————————————

Câu hỏi gợi ý

1. Bạn suy nghĩ gì về việc ăn uống hằng ngày của mình?

2. Bạn dự tính thay đổi bữa ăn của gia đình mình như thế nào để thể hiện mối hiệp thông trong tình yêu và sự sống?

Kết quả hình ảnh cho cau nguyen truoc bua an

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.78.

  2. x. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.350-361.

  3. x. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.14.

  4. x. Bài Thẻ Tre 2000 năm, gọi là “Tần giản”, khai quật vào năm 2002 ở cổ thành Lý Da, Hà Nam, có niên đại 222 TCN – 208 TCN tiết lộ mật lệnh tìm tiên dược của Tần Thuỷ Hoàng, Internet, ngày 12/3/2018, Sơn Tùng.

  5. x. Hiến chế Vui mừng và Hy vọng, 1965, số 14.

  6. x. HĐGMVN, GHCGVN Niên giám 2016, NXB Tôn Giáo, 2016, tr.172.

  7. x. Nguyễn Ngọc Sơn, Sứ điệp loài Hoa, NXB Tổng Hợp TPHCM, 2008, in lần thứ 4, tr.19.

  8. x. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.443.

  9. x. Dân Trí Việt Nam, Bạn nên ăn bao nhiêu calo một ngày? Internet, 20/7/2016,. Cẩm Tú đăng.

  10. x. Dinhduong.online tổng hợp, bài Phân tích tháp dinh dưỡng cho người lớn khoẻ mạnh, Internet, ngày 17/8/2018.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 16: Uống nước nhớ nguồn

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

Tháng 7 năm 2010, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu công nhận việc tiếp cận nước sạch và điều kiện sống hợp vệ sinh là một trong những quyền căn bản của con người. Người ta có thể nhịn ăn 1,2 tháng trời mà không chết, nhưng nếu không uống nước trong vòng 3-4 ngày, không ai có thể sống. Nước không phải chỉ hết sức cần thiết và quan trọng đối với con người, nước còn là cội nguồn của tất cả các dạng sống, từ những đơn bào, cho đến thực vật, động vật. Vì thế, chúng ta muốn tìm hiểu vai trò của nước trong đời sống tự nhiên của con người và trong đời sống siêu nhiên của người tín hữu để có thái độ sống đúng đắn.

Nuoc 4

1. Nước trong đời sống tự nhiên

Nuoc 1 Theo nghiên cứu của Viện Nước Quốc tế Stockhohn (SIWI), nước bẩn giết chết nhiều người hơn so với động đất và chiến tranh. Ước tính mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000 trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn. Theo bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc năm 2006, có tới 1,1 tỉ người không tiếp cận được nước sạch và hơn 2,6 tỉ người không có điều kiện vệ sinh cơ bản. 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 4,43 triệu trẻ em ở độ tuổi đến trường bị chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường[1].

Ở Việt Nam, có tới 80-90% phụ nữ ở Đồng bằng sông Cửu Long mắc bệnh phụ khoa vì không có nước sạch, phải dùng trực tiếp nước sông, nước kênh. Hầu hết các học sinh Việt Nam không uống đủ nước vì sợ không dám dùng nhà vệ sinh ở trường do quá dơ bẩn.

1.1. Vai trò của nước trong cơ thể con người

Khoảng 70% cơ thể chúng ta là nước. Nước xuất hiện ở tất cả các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Hàm lượng nước trong gan là 86%, não 85%, phổi 83%, máu 83%, thận 83%, cơ bắp 75%, da 64%, thấp nhất là xương: 31%.

Nước có vai trò điều hoà nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi, nước sẽ điều hoà thân nhiệt bằng cách toát ra mồ hôi.

Nước cũng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến mỗi tế bào qua hoạt động của dạ dày, ruột non. Nước thực hiện chức năng giải độc, lấy đi các chất thải độc hại ở tế bào. Nhờ nước, các thức ăn đưa vào cơ thể được chuyển hoá và được phân giải về mặt vật lý và hoá học, hệ tiêu hoá chiết xuất các chất dinh dưỡng có ích và bài tiết những thứ không cần thiết ra ngoài. Nước đóng vai trò làm dung môi trong suốt quá trình này.

Nuoc 12 Nước còn làm trơn các khớp xương để xương vận hành nhịp nhàng trơn tru, không bị tổn thương. Nước còn giúp làm sạch phổi bằng cách gột rửa những bụi bẩn, virus, vi khuẩn, khói thuốc. Não cần nước nhiều hơn các cơ quan khác, nên não sẽ báo hiệu để rút nước từ các cơ quan ấy. Vì thế chúng ta cần uống nhiều nước để não làm việc ổn định, đầu óc minh mẫn. Các cơ bắp cần nước để hoạt động. Nếu thiếu nước người ta sẽ bị mỏi cơ, cảm thấy rã rời, không muốn vận động.

Người trưởng thành có khoảng 5 lít máu. Tim bơm tất cả 5 lít máu này đi khắp cơ thể trong mỗi phút. Các thành phần của máu gồm: huyết tương (chiếm 54%), hồng cầu (45%), bạch cầu và tiểu cầu (1%); máu sẽ thu nhận các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ruột cũng như oxy từ phổi để chuyển chúng đến các tế bào. Máu cũng lấy đi các hoá chất do tế bào thải ra như urê và acid lactic đến gan và thận để thải ra ngoài. Nước là thành phần chính của máu, nhất là trong huyết tương, chiếm tới 92%.

Hiểu được vai trò quan trọng của nước trong cơ thể, chúng ta phải tập thói quen uống đủ nước hằng ngày: như uống một ly nước ngay khi thức dậy, luôn mang theo nước bên mình, đặt lịch uống nước cách nhau khoảng 2 giờ trong thời gian làm việc ban ngày, uống nước trước khi ngủ để cơ thể ở trong trạng thái thư giãn, góp phần tái tạo tế bào và hỗ trợ các cơ quan hoạt động trong đêm. Nên uống nước từ từ và uống từng ngụm nhỏ.

1.2. Chiến tranh nước

Do tình trạng ô nhiễm trên thế giới mỗi ngày một nặng và dân số ngày càng tăng, nước sạch sẽ là một tài nguyên quý giá hơn cả dầu mỏ trong thế kỷ 21. Dầu mỏ có thể thay thế bằng các loại nhiên liệu khác như điện, nhiên liệu sinh học, gió, khí đốt… còn nước lại không thể thay thế, nên nhiều dân tộc đang muốn chiếm hữu nước thật nhiều để bảo đảm cuộc sống cho mình. Vì vậy có thể tạo nên một cuộc chiến tranh nước trong tương lai gần.

Nuoc 8

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động này cần nước ngọt. Tuy nhiên, 97% nước trên trái đất là nước muối, chỉ có 3% còn lại là nước ngọt. 2/3 lượng nước ngọt này tồn tại nơi các sông băng và khối băng ở các cực Nam-Bắc[2]. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, chỉ một tỉ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất ở các sông hồ và trong không khí[3]. Nước mặt ở các sông hồ được bổ sung bởi lượng mưa, mưa tuyết, mưa đá và nó sẽ mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi hoặc ngấm xuống đất[4]. Việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi, trong khi nhu cầu tăng do dân số thế giới tăng cũng như do các vùng đất ngập nước trên thế giới giảm đi một nửa trong suốt thế kỷ 20.

Dù nhiều nơi hầu như không mất tiền mua nước, nhưng đó là thứ giá trị nhất hành tinh. Nhiều nước hiện nay phát động chiến tranh giành giật tài nguyên dầu mỏ: nhưng tất cả những hàng hoá giá trị nhất thế giới sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nếu thiếu nước.

Nuoc 2 Chính vì thiếu ý thức về giá trị của nước nên hiện nay người ta đang khai thác cạn kiệt và làm bẩn nước do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Cách đây 2000 năm, chỉ có khoảng 250 triệu người trên trái đất, vào năm 2019 này, có hơn 7,7 tỉ người. Các vùng sa mạc trên thế giới ngày càng mở rộng. Mực nước ngầm đang giảm 1m/năm. Những khối băng trên dãy Hymalaya đang tan chảy với tốc độ báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng nước của các sông chính như sông Mekong, Dương Tử (ở Trung Quốc), sông Hằng (ở Ấn Độ), sông Ấn (ở Pakistan). Trung Quốc bị cáo buộc gây ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất khi đổ các chất thải vào các con sông[5].

Nuoc 9 Theo thông tin của một số cơ quan chính quyền Thái Lan, Lào, Việt Nam và Uỷ hội sông Mêkông (MKC): mực nước sông Mêkông trong đầu mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 7/2019 đã ở mức thấp nhất, dưới cả mức tối thiểu trong nhiều năm. Ba nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm nguồn nước sông Mêkông: do hạn hán, lượng mưa quá ít, kế đến là việc giảm nguồn nước xả ra từ đập thuỷ điện Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Cuối cùng là kế hoạch tích nước để chạy thử máy phát điện tại đập Xayaburi ở Lào dự kiến hoạt động chính thức vào tháng 10/2019[6].

Nuoc 6 Nuoc 5

Học thuyết Xã hội Công giáo nói đến quyền có nước sạch là một quyền căn bản và phổ quát của con người[7], nói đến tình trạng thiếu nước sạch, kém phát triển và nghèo đói của nhiều nước trên thế giới (số 447) và nhắc đến mục tiêu phổ quát của của cải và nước (số 484)[8]. “Tự chính bản thân của nó, nước không thể được xem như một trong nhiều thứ hàng hoá của con người, nó cần được sử dụng cách hợp lý và liên đới với những người khác: Quyền có nước, cũng như các quyền khác của con người, được đặt trên nền tảng là phẩm giá con người, chứ không phải dựa trên bất cứ việc đánh giá đơn thuần theo định lượng nào mà coi nước chỉ như một hàng hoá kinh tế không hơn không kém. Không có nước, sự sống bị đe doạ. Thế nên, quyền có nước uống an toàn là quyền của mọi người trên thế giới và là quyền không thể chuyển nhượng”[9].

Nuoc 7

2. Nước trong đời sống siêu nhiên

Vì con người được tạo dựng theo hình ảnh và giống Thiên Chúa, nghĩa là có thể xác và tinh thần, nên tầm quan trọng của nước trong đời sống siêu nhiên cũng không thua kém so với đời sống tự nhiên.

2.1. Nước theo ý nghĩa Thánh Kinh

Nước là nguồn mạch, là tiềm năng của sự sống[10]. Chính Đức Giêsu Kitô đã dùng hình ảnh nước hằng sống để nói về sự sống siêu nhiên do Người ban cho nhân loại[11].

Trong sinh hoạt hằng này, ngoài việc uống để sống, người ta còn dùng để tắm rửa, giặt giũ. Vì thế, trong đời sống siêu nhiên, nước chỉ sự thanh tẩy. Người ta dùng nước đã làm phép để tẩy sạch tội lỗi con người[12].

Nước là hình ảnh của Thần Khí[13] và sự sống do Chúa Giêsu trao ban đặc biệt qua biến cố Thập Giá khi Người đổ máu và nước từ vết thương ở cạnh sườn Người (x. Ga 19,34).

