Lm. Lương Kim Định
Trích từ: Những dị biệt giữa hai nền triết lý Đông Tây
«chí đạo bất ngưng»
Trang Tử
Dịch hữu thái cực
Tất cả các vấn đề do trí khôn loài người suy tư về vũ trụ và nhân sinh có thể xếp ra hai loại lớn là động đích (Dynamique) và tĩnh chỉ (statique).
Tỉnh chỉ như những vấn đề thuộc bản thể sự vật, những ý niệm về sự hữu chung (être en tant qu’être) thường có tính cách trừu tượng. Động đích là khi bàn đến sự biến dịch, hoặc tác động (opérari) của sự vật, luật biến hóa của muôn loài, mà mối đầu là sinh sinh hóa hóa, thường có tính cách cụ thể.
Tùy sự lựa chọn vấn đề tĩnh hay động mà triết lý đem lại cho nền văn minh được nó tô tạo những nét đặt thù. Như vậy ta thấy ngay tầm quan trọng của nền triết lý động hay tĩnh, quan trọng như việc định đoạt nơi cư ngụ cho nhóm dân di cư đang bơ vơ trước ngã ba đường. Họ sẽ sướng hay khổ, tùy sự chỉ dẫn của nhà lãnh đạo. Cử chỉ nhà lãnh đạo rất đơn sơ và chóng kíp, nhưng ảnh hưởng sẽ kéo dài mãi trong đám dân định cư, tuy đã được chỉ cho mọi đất tốt nước lành hay ngược lại.
Tính chất tĩnh
của Triết học Tây phương.
Cứ nói chung thì triết lý Đông phương động đích, triết lý Tây phương tĩnh chỉ. Câu nói thoạt nghe có vẻ trái với sự thực, vì người ta thường cho rằng triết Tây hiếu động, còn triết Đông mới là triết tĩnh. Nhưng đấy chỉ là cảm tưởng hời hợt bên ngoài, đến lúc đi sâu vào sự thực, thì lại khác; sở dĩ người ta ngờ rằng triết Tây động vì hai lý do sau:
1). Sự năng thay đổi triết học xảy ra trong lãnh vực triết Tây. Nhờ sự thành công kỹ thuật của Âu châu trong hai thế kỷ sau cùng, khiến người ta yên trí rằng, sự năng thay đổi kia là một triệu chứng tiến triển, trái ngược với tình cảnh ứ đọng của Đông phương, vì vậy nên trước đây không ai nhận ra sự năng thay đổi kia là sự xáo động gây ra do sự thất bại liên tiếp của các nền triết học được đưa ra. Giáo sư J.Wahl viết : « Sự thất bại của nền triết học trung cổ đã dẫn đến môn triết Descartes; rồi sự thất bại của triết học Descartes và các môn đệ ông, cũng như cả những người đối lập với ông đã gây nên triết học Kant, và ta có thể lặp lại ở đây điều ta đã nói về Descartes: L’échec de la Philosophie du moyen Âge avait conduit à la philosophie de Descartes et de ses disciples et meme de ses adversaries explique la naissance de la philosophie de Kant. Mais nous pouvons redice ici ce que nous avons dit pour Descartes » (I).
2). Lý do thứ hai khiến triết Tây được nhiều tự do thay đổi, vì là một nền triết học đặt ở ngoài đời sống, không bị lệ thuộc vào thực tại, Bergson nói : « Người ta có thể dồn vào hệ thống ý niệm trừu tượng cả những cái có thể và những cái không có thể bên cạnh thực tại ». C’est qu’ún vrai système est un ensemble de conceptions si abstraites et par concéquent si vastes quon y ferait tenir tout le possible et même de l’imposoible à côté du réel. (2) Ta có thể ví triết học Tây phương với môn hội họa, còn triết Đông với khoa kiến trúc : họa sĩ được hưởng nhiều tự do hơn kiến trúc lúc nào cũng bị luật trọng lực hạn chế. Picasso có thể vẽ người một mắt để dưới ngực cũng không sao, nhưng kiến trúc sư mà hoa tay ngoài luật trọng lược thì nhà sẽ sụp đổ. Triết gia tĩnh cũng thế, khỏi phải để ý đến đời sống, điều cần thiết là liệu sao cho các ý niệm ăn khớp với nhau chặt chẽ theo luật danh lý (logige) muốn xếp đặt sao cũng được : ý niệm không biết phản đối. Nhưng đến lúc một triết thuyết đổ thì đời sống vẫn chạy đều, vì hai bên không ăn nhằm chi với nhau cả. Nhân đó có sự tự do thay đổi nhiều hơn, đem lại cảm tưởng động đích cho triết học Thái tây.
