How and why did religion evolve?
Làm thế nào và tại sao tôn giáo phát triển?

Getty Images

“This is my body – Này là thân thể ta.”

These words, recorded in the Gospels as being spoken by Jesus during the Last Supper, are said daily at Church services around the world before the communion meal is eaten. When Christians hear these words spoken in the present, we’re reminded of the past, which is always with us, which never goes away.

Những lời này, mà theo Tin Mừng là lời của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, vang lên hàng ngày tại các buổi lễ cầu nguyện trên khắp thế giới trước mỗi bữa ăn. Thời nay, mỗi khi người Kitô giáo nghe những lời này thì đó là lúc chúng ta được nhắc nhở về quá khứ. Vậy người Kitô giáo được nhắc nhở về quá khứ nhiều tới mức nào? Chúng tôi nhắc nhở về quá khứ, luôn luôn ở bên chúng tôi, không bao giờ biến mất.

Just how much past are Christians reminded of? Certainly the last two millennia, which, in addition to devout celebrations of the Eucharist, are rife with doctrinal disputes, church splits, episodes of violence, excommunications, papal pronouncements, and various metaphysical debates, all revolving around the communion meal.

Kitô hữu nhắc nhớ bao lâu về quá khứ? Chắc chắn là trong hai thiên niên kỷ qua, ngoài các nghi thức tôn sùng Thánh Thể còn rất nhiều những tranh cãi về giáo lý, những cuộc phân nhánh thành các giáo hội khác nhau, những giai đoạn bạo lực, những cuộc rút phép thông công, các công bố về giáo hoàng và các cuộc tranh luận siêu hình, tất cả đều diễn ra xoay quanh bữa ăn hiệp thông.

But we can rewind further back, to the development of the oral traditions that got fixed into texts that were incorporated into the canonical New Testament. We can also wonder about the historical meal on which the various Last Supper texts are based.

Nhưng chúng ta có thể quay trở lại quá khứ xa hơn, tìm về thời kỳ bắt đầu có những tập tục truyền miệng, sau được viết thành văn bản rồi được tập hợp vào Tân Ước. Chúng ta cũng có thể băn khoăn muốn tìm hiểu về bữa ăn lịch sử, sự kiện được nhiều phiên bản ghi chép khác nhau về Bữa Tiệc Ly dựa vào để miêu tả.

We can travel further back still, long before even the emergence of Christianity. After all, Jesus was a Jew, and so his act of breaking bread with the disciples reminds us of the entire history of the Jewish people, including their harrowing escape from Egyptian slavery and their receiving of the Torah at Sinai.

Chúng ta có thể quay trở lại xa hơn, từ rất lâu trước khi Kitô giáo ra đời. Xét cho cùng, Chúa Giêsu là người Do Thái, và vì vậy, hành động Ngài bẻ bánh chia cho các môn đệ gợi cho ta nhớ về toàn bộ lịch sử của người Do Thái, gồm cả cuộc đào thoát đầy đau đớn của họ khỏi cảnh làm nô lệ cho Ai Cập và đón nhận bộ kinh Torah trên núi Sinai.

But we can go back even further. Any religious meal is, before it is anything else, a meal. It is an act of table-sharing, certainly an important ritual in the ancient Near East. Seder, and later communion, were “taken up” theologically and liturgically, but the positive feelings around table-sharing were already in place. They’d already been in place since the emergence of modern humans, about 200,000 years ago.

Nhưng ta có thể quay trở lại còn xa hơn cả thời điểm đó nữa. Bữa ăn tôn giáo bất kể thế nào thì trước tiên vẫn là một bữa ăn. Đó là việc ngồi ăn chung với nhau, một nghi thức chắc chắn là rất quan trọng ở vùng Cận Đông cổ đại. Lễ Vượt Qua của người Do Thái rồi sau đó là lễ thông công của người Ki-tô giáo đã được ‘nâng lên’ để thể hiện tính thần học và phụng vụ, nhưng những cảm xúc tích cực xung quanh việc ngồi ăn chung với nhau thì vốn đã có sẵn. Những cảm xúc đó đã tồn tại kể từ khi có sự hiện diện của con người hiện đại, khoảng 200.000 năm trước. 

The sharing of food is common in many world religions – and it may reflect some prehistoric preoccupations. Việc ngồi ăn chung, chia sẻ thức ăn với nhau là điều phổ biến ở nhiều tôn giáo trên thế giới. (Credit: Getty)

And yet– Homo sapiens wasn’t the only species to discover the benefits of food-sharing. Neanderthals certainly pooled their resources, as did the several other Homo species dating back two million years.

Chưa hết – người thông minh (Homo sapiens) không phải là loài duy nhất phát hiện ra lợi ích của việc chia sẻ thức ăn. Người Neanderthal chắc chắn đã góp chung thực phẩm. Một số nhóm người khác cũng đã làm vậy kể từ hai triệu năm trước.