Vì thế, nước được sử dụng nhiều trong các nghi thức bí tích và phụng vụ của Giáo hội Công giáo, tượng trưng cho việc tham dự vào sự chết và sống lại của Đức Giêsu Kitô.

Nuoc 13

2.2. Nước trong đời sống đạo đức

Nuoc 3 Người tín hữu Công giáo cần nhìn lại cách sử dụng nước tự nhiên trong đời sống hằng ngày để phát huy một sức khoẻ ổn định giúp cho mọi hệ thống trong cơ thể hoạt động tốt đẹp. Mỗi ngày cần phải uống đủ nước, khoảng 2 lít, trong điều kiện bình thường. Tránh uống những loại nước ngọt, bia rượu đầy hoá chất như hiện nay, nhất là trong các bữa tiệc, bữa ăn. Nên tránh uống nước trước bữa ăn khoảng 1 giờ để khỏi làm loãng các dịch vị và men tiêu hoá trước khi ăn, cũng như nên uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ để giúp tiêu hoá các chất bổ trong đồ ăn và hấp thu qua các lông mao trong ruột non.

Việc dùng nước để tắm rửa, giặt giũ như mời gọi ta thanh tẩy tâm hồn bằng bí tích Giải Tội như một lần tắm rửa thiêng liêng. Chúng ta nên tạo thói quen chừng 2 tháng đi xưng tội một lần, nếu không có tội trọng đặc biệt cần xưng thú sớm. Việc thanh tẩy đó còn là dịp giúp ta nhìn lại đời sống để định hướng cho giai đoạn sống mới.

Bài học ý nghĩa nước đến từ các dòng sông: dòng Cửu Long đầy phù sa, dòng Hồng Hà đỏ thắm hay dòng Hương Giang lững lờ, cũng như mọi con sông trên thế giới, tất cả đều chảy ra biển. Không một sông nào muốn chảy ngược dòng. Ta tưởng chừng như chúng đã chết khi hoà mình vào biển cả bao la, nhưng thật sự không dòng sông nào chết cả, nên không một giọt nước nào của chúng bị mất. Hơi nước từ sông, từ biển bốc lên thành mây, thành mưa trả lại cho chúng dòng nước tinh khiết từ trời[14]. Những rác bẩn thối tha người ta đổ vào các dòng sông sẽ được ướp mặn, chuyển hoá nên con người mới có dòng nước ngọt sạch trong.

Nuoc 14

Lời kết

Hiểu được bài học từ những dòng sông, ta mới âm thầm làm việc, hy sinh cho đời như những giọt nước quảng đại trao tặng sự sống cho con người mà chẳng cần biết người dùng nó là tốt hay xấu, nghèo hèn hay giàu sang, xinh tươi hay xấu xí. Vì thế, mỗi lần uống nước ta lại nhớ đến nguồn nước từ trời.

————————————————————

Câu hỏi gợi ý

1. Mỗi ngày bạn uống bao nhiêu nước và uống như thế nào?

2. Bạn làm gì để bảo vệ nguồn nước tự nhiên của con sông, suối, kênh rạch gần nơi bạn ở?

3. Bạn học được bài học đạo đức nào từ những dòng sông?

4. Bạn cần làm gì để sử dụng nguồn nước sạch cách hữu ích cho bản thân và cho người khác?

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Wikipedia, bài Chiến tranh nước, Internet

  2. x. Earth’s Water distribution, United states Geological Survey, internet, 13/5/2019.

  3. x. Scientific Facts on Water: State of the Resource Green Facts website, internet, 31/1/2008.

  4. x. Wikipedia, Bài Tài nguyên Nước, Giáng Thuỷ, Internet.

  5. x. Wikipedia, Chiến tranh Nước, Internet.

  6. x. Báo Tuổi Trẻ, bài Sông Mêkông trơ đáy, ĐBSCL lo hạn mặn khốc liệt, ngày 25/7/2019, tr.7.

  7. x. Tóm lược HTXHCG, số 365, 485.

  8. x. Docat, tr.181, 207, 220.

  9. x. Tóm lược HTXHCG, số 485.

  10. x. Ez 47,1-12; Tv 104; Lv 26,4; Am 4,7; Đn 11,14.

  11. x. Ga 3,5; 4,10-14; 7,37-38; HĐGMVN, Từ điển Công giáo Việt Nam, mục từ Nước, tr.655; Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá, Huấn thị Đức Giêsu Kitô, Đấng đem lại Nước Hằng Sống, 2002, tr.33; Tóm lược HTXHCG, số 463.

  12. x. Ez, 16,4-9; St 18,4; Tv 26,6; Lv 16,4.24; Mt 27,24; 3,11; Lc 11,38-41; 1Cr 6,11.

  13. x. Ga 7,39; Tt 3,5; GLHTCG, số 694-696.

  14. x. Anthony Nguyễn Ngọc Sơn, Sứ diệp loài hoa, Hoa Lưu ly, tr.11.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 17: Mặc đẹp cho đời

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

downloadMặc là một trong những nhu cầu thiết thân của con người trong xã hội. Quần áo và những trang phục như mũ nón, ví cặp, giày dép… không phải chỉ che thân và bảo vệ sự sống, nhưng còn nói lên tính cách và phẩm giá cao quý của người dùng chúng. Nhiều người săn tìm những bộ quần áo của các công ty thời trang nổi tiếng, trong khi nhiều người khác lại chỉ mặc những chiếc quần jeans rách nhiều chỗ cho có vẻ phóng khoáng tự do. Một số bạn trẻ chỉ thích mặc những quần áo ngắn ngủn, mỏng manh, để khoe những đường cong, cơ bắp trên thân thể. Vậy ta sẽ mặc gì và mặc như thế nào có lẽ vẫn là câu hỏi được nhiều bạn đặt ra hằng ngày mỗi khi phải thay quần áo để đi học, đi làm hay sinh hoạt trong xã hội.

1. Cái mặc trong dòng lịch sử nhân loại

trang phục 2, Khải_Định,_empereur_d'Annam Nếu người ta sống một mình trên hoang đảo như Robinson Crusoe[1] hay trong phòng kín nào đó, có lẽ chẳng cần mặc quần áo, dù rằng quần áo vẫn cần để bảo vệ cơ thể như giữ ấm, chống ướt, chống lạnh… Nhưng khi tiếp xúc với người khác trong cộng đồng gồm nhiều loại người khác nhau như nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, sang hèn, trí thức hay bình dân… chúng ta cần phải ăn mặc cho phù hợp để nói lên tư cách của mình và tôn trọng người khác. Thí dụ: ta không thể chạy xe máy ngoài đường với chiếc quần ngắn, mình trần như một vài người thiếu học. Ta cũng không thể tiếp khách lạ với bộ đồ ngủ mặc trong nhà để nói rằng mình phóng khoáng, tự do.

Kể từ thời tiền sử, dù còn ăn lông ở lỗ, chỉ biết mặc những manh áo, tấm khố làm bằng vỏ cây, da thú, nhưng con người đã biết trang điểm cho mình xinh đẹp bằng những vệt màu bằng đất sét[2], đeo những vỏ ốc, gắn những lông chim sặc sỡ. Người càng có địa vị cao trọng trong bộ lạc như tù trưởng, thầy pháp, già làng, thì quần áo càng có thêm những điểm khác biệt. Khi những bộ lạc kết thành những cộng đồng lớn trong thời kỳ bộ tộc, trang phục của những người có địa vị còn được ấn định rõ ràng hơn và khác biệt với thường dân.

Vào thời kỳ hình thành các dân tộc, trang phục dần dần mang nét đặc sắc của nền văn hoá. Mỗi dân tộc có bộ trang phục truyền thống để mặc trong các lễ hội hay các ngày trọng đại của đất nước, như bộ Sari của Ấn Độ, Kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc, Kebaya của Indonesia, Sabai của Thái Lan, Kilt của Scotland, Gho của Bhutan, Áo dài của Việt Nam.

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-3

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-4

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-5

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-7

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-8

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-9

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-10

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-11

trang-phuc-truyen-thong-cac-nuoc-1

Ngoài những bộ quần áo đơn giản mà người dân thường mặc trong những ngày làm việc, những bộ trang phục đẹp đẽ chỉ tìm thấy ở chốn cung đình dành cho vua chúa, hoàng tộc, cho quan lại các cấp, các ngành hay những người giàu sang quyền quý. Chỉ những người này mới có đủ điều kiện để mặc những bộ quần áo may bằng những chất liệu đặc biệt như gấm vóc, lụa là, thêu bằng chỉ vàng, đính thêm ngọc quý.

Từ đầu thế kỷ IV, do ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo, nhất là Kitô giáo, mọi người trong đế quốc Rôma đều bình đẳng trước mặt Thiên Chúa nên quần áo sang trọng không còn là độc quyền của giới quý tộc. Ai cũng phải ăn mặc nghiêm chỉnh để ra mắt Thiên Chúa, nhất là khi tham dự những nghi lễ phụng tự. Khi các cuộc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ độc tài bùng nổ ở nhiều nước châu Âu, khởi đầu từ cuộc Cách mạng Pháp năm 1789, việc mặc những trang phục đẹp dần dần phổ biến cho quảng đại quần chúng, nhất là trong giới tư bản giàu có.

Nhiều công ty thời trang nổi tiếng được thành lập từ thế kỷ XIX để đáp ứng nhu cầu mặc đẹp của con người và còn tồn tại tới ngày nay như Louis Vuitton (1854), Chanel, Prada, Versace, Gucci, Dior, Burberry, Hermès, Dolce-Galbana, Armani, Ferdi, Yves-Saint-Laurent, Givenchy, Bottega, Veneta… Từ thế kỷ XIX, khi đời sống cộng đồng ở đô thị phát triển, cách ăn mặc của con người cũng thay đổi: người ta không còn chỉ muốn ăn no mặc ấm, nhưng muốn ăn ngon mặc đẹp. Những bộ quần áo truyền thống cầu kỳ, phức tạp, nhiều chi tiết được thay bằng những bộ quần áo gọn gàng, đơn giản để tiện làm việc trong các công ty, nhà máy, xí nghiệp, nhất là khi ngành may mặc được công nghiệp hoá với những máy móc hiện đại. Quần áo may sẵn với những tiêu chuẩn rõ ràng, màu sắc hấp dẫn, vừa rẻ vừa đẹp, có thể đến tay mọi người. Sự phân cấp xã hội qua trang phục giữa những con người sang hèn, giàu nghèo, già trẻ cũng không còn gay gắt như trước vì ai cũng có thể mặc những bộ quần áo giống nhau. Nghề may cá nhân hầu như biến mất vì ít người mất công đem vải đi may do tiền công may mắc hơn tiền vải.

Khuynh hướng “ăn bờ, mặc bụi” bắt nguồn từ những người trẻ thuộc phong trào Hippy hay Hippie bắt nguồn từ Hoa Kỳ trong những năm 1960, sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới. Nhiều bạn trẻ thời đó bất mãn với định ước xã hội đương thời, với tầng lớp trung lưu bị chi phối bởi chủ nghĩa tiêu dùng. Họ phản đối chiến tranh, đề cao tự do, tình yêu, hoà bình, lòng khoan dung, bác ái. Họ chủ trương từ bỏ xã hội công nghiệp, quay về với thiên nhiên. Họ thường mặc quần jeans[3], cố tình để rách nát hoặc chắp vá vì muốn chứng tỏ mình chống lại những hình thức, luật lệ rườm rà của xã hội, cổ vũ cho một đời sống tự do, phóng khoáng.