Sự thực thì triết Tây tĩnh khi xét riêng từng môn phái, vì được xây trên ý niệm, mà yếu tính của ý niệm là tĩnh chỉ. Bergson ví ý niệm như vỏ đã phơi khô đét, tựa những tổ kén mà con ngài đã cắn tổ bay đi rồi còn lại cái vỏ rỗng, đem những ý niệm đó ra xếp xếp đặt đặt, để mong hiểu sự thực, có khác nào đem mớ kén rỗng ra bàn luận để tìm hiểu con ngài đã xa chạy cao bay : (concept un extrait fixe, desseché vide… Auntant vaudrait dissecter sur l’envélope d’òu se dégagera le papillon et prétendre que le papillon voltant, changeant, vivant trouve sa raison d’être et son achèvement dans l’immutabilité de sa péllicule (3). Triết Tây hầu hết là duy niệm, nghĩa là chỉ dùng có ý niệm suông, ngoại mọi tình cảm, ngoại lý (irrationnel) và tiềm thức. Những khoản này mới được chú ý đến từ ít chục năm sau đây. Thật ra trước kia cũng có nói đến hiện sinh, nói đến tình cảm trong triết học cổ điển, nhưng đấy chỉ là nói về hiện sinh, nói về tình cảm, về tiềm thức là những thứ đầy u uẩn, ẩn khúc, đường đột, ngòng ngoèo cũng như đời sống cụ thể đầy trắc trở âu lo, nhỡ nhàng xa xẩy, chứ đâu được minh bạch hai với hai là bốn như trong triết học luận bàn.
Vì tầm mức quan trọng được gán cho vai trò ý-niệm như thế, nên ta thấy triết cổ điển rất chú trọng đến định nghĩa « nơi Aristote thuyết lý về bản thể được nối liền với thuyết về định nghĩa. Định nghĩa được tạo thành do bản thể » : La théorie de l’essence chez Aristote est líee à la théorie de la définition. La définition se fait par l’essence (4). Bước chân vào ban triết, sinh viên lúc trước phải học vô số câu định nghĩa được lấy bởi đâu, để làm gì và nhất là trạng thái vận hành five stages of change, (Iching, t.I, trang 28) ông Granet có lúc dịch « Cing Agents » có lúc dịch « Cing Rubriques Cardinales ». Chính vì vũ trụ và vạn vật được quan niện như khí năng (âm dương nhị khí) có năm kiểu đi (hành) nên không có định nghĩa về bản thể trong triết Đông, vì định nghĩa là qui định một cái gì xong hẳn, đứng ngừng cô đọng (intelligence morcelle le continu, fixe la mouvant, Bergon) đàng này chủ trương muôn vật biến hóa không ngừng, thì còn định nghĩa mà chi. Có chăng chỉ là những lời sắm, những câu chỉ dẫn, những phương pháp để đi tìm sự vật, đi tìm chân lý, là cái mỗi người phải tự làm lấy. Đây là sự sai biệt nền móng giữa triết Đông và Tây, triết Tây tìm biết bản thể, triết Đông tìm biết phương thế hành động. Ông Masson Oursel (7) nhận xét một điều tinh vi : Triết Ấn không coi trọng hữu thể (être : esse) cho bằng tác động (operari). Triết cổ điển Tây phương nói operari sequitur esse : việc theo sau có ; triết Ấn nói esse sequitur operari : có theo sau việc. Gác vấn đề bản thể ra một bên, ta thấy câu trước chú ý đến hữu thể, bản tính : câu sau chú ý đến việc làm, phương thế hành động. Đó là điều chung cho