“Think of uber pro-social hunter-gatherers having a meal,” one of my theology professors told me when I wondered about the deep evolutionary history behind the Eucharist. “The hunters feel proud to have done well and shared with their family; those who prepared the food are recognised and appreciated; everyone’s belly is getting filled and feeling good; and so many positive social interactions are taking place. No wonder so much mythological content is built up around the meal.”

“Hãy nghĩ về việc những người săn bắn – hái lượm vì lợi ích chung của cả nhóm, cùng ăn với nhau,” một trong các giáo sư thần học nói khi tôi còn đang băn khoăn tự hỏi về lịch sử tiến hóa sâu sắc đằng sau Bí tích Thánh Thể. “Những người thợ săn cảm thấy tự hào vì đã làm tốt phần việc của mình và chia sẻ thực phẩm với gia đình họ; những thành viên chế biến chuẩn bị đồ ăn thì được ghi nhận và trân trọng phần công sức đóng góp. Mọi người đều được ăn no và cảm thấy dễ chịu; và rất nhiều các hoạt động tiếp xúc xã hội tích cực diễn ra. Cho nên ta sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy rằng có rất nhiều những câu chuyện thần thoại đã được xây dựng xung quanh bữa ăn.”

But food-sharing even predates our Homo ancestors, and is currently observed in chimpanzees and bonobos. In fact, one recent paper even documented research of bonobos sharing food with bonobos outside of their own social group. Barbara Fruth, one of the study’s authors, told the digital magazine Sapiens that meal-sharing “must have its roots in our last common ancestor”. Based on the molecular clock, the last common ancestor, or LCA, of humans and Great Apes lived about 19 million years ago.

Nhưng việc chia sẻ thức ăn thậm chí còn có từ trước khi có sự tồn tại của tổ tiên loài người chúng ta, điều mà ngày nay ta có thể nhận thấy ở tinh tinh và vượn bonobos. Trên thực tế, một bài báo gần đây thậm chí còn ghi nhận nghiên cứu về việc vượn bonobo chia sẻ thức ăn với những con bonobo nằm ngoài nhóm của chúng. Barbara Fruth, một trong những tác giả của nghiên cứu, nói với tạp chí kỹ thuật số Sapiens rằng việc chia sẻ bữa ăn “phải có nguồn gốc từ tổ tiên chung cuối cùng của chúng ta”. Dựa trên phân tích về phân tử, con người và vượn lớn có tổ tiên chung gần nhất (last common ancestor – LCA) là vào thời điểm cách đây khoảng 19 triệu năm.

When I hear the words “This is my Body,” then, my mind immediately launches into a race to the evolutionary starting line, if you will.

Khi nghe thấy những từ “Này là thân thể ta” là lúc tâm trí tôi lập tức nảy ra một cuộc đua nhằm chạy đến xuất phát điểm của quá trình phát triển.

[nextpage title=”Nguồn gốc sâu xa của tôn giáo”]

Deep religion – Nguồn gốc sâu xa của tôn giáo

I begin with a discussion of the Eucharist because my particular religious tradition is Christian. But the point I’m making – that religious experiences emerge from very specific, very long histories – could be made with most religious phenomena. That’s because, in the words of the late sociologist Robert Bellah, “Nothing is ever lost.” History goes all the way back, and who and how and where we are now is the result of its winding forward. Any human phenomenon that exists is a human phenomenon that became what it is. This is no less true of religion.

Tôi sẽ bắt đầu bằng việc thảo luận về Bí tích Thánh Thể, vì tôi là người Kitô giáo. Nhưng quan điểm mà tôi nêu ra – rằng những trải nghiệm tôn giáo xuất hiện từ những quá trình lịch sử rất cụ thể, rất dài – có lẽ sẽ phù hợp với hầu hết các hiện tượng tôn giáo. Đó là bởi, theo lời của nhà xã hội học quá cố Robert Bellah, thì “Không có gì mất đi cả”. Lịch sử quay trở lại; chúng ta là ai, chúng ta đang như thế nào và chúng ta đang ở đâu, đó chính là kết quả của quá trình lịch sử.

If we’re going to think about the deep history of religion, then we need to be clear about what religion is. In his book The Bonobo and the Atheist, the primatologist Frans de Waal shares a funny story about participating in a panel hosted by the American Academy of Religion. When one participant suggested they start with defining religion, someone was quick to note that last time they tried to do that, “half the audience had angrily stomped out of the room”. Quipped de Waal: “And this in an academy named after the topic!”