Những quần áo cực ngắn bắt nguồn từ thời xa xưa với những nghệ sĩ, vận động viên thời đế quốc Hy Lạp, La Mã. Họ mặc như thế vừa để phô bày những nét đẹp thân thể khoẻ mạnh vừa để dễ dàng chơi các môn thể thao, trình diễn các tiết mục nghệ thuật như múa, xiếc… Kitô giáo với khuynh hướng chế ngự những đòi hỏi của dục vọng, kết hợp với chủ nghĩa khắc kỷ và thuyết Nhị Nguyên của các triết gia Hy Lạp, La Mã, đã lên án những loại quần áo “khoe thân” suốt 19 thế kỷ. Vào đầu thế kỷ 20, khi bác sĩ phân tâm học người Áo, Sigmund Freud (1856-1939), viết “Ba tiểu luận về tình dục” xuất bản năm 1905, đề cao những ham muốn của thể xác để giải toả những ẩn ức bản năng, thì khuynh hướng mặc những quần áo khoe thân bắt đầu nở rộ.

Những loại quần áo cực ngắn, bó sát thân mình, dùng những loại vật liệu trong suốt hay lẫn với màu da để khoe các nét đẹp trên thân thể, nhất là của phụ nữ được nhiều người trẻ ưa chuộng. Phong trào mặc những loại quần áo “mát mẻ” này còn được hỗ trợ bởi những phim ảnh, sách báo đề cao tình dục dành cho người lớn trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chủ nghĩa Hiện Sinh, do triết gia Jean Paul Sartre (1905-1980), khởi xướng sau Thế chiến II, cũng đóng góp nhiều cho phong trào ăn mặc hở hang này khi đề cao tự do chọn lựa để hưởng thụ đời sống có vẻ như phi lý của con người. Nhiều bãi biển khoả thân được lập nên để đáp ứng yêu cầu của những người theo chủ nghĩa Tự Nhiên.

2. Người Việt mặc như thế nào?

trang phục Việt 4

Về cái mặc, dân tộc Việt chúng ta cũng tiến từ giai đoạn trần trụi thời các vua Hùng dựng nước với yếm, váy ngắn cho đàn bà; áo giao lĩnh, trực lĩnh, viên lĩnh và khố vải cho đàn ông[4], tiến đến giai đoạn có quần áo tươm tất hơn khi bắt đầu nền quân chủ độc lập của đất nước vào năm 938. Trong thời kỳ hơn 1.000 năm bị người Trung Quốc đô hộ (111 TCN – 937), những người thân chính quyền và giàu có mặc giống như người Trung Quốc, trong khi đại đa số quần chúng mặc theo quần áo của người Việt cổ. Điều này nói lên tinh thần ái quốc chống lại cuộc xâm lăng về văn hoá của bọn ngoại xâm vì trong khi phụ nữ Trung Quốc mặc quần với hai ống riêng biệt, thì phụ nữ Việt Nam mặc váy. Vì thế mới có câu ca dao:

Cái thúng mà thủng hai đầu
Bên Tây thì có bên Tàu thì không.

 

trang phục Việt 5Quần chúng bình dân mặc quần áo đơn giản cho dễ làm việc, may bằng vải bông hay đũi[5] là loại tơ tằm dệt thô, có nhiều đường nối. Nhiều người giàu hoặc quan lại mới có điều kiện may quần áo bằng lụa là, gấm vóc. Màu sắc thường là màu trắng, đen, xanh đậm, nâu. Còn những màu rực rỡ khác đều dành cho người quyền quý, giàu sang. Đặc biệt màu vàng với những đường thêu các linh vật như long, ly, quy, phụng chỉ dành cho vua chúa, quan lại. Người dân nếu may mặc màu vàng và các linh vật có thể bị khép vào tội khi quân, có ý đồ phản loạn.

trnag phục 3, quan lại

Áo dài là trang phục cách tân của áo ngũ thân của người Việt Nam, mặc cùng với quần dài, dành cho cả nam lẫn nữ, nhưng thường dành cho nữ nhiều hơn. Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1744) được coi là người có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay[6]. Áo có hai vạt, mỗi vạt có hai thân nối vị chi thành bốn tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu. Vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt nhờ cổ áo có bâu đệm và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho ngũ thường, ngũ hành theo Nho giáo và triết học Đông Phương.

trang phục Việt 14

Cho đến thế kỷ 17, truyền thống mặc váy vẫn còn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính, đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665, với sắc lệnh nhắc nhở: “Áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế…”. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới có câu ca dao kêu trách như sau:
Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng!

Chiếc áo dài ngày nay được hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường (dịch sang tiếng Pháp: Le Mur) giới thiệu đầu tiên trên báo Phong Hoá, số 90, ra ngày 23/3/1934. Áo chia hai tà trước sau từ dưới eo khoảng 8cm. Thay vì yếm làm vùng ngực của phụ nữ không đẹp và nổi, thì hoạ sĩ đã nhờ chủ hiệu Cư Chung sản xuất thêm nịt vú để nâng ngực cho người mặc. Năm 1935, những chiếc áo dài Le Mur được xuất xưởng, tạo sự duyên dáng sang trọng cho phụ nữ được cả xã hội đón nhận. Từ đó đến nay, chiếc áo dài đã được cách tân (với tay rap Raglan năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn) và thay đổi với nhiều kiểu dáng và chất liệu nên trở thành một trang phục riêng biệt của nữ giới Việt Nam được nhiều nước trên thế giới biết đến[7]. Chiếc áo dài Việt Nam cũng đã gợi ý cho biết bao nhạc sĩ, thi sĩ viết thành những ca khúc, vần thơ tuyệt vời:

trang phục việt 12Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam Phần theo cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da
.[8]

3. Mặc theo quan điểm truyền thống Công giáo

Người tín hữu Công giáo có quan điểm khác biệt về cái mặc và hướng nhiều về lĩnh vực đạo đức, tinh thần hơn là những quần áo, trang sức bằng vật chất bên ngoài.

Đức Giêsu nói: “Còn về áo mặc, anh em lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi, thế mà, Thầy bảo cho anh em biết, ngay cả vua Salomon, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng nay còn, mai đã quăng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin! Vì thế, anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì hay mặc gì đây? Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần những thứ đó. Trước hết, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,28-33).

Khởi đầu, người Công giáo giữ nguyên quan niệm truyền thống về y phục như Do Thái giáo đã diễn tả trong Thánh Kinh Cựu Ước. Từ nguyên thuỷ, những người đầu tiên trần truồng không y phục vì họ được ánh sáng của Thiên Chúa bao phủ (x. St 3). Chỉ sau khi phạm tội, cắt đứt sự hiệp thông với Thiên Chúa, họ mới cảm thấy xấu hổ trước mặt Thiên Chúa và trước mặt nhau, nên Thiên Chúa đã mặc cho họ những chiếc áo da (x. St 3,21). Y phục bảo vệ thân thể, chống lại những thay đổi của thời tiết, những nguy hiểm của môi trường như các côn trùng, mà còn chống lại những cái nhìn thèm khát, muốn lột trần con người, hạ thấp giá trị con người thành một đồ vật để thoả mãn dục tính. Vì thế, luật cấm nhìn thân thể trần truồng của cha mẹ (x. St 9.20-27), anh em (x. St 34; 2Sm 3), vợ chồng (x. Lv 18) để bảo vệ đời sống riêng tư của mỗi người.

Y phục còn phản ánh đời sống xã hội với những công việc khác nhau (x. 1Sm 25,48; Cn 31,10-31), trở thành quà tặng nói lên tình bằng hữu (x. 1Sm 18,3-4), trở thành ân phúc của Chúa để chia sẻ cho những ai nghèo túng, không để họ phải trần truồng, rách rưới (x. Ez 18,7; Is 58,7). Y phục được phân loại cho ngày làm việc bình thường và ngày lễ trọng đại kính Chúa (St 35, 2; Xh 19,10), loại dành cho vua (x. 1V 22,30; 1Mcb 11,58), cho tư tế (x. Xh 28,2; Lv 16,4), cho ngôn sứ (1V 19,19).

Trang phục Việt 8-Marie_Antoinette_Boullard-Devé_miền_trung

Đời sống, lời rao giảng, nhất là mầu nhiệm chết đi-sống lại của Đức Giêsu Kitô đem lại ý nghĩa mới mẻ cho cái mặc của con người và của Kitô hữu. Thiên Chúa yêu thương toàn thể con người và vũ trụ nên đã sai Ngôi Lời, Con của Ngài, xuống thế làm người. Dù là Thiên Chúa vô cùng giàu có và cao sang, nhưng Người tự nguyện trở thành hài nhi, bọc tã nằm trong máng cỏ (Lc 2,7.12). Cuối đời, Đức Giêsu bị lột hết y phục (x. Mt 27,35; Ga 19,23), nằm chết nhục nhã trên thập giá như muốn đưa tất cả vào tình trạng nguyên thuỷ, khi con người được Thiên Chúa bao bọc bằng tình yêu và ánh sáng của Ngài. Đức Giêsu đã báo trước tình trạng này vài tuần trước đó, khi Người biến hình trên núi trong y phục huy hoàng trắng tinh như ánh sáng (x. Mt 17,2), cũng như khi Người hiện ra với Phaolô trên đường đi Damas (x. Cv 22,6-11). Đức Giêsu phục sinh, khi xuất hiện với những người chưa có đủ đức tin mạnh mẽ, sẽ chỉ mặc trên người y phục như một người bình thường (x. Ga 20,15; Lc 24,15t) để ta được tự do để nhận ra Người, thay vì bị ánh sáng và quyền uy Người khuất phục [9].

Người Kitô hữu không quan tâm đến y phục vật chất theo tinh thần nghèo khó của Đức Giêsu, họ muốn lột bỏ con người cũ và mặc lấy người mới (x. Cl 3,10; Ep 4,24) để thật sự “sống công chính và thánh thiện, nhờ đức tin và phép rửa”. Họ phải ‘mặc lấy Đức Kitô’ (Gl 3,25) là con người mới (x. CĐ. Vat.II, GS, số 22) để từ nay trở thành chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Người, thành con cái của Thiên Chúa. Mặc lấy Đức Kitô chính là mang một thứ y phục tinh thần mà Thánh Phaolô đã diễn tả rất rõ trong đoạn thư gửi tín hữu Côlôsê 3, 7-15: “Hãy cởi bỏ con người cũ là tất cả những gì tiêu cực như giận dữ, nóng nảy, độc ác, thoá mạ, ăn nói thô tục và mặc lấy con người mới là lòng thương cảm, nhân hậu, khiên nhu, hiền hoà, nhẫn nại, biết chịu dựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau, nhất là mặc lấy lòng bác ái là mối dây liên kết tuyệt hảo”.