triết Đông chẳng hạn khi Tôn-công-Sửu hỏi khí hạo nhiên là gì, Mạnh-Tử không định nghĩa khí hạo nhiên, mà chỉ nói về đức tính của khí hạo nhiên rồi đưa ra phương pháp vun trồng và tăng trưởng khí đó (Mạnh-Tử Tôn-công-Sửu chương cú thượng), trong kinh Kim-Cương bát nhã ba-la-mật, câu đầu tiên ông Tu Bồ đề hỏi Phật Tổ là câu « vân hà ưng trụ ? Vân hà hàng phục kỳ tâm ?: phải trụ tâm mình như thế nào ? Nếu theo triết tây thì sẽ hỏi tâm là gì hơn là hỏi phương thế hành phục tâm (xem Kim Cương chương đầu). Còn theo tinh thần triết Đông thì hỏi phương pháp rồi tự mình tìm lấy. Niết bàn là gì ? Thầy không bảo cũng không nên chờ thầy định nghĩa cho, thầy chỉ đưa ra phương thế đưa ra những lời chỉ dẫn hướng đi, nhưng đồng thời còn dặn chừng đạo lý chỉ là cái bè sang qua sông phải bỏ lại đừng ôm bè, và « tận tin ư thư bất như vô thư » (Mạnh-Tử) và Kinh Dịch còn kết bằng quẻ « vị tế » nghĩa là chưa xong, chưa rồi để nói lên sự vật biến hóa vô cùng : vật bất khả cùng dã, cố thụ chi dĩ vị tế chung yên. (Tự quái truyện) : kết cùng sách bằng quẻ vị tế vì sự biến hóa không cùng, chẳng có gì xong hẳn, tất cả còn đang trở thành (devient) cho nên hãy « duy biến sở thích » duy phải biến hóa thích nghi (h.8).
Sự vật luôn luôn biến động, nếu muốn an thân phải đặt chân trên sự biến động; đặt vào chỗ yên tĩnh sẽ bị xáo động hoài. Cho nên ta có thể kết luận những nền triết lý náo động là tại xây trên ý niệm tĩnh chỉ. Còn triết nào được an tĩnh là vì đã được xây trên quan niệm động đích. « Thánh nhân thì an theo cái chỗ an bài của mình không chịu an nơi chỗ không an bài của mình. » (thánh nhơn an kỳ sở an, bất an kỳ sở bất an; chúng nhân an kỳ sở bất an, bất an kỳ sở an (Liệt ngự khấu). Thánh nhân an kỳ sở an; nên thuận với tự nhiên. Chúng nhân an kỳ sở bất an là trái với tự nhiên (8).
Triết tây đang tiến vào phía động đích
Trên kia tôi nói khuynh hướng chung để chỉ rõ những luật trừ. Luật trừ thứ nhất thuộc các hiền triết trước Socrate như Anaxagore, Empédocle và nhất là Héraclie (540 – 475 TCN) (8bis). Nếu trên bờ sông Lạc Khổng đã nói « Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ. » thì trên bờ sông Hy lạp Héraclite cũng đã nói « không ai có thề lặn ngụp hai lần trong cùng một dòng song được, bởi mỗi lần là những làn nước khác chạm vào anh. » (Vous ne pouvez pas vous plonger deux fois dans le même fleuve, car ce sont chaque fois des eaux différentes qui viennent vous frôler) (9) « vạn vật biến chuyển không gì ở yên » bởi vạn vật kết cấu do lửa, mà lửa là giống linh động lên xuống biến hóa, nên vật cũng mang trong mình yếu tố mâu thuẫn nội tại là căn nguyên cho sự biến động phổ quát ». Đọc triết lý của Héraclite ta có cảm tưởng gần như đọc một hiền triết Đông phương, cũng có mâu thuẫn, rồi có hòa điệu giữa hai sức mâu thuẫn hỗ tương lệ thuộc.