Nếu chúng ta sẽ nghĩ về lịch sử sâu xa của tôn giáo, thì chúng ta cần phải làm rõ, tôn giáo là gì. Trong cuốn sách Vượn Bonobo và Người Vô thần (The Bonobo and the Atheist), nhà nghiên cứu linh trưởng Frans de Waal chia sẻ câu chuyện hài hước liên quan đến một hội thảo do Học viện Tôn giáo Hoa Kỳ tổ chức. Khi một người tham gia đề nghị mọi người bắt đầu với việc đưa ra định nghĩa về tôn giáo, có người đã nhanh chóng lưu ý rằng trong lần hội thảo trước họ đã cố gắng làm thế, nhưng “một nửa số cử toạ đã giận dữ bỏ ra khỏi phòng họp”. De Waal nói một cách châm biếm: “Mà đây lại chính là học viện mang danh nghĩa tôn giáo!”

Still, we need to start somewhere, so de Waal suggests this definition: religion is “the shared reverence for the supernatural, sacred, or spiritual as well as the symbols, rituals, and worship that are associated with it”. De Waal’s definition echoes one given by sociologist Émile Durkheim, who also emphasised the importance of shared experiences that “unite into one single moral community”.

Thế nhưng chúng ta vẫn cần phải bắt đầu từ đâu đó, vì vậy de Waal nêu ra định nghĩa như sau: tôn giáo là “lòng tôn kính chung dành cho đấng siêu nhiên, sự linh thiêng, tâm linh cũng như các biểu tượng, nghi lễ và sự thờ cúng đi kèm”. Định nghĩa của de Waal lặp lại định nghĩa từng được nêu ra bởi nhà xã hội học Émile Durkheim, người cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những trải nghiệm chung “được kết hợp thành một cộng đồng có chung tiêu chuẩn đạo đức”.

The importance of shared experience can’t be overstated since, in the story we’re telling, the evolution of human religion is inseparable from the ever-increasing sociality of the hominin line. As Bellah points out, religion is as a way of being. We might also view it as a way of feeling, as a way of feeling together.

Tầm quan trọng của kinh nghiệm chia sẻ có thể được cường điệu hóa bởi vì, trong câu chuyện mà chúng tôi nói, sự phát triển của tôn giáo loài người không thể tách rời khỏi tính xã hội ngày càng tăng của dòng hominin. Như Bellah chỉ ra, tôn giáo là một cách để tồn tại. Chúng ta cũng có thể xem nó như một cách cảm nhận, như một cách để cùng nhau cảm nhận.

Followers of the Nazareth Baptist Church climb the Nhlangakazi Holy Mountain. Religious beliefs and rituals help to unite groups of individuals – Những người theo Giáo hội Baptist Nazareth trèo lên Núi Thiêng Nhlangakazi. Các niềm tin và nghi lễ tôn giáo khác nhau giúp các nhóm cá nhân đơn lẻ hợp nhất lại với nhau. (Credit: Getty)

While much of the scientific study of religion is on theology-based doctrinal religions, the evolutionary psychologist Robin Dunbar thinks this is a narrow way of studying the phenomenon because it “completely ignores the fact that for most of human history religions have had a very different shamanic-like form that lacks gods and moral codes”. (By shamanic, Dunbar means religions of experience that commonly involve trance and travel in spirit worlds.) While the theology-based forms are only a few thousand years old and characteristic of post-agricultural societies, Dunbar argues that the shamanic forms date back 500,000 years. These, he claims, are characteristic of hunter-gatherers.

Phần lớn nghiên cứu khoa học về tôn giáo là nhằm tìm hiểu về các loại tôn giáo dựa trên thần học, nhưng nhà tâm lý học tiến hóa Robin Dunbar cho rằng đó chỉ là một cách nghiên cứu hạn hẹp bởi nó đã “hoàn toàn bỏ qua thực tế rằng hầu hết các tôn giáo trong lịch sử loài người đều có một hình thức pháp sư rất khác biệt, thứ không có các vị thần và các quy tắc đạo đức”. (Dunbar dùng chữ pháp sư – ‘shaman’ – để chỉ các tín ngưỡng chủ yếu gắn với việc lên đồng và kết nối với linh hồn người chết.). Trong khi các hình thức tôn giáo thần học mới chỉ tồn tại vài nghìn năm và là nét đặc trưng cho các xã hội hậu nông nghiệp, thì Dunbar lập luận rằng các hình thức pháp sư đã có từ 500 nghìn năm trước. Những thứ này, ông nói, là đặc trưng của người săn bắn hái lượm.

If we want to understand how and why religion evolved, Dunbar says we need to start out by examining religions “with the cultural accretions stripped away”. We need to focus less on questions about Big Gods and creeds, and more on questions about the capacities that emerged in our ancient ancestors that allowed them to achieve a religious way of being together.