Trong suốt 19 thế kỷ, người Công giáo it quan tâm đến y phục bên ngoài. Họ vẫn tuân theo lời dạy bảo của thánh Phaolô nhắc nhở phụ nữ cần phải che đầu khi họp nhau cầu nguyện chung với cộng đồng (x. 1Cr 11,5-14). Kitô hữu, dù nghèo khổ đến đâu, cũng cố sắm cho mình vài bộ quần áo tươm tất, nghiêm chỉnh khi dự thánh lễ và cầu nguyện trong thánh đường. Họ tuyệt đối không ăn mặc phóng túng, hở hang.

Ở Việt Nam, trong nhiều thế kỷ, người giáo dân, nam cũng như nữ, đều mặc áo dài khi đến nhà thờ. Chỉ từ sau năm 1960, tại một ít nhà thờ trong các thành phố lớn, người ta mới thấy những khách lạ, từ nơi khác đến, ăn mặc có vẻ khác biệt so với tín hữu địa phương. Từ 1975 đến nay, người ta mới thấy một số tín hữu trẻ bắt đầu mặc những quần áo ngắn ngủn, hở hang khi dự thánh lễ trong nhà thờ. Nhưng họ thường được nhắc nhở để ý thức về sự cao cả của Thiên Chúa và tôn trọng cộng đồng khi cầu nguyện chung với nhau.

Kể từ Công đồng Vaticanô II (1962-1965), người Công giáo vượt qua quan niệm Nhị Nguyên để nhận ra “con người là một với thể xác và tinh thần, và phải coi thể xác là tốt lành, đáng tôn trọng vì được Thiên Chúa tạo thành và sẽ được sống lại trong ngày sau hết” (x. CĐ. Vat.II, GS, số 14). Hơn nữa, Thiên Chúa là nguồn chân, thiện, mỹ. nên tất cả mọi sự Ngài dựng nên đều rất tốt đẹp (St 1,31; x. Thư ĐGH Gioan Phaolô II gửi văn nghệ sĩ, 4/4/1999). Và cái đẹp là một trong ba thuộc tính cơ bản của hữu thể: đúng-tốt-đẹp, nên người tín hữu phải tôn trọng và biểu lộ cái đẹp trong thân xác cũng như qua quần áo, trang phục của mình. ĐGH Gioan Phaolô II nhắc bảo rằng: “đẹp là hình thức bên ngoài của cái tốt, cũng như cái tốt là điều kiện siêu hình của cái đẹp và cả hai cái tốt và đẹp đều phải nằm trong cái thật của hữu thể” (Thư gửi văn nghệ sĩ, số 3). Vì thế, bước sang thiên niên kỷ thứ III, người Công giáo có quan điểm cởi mở hơn về y phục và tất cả những gì liên quan tới thân thể con người vì muốn biểu lộ cái đẹp của Thiên Chúa qua cách sống, ăn mặc, trang điểm của mình.

trang phục 16

trang phục 17

trang phục 18

trang phục 19

4. Chúng ta sẽ mặc gì và mặc như thế nào?

Mỗi ngày trước khi đi làm, đi học hay gặp một người nào đó, chúng ta lưỡng lự, tần ngần không biết chọn bộ quần áo nào cho xứng hợp, trang điểm thế nào cho đúng đắn. Nếu chỗ ta làm, ta học đã có bộ đồng phục, có lẽ ta ít bận tâm, nhưng nếu không có, ta nên đặt ra cho mình một vài tiêu chuẩn trước khi chọn lựa:

Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh và cộng đồng xã hội. Ta không thể mặc bộ quần áo với màu sắc rực rỡ, tươi sáng để dự tang lễ của bất cứ ai, dù ta sống tự do phóng khoáng đến mấy, vì như thế là xúc phạm đến người đã khuất và cộng đồng trước nỗi mất mát và cái chết. Đến những nơi thờ tự ta cũng cần có những trang phục hết sức đúng đắn để tỏ lòng tôn kính thần linh và trân trọng niềm tin của người khác.

Trang phục phải phù hợp với đức hạnh và tư cách. Người xưa nhắc nhở rằng: “Y phục xứng kỳ đức”, nghĩa là ăn mặc phải tương xứng với đức hạnh và địa vị trong xã hội. Một người tử tế, có giáo dục sẽ biểu lộ đức hạnh của mình qua trang phục họ mang: từ bộ quần áo, đến giày dép, mũ nón, ví cặp… Dù có quyền cao chức trọng, họ vẫn ăn mặc giản dị, để nói lên tính cách khiêm nhường, không muốn nổi trội, gây sự chú ý đối với người khác. Trái ngược với một số người kém tài, thiếu đức, lại muốn đánh bóng mình và che mắt người khác bằng những trang phục hàng hiệu, vòng vàng, nhẫn kim cương quý giá. Đó là chúng ta chưa muốn nói đến tinh thần nghèo khó của Đức Giêsu nhắc nhở ta phải “khiêm nhường” để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho anh chị em mình.

Trang phục phải đẹp và nâng cao phẩm giá con người. Tinh thần khiêm tốn, khó nghèo không ngăn cản ta tôn vinh cái đẹp và nhân phẩm. Vẻ đẹp thể hiện qua màu sắc, kiểu dáng của trang phục hài hoà với người mặc và cộng đồng. Ta có thể mặc những bộ quần áo theo nguyên tắc đồng bộ (toàn màu trắng hay đen), hay phối màu theo bánh xe màu sắc dựa theo màu cầu vòng do Isaac Newton tìm ra năm 1666. Ba cách phối màu sau đây: phối màu đơn sắc (thí dụ: hồng cánh sen, hồng nhạt và trắng) tạo cảm giác tinh tế; phối màu tương phản với hai sắc thái đối lập 1800 trên bánh xe (thí dụ: xanh biển và cam, hồng và xanh lá, vàng và tím) tạo nên sức hút mạnh mẽ; hoặc phối màu liền kề với ba tông màu (thí dụ: vàng, xanh lá mạ, xanh lá cây; hoặc tím, tím than, xanh dương) tạo nên sự tinh tế, trẻ trung, nhã nhặn. Chính việc chọn đúng màu sắc đã nói lên phần nào tài năng, tính cách và đức hạnh của người mặc.

Tuyệt đối không bao giờ dùng trang phục khoe thân. Nhiều bạn trẻ hay phụ nữ mặc những bộ quần áo bằng voan hay lụa quá mỏng để khoe những đường cong trong thân thể, dù có được một ít bạn bè hay người hâm mộ tán thưởng, vẫn bị dư luận quần chúng coi thường, thậm chí chê trách. Họ đã tự đánh giá thấp bản thân, biến mình thành một tượng đài hay vật dụng cho người khác ngắm nhìn để chiều theo những dục vọng của người xem, hơn là biểu lộ những nét đẹp trong sáng cao thượng của một con người toàn diện: vừa có thể xác vừa có tinh thần.

Tuy nhiên chúng ta tôn trọng tự do của tất cả những ai mặc loại trang phục đó. Chúng ta cũng không thể nhắm chặt đôi mắt trong cuộc tiếp xúc với con người, nhất là khi lái xe hay đi trên đường phố. Một bạn trẻ Công giáo chia sẻ kinh nghiệm này: chúng ta cứ việc nhìn thẳng vào các anh chị em đó và ca tụng Chúa đã ban cho họ một cặp chân dài, một vòng ngực đẹp, một chiếc eo thon và có thể cầu nguyện thêm cho họ để ăn mặc kín đáo hơn, tránh gây nguy hiểm cho người khác!

Lời kết

Vì thế, chúng ta “hãy mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá” (Cl 3,10). Chúng ta hãy “mặc lấy Đức Kitô” (Gl 3,25) vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, đã đưa tính vĩnh hằng, vô biên, tuyệt đối vào trong con người vô thường, tạm bợ, hữu hạn, nên mỗi hành động dù nhỏ bé nhất của ta như ăn, mặc hằng ngày đều có giá trị vô cùng, đều tạo nên công đức vì ta đóng góp vào cái đẹp vĩnh hằng của Thiên Chúa. Như thế, dù mặc một tấm áo bình thường hay trang phục sang trọng, tất cả mọi người chúng ta đều không muốn dùng vật chất để làm nổi bật mình so với người khác vì chúng ta không còn “là Do Thái, hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà, nhưng tất cả chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,27-28). Chúng ta không cần phải mặc sao cho thật đặc biệt để làm lu mờ người khác vì chúng ta đều là anh chị em của nhau, là con cái Cha Trên Trời: ta sẽ hoà mình vào cộng đồng “để chỉ có Đức Kitô là tất cả và ở trong mọi người” (Cl 3,11).

————————————————————

Câu hỏi

1. Bạn thường chọn lựa quần áo như thế nào: chú ý đến màu sắc, kiểu dáng hay không quan tâm đến chúng?

2. Nhiều người tín hữu, nhất là các tu sĩ, linh mục, không quan tâm đến quần áo bên ngoài, nên mặc không đẹp và có vẻ luộm thuộm nữa, nhân danh tinh thần nghèo khó của Đức Kitô. Bạn nghĩ sao?

3. Bạn nghĩ phụ nữ Việt Nam có nên mặc chiếc áo dài truyền thống trong những dịp lễ đặc biệt không? Tại sao?

4. Bạn biết gì về cách phối màu cho quần áo bạn mặc hay chia sẻ cho bạn bè để họ ăn mặc đẹp hơn?

5. Khi thấy một phụ nữ mặc bộ quần áo quá ngắn hay quá mỏng để khoe thân, phản ứng của bạn như thế nào?

————————————————————

Chú thích:

  1. Robinson Crusoe là tiểu thuyết của nhà văn Anh Daniel Defoe, tên tiếng Anh đầy đủ: The life and strange surprising adventures of Robinson Crusoe of York, Mariner, xuất bản năm 1719.

  2. x. Bs. Alice Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, tr.15.

  3. Miền Bắc gọi là “quần bò” vì dân chăn bò ở bang Texas, Hoa Kỳ thường mặc. Loại quần áo này may bằng vải dày do ông Levi Strauss (1829-1902 ), người Đức, di cư sang Hoa Kỳ năm 1847, phát minh để giúp dân đào vàng ở San Francisco, California,có loại quần áo đủ bền chắc trong công việc nặng nhọc của họ.

  4. X. Wikipedia, bài Trang phục Việt Nam, Internet.

  5. Thành phố Hồ Chí Minh còn giữ một địa danh Chợ Đũi là khu vực ở góc đường Võ Văn Tần, Q.3 và Giáo xứ Công giáo Chợ Đũi ở đường Tôn Thất Tùng, Q.1, TP.HCM. Đây là khu vực buôn bán đũi cách đây khoảng 100 năm.

  6. x. Wikipedia, bài Áo Dài, Internet.

  7. x. Wikipedia, bài Áo Dài, Internet.

  8. x. Nhà thơ Đinh Vũ Ngọc, quê ở Quảng Nam, tên thật là Đinh Văn Bảo (1935-2014), bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam, trong tập Thơ Đường Thi Cảm Dịch, NXB Đà Nẵng, 2000.