Nhưng rồi Parménide xuất hiện (530-444 TCN) đưa ra thuyết sư hữu chung, cùng với bản chất im lìm « L’être est, non être n’est pas »: có thì có, không có thì không có; thế nghĩa là phạm trù trở thành (devenir) bị vất bỏ và khi Socrate đến lập ra cách định nghĩa đưa lý trí lên bậc tối thượng thì tự đấy, thuyết biến động bị lui vào bóng tối. Platon bài xích biến động, cũng như Zénon đã tìm hết lý lẽ để chứng minh sự im lìm của cái tên đang bay, cũng như sự bất động của lực sĩ Achille đang đuổi con rùa. Ông luận lý thế nào mà Achille chạy như bay không đuổi kịp con rùa! Và từ đấy trong triết học Âu châu không những loại trừ yếu tố động lại còn thù ghét là khác. Jean Wahl viết: « lòng thù nghịch với sự động là đặc điểm căn bản của nền tư tưởng triết học Tây phương ». (L’Hostilité au movement caractéristique fundamental de la pensée philosophique occidentale) (10). Triết Tây kéo một giấc im lịm trên gối làm bằng những ý niệm cứng đơ, và lạnh lẽo như tử thi (11), mãi cho tới thời đại khoa học mới cựa mình. Herbert Spencer (190) đã đem ý niệm tiến hóa và triết học. Bergson lên án những quan niệm bất biến coi như là căn do sinh ra những ảo tưởng đã làm hư hỏng triết học. Theo Bergson về vạn vật cũng như về người, trong ngoài sự thực chính là sự động và không có sự vật biến đổi mà chỉ có sự biến đổi… « Thế mà danh lý của ta hầu khắp dùng toàn những thứ cứng chắc », (Notre logique est surtout la logique des solides) (12). Hegel đã đưa ra một luật tổng quát gọi là « biện chứng : sự vật biến hóa theo nhịp ba : quyết đề, phản đề, tổng đề… ». Gusdorff đã tóm lịch trình giai đoạn chuyển biến như sau : « Người ta có thể cho rằng tự thế kỷ 18 xuất hiện trong tư tưởng một phạm trù mới : phạm trù biến hóa và sang thế kỷ 19, phạm trù này đang đe dọa gìm ngập hết mọi phạm trù khác ».(On peut dater en gros du 18 siècle l’apparition d’une nouvelle catégorie de penséc la catégorie de l’évolution qui au 19 siècle menacera de submerger toutes les autres) (13).
Nói khác đi nó phát động một trào lưu dấy ngụy chống lại triết học cổ điển, chống lại Platon (vì bên Tây hễ triết lý tức có nghĩa là luận lý theo Platon : philosopher c’est Platoniser. Giáo sư J.Wahl, viết « không thể kể hết tên những người thù hằn Platon : Nietzehe Kierkegaard, W. James, Bergson, heidegger… cũng không sao kể hết tên những người thù địch của Descarters : Kierkegaard, K. Jaspers, Whitehead và nhiều người khác »(14). Thật là một cuộc cách mạng văn hóa sâu xa, là một sự đổ vỡ om sòm của thế kỷ suy tư trong triết học cổ điển, một sự giập mạnh của triết học tĩnh chỉ để đi sang bên triết lý động đích. Và cho tới nay các nhà hiện sinh thì triết lý Tây trở nên động đích hoàn toàn, không còn chi là luật trừ nữa, vì khoa học đã giúp con người thấy vạn vật động, mà còn phải nói đúng hơn là rung động với một tốc độ ghê hồn. Cho nên triết học tĩnh chỉ sẽ chỉ còn giữ được một giá trị lịch sử thôi. Ngoại giả các giới anh chị nắm then chốt điều động tư tưởng nhân loại đã nhập hàng ngũ động đích rồi. Nhưng không phải triết Tây trở nên động là Đông Tây đã gặp nhau ngay được. Vì động cũng có ba bảy đường. Trong cái động của triết Tây nay vẫn có cái gì quá khích, phiến động. So sánh triết lý Bergon với Phật giáo, Radhakrishnan viết : « Cái thế giới khổng lồ sống động này tuy luôn luôn trở thành, luôn luôn biến hóa chuyển dịch lớn lên, vương tới nhưng có nghiệp báo nằm ngay trong nội tâm. Đó là chỗ phân biệt nòng cốt giữa Phật giáo nguyên thủy với triết học Bergson. Với Bergson sự sống là vắng mặt luật tắc ; còn với Phật tổ tất cả mọi sự sống đều là minh họa cho luật chung » (This huge word of life and motion, always becoming always changing, growing, striving, has yet a law at the center of it. This is the main distinction between early Buddhism and Bergonism. To Bergson life means the adscence of low, to Budha all life is an illustration of a general law) (15).