Để hiểu được làm thế nào và tại sao tôn giáo phát triển, Dunbar nói rằng chúng ta cần phải bắt đầu bằng cách xem xét các tôn giáo theo cách “gạt bỏ các yếu tố phát triển văn hoá”. Chúng ta cần bớt chú ý vào các câu hỏi về các vị thần quan trọng và các tín ngưỡng, và cần đặt trọng tâm vào câu hỏi những năng lực gì đã khiến tổ tiên xa xưa của chúng ta tiến tới sống chung với nhau thành cộng đồng.

Adaptation or by-product? –

Thích ứng hay sản phẩm phụ?

All societies, after all, seem to have religions of some sort. “There are no exceptions to this,” de Waal told me over the phone.

Mọi xã hội xét cho cùng dường như đều có tôn giáo dưới hình thức này hay hình thức khác. “Không có ngoại lệ,” de Waal nói với tôi qua điện thoại.

If all societies have religion, it must have a social purpose – Frans de Waal

Nếu tất cả các xã hội đều có tôn giáo, thì nó phải có mục đích xã hội – Frans de Waal

There are two major perspectives on why this might be. One is called functionalism or adaptationism: the idea that religion brings positive evolutionary benefits, which are most often framed in terms of its contribution to group living. As de Waal puts it: “If all societies have [religion], it must have a social purpose.”  

Có hai quan điểm chính lý giải điều này. Một được gọi là thuyết chức năng, hay thuyết thích nghi: Thuyết này cho rằng tôn giáo đem lại lợi ích tích cực cho quá trình phát triển, chủ yếu là nhờ vào sự đóng góp của các thành viên trong nhóm vào đời sống chung. Như de Waal, thì “Nếu mọi xã hội đều có [tôn giáo], thì tôn giáo hẳn phải có mục đích xã hội.”

Others take the view that religion is a spandrel, or by-product of evolutionary processes. The word spandrel refers to an architectural shape that emerges as a by-product between arches and ceiling. Religion, on this interpretation, is akin to a vestigial organ. Perhaps it was adaptive in the environments it originally evolved in, but in this environment it’s maladaptive. Or perhaps religious beliefs are the result of psychological mechanisms that evolved to solve ecological problems unrelated to religion. Either way, evolution didn’t “aim” at religion; religion just emerged as evolution “aimed” at other things.

Thuyết thứ hai thì cho rằng tôn giáo là một ‘mắt cửa’ (‘spandrel’), hay một sản phẩm của quá trình phát triển. ‘Mắt cửa’ là từ được dùng để chỉ một hình dạng kiến trúc ít ai để ý, nằm giữa phần mái vòm và trần nhà. Tôn giáo, theo cách giải thích này, giống như một cơ quan chỉ để lại vai trò mờ nhạt trong cơ thể. Có thể là nó từng thích nghi được trong môi trường đã khiến nó phát sinh, nhưng trong môi trường khác, nó lại không thích nghi nổi. Hoặc có lẽ niềm tin tôn giáo là kết quả của việc các cơ chế tâm lý phát triển nhằm xử lý những vấn đề sinh thái không liên quan đến tôn giáo. Dù là giải thích theo cách nào thì cả hai thuyết trên đều cho rằng sự phát triển đã không “hướng tới” tôn giáo; tôn giáo chỉ trỗi dậy khi sự phát triển “hướng tới” những thứ khác.

While folks on both sides of this debate have their reasons, it seems unhelpful to frame the evolution of religion in such either/or terms. Something that was merely a by-product of a blind evolutionary process could well be taken up by human beings to perform a specific function or solve a specific problem. (Read about what the future of religion could be like.)

Mặc dù những người ở cả hai phía của cuộc tranh luận này đều có cái lý của mình, nhưng dường như việc đóng khung sự phát triển tôn giáo theo một trong hai cách trên không giúp đem lại lời giải đáp thoả đáng. Một thứ dù chỉ là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa mù quáng vẫn có thể được con người nắm bắt để thực hiện một chức năng, hoặc để xử lý một vấn đề cụ thể nào đó.

Muslim worshippers perform the evening (Isha) prayers at the Kaaba. Emotions such as awe, loyalty, and love are central to many religious celebrations – Người Hồi giáo làm lễ cầu nguyện tối (Isha) tại Kaaba. Những cảm xúc như sự kính trọng, lòng trung thành và tình yêu là trung tâm của nhiều nghi lễ tôn giáo. (Credit: Getty)

This can be true for many behaviours – including music – but religion presents a particular puzzle, since it often involves extremely costly behaviours, such as altruism and, at times, even self-sacrifice.

Điều này là đúng đối với nhiều hành vi ứng xử – bao gồm cả âm nhạc – nhưng tôn giáo đưa ra một câu đố cụ thể, vì nó thường liên quan đến các hành vi cực kỳ đắt giá, chẳng hạn như lòng vị tha và có những lúc là cả sự tự hy sinh.

For this reason, some theorists such as Dunbar argue that we should also look beyond the individual to the survival of the group.