  9. x. Điển ngữ thần học Thánh Kinh, Bản dịch của Giáo hoàng Học viện Piô X, cuốn 4, 1976, mục từ Yphục, tr 469-475.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 18: Học với người thầy tuyệt vời

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

Mỗi người chúng ta thường dành 10 hay 20 năm đầu tiên trong cuộc đời để học hành. Chúng ta tốn rất nhiều công sức, thời giờ, tiền của cho hoạt động giáo dục và đào tạo này, nhưng rất ít người tự hỏi: Học để làm gì? Học thế nào cho hiệu quả nhất? Học với ai cho xứng đáng nhất?

bài 21, 23

1. Học để làm gì?

Trong hơn 10 thế kỷ bị người Trung Quốc đô hộ (111 TCN – 938) và 10 thế kỷ độc lập (939-1945), người Việt học để làm quan, vì đó là cách tiến thân và khẳng định chính mình nhanh nhất trong một xã hội phong kiến với nền quân chủ chuyên chế. Nội dung học là bộ Tứ Thư, Ngũ Kinh của Trung Quốc, và một số kỹ năng thơ phú vì nền giáo dục nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của văn hoá Trung Quốc. Phương pháp học tập, cách thi cử cũng vì nội dung này mà bị hạn hẹp vào những cách ứng xử trong mối tương quan xã hội như: vua-tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè theo tam cương, ngũ luân hoặc theo những tiêu chuẩn: nhân, nghĩa, lễ, tín, trí hay công, dung, ngôn, hạnh.

bai 21, 7

Bước vào thời kỳ dân chủ cộng hoà cho cả hai miền Nam Bắc (1945-nay), dù nội dung học là những kiến thức thiết thực hơn, nhưng phương pháp học, cách thi cử không khác xưa bao nhiêu. Gần đây người ta mới nhận ra những hạn chế của nền giáo dục này và đang quyết liệt đòi phải “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế”[1].

Lý do là vì nền giáo dục hiện nay quá chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, mang nặng tính cách nhồi nhét, trong khi lại coi thường việc vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề mà công việc và cuộc sống đặt ra. Thật ra, khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh, kho tàng kiến thức mỗi ngày một lớn, nên một số hiểu biết ta thuu nhận tử việc học cũng nhanh chóng trở thành lạc hậu và bị đào thải. Tin học và truyền thông thế giới lại đòi hỏi con người phải hoà nhập vào cộng đồng quốc tế, nếu không sẽ tụt hậu và bị bỏ rơi.

Vì thế, tham vọng muốn trang bị cho người học đầy đủ kiến thức cơ bản của nhân loại trong chương trình giáo dục là không thể, không cần thiết và không hiệu quả. Người học có thể tự đào tạo các kỹ năng và phẩm chất nhờ các phương tiện truyền thông và có thể tự học suốt đời.

Cũng vì tham vọng này nên nội dung giáo dục hiện nay mang nặng tính lý thuyết, không phù hợp với tâm sinh lý và khả năng tiếp thu của người học, nhất là học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Chương trình quá rộng, chế độ kiểm tra bằng số điểm và thi cử nặng nề, bệnh thành tích và gian lận trong việc cho điểm thi cử, không có thời giờ để suy tư, tìm hiểu nên chỉ còn một cách duy nhất là học thuộc lòng để làm bài, để thi cử, cách quản lý “cầm tay chỉ việc”, chế độ dành một số chỉ tiêu đào tạo tại các trường đại học cho những “con ông, cháu cha” gọi là “đền ơn đáp nghĩa” các người có công, có chức, có quyền… đã làm mất đi ý nghĩa cao quý, vô tư, công bằng của nền giáo dục chân chính.

bai 21, 10

Kết quả là học sinh miệt mài học tập, mất đi tuổi thơ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm sinh lý khiến cho năng suất làm việc của người Việt Nam gần như thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Lớp sinh viên vừa học vừa tìm cách đối phó cho đạt điểm số, hơn là thu nhận kiến thức đầy đủ. Do đó, thay vì đào tạo được những con người năng động, sáng tạo, biết phát hiện các vấn đề nảy sinh và giải quyết được chúng, thì nền giáo dục lại tạo ra những con người ham học vị, nhạy cảm với lợi ích của bản thân và tập thể nhỏ hơn là quan tâm đến lợi ích lâu dài của dân tộc và nhân loại[2].

Nếu có dịp hỏi các học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh học để làm gì, thì nhiều người sẽ trả lời rằng không biết học để làm gì, vì chỉ làm theo mọi người; hay học để có công ăn việc làm, để kiếm tiền, để sau này giúp đỡ gia đình. Chỉ có vài người trả lời học để mở mang kiến thức hay để hoàn thiện chính mình.

bai 21, 26

Năm 1997, Hội đồng Giáo dục của Unesco đã công bố một thông điệp mang tên: “Học tập – một kho báu tiềm ẩn” để xây dựng bốn trụ cột cho việc học và định hướng cho việc giáo dục thế kỷ XXI: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” (Learning to know, to do, to live together and to be).

+ Học để biết là nắm được những kiến thức chuyên môn cần thiết.

+ Học để làm là có khả năng tác động vào môi trường sống của mình.

+ Học để sống chung là tham gia và hợp tác với người khác trong mọi hoạt động.

+ Học để tự khẳng định mình là phát triển được hết năng lực, phẩm chất của mỗi cá nhân, giúp làm chủ được cuộc đời, tìm được ý nghĩa cho đời sống, trở thành một con người cao quý, độc đáo trong cộng đồng nhân loại.

Bốn trụ cột này tạo nên một thể thống nhất vì chúng liên đới và tác động lên nhau để xây dựng thành “một con người có giáo dục”. Thiếu một trụ cột nào hay yếu kém một trụ cột nào thì nền giáo dục không toàn vẹn và hoàn hảo.

Công đồng Vaticanô II (1962-1965) đã ra tuyên ngôn “Gravissimum Educationis” ngày 28/10/1965 và nhắc nhở chúng ta về “vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người và tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của ngành giáo dục đối với sự phát triển của xã hội hiện nay”. Học không phải chỉ để biết, để làm, để sống, để khẳng định mình như một con người mà còn như một người con của Thiên Chúa, vì ta có thể hiểu biết vô cùng, hành động phi thường, tồn tại mãi mãi và hạnh phúc vô biên. Bạn có muốn học để được như thế không?

bai 2`1, 1

2. Học thế nào cho hiệu quả nhất?

Tuỳ theo mục đích học tập, người ta giới thiệu nhiều phương pháp học để đạt hiệu quả cao.

Nếu học để thu nhận được nhiều kiến thức, kỹ năng, người ta khuyên nên chọn thời điểm và không gian yên tĩnh, nên học vào buổi sáng, nên ngủ trưa và ngủ đêm đủ để hồi phục trí não, tập trung cao độ trong khoảng 1 giờ rồi nghỉ giải lao ít phút cho đầu óc thư giãn, tập ghi nhớ bằng các dàn bài tóm tắt, hạn chế nghe nhạc trong khi học, không học khi vừa ăn xong, tận dụng hai bán cầu não: não trái chủ yếu cho tư duy logic, não phải cho tưởng tượng hình ảnh[3].

Nếu học để hành động, người ta khuyên học sinh tập trung nghe giảng để tăng hiệu suất tiếp thu, ghi chép hiệu quả, tích cực thực hành và làm bài tập, học từ cơ bản đến nâng cao, tạo lập thói quen tự học, tự làm, học với thái độ tích cực[4].

Nếu học để sống tốt đẹp với người khác, người ta khuyên người học cần hiểu biết tâm lý con người, các môn khoa học xã hội nhân văn, quản lý nhân sự… Muốn thành công, người đó cần có nhận thức đầy đủ về con người, về cộng đồng nhân loại mình đang sống và luyện tập các đức tính xã hội.

Nếu học để tự khẳng định mình thật sự là ai khi phát triển được hết những năng lực và phẩm chất của con người như mục đích cao cả nhất của hoạt động giáo dục (học để làm người, để thành nhân), thì khẳng định mình để làm gì nếu không có người nào hay Đấng nào tồn tại mãi mãi để công nhận sự khẳng định đó? Thật ra, tận thâm tâm, con người luôn muốn tự khẳng định mình, lúc nào cũng muốn sống mãi, trẻ mãi, đẹp mãi. Vậy ta đi tìm phương pháp học nào để đạt được điều đó?

bài 21, 14

Tuy nhiên, trước khi đi tìm phương pháp để thu nhận những hiểu biết, kỹ năng làm, nghệ thuật sống, rèn luyện ý chí, đón nhận tình yêu và hạnh phúc bền vững, ta cần phải hiểu rõ chúng là gì trong con người mình.

Các nhà khoa học cho đến hôm nay, vẫn chưa tìm ra được chỗ chúng ẩn náu trong con người vật chất của ta. Người ta nói đến trái tim chứa đựng tình yêu, nhưng giải phẫu nó, không tìm thấy tình yêu trong mô tim, cơ tim nào cả. Người ta nói đến bộ não với hàng trăm tỷ tế bào thần kinh, nhưng lục tìm trong đó chỉ thấy những đơn chất C, H, O, N, sắt, đồng, chì, kẽm… Khi con người suy nghĩ hay có cảm xúc yêu thương, người ta chỉ thấy các dòng xung động điện chạy trong sợi trục của tế bào thần kinh, rồi đến cuối sợi trục, ở khe khớp thần kinh (synap) chúng phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh là các túi hoá chất[5].

Kiến thức, cảm xúc, tình yêu chỉ là những phản ứng như thế. Khoa học cũng chưa thể nào đo được kiến thức thế nào là cao, cảm xúc thế nào là mạnh, tình yêu thế nào là đẹp! Chúng phải bắt nguồn từ đâu đó để chuyển đến ta và ta phải biết cách để đón nhận, lưu giữ và phát huy chúng, cho cuộc đời của mình phong phú, tươi đẹp, hạnh phúc.

Như thế, phương pháp học bằng tinh thần (chứ không chỉ bằng bộ não) lại tóm gọn vào vài điểm cơ bản sau đây:

– Trí vô tư

Giữ sao cho tâm trí ta được hồn nhiên, trong sáng để dễ dàng tiếp nhận những kiến thức hữu ích, những kỹ năng hữu dụng và nhất là những sự thật về mọi người, mọi vật quanh ta.

Trong thời đại thông tin kỹ thuật số này, nhiều người đã làm thương tổn, thậm chí huỷ hoại tâm trí của mình. Ký ức hay bộ nhớ của họ chứa đầy những hình ảnh đồi truỵ, bạo lực, ma quái hay những trò chơi vô nghĩa. Ta cứ tính thử xem: 1 giây có 24 hình ảnh động đi qua con mắt rồi lọt vào bộ nhớ, trong đó chứa các dữ liệu về màu sắc, tiếng nói, âm thanh, ngữ nghĩa, cử động, cảm xúc của từng ảnh. 1 giờ xem phim hay chơi game online là bộ nhớ phải chứa hàng tỉ tỉ dữ liệu. Còn đâu bộ nhớ thừa ra cho việc học!

Ta cần phải xoá những dữ liệu vô ích để cho tâm trí vô tư. Nếu giữ tâm trí vô tư, bạn sẽ học rất nhanh, thu nhận được nhiều nội dung lạ lùng vì Đấng là nguồn của khôn ngoan và tư tưởng sẽ chia sẻ cho bạn kho tàng của Ngài.