Điều Radhakrishnan nói về Bergson ta cũng có lý để áp dụng cho một số lớn các triết gia hiện đại. Nietzche phê bình triết học Đức « Triết học của Leibniz, Kant, Hégel, Schopenhauer không kể những người đàn em, đều mơ ước bắc cầu trở lại truyền thống mà họ nhớ nhung… » nhưng bao nhiêu cầu bắc ra đều gẫy hết, trừ những cây cầu vồng bắc bằng ý niệm, nhưng nó đưa đi khắp mọi nơi, đưa đến khắp mọi miền: « La philisophie allemande dans son ensemble – Leibniz, Kant Hégel, Schopenhauer pour ne nommer que les plus grands – est l’exemple le plus comptet de romantisme et de nostalgie qui ait jamais existé cest l’aspiration du passé dans ce qu’il y de meilleur. Mais il se trouve que les ponts qui y mèment sont tous rompus, excepté les arcs enciel des concepts ! Et ils mèment partout, dans tous les pays » (16). Ta có thể thêm ngay rằng trừ việc đưa vào cõi nhân sinh và đưa đến tuyệt đối thể. Điều này đã thật cho các bậc đàn anh phương chi càng thật về các triết gia đàn em, và vì vậy các triết học đã đề xướng ra không sao làm thỏa mãn được lòng con người nghĩa là triết Tây chưa tìm được trung dung giữa động và tĩnh. Duy động (nhất dương) mà duy tĩnh (nhất âm) cũng chẳng phải đạo ; trái lại phải : « nhất âm nhất dương (mới) chi vị đạo » (H.V) vì thế ta quay trở lại với quan niệm biến dịch của triết Đông để phân tích, tìm hiểu thấu đáo, mong đạt được thiên lý, bởi vì : « Tri biến hóa chi đạo giả, kỳ tri thần chi sở vi hồ, (H9) » : biết được đường vận hành của luật tiến hóa là biết được phương thức tác động của thần linh vậy.
Hướng động của Kinh dịch
Hướng động của Kinh Dịch đã được gói gém trong chữ dịch kép bởi nhật và nguyệt (nguyệt biến thể).
Bất biết (tĩnh chỉ) : non change I
Biến hóa (xoáy ốc) : sequent change II
Biến động (duy biến): cyclic change III (17)
Đồ biểu trên đưa ra ba giải pháp, hai trật một trúng. Hai giải pháp trật vì thái quá là duy tĩnh và duy động. Cái lỗi của hai giải pháp này ở tại chỗ đòi tách biệt hẳn ra hai yếu tố động tĩnh, để loại bỏ một giữ lại một.
I Nhật = Duy tĩnh được tượng trưng do mặt trời (luôn luôn tròn) chủ trương cố định, bất biến, đó là điều không có trong thực tại, nơi đây muôn vật đều biến chuyển, thành ra họ phải tìm yếu tố tĩnh nơi các ý niệm là những cái chỉ có trong tưởng tượng, (đối với người Đông phương thì tướng của tâm là tưởng, nên tư tưởng cũng gọi là tưởng tức huyễn tướng hư tượng (Lục thơ). Với các nhà hiện sinh cho tư tưởng là tưởng tượng cũng là vấn đề dĩ nhiên, vì triết học lý niệm cố bám víu lấy ý niệm tĩnh chỉ thành thử triết học lìa bỏ đời sống thực tại. Đó là Hiện sinh đang cố sửa lại. Heidegger – với thuyết être au monde : có là có ở đời chứ không như trước ; hoặc thuyết « vươn tới » (intentionalité) của Husserl chủ trương hễ đã có suy tư phải có đối tượng suy tư ; đã có năng suy tư phải có sở suy tư đi liền (đã có cogito phải có cogitataum gắn với).
III Nguyệt = tượng trưng cho thuyết duy biến (mặt trăng luôn luôn thay đổi), cho luân lý hoàn cảnh (situation) chống lại với duy tĩnh cổ điển. Nhưng phản động lại ít khi tránh được thái quá. Đành rằng trong cõi hiện tượng không có hằng tuyệt đối, nhưng phải có hằng tương đối : nếu không hỏi lấy gì làm tiêu chuẩn để thiết lập khoa học, nhà triết gia lấy gì làm sở cứ để tìm hướng sống để quyết định các giá trị thúc đẩy con người bền tâm gắng sức tiến tới. Vì thế duy biến cũng phải sụp đổ như duy tĩnh, và chỉ còn những thuyết trung dung kiểu Kinh Dịch là có thể tồn tại.
II Kinh Dịch chủ trương nhật nguyệt phối hơp : không bao giờ phân tách hai yếu tố động đích (Dynamique) và tĩnh chỉ (statique)… (bị mất 2 trang ).