Vì lý do này, một số nhà lý thuyết như Dunbar cho rằng chúng ta cũng cần phải nhìn xa ra bên ngoài phạm vi một cá nhân, để nhìn vào vấn đề sinh tồn của cả nhóm.

This is known as multilevel selection, which “recognises that fitness benefits can sometimes accrue to individuals through group-level effects, rather than always being the direct product of the individual’s own actions”, as Dunbar defines it.

Đây được gọi là sự lựa chọn đa cấp, theo đó “thừa nhận rằng các cá nhân đôi khi được hưởng lợi nhiều hơn nhờ vào kết quả mà cả nhóm đạt được thay vì lúc nào cũng chỉ trực tiếp dựa vào hành động đơn lẻ của từng cá nhân”, Dunbar nói.

An example is cooperative hunting, which enables groups to catch bigger prey than any members could catch as individuals. Bigger prey means more for me, even if I have to share the meat (since the animal being shared is already larger than anything I could catch alone). Such group-level processes “require the individual to be sensitive to the needs of other members of the group”, says Dunbar.

Một ví dụ có thể nêu ra là việc cùng nhau săn bắn – việc đi cùng với nhau cho phép các thợ săn bắt được con mồi to hơn so với việc bất kỳ cá nhân đơn lẻ nào đi săn một mình. Con mồi lớn hơn cũng đồng nghĩa với việc phần thịt mỗi người nhận được sẽ nhiều hơn, ngay cả khi họ phải chia sẻ với những thợ săn khác (vì con thú săn được lớn hơn nhiều so với bất kỳ con thú nào mỗi người có thể tự mình bắt được). Những phối hợp ở cấp độ nhóm như vậy “đòi hỏi cá nhân phải nhạy cảm với nhu cầu của các thành viên khác trong nhóm”, Dunbar nói.

There is no history of the religion of an individual creature. Our story is about us.

Không có lịch sử tôn giáo của một sinh vật đơn lẻ. Câu chuyện của chúng ta là nói về chúng ta.

[nextpage title=”Cảm xúc đầu tiên”]

Feeling first

Cảm xúc đầu tiên

If we are to understand religion, then, we first need to look back into your deep history to understand how human ancestors evolved to live in groups in the first place.

Nếu để chúng ta hiểu về tôn giáo, trước hết chúng ta cần nhìn lại lịch sử sâu xa để hiểu được tổ tiên con người đã phát triển ra sao để sống thành từng nhóm.

We are, after all, descended from a long line of ancestral hominoids with “weak social ties and no permanent group structures”, says Jonathan Turner, author of The Emergence and Evolution of Religion. That leads Turner to what he considers the million-dollar question: “How did Darwinian selection work on the neuroanatomy of hominins to make them more social so they could generate cohesive social bonds to form primary groups?” he asked me on the phone. “That’s not a natural thing for apes.”

Sau tất cả, chúng ta là hậu duệ của một chuỗi dài các thế hệ linh trưởng tiền nhân với “các mối quan hệ xã hội lỏng lẻo và không có cấu trúc nhóm ổn định”, Jonathan Turner, tác giả của cuốn Sự Xuất hiện và Phát triển của Tôn giáo (The Emergence and Evolution of Religion), nói. Điều này đưa Turner đến với câu hỏi trị giá triệu đô la: “Tại sao thuyết chọn lọc của Darwin về giải phẫu thần kinh ở tông người lại khiến con người ưa giao tiếp xã hội hơn, dẫn đến việc con người có thể tạo ra những gắn bó xã hội để hình thành nên những nhóm quần thể nguyên thuỷ đầu tiên?” ông hỏi tôi qua điện thoại. “Đó không phải là điều tự nhiên đối với các loài linh trưởng.”

Our ape line evolved from our last common ancestor around 19 million years ago. Orangutans broke away about 13-16 million years ago, while the gorilla line branched away about 8-9 million years ago. The hominin line then branched into two about 5-7 million years ago, with one line leading to the chimpanzees and bonobos, and the other leading to us. We modern humans share 99% of our genes with living chimpanzees – which means we’re the two most closely related apes in the whole line.

Gốc gác chung cuối cùng, nơi tổ tiên loài người có chung tổ tiên với linh trưởng, là cách đây 19 triệu năm về trước. Đười ươi orangutan tách ra vào khoảng 13-16 triệu năm trước, còn khỉ đột gorilla, khoảng 8-9 triệu năm trước. Rồi tông người tách ra thành hai nhánh vào khoảng 5-7 triệu năm trước, với một nhánh tiến hoá thành tinh tinh (chimpanzee) và vượn bonobos, còn một nhánh trở thành chúng ta. Con người hiện đại chúng ta có chung 99% các bộ gene với tinh tinh, và điều đó có nghĩa hai loài này là họ hàng gần gũi nhất với nhau trong toàn bộ họ linh trưởng.