– Thở nhiều khí trời và khí thiêng

Khi học, bộ não cần rất nhiều khí trời để chuyển hoá các chất nuôi dưỡng từ máu và dịch não tuỷ cũng như khí oxy vào các tế bào thần kinh. Do đó, khi học nên ngồi thẳng, thỉnh thoảng hít thật dài hơi và xoa các vùng vỏ não như thị giác, thính giác, cảm xúc, vận động, vùng ngôn ngữ Broca, Wernicke, Geschwind, vùng điều hành trung tâm… cho máu lưu thông để kích thích hoạt động thần kinh[6].

Nếu bạn đã tin rằng tư tưởng, tình cảm, kiến thức của bạn bắt nguồn từ một nguồn là tinh thần tuyệt đối, thì bạn cần phải tiếp cận được với nguồn đó bằng các phương tiên được các tôn giáo đề nghị như cầu nguyện, suy niệm, tâm niệm, chiêm niệm, thiền định… Như thế, phương pháp học theo khoa học và học theo tôn giáo không có đối lập và mâu thuẫn với nhau như một vài nhà khoa học vô thần diễn tả[7]. Ngược lại, cả hai khoa học và tôn giáo bổ túc cho nhau để giúp cho tâm trí con người mở ra với Đấng Siêu Việt và hướng tới vô biên[8].

Có thể nói tinh thần của con người cũng có một nơi chứa đựng tất cả những gì thuộc về lĩnh vực thiêng liêng, nên ta cũng cần phải mở rộng tinh thần để có thể đón nhận được những ân huệ của Thánh Thần làm nên kho tàng thiêng liêng cho mình. Nếu khí ôxy ta hít vào buồng phổi để chuyển hoá máu đen thành máu đỏ, cần thiết cho bộ não tự nhiên của con người và nhờ đó có thể suy nghĩ, nhận thức, phân biệt, quyết định, sáng tạo…thì đó luồng khí thiêng cũng hết sức cần thiết để chuyển hoá được dòng máu thiêng liêng bị tội lỗi làm đen bẩn thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Đức Giêsu. Kitô giáo gọi thần khí ấy là Chúa Thánh Thần, được Đức Giêsu Kitô Phục Sinh ban cho các môn đệ của Người khi thổi hơi trên họ và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20,22).

bai 21, 28

Chúa Thánh Thần ban cho những ai tin vào Ngài và thở thần khí của Ngài 7 hồng ân là khôn ngoan, thông minh, lo liệu, can đảm, hiểu biết, đạo đức, kính sợ Thiên Chúa[9]. Ngài cũng ban những ơn lạ lùng khác gọi là đặc sủng, đoàn sủng, hiện sủng để giúp con người thể hiện bản chất là con cái Thiên Chúa của mình (GLHTCG, số 1799, 2003) như ơn làm phép lạ, ơn chữa lành (số 1508), ơn thông thạo các ngôn ngữ, ơn tiên tri, ơn khiết tịnh (số 2345), tình yêu (số 733, 735, 2712)… Vì thế, người tín hữu Kitô không phải chỉ học bằng sức lực của con người mà còn bằng các ơn lành của Chúa Thánh Thần. Lịch sử khoa học nhân loại đã chứng minh điểu đó với những nhà bác học như Ampère, Volt, Newton, Marie Curie…

3. Học với ai cho xứng đáng nhất?

Trong đời sống con người, chúng ta đã được học với nhiều người thầy và cảm nghiệm rằng thầy nào càng yêu mến ta, càng dạy ta những điều tốt đẹp, ta càng quý trọng, biết ơn. Vị thầy nào càng dạy được nhiều người, ảnh hưởng và thay đổi lớn lao cuộc đời con người, thì càng được tôn vinh. Tuy nhiên, ta nên hiểu rằng mọi tư tưởng tốt đẹp, sự khôn ngoan, tình yêu, ân huệ và những gì thuộc về tinh thần đều bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng tạo thành con người giống hình ảnh Ngài và ban cho con người có tinh thần vượt ra khỏi những giới hạn của vật chất, không gian và thời gian.

Ngài đã sai Con Một của Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành con người, trở thành Đức Giêsu Nazareth, để cứu độ con người và toàn thể vũ trụ và chỉ cho muôn loài con đường tìm về sự thật toàn diện và sự sống vĩnh hằng. Ngài còn ban Chúa Thánh Thần cho con người để soi sáng tâm trí và giúp con người nhận ra con đường dẫn tới Thiên Chúa.

Khi nhận ra Thiên Chúa là vị thầy tối cao (x. Mt 23,8-9), nguồn của mọi tri thức, con người mới sẵn lòng chia sẻ cách quảng đại và vô vị lợi những gì mình khám phá được cho mọi người thay vì giấu nghề, giữ bí mật, đòi tác quyền quá đáng như hiện nay.

bài 21, 4

Khi nhận ra Đức Giêsu là vị Thiên Chúa cụ thể, là Người Thầy tuyệt vời[10], con người mới cảm thấy tự hào được làm môn đệ của Người Thầy và cũng là vị Chúa của mình (x. Ga 13,13,14). Người không chỉ dạy ta những mảnh sự thật nhưng là một sự thật toàn diện, hoàn hảo: về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật, về chính mình. Sự thật là chính Đức Giêsu sẽ giải thoát ta khỏi mọi u mê lầm lạc (x. Ga 8,32), đem lại cho ta sự tự do của con cái Thiên Chúa và chia sẻ cho ta sự sống vĩnh hằng. Đức Giêsu đã xác định điều đó khi Người nói: “Tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6).

Vì thế, Đức Giêsu mời gọi ta: “Anh em hãy học với tôi” (Mt 11,29). Học với Đức Giêsu để biết, không phải chỉ một số kiến thức, nhưng đạt tới nguồn sự khôn ngoan. Lúc đó ta có khả năng vô tận để khám phá ra vạn vật vì tất cả thụ tạo được dựng nên nhờ Người và cho Người.

bai 21 Học với Đức Giêsu để hành động như Người đã làm khi yêu thương đến nỗi chết cho tất cả và sống lại vì tất cả. Lúc đó ta có khả năng để nói cho gió im, biển lặng, bánh cá hoá nhiều, chữa lành bệnh tật và cho cả kẻ chết được sống lại.

Học với Đức Giêsu bài học sống với tha nhân cách quảng đại và cao thượng như Người yêu cầu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 13,34). Lúc đó ta sẽ làm cho cộng đồng nhân loại bình an, hạnh phúc, phát triển vững bền.

Học với Đức Giêsu để khẳng định mình, không phải chỉ làm chủ được mình và tìm ra ý nghĩa của đời mình, như một con người sống tạm bợ ở trần thế, nhưng ta còn khẳng định mình là con cái vĩnh hằng của Thiên Chúa trong Nước Trời mà chúng ta cùng xây dựng với Người (x. Lc 11,20; 17,20-21).

4. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân

Tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm học hành của đời tôi như một bằng chứng cụ thể. Hy vọng có thể giúp các bạn nào muốn thăng tiến việc học hành của chính mình hay của người khác.

Tôi sinh năm 1948 ở miền quê Thái Bình rồi trở về Hà Nội sống với gia đình. Tôi học lớp mẫu giáo ở Nhà Thờ Hàm Long, Hà Nội, rồi theo gia đình vào Nam năm 1954. Tôi qua bậc tiểu học ở Trường Tiểu học Phú Thọ, quận 11, Tp.HCM với Thầy Toàn (lớp Ba), Cô Nghĩa (lớp Bốn ), Thầy Long (lớp Năm). Sau đó, tôi qua bậc Trung học với kỳ thi Trung học Đệ Nhất Cấp (hạng Bình thứ), Tú tài Một (hạng Bình Thứ), Tú tài Hai (Ban D, hạng Bình Thứ). Tôi vào học đại học ở Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X Đà Lạt và tốt nghiệp cử nhân Triết học năm 1969. Sau một năm đi dạy học ở các trường Hồng Lĩnh, Tấn Đức vùng Bình Giả, tôi học tiếp 4 năm khoa thần học ở Giáo Hoàng Học Viện và tốt nghiệp cử nhân năm 1975. Theo đánh giá chung, tôi không phải là một người có trí khôn xuất sắc, có số IQ cao, nhưng chăm chỉ làm việc và cố gắng đưa những điều mình học được vào đời sống.

Từ năm 1975, tôi vào làm việc tại Công ty Ấn loát Nguyễn Bá Tòng, ở 63 Bùi Thị Xuân, Quận1 cho đến năm 1978 thì Nhà Nước tiếp quản công ty này để biến thành Nhà Máy In Tổng Hợp Thành phố HCM và LIKSIN (viết tắt của từ Liên hiệp Khoa học Sản xuất IN). Tôi thi đỗ bậc thợ chuyên môn 5/7 và làm việc tại Tổ Sắp chữ máy Monophoto trong suốt 21 năm, từ từ lên bậc thợ 6/7, 7/7, rồi lên bậc chuyên viên 1/8 đến nấc cuối cùng là 6/8. Trong tư cách là Tổ Trưởng sản suất, tôi có trách nhiệm phải sửa chữa hệ thống máy sắp chữ này khi bị hỏng, thay thế các bộ phận hư hao, tìm ra các nguyên lý vận hành, vì đây là giàn máy hiện đại độc nhất ở Đông Nam Á thời đó do nước Anh sản suất và các kỹ sư người Anh phụ trách máy đã bỏ về nước từ năm 1975.

Kết quả hình ảnh cho học với chúa thánh thần Các bạn biết tôi không phải là một kỹ sư cơ khí, nhưng vì trách nhiệm nên phải nghiên cứu hệ thống máy mình phụ trách, sửa chữa và làm chạy lại tất các các máy trong hệ thống (11 máy), tìm ra nguyên lý chữ của Công ty Monotype, làm được những khuôn matrix chữ mới… Tất cả đều nhờ ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Sau này, tôi được các Đại học mời làm Thỉnh giảng viên: dạy 16 năm tại Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Tp. HCM, khoa Kỹ Thuật In, 3 năm tại Đại Học Kiến trúc, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp và 2 năm tại Đại Học Tổng Hợp Tp. HCM, Khoa Ngữ văn Báo chí với nhiều công trình nghiên cứu[11]. Tất cả đều nhờ sự cố gắng học hỏi và làm việc trong sự soi sáng của Người Thầy Giêsu và Thánh Thần của Người.

Tôi cũng dạy “chui” cho các chủng sinh già của giáo phận Vinh, Thái Bình, Bùi Chu trong những năm còn chưa được phép mở các đại chủng viện và đào tạo họ trở thành các linh mục. Trong 40 chục năm gần đây, tôi dạy môn Kitô học, Truyền giáo học, Hội nhập Văn hoá cho các học viện Công giáo tại Tp.HCM và càng cảm nghiệm hơn sự soi sáng của Thầy Giêsu cho công trình đào tạo của Người. Thầy gửi cho tôi những chỉ dẫn, chia sẻ cho tôi những hiểu biết về Thiên Chúa, về con người, về vạn vật để tôi có thể trợ giúp anh chị em tôi về nhiều lĩnh vực quá mới lạ đối với tôi, nhất là những người nghiện ma tuý và nhiễm HIV. Ngài cũng giúp tôi chuyển lời Người thành những bài giảng, những cuốn sách[12], những bản dịch[13] để chúng hấp dẫn hơn với các anh chị em khác.