Ấn Độ diễn đạt cùng một tư tưởng đó cách nhân hình : Brahma thở ra (sáng tạo) rồi hít vào (tận thế) hay là một ngày một đêm của Brahma hoặc đường nhập thế và xuất thế (Prarvritti marga và Nirvritti marga).
Tất cả đều đồng thanh đưa ra bằng ít nét chấm phá một quan niệm vũ trụ tạo thành gồm cả đường tiến hóa vạn vật giống nhau. Ông Kerneiz có chú nhận, nếu trước đây ít chục năm mà đưa thuyết này ra chắc bị coi là vũ trụ quan tưởng tượng như bao vũ trụ quan khác trong lịch sử triết học, nhưng nay hầu có thể chứng kiến (de visu) cách khoa học (xem Coudérc l’expansion de l’Univers…) Vậy đáng cho ta dừng lại một lúc nữa, vì vũ trụ quan này sẽ còn dùng làm khung cho bao ý tưởng nhân sinh sẽ trình diện sau này, mà đó là ý chính của tác giả khi đưa ra hình tiến xoáy ốc.
« Dương cực sinh âm, âm cực sinh dương ». Con đường diễn tiến đó chia ra sáu chặng (tượng trưng bằng sáu hào) hết sáu đợt thì nghỉ để đổi chiều trở lại, thế là thanh bảy. Kinh Dịch nói : « Thất nhật lại phúc, bảy ngày trở lại » (Quẻ phục). Cái nhìn bảy đợt này được diễn tả dài dòng và kỹ lưỡng bằng bảy đợt tạo dựng trong kinh Pourana của Ấn Độ. Vì thế đồ biểu bảy đợt của thái cực (xem bài tâm đạo) được nhắc lại nhiều kiểu khác nhau là cốt ý cụ thể hóa cái nhìn vũ trụ của triết Đông tự một thái cưc phát xuất, tỏa ra dần dần để rồi trở lại. Ngày nay phần đông các nhà thiên văn quan niệm vũ trụ như một vòng khí xoáy tròn, làm bằng khí Hydrogène (999 phần ngàn) tạo ra một dòng điện, hóa thành một từ trường khổng lồ không biết mấy mươi tỉ năm ánh sáng. Người ta đoán rằng vũ trụ đã được khởi thủy do một sức nổ tung ra, có lẽ xảy ra tự 6, 7 tỉ năm và cho đến nay sức nổ đó vẫn còn mãnh liệt để đẩy các ngôi sao mỗi ngày mỗi xa nhau thêm : Đó là cái mà các nhà khoa học gọi là sự tan loãng của vũ trụ.
Những ngôi sao ấy đi đâu ? có thể trở lại khởi điểm chăng ? và đã bắt đầu trở lại chưa ? Khoa học không thể trả lời được, muốn trả lời cần phải sống ít ra mấy triệu năm ; hiện nay chỉ thấy các ngôi sao đang lìa xa trái đất mau lắm, càng xa sức thoát ly càng mau. Nhưng cũng không biết là ra hay vào, vì giả thử bắt đầu trở vào thì cũng vài triệu hay tỉ năm ánh sáng, hiện tượng đó mới tới địa cầu. Theo Kinh Dịch đã có ra rồi sẽ có vào « nhất hạp nhất tịch ». Câu ấy có thể tìm chứng minh nơi nhịp điệu của các vật ở tầm xích ta ; con người có thở ra lại hít vào, có đêm rồi có ngày, có sống rồi có chết… nhân đó theo nguyên lý « thiên địa vạn vật nhất thể » để suy rộng ra và được dùng làm chỗ tựa cho nhân sinh quan, vì quan niệm chẳng qua là phản ảnh tâm trạng mà tâm trạng đó gồm ba yếu tố này :
a) Phải có cái gì luôn luôn mới (nhật nhật tân – hệ từ).
b) Phải có lối hướng thượng (dịch hữu thái cực).
c) Phải có gì thường hàng (có hàng mới có cửu, có cửu mới có mạnh mẽ hùng tráng, mới xứng quân tử tự cường bất tức).