Human religion emerges out of our increased capacity for sociality

Tôn giáo của con người xuất hiện từ khả năng gia tăng xã hội của chúng ta

The similarities between humans and chimps are well known, but one important difference has to do with group size. Chimpanzees, on average, can maintain a group size of about 45, says Dunbar. “This appears to be the largest group size that can be maintained through grooming alone,” he says. In contrast, the average human group is about 150, known as Dunbar’s Number. The reason for this, says Dunbar, is that humans have the capacity to reach three times as many social contacts as chimps for a given amount of social effort. Human religion emerges out of this increased capacity for sociality.

Những nét tương đồng giữa con người và tinh tinh đã được biết đến, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng giữa hai loài, đó là quy mô nhóm sinh sống cùng nhau. Tinh tinh trung bình duy trì khoảng 45 cá thể mỗi nhóm, nhà tâm lý học tiến hóa Robin Dunbar nói. “Đây có vẻ như là quy mô nhóm lớn nhất,” ông nói. Thế nhưng ở con người thì con số này trung bình là 150, được gọi là Số của Dunbar. Lý do, theo Dunbar, là bởi con người có khả năng đạt được các mối liên hệ xã hội lớn gấp ba lần so với tinh tinh nếu bỏ ra cùng mức độ nỗ lực trong giao tiếp xã hội. Tôn giáo khiến con người tăng khả năng giao tiếp xã hội.

How come? As our ape ancestors moved from receding forest habitats to more open environments, like the savannahs of eastern and southern Africa, Darwinian pressures acted on them to make them more social for increased protection from predators and better access to food; it also made it easier to find a mate. Without the ability to maintain new structures – like small groups of five or six so-called nuclear families, says Turner – these apes wouldn’t have been able to survive.

Sao có thể thế? Khi tổ tiên linh trưởng của chúng ta chuyển từ việc sống trong rừng sang các môi trường mở như thảo nguyên savannah ở đông và nam Phi, áp lực của sự lựa chọn tự nhiên theo học thuyết Darwin đã khiến họ phải tăng cường giao tiếp xã hội để tăng cơ hội được bảo vệ khỏi những loài mãnh thú ăn thịt và để có được nguồn thực phẩm dự trữ tốt hơn. Còn một chuyện nữa, là việc này cũng giúp cho việc tìm kiếm bạn tình thuận lợi hơn. Nếu như không thể duy trì các cơ cấu mới, như tạo thành các nhóm nhỏ gồm khoảng năm, sáu gia đình nhỏ, Turner nói, thì các loài linh trưởng sẽ không có khả năng sinh tồn.

So how did nature achieve this socialisation process? Turner says the key isn’t with what we typically think of as intelligence, but rather with the emotions, which was accompanied by some important changes to our brain structure. Although the neocortex figures prominently in many theories of the evolution of religion, Turner says the more important alterations concerned the subcortical parts of the brain, which gave hominins the capacity to experience a broader range of emotions. These enhanced emotions promoted bonding, a crucial achievement for the development of religion.

Vậy thế giới tự nhiên đạt được tiến trình xã hội hóa này như thế nào? Turner nói điểm then chốt không phải là điều chúng ta vẫn thường nghĩ tới, trí thông minh, mà là cảm xúc. Đây là thứ gắn liền với một số những thay đổi quan trọng trong cấu trúc não của chúng ta. Cho dù tân vỏ não (neocortex), tức là phần não chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và ý thức, đóng vai trò chủ đạo trong nhiều giả thuyết về sự tiến hóa của tôn giáo, nhưng Turner nói rằng các phần quan trọng hơn là các phần ở dưới vỏ não, là các bộ phận khiến tông người có được năng lực trải nghiệm một loạt các cảm xúc phong phú hơn. Những cảm xúc này giúp làm tăng mức độ gắn bó giữa các cá thể với nhau, điều rất quan trọng để tôn giáo phát triển.

Complex religious feelings are often the combination of many emotions. Awe, for instance, is a heady mix of fear and happiness. – Những cảm xúc tôn giáo phức tạp thường là sự tổng hợp của nhiều loại cảm xúc khác nhau. Chẳng hạn, nỗi kinh sợ là kết quả của sự pha trộn giữa nỗi sợ hãi và niềm hạnh phúc. (Credit: Getty)

The process of subcortical enhancement Turner refers to dates to about 4.5 million years ago, when the first Australopithecine emerged. Initially, says Turner, selection increased the size of their brains about 100 cubic centimetres (cc) beyond that of chimpanzees, to about 450 cc (in Australopithecus afarensis). For the sake of comparison, this is smaller than later hominins – Homo habilis had a cranial capacity of 775 cc, while Homo erectus was slightly larger at 800-850. Modern humans, in contrast, boast a brain size much bigger than any of these, with a cranial capacity of up to 1,400 cc.