Trong 10 năm làm Thư ký thường trực của Hội Đồng Giám mục Việt Nam, thay mặt cho Hội đồng để dự các hội nghị quốc tế ở nhiều nước trên thế giới, tôi càng cảm nghiệm được mình cần đến ơn soi sáng của Chúa như thế nào. Trong 15 năm qua, tôi trực tiếp lo cho sức khoẻ, giúp đỡ những người nghèo, người nghiện ma tuý, người khuyết tật và trẻ mồ côi trong lĩnh vực y tế. Vài năm gần đây, chúng tôi đã đưa phương pháp neurofeedback (phản hồi thần kinh) với hệ thống máy Brainmaster do các nhà bác học Hoa Kỳ phát minh để chữa cho những trẻ tự kỷ và người bệnh tâm thần[14]. Chúng tôi đã cộng tác với các trường Đại học và càng cảm nghiệm được rằng khi chúng ta biết cộng tác với ơn Chúa, không có gì là không thể làm được.

Những chia sẻ này chỉ muốn diễn tả lòng biết ơn chân thành của tôi với người Thầy tuyệt vời nhất và bạn cũng đang được mời gọi tham dự vào lớp học tình thương của Người.

Lời kết

Vì thế, chúng ta hãy tin tưởng tuyệt đối vào Thầy Giêsu để chăm chỉ học hành và thực hiện lời dạy của Người trong mọi hoàn cảnh đời sống: “Bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Chỉ Thầy mới có những lời ban sự sống” (Ga 6,68).

————————————————————

Câu hỏi gợi ý

1. Bạn có nhận định gì về nền giáo dục của nước ta hiện nay?

2. Bạn có kinh nghiệm nào khi học với Thầy Giêsu?

3. Bạn có kinh nghiệm nào về sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và ân huệ của Ngài?

4. Bạn học để làm gì?

5. Bạn nghĩ mình có thể thay đổi cách học như thế nào cho có kết quả hơn?

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Hội nghị Trung ương 8, Đảng Cộng sản Việt Nam, khoá XI, ngày 4/11/2013.

  2. x. Ts Giáp Văn Dương, Học để làm gì? Tuổi Trẻ online, 12/11/2013.

  3. x. 10 bí quyết học tập hiệu quả, Dân Trí online, bài đăng ngày 24/4/2013 của Hoa Học Trò.

  4. x. Internet, ngày 19/8/2017, bài Chăm thôi chưa đủ, muốn học tốt phải tìm phương pháp học đúng, Kênh 14.vn, mục Học đường.

  5. x. Bs. Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.300-307.

  6. x. Bs. Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y học, 2015, tr.304-306.

  7. x. Ngô Bảo Châu, bài Học như thế nào, Internet, ngày 8/4/2013.

  8. x. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 130, NXB Tôn Giáo, 2007, tr. 112.

  9. x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo, số 1831, 1845.

  10. x. Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, NXB Tôn Giáo, 2014, tr. 236-272.

  11. x. Nguyễn Ngọc Sơn, Kỹ thuật Chữ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, NXB Giáo Dục, 1996.

  12. x. Nguyễn Ngọc Sơn, Sứ điệp Loài hoa, in 7 lần với số lượng 160.000 bản; Bạn là Lời Cứu độ, in 4 lần với 45.000 bản; Cẩm nang Tân Phúc Âm hoá, in 2 lần với 10.000 bản; Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam, Năm 2005, 2016; Thống nhất đời sống trong Chúa Giêsu Kitô, …

  13. x. Bản dịch Thánh Công Đồng Chung Vaticanô II của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X; Sách lễ Rô Ma của Uỷ ban Phụng tự trực thuộc HĐGMVN; Tóm lược Học thuyết Xã hội của Uỷ ban Bác ái Xã hội trực thuộc HĐGMVN; Docat của Uỷ ban Giáo lý Đức tin trực thuộc HĐGMVN.

  14. x. Bài Chữa trị những trẻ chậm nói, trên trang Web: Hành Khất Kitô, địa chỉ: hanhkhatkito.net, mục Hoạt động Hành khất Kitô, đưa lên ngày 15/11/2019.

Hướng tới sự trưởng thành toàn diện
Bài 19: Nói lời cứu độ

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

Lời mở

Chúng ta sắp mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Nhiều nơi trên khắp thế giới người ta tổ chức Lễ hội Giáng Sinh, trưng bày những cây thông Noel với đèn sao rực rỡ, trao gửi thiệp mừng và quà tặng cho nhau để biểu lộ niềm vui. Nhiều tín hữu Công giáo cũng hoà theo niềm vui đó. Nhưng ít người hiểu biết và cảm nhận được “niềm vui trọn vẹn” (x. 1Ga 1,4) của người tín hữu vì “Ngôi Lời sự sống” (x. 1Ga 1,1) mặc lấy thân xác con người, hoà nhập vào vũ trụ để biến đổi tất cả và cho tất cả được tham dự vào sự sống Thiên Chúa của Người. Kể từ đó lời nói của Kitô hữu không chỉ là những âm thanh, tiếng nói của con người mà có thể biến thành lời cứu độ kỳ diệu của Thiên Chúa.

hinh-nen-laptop-full-hd-phong-canh-thien-nhien-cay-coi-song-_aia92_034808401

1. Tiếng nói trong lịch sử con người

Xét theo lĩnh vực thông tin, người ta chia lịch sử văn minh của loài người thành 4 thời kỳ: tiếng nói (40.000 TCN – 4.000 TCN), chữ viết (4.000 TCN– 1000), ấn loát (1000-1900), tin học (thế kỷ XX – nay). Thời kỳ sau bổ túc cho thời kỳ trước và mỗi thời kỳ tiếp tục tồn tại và phát triển, như chúng ta đang ở trong thời kỳ tin học nhưng vẫn dùng tiếng nói, chữ viết, sách báo in để truyền thông tin cho nhau[1].

3049179-gien-foxp2-khong-lien-qua-0 Con người, ngay từ khi xuất hiện trên mặt đất, đã biết kêu hú, la hét như nhiều sinh vật khác, nhưng càng ngày tiếng kêu càng phát triển, cải tiến để trở thành phương tiện diễn tả tình cảm, ý nghĩ của mình.. Tiếng kêu chỉ trở thành lời nói nhờ những con người biết suy tư (homo sapiens) xuất hiện cách đây khoảng 195.000 năm trước Công nguyên. Ngày nay nhiều sắc dân trong các vùng rừng rậm ở Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc vẫn còn sống trong giai đoạn tiếng nói sơ khai như đồng bào Rục ở Việt Nam. Ngôn ngữ của họ, với khoảng 500 – 1000 từ, chỉ đủ diễn tả những sinh hoạt bình thường chứ không thể bày tỏ những cảm tình sâu xa và tư tưởng cao đẹp như tiếng nói của một số dân tộc văn minh khác[2].

2. Tiếng Việt trong lịch sử dân tộc

Dân tộc Việt gồm các bộ tộc sống trong những hang động ở miền núi phía Bắc cách đây hơn 4000 năm, từ thời Hồng Bàng cho đến 18 đời Vua Hùng, đã có tiếng nói và chữ viết riêng[3]. Trước bạo lực và thủ đoạn đồng hoá của người Trung Quốc, dân tộc Việt vẫn giữ nguyên được tiếng nói của mình trong suốt hơn 1000 năm bị đô hộ và đã phát triển thành một ngôn ngữ phong phú với trên 41.000 từ như hiện nay[4].

Người Việt luôn nhắc nhở nhau bảo tồn quốc ngữ vì “tiếng Việt còn là nước ta còn”, dạy bảo con cháu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, cần phải “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”…[5]. Nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013) trong bản tình ca Tiếng Nước tôi đã diễn tả tiếng Việt thấm nhập vào lòng người qua tiếng ru của mẹ, tiếng hò, tiếng hát của bao người trong cộng đồng xã hội và qua chính những lời nói tốt đẹp, trong sáng trong ngôn ngữ thường ngày của mỗi con người, thay vì những lời thô lỗ, tục tằn, nói dối, nói xấu như đang xảy ra trong đời sống hiện nay:

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
À à ơi, tiếng ru muôn đời
Tiếng nước tôi, tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoát nghìn năm thành tiếng lòng tôi,
Nước ơi…[6]

images Nhiều người Việt chưa ý thức tầm quan trọng của tiếng Việt trong việc gìn giữ và bảo vệ đất nước, trong việc hun đúc tinh thần dân tộc, trong việc phát triển tiếng Việt và chữ Việt giữa cộng đồng nhân loại. Có những đứa trẻ Việt sống trên đất nước mà phải dùng tiếng Anh, tiếng Pháp để nói với cha mẹ. Có những người Việt ở nước ngoài không nói được tiếng Việt vì cha mẹ chúng không còn biết đến quê hương. Rất nhiều người trẻ Việt Nam đang dùng những kiểu nói lai căng, lố lăng, sống sượng để thông tin cho nhau qua những dòng tin nhắn, mà không ngờ đang phá huỷ, hạ thấp tiếng nước mình.

3. Để nói nên lời

Có lẽ ta nên tìm hiểu sơ qua con người làm gì để nói nên lời. Từ nhiều thế kỷ qua, khoa học đã tìm hiểu tại sao con người biết nói và có ngôn ngữ riêng. Nhiều lý thuyết đã được nêu ra nhưng chưa làm sáng tỏ vấn đề. Năm 2009, một số nhà khoa học Hoa Kỳ đã nói đến sự đột biến gen FOXP2 khiến con người có thể nói chuyện, tạo ra ngôn ngữ, trong khi loài khỉ, chỉ biết kêu la[7].

tre-cham-noi-nhung-dau-hieu-canh-bao-chinh-xac-nhat-32- Ngày nay, số trẻ tự kỷ không biết nói hoặc nói những từ vô nghĩa ngày càng tăng. Cách đây hơn 30 năm, cứ 3.500 trẻ sinh ra mới có 1 trẻ tự kỷ, 20 năm có 1/1.500 trẻ, hơn 10 năm trước có 1/500 trẻ. Hiện nay ở Hoa Kỳ cứ 58 trẻ sinh ra có 1 trẻ tự kỷ, ở Việt Nam là 68 trẻ có 1 trẻ tự kỷ. Chúng tôi đang nghiên cứu để chữa cho nhiều em chậm nói và thấy rằng để nói ra được một lời, con người phải thực hiện rất nhiều công việc, nhất là bộ não với các vùng vỏ não khác nhau.

Sự phát triển lời nói và ngôn ngữ là yếu tố sống còn cho khả năng tương tác với những người xung quanh của đứa trẻ. Một đứa trẻ sơ sinh bắt đầu hiểu các từ và các mệnh lệnh căn bản từ rất lâu trước khi đứa trẻ đó biết nói và học các kỹ năng về suy nghĩ và ngôn ngữ bằng cách bắt chước. Cha mẹ và những người chăm sóc cho trẻ càng nói chuyện với trẻ nhiều thì đứa trẻ càng phát triển về âm thanh và ngôn ngữ. Cùng với việc phát triển sự hiểu biết về thế giới, ngôn ngữ giúp đứa trẻ phát triển các kỹ năng khác như suy nghĩ, lý luận, hành động, giải quyết vấn đề[8].

tinhhoa

Nhiều phụ huynh không dành thời giờ nói chuyện với trẻ. Nhiều người muốn tránh cho chúng phá phách, quấy khóc nên bật máy Ipad hay điện thoại cho chúng xem hình, trò chơi. Vì thế, nhiều trẻ không biết nói, nghe và hiểu được như các trẻ bình thường.