Vậy thì vũ trụ quan của Triết Đông là một cái nhìn cùng chiều hướng với khoa học, mà lại chở được theo nhiều yếu tố thuận lợi nhất cho nhân sinh quan. Quả là một cái nhìn bao la hợp cho thiên cầu vừa hợp cho những vật li ti, đồng thời rất quân bình có động có tĩnh xứng đáng với nguyên lý thiên địa vạn vật nhất thể « nhất tịch một mở ra, rồi nhất hạp một đóng vào trở về gốc rễ (qui căn) lộn lại cái Mệnh khởi thủy, đi các vòng 8,4,2 để đến cái nõn trong cùng, nhập vào cái « bất sinh giả năng sinh giả, bất hóa giả năng hóa giả » : cái không sinh mới có thể sinh ra cái sinh khác ; cái bất biến mới có sức biến đổi những cái biến đổi » (Liệt tử) nghĩa là biến động bao giờ cũng phải có tính cách nội khởi, và hướng thượng.
Nhà khoa học về cổ sinh vật Teilhard de Chardin đã phân chia cuộc tiến hóa sinh vật và con người theo ba bình diện đi lên :
– Bình diện sống (biosphère), rồi tiến lên.
– Bình diện trí lự (nousphère), và sau đó, cùng trót sẽ là :
– Bình diện thần linh (théosphère)
Đấy cũng là một tiếng nói minh họa cho cái nhìn của Kinh Dịch : Chí thành như thần. Hệ từ = tự con người mà đi lên nên chí thành thì sẽ như thần.
Và đây là bằng chứng lịch sử. Theo Arnold Toynbee thì hướng lịch sử của con người là hướng trở nên tinh thần lần lần, ông dùng danh từ etherialization = trở nên tinh khí nên thiêng liêng (19). Thế là thuyết bất động sụp đổ, cần phải theo thuyết biến hóa ; nhưng dịch lung tung thiếu hướng, động mà tán loạn, hay chạy vòng quanh trong cõi hiện tượng, không tìm được lối mở lên tinh thần như kiểu hiện sinh vô thần ngày nay đều là phiến động (agitation). Jaspres viết : « chỉ khi nào đăm đăm nhìn vào Thiên Chúa con người mới phát triển được, thay vì thụ động đâm lao mình theo vòng biến chuyển liên tiếp của nhiều biến cố dệt nên cuộc đời » (20).
Thật đáng mừng khi thấy một triết gia Hiện sinh đã bước sát tinh thần động đích của Đông phương với chủ trương tự do của con người chỉ lớn lên khi hướng vào siêu việt thể. Và ta xác định thêm, chữ siêu việt thể đây chỉ Thiên Chúa, nhưng có ý nói về một Chúa thật siêu thoát không còn bị ràng buộc trong những ý niệm hẹp hòi của địa phương này hay thuộc một thời gian kia. Vì Chúa bị nhốt vào ý niệm bất động sẽ mất tính cách phổ biến, siêu việt, nếu đem ra làm hướng qui tụ cho nhân loại sẽ dễ lạc vào chấp biên thiên khiến, ứ đọng, rồi tất nhiên sẽ gây ra bằng cách phản động một trào lưu duy biến khác.
Vậy chỉ có Chúa siêu việt mới giống Thái cực trong Kinh Dịch là cái gắn liền với vô cực nghĩa là tuyệt vời siêu việt, Thường, Hằng, Vắng, Lặng, xứng đáng làm chỗ qui hướng cho muôn loài đang « phục quỉ kỳ căn ». Dịch phải có định hướng mới tiến hóa. Có hướng đã vậy còn phải hằng tâm kiên trí, dẫu có gặp thiên lôi chẻ núi « bão táp giốc biển » người quân tử vẫn phải hướng về Thái cực mà dấn bước. Đó là ý quẻ Hằng : Lôi phong hằng ; quân tử dĩ lập bất dịch phương = Tượng quẻ hằng là sấm gió : quân tử coi đấy mà đừng đổi hướng trong việc tu thân lập nghiệp.