Tiến trình cải thiện phần dưới vỏ não, theo Turner, diễn ra từ khoảng 4,5 triệu năm trước, khi vượn người phương nam (còn gọi là ‘vượn người Australopithecine’) đầu tiên xuất hiện. Lúc ban đầu, Turner nói, là sự lựa chọn tăng kích thước não lên, lớn hơn chừng 100 phân khối so với não tinh tinh, đạt khoảng 450 phân khối ở vượn người Australopithecine. So sánh cho dễ hình dung, thì kích thước này nhỏ hơn não của tông người – xuất hiện sau đó – xảo nhân, hay còn gọi là người khéo léo (Homo habilis) có kích thước sọ là 775 phân khối, trong lúc người đứng thẳng (Homo erectus) thì có não lớn hơn một chút, 800-850 phân khối. Con người hiện đại thì có não với kích cỡ to hơn hẳn, tới 1.400 phân khối.

It is in the story of how these [subcortical] mechanisms evolved that, ultimately, the origins of religion are to be discovered – Jonathan Turner

Việc đó nằm trong câu chuyện các cơ chế phần dưới vỏ não này phát triển ra sao, để cuối cùng dẫn đến sự ra đời của tôn giáo – Jonathan Turner

But the comparably smaller brain size doesn’t mean that nothing was happening to the hominin brain. Brain size is measured by an endocast, but Turner says these do not reflect the subcortical enhancement that was occurring between the emergence of Australopiths (around 4 million years ago) and Homo erectus (1.8 million years ago). “It is in the story of how these [subcortical] mechanisms evolved that, ultimately, the origins of religion are to be discovered.”

Nhưng việc có kích thước não nhỏ hơn đáng kể không có nghĩa là không có chuyện gì xảy ra trong não ở tông người. Kích thước não được đo bằng phần hốc xương sọ, nhưng Turner nói rằng những thứ này không thể hiện được sự cải thiện của phần dưới vỏ não, vốn xuất hiện trong thời kỳ từ lúc bắt đầu có vượn người phương nam (Australopiths), khoảng bốn triệu năm trước, và người đứng thẳng (Homo erectus), 1,8 triệu năm trước. “Việc đó nằm trong câu chuyện các cơ chế phần dưới vỏ não này tiến hóa ra sao, để cuối cùng dẫn đến sự ra đời của tôn giáo.”

Although the neocortex of humans is three times the size of apes’, the subcortex is only twice as big – which leads Turner to believe that the enhancement of hominin emotion was well underway before the neocortex began to grow to its current human size.

Cho dù tân vỏ não ở người lớn gấp ba lần so với bộ phận tương đương ở các loài linh trưởng, nhưng phần dưới vỏ não thì chỉ lớn gấp đôi, và điều này khiến cho Turner tin rằng việc cải thiện cảm xúc ở tông người đã diễn ra từ trước khi tân vỏ não bắt đầu phát triển cho tới kích thước ở người hiện nay.

Here’s how nature pulled it off. You’ve probably heard talk of the so-called four primary emotions: aggression, fear, sadness, and happiness. Notice anything about that list? Three of the emotions are negative. But the promotion of solidarity requires positive emotions – so natural selection had to find a way to mute the negative emotions and enhance the positive ones, Turner says. The emotional capacities of great apes (particularly chimpanzees) were already more elaborate than many other mammals, so selection had something to work with.

Đây chính là chỗ mà thế giới tự nhiên đã thành công. Có lẽ bạn đã từng nghe những thảo luận về cái gọi là các cảm xúc căn bản: hung hăng, sợ hãi, buồn rầu, và hạnh phúc. Bạn có nhận ra bất kỳ điều gì từ danh sách liệt kê trên không? Ba trong số các cảm xúc đó là mang tính tiêu cực. Nhưng việc thúc đẩy tinh thần đoàn kết thì đòi hỏi phải có các cảm xúc tích cực – cho nên tiến trình lựa chọn tự nhiên phải tìm cách tắt đi các cảm xúc tiêu cực và tăng các cảm giác tích cực, Turner nói. Khả năng có cảm xúc ở các loài linh trưởng lớn (đặc biệt là ở tinh tinh) đã đạt mức tinh tế hơn nhiều so với các loài động vật có vú khác, cho nên sự lựa chọn tự nhiên cần phải có cách phát triển tiếp.

At this point in his argument, Turner introduces the concept of first- and second-order elaborations, which are emotions that are the result of a combinations of two or more primary emotions. So, for example, the combination of happiness and anger generates vengeance, while jealousy is the result of combining anger and fear. Awe, which figures majorly in religion, is the combination of fear and happiness. Second-order elaborations are even more complex, and occurred in the evolution from Homo erectus (1.8 million years ago) to Homo sapiens (about 200,000 years ago). Guilt and shame, for example, two crucial emotions for the development of religion, are the combination of sadness, fear, and anger.

Tại điểm này trong lập luận của mình, Turner đưa ra khái niệm những sự kết hợp nhân tố bậc một và nhân tố bậc hai, theo đó cho rằng các cảm xúc là kết quả của sự kết hợp giữa hai cảm xúc căn bản trở lên. Chẳng hạn như hạnh phúc kết hợp với tức giận sẽ tạo nên cảm xúc báo thù, trong khi sự ghen tuông là kết quả của việc kết hợp giữa tức giận và sợ hãi. Nỗi kinh sợ, vốn đóng vai trò quan trọng trong tôn giáo, là sự kết hợp giữa nỗi sợ hãi và niềm hạnh phúc. Các kết hợp theo nhân tố bậc hai thậm chí còn phức tạp hơn, và chúng xuất hiện trong quá trình tiến hoá từ người đứng thẳng (Homo erectus), 1,8 triệu năm trước, lên người thông minh (Homo sapiens), khoảng 200 ngàn năm trước. Chẳng hạn như cảm giác tội lỗi và hổ thẹn, là hai cảm xúc rất quan trọng cho sự phát triển tôn giáo, là sự kết hợp giữa đau buồn, sợ hãi và tức giận.

Kashmiri Muslims celebrate Eid-e-Milad-un-Nabi, the anniversary of the Prophet’s birth – Người Hồi giáo Kashmir đón mừng lễ Eid-e-Milad-un-Nabi, là dịp kỷ niệm ngày sinh của Đấng Tiên tri. (Credit: Getty)

It’s difficult to imagine religion without the capacity to experience these emotional elaborations for the same reason it’s difficult to imagine close social groups without them: such an emotional palette binds us to one another at a visceral level. “Human solidarities are only possible by emotional arousal revolving around positive emotions – love, happiness, satisfaction, caring, loyalty – and the mitigation of the power of negative emotions, or at least some negative emotions,” says Turner. “And once these new valences of positive emotions are neurologically possible, they can become entwined with rituals and other emotion-arousing behaviours to enhance solidarities and, eventually, produce notions of power gods and supernatural forces.”

Khó để mà tưởng tượng ra tôn giáo không có năng lực trải qua những kết hợp cảm xúc này, với cùng lý do của việc khó mà tưởng tượng ra những nhóm xã hội khép kín không có năng lực đó: một bảng cảm xúc như vậy ràng buộc chúng ta với những người khác ở tầm mức nội tâm bên trong. “Những tính đoàn kết ở con người chỉ có thể hình thành nhờ có những cảm xúc được phát triển lên từ những cảm xúc tích cực – yêu thương, hạnh phúc, thoả mãn, chăm sóc, trung thành – và sự làm dịu bớt sức mạnh của các cảm xúc tiêu cực, hoặc ít nhất cũng là của một số cảm xúc tiêu cực,” Turner nói. “Và một khi những giá trị mới của cảm xúc tích cực có thể có về mặt thần kinh, chúng có thể bị cuốn vào các nghi thức và các hành vi khơi dậy cảm xúc khác để tăng cường tình đoàn kết và cuối cùng, tạo ra các khái niệm về các vị thần quyền lực và các thế lực siêu nhiên.”

Not to jump ahead too far, but it’s important to understand how pivotal feeling is in the evolution of religion. As far as Darwin was convinced, there wasn’t any difference between religious feeling and any other feeling. “It is an argument for materialism,” he wrote in a journal entry, “that cold water brings on suddenly in head, a frame of mind, analogous to those feelings, which may be considered as truly spiritual.” If this is true, then that means the causes of religious feelings can be pinpointed and studied just like any other feeling.

Điều quan trọng ở đây là chúng ta cần hiểu được cảm giác xoay trục là thế nào trong sự phát triển của tôn giáo. Như Darwin cảm thấy bị thuyết phục, thì không có khác biệt nào giữa cảm xúc tôn giáo với bất kỳ loại cảm xúc nào khác. Nếu như điều này là đúng, thì điều đó có nghĩa là các nguyên nhân gây ra cảm xúc tôn giáo cũng có thể được xác định và được nghiên cứu giống như bất kỳ cảm xúc nào khác.

[nextpage title=”Nghi lễ”]

Ritual

Nghi lễ

As selection worked on existing brain structures, enhancing emotional and interpersonal capacities, certain behavioural propensities of apes began to evolve. Some of the propensities that Turner lists as already present in apes include: the ability to read eyes and faces and to imitate facial gestures; various capacities for empathy; the ability to become emotionally aroused in social settings; the capacity to perform rituals; a sense of reciprocity and justice; and the ability to see the self as an object in an environment. An increase in the emotional palette available to