Để nói nên lời, trước hết con người thu nhận tất cả những âm thanh và lưu trữ chúng ở vùng vỏ não thính giác. Để phân biệt được tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu khác với từ “chó”, “mèo”, cần có sự trợ giúp của vùng vỏ não ngôn ngữ Broca. Vùng ngôn ngữ Wernicke giúp hiểu ý nghĩa của từ “chó”, “mèo” là các con vật. Vùng ngôn ngữ Geschwind nối kết 2 vùng Broca và Wernicke để từ “chó” được phát âm gắn liền với nghĩa “một sinh vật” chứ không phải là khẩu súng (chó lửa). Vùng vỏ não thị giác ở phía gáy lưu trữ tất cả các hình ảnh về chó, về mèo. Thể Tam giác ở phần não trắng lưu giữ các hoàn cảnh và từ ngữ “chó” dùng như thế nào. Vùng vỏ não vận động trên đỉnh đầu khởi động quá trình nhận thức hoặc cử động tay, chân, môi, lưỡi, răng để nói được từ muốn nói. Vùng điều hành trung tâm ở trán sẽ tổng hợp tất cả hoạt động của các vùng, kể cả cảm xúc về con chó, con mèo. Rồi lệnh từ trung tâm điều khiển đến thanh quản, khiến con người nói lên câu: “Con chó của tôi”[9].

nao phat am

Như thế, lời nói là một sản phẩm trí tuệ kỳ diệu, chỉ con người mới có thể thực hiện được trong muôn loài đang sống trên mặt đất này.

4. Lời của Thiên Chúa

Moses 3 Trong lịch sử các tôn giáo, người ta kể nhiều chuyện về việc thần linh giao tiếp với con người, soi sáng và dạy dỗ họ nhiều điều. Những lời dạy của thần linh, của Thiên Chúa có một giá trị siêu việt, cao cả mà con người phải tuyệt đối vâng theo. Thiên Chúa còn chọn ra một số người xứng đáng, soi sáng cho họ biết những ý định của mình và nhờ họ chuyển lời của mình đến cho dân tộc hay cho những con người khác. Vào thời điểm cuối cùng, Thiên Chúa sai Con Một của mình đến nói trực tiếp với con người để ai tin vào Người Con đó sẽ được cứu độ, được trở thành con cái Thiên Chúa và được sống mãi mãi như Thiên Chúa (x. Dt 1,1-2).

Người Con Một đó là Ngôi Lời Thiên Chúa đã tự nguyện trở thành người, mặc lấy thân xác người phàm để đưa bản tính Thiên Chúa vĩnh hằng, hạnh phúc vô tận, quyền năng vô biên, sự sống phi thường vào trong con người hữu hạn, vô thường, đau khổ và chết chóc này. Đó là lý do tại sao người Kitô hữu mừng lễ Chúa Giáng Sinh: vì lời Thiên Chúa đã trở thành Đức Giêsu Nazareth và ở giữa chúng ta (Ga 1,14). Sự kiện này đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm và người Kitô hữu vẫn cử hành kỷ niệm này.

Tuy nhiên, theo dòng lịch sử, người Kitô hữu quá tập trung vào ý nghĩa của Lời Chúa, như những tiếng nói, được ghi lại trong các cuốn Thánh Kinh Cựu-Tân Ước, quá tập trung vào các nghi lễ, bí tích, rồi trong những năm gần đây họ cũng hăng hái học hỏi, suy niệm để “Sống Lời Chúa”. Đường hướng sống này càng làm họ xa rời Đức Giêsu vì không gặp được Người như một Thiên Chúa sống động cụ thể đang hiện diện giữa con người và vạn vật, mà chỉ tìm thấy những ý nghĩa trừu tượng của chữ viết trong cuốn Thánh Kinh, được giải thích qua một con người hay một thánh nhân.

p_594f6c03d70c2

Đức Giáo hoàng Phanxicô nhiều lần nhắc đến lầm lẫn này khi trưng dẫn câu nói của Giáo hoàng Bênêđictô XVI: “Khi nói đến Tin Mừng, chúng ta không được chỉ nghĩ về nó như là một cuốn sách hay một tập hợp những lời giáo huấn. Tin Mừng là một cái gì nhiều hơn nữa, nó là một lời sống động và linh nghiệm, nói điều gì thì điều đó trở thành hiện thực. Tin Mừng không chỉ là một hệ thống các điều khoản đức tin và giới răn đạo đức… mà là một con người. Đó là Đức Giêsu Kitô, Lời của Thiên Chúa đã làm người…[10].

Khi người tín hữu tin vào Đức Giêsu và kết hợp mật thiết với Người, họ được trở thành chi thể trong thân thể mầu nhiệm, trở thành chính Lời Thiên Chúa cho mọi người. Họ nhận được sức mạnh, quyền năng, tình yêu, ân sủng vô tận của Chúa Giêsu chuyển thông cho họ, để từng lời nói của họ có sức sáng tạo của Chúa Cha, sức cứu độ của Chúa Con và sức thánh hoá của Chúa Thánh Thần. Giống như Chúa Giêsu, lời của họ không còn là lời tự nhiên của con người, nhưng trở thành Lời sự sống, Lời sự thật, Lời cứu độ, Lời Tin Mừng như Chúa Giêsu. Lời đó phán ra có thể làm cho bánh cá hoá nhiều, gió yên biển lặng, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, làm cho cả kẻ chết sống lại như đã chứng minh trong đời sống của các tông đồ và môn đệ Chúa Giêsu.

Hình ảnh có liên quan

5. Nói lời sự sống

Muốn nói được những lời như thế, người tín hữu phải chuẩn bị những gì? Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt vời nhất có thể dạy cho ta biết phải làm gì.

Trước hết, ta phải mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, phải thở hít được Thần Khí của Chúa Giêsu Phục Sinh đã thổi trên các môn đệ. Khi đón nhận được Thần Khí là Chúa Thánh Thần, ta biến đổi mình từ con người tầm thường, tội lỗi, ngu dốt trở thành người phi thường, thánh thiện như các môn đệ thời xưa để đi đến đâu, các ngài làm phép lạ đến đó (x. Mc 16,15-20).

images Trong cuộc sống thường ngày, ta thở khí tự nhiên. Nhiều người chỉ chú ý đến ăn, nhưng chúng ta có thể nhịn ăn 30-40 ngày mới chết. Nước cần hơn mà chúng ta lại không chú ý đến, chúng ta có thể nhịn tối đa 3-4 không uống nước. Khí thở quan trọng nhất, chúng ta chỉ có thể nhịn tối đa 4 phút mà thôi và mỗi ngày chúng ta cần tối thiểu 10 ngàn lít không khí, trong khi chúng ta chỉ cần 1,5kg lương thực và 3-4 lít nước.

Từng giây phút ta cần oxy để biến dòng máu đen thành dòng máu đỏ nuôi sống từng tế bào. Khí tự nhiên rất cần trong đời sống, nhưng khí siêu nhiên là Chúa Thánh Thần còn cần hơn nữa vì biến đổi dòng máu đen tội lỗi thành dòng máu đỏ tinh tuyền của Chúa Giêsu. Muốn nói lời nào đó, ta phải hít khí vào trong buồng phổi, khi thở ra khí sẽ qua thanh quản để phát ra lời. Lời Chúa cũng vậy, ta phải hít linh khí vào trong người thì mới có thể phát ra lời sự sống như Chúa Giêsu. Vậy ta đã thở được Thần Khí đó chưa?

Ga1_1-18 Như Mẹ Maria đã mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần để Ngôi Lời hình thành trong lòng Mẹ, từ đó Mẹ sinh Chúa Giêsu cho thế giới. Ta cũng mở lòng ra như Mẹ: dâng hồn xác, mọi phương tiện vật chất cũng như tinh thần để hình thành nên Chúa Giêsu trong lòng ta. Khi nói Lời Chúa là ta sinh Chúa Giêsu cho người khác và thế giới. Vì thế ta phải tránh lời nói tục, nói dối, nói xấu, lời bất hoà, gây chia rẽ, làm thương tổn con người. Trong cơn nóng giận, ta đừng vội nói ngay. Hãy bình tâm vài giây để hít thở dài hơi và nói thầm: “Lạy Chúa, xin ban Thần Khí của Chúa cho con”. Nhờ thở như thế, nhiều khí oxy trong máu đưa lên não làm cho ta bình tĩnh lại, ta sẽ không nói theo cơn giận và làm chủ được lời nói của mình.

Đi xa hơn nữa, khi bắt đầu thở được Thần Khí của Chúa, lời của ta có thể làm cho người khác được chữa lành, được giải thoát khỏi ma quỷ. Đó là ơn mà Chúa Giêsu ban cho khi Người sai chúng ta: “Anh em hãy đi khắp nơi loan báo Tin Mừng, đặt tay chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ” (x. Mc, 16,15-18), bởi vì ta là hiện thân của Ngôi Lời Sự sống cho thế giới này.

Lời kết
Vì thế, gắn bó với Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu, chúng ta cố gắng chỉ nghĩ điều tốt đẹp, chỉ nói lời chân thành, chỉ làm việc chính đáng.

4287wordpress4-aupair

————————————————————

Câu hỏi gợi ý

1. Trong giao tiếp hằng ngày, bạn đang nói lời gì: nói dối, nói điêu, nói khoác, nói kháy, nói láo, nói ngang, nói quanh, nói suông, nói thách, nói tục, nói xấu, …hay nói ngon, nói ngọt, nói thật, nói tốt, nói thẳng, nói thầm, nói xa, nói gần…?

2. Bạn làm gì để sửa đổi lời nói của mình thành lời sự thật và sự sống, lời tạo nên niềm vui, hy vọng và cứu độ cho người khác?

tham-hoa-hong-04

————————————————————

Chú thích:

  1. X. Nguyễn Ngọc Sơn, Kỹ thuật Chữ, NXB Giáo Dục, 1996, tr.11.

  2. X. Nguyễn Ngọc Sơn, Kỹ thuật Chữ, NXB Giáo Dục, 1996, tr.11-12.

  3. X. Uỷ ban Giáo dân, Bài 6: Cuộc hội nhập văn hoá trong lịch sử dân tộc Việt Nam, tháng 10/2018, mục 2.2.

  4. X. Trung tâm Từ điển Vietlex, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội, 2013, tr.5.

  5. X. Mã Giang Lân, Tục ngữ Ca dao Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999.

  6. X. Phạm Duy, Tình ca Tiếng nước tôi.

  7. X. Tại sao con người biết nói và có ngôn ngữ riêng, Internet, ngày 15/7/2017.

  8. X. Bs Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2016, tr.407.

  9. X. Bs Alice Robert, Atlas Giải phẫu Cơ thể Người, NXB Y Học, 2016, tr.305-306.

  10. X. Bản Đề cương Thượng Hội đồng Giám mục 2012: Tân Phúc Âm hoá để thông truyền đức tin, số 11.