Nhờ đức Hằng đó mà triết Đông xưa như chiếc xe lửa đặt trên cặp đường rầy âm dương nhằm hướng Thái cực mà tiến. Không may từ ngày súng đạn Thái Tây đè bẹp, lòng tự tin tắt phụt, xăng nhớt cạn dần, đầu máy trục trặc, hành khách trên xe ngơ ngác không biết phải múa trên chân nào. Ai sẽ đứng ra rửa máy, bơm dầu lên điện? Nhìn sang phía xe triết Tây thấy náo nhiệt. Nhưng quan sát kỹ mới thấy cảnh rộn rịp kia còn mang theo nhiều tính chất náo động. Nietzsche bình luận tình trạng chung hiện nay có viết :« Thời đại chúng ta là thời đại náo động, chứ không phải là thời đại hăng nồng, nó luôn luôn động cựa cho ấm, bởi vì nó cảm thấy mình không ấm, tựu trung nó rét cóng » và dưới một ít tác giả thêm « họ không biết cái dòng biến chuyển điều hòa, thâm sâu mãnh liệt là cái dẫn tới một cùng đích, họ rùa té bì bũng om sòm mà không cảm thấy sự khốn quẫn, do quá bị khích động lố lăng (21).
« Notre siècle est un siècle agité, c’est pourquoi ce n’est pas um siècle passionné, il s’échauffe continuellent parce qu’il sent qu’il n’est pas chaud, au fond il gêle » Volonté, P. vol II p.31.
Notre siècle nerveux s’imagine que les grands hommes se distinguent par une excitation perpétuelle et une éternelle mobile d’humeur, ils ignorent le courant régulier, profond et puissant, qui mène vers un but ; ils barbotent et font du tapage et ne sentent pas la misère de cette excitabilité capricieuse. Volonté, P. vol II p.54.
Tình trạng triết Tây hiện nay là một tình trạng ngập ngừng giữa động và tĩnh. Cứ kể lý thuyết thì động quá lắm, nhưng xem gần lại thì nhiều khi chỉ là động kiểu gió trong màn bạc, thổi đổ nhà mà chưa mát mặt được mấy ai. Sao thế ? vì họ còn giữ lại đầy yếu tố tĩnh bên trong tức là còn mang duy niệm tính, thí dụ « như ai ai cũng dễ dàng nhận thấy nơi hiện tượng luận » : le caractère intellectualiste d’une pareille doctrine a et1 revelé par tous les critiques (22). Đã duy niệm thì động toàn diện sao được. Đây là tiêu chuẩn đích thực để do sự cao thấp về tầm động đích tính của một nền triết học : một triết học càng đưa tới nhiều thực hiện có tính cách nội khởi và hướng thượng bao nhiêu, càng động đích bấy nhiêu, trái lại là tĩnh chỉ. Công thức này chỉ là câu kết của những trang trên, nếu đem ra đo các nền triết học nó sẽ mở cho ta thấy những nhãn giới bất ngờ.
Tóm lại tình trạng động tĩnh của triết lý hiện nay, ta có thể nói như sau : triết Đông xưa thì động nay thì nằm li bì tê liệt lâu lâu cựa mình ngáp nhẹ một cái ; còn triết Tây ngần ngại giữa động và tĩnh. Miệng thì la động, nhưng cái động chưa lưu thông đến tâm hồn, ý chí và thân mình ; chung quy chưa vượt mức « lý thuyết chi động ».
(đã đăng trong Văn hóa Á châu tháng giêng 1960).
——————————
Chú thích:
H5 viết tắc cho: Hệ từ thượng tiết 5
h8 viết tắc cho: Hệ từ hạ tiết 8
- Wahl Traité de la métaphysique 27
- Lapensée et le mouvant P.U.F tr.I
- tr.9
- Wahl Traité métap. Tr.94
- Trưng theo T. Gilson Metamorphoses de la cité de Dieu tr.192
- La pensée chinoise tr.115, 311, 313
- Masson Oursel. La philosophie comparée tr.179
- Trưng theo tinh túy Trang Tử. Nguyễn duy Cần tr.98
- W. Durant. Histoir de civilisation, IV tr.193
- Wahl métap. tr.31
- Naisance de la philosophie tr.85, 87
- Evolution créatrice tr. V
- Traité de la métaphysique tr.339
- Wahl métap. tr.27
- Indian Philosophy vol.I, p.374
- La Volonté de puissance. Gallimard vol.II, p.231
- Những chữ tiếng Anh lấy trong quyển Kinh Dịch của Richard Wilhelm Cyclic change, then is recurrent change in the organic word, where as sequent change means the progressive (non recurrent) change of phenomen produced by causality. Vol.I, p.305. Version anglaise.
- Đạo đức Kinh chương 16
- Le monde et l’eccident p.53
- Jasper. Triết học nhập môn. Tr.245
- La Volonté de puissance. Vol II, p.31 et 54
- En quête d’une Philosophie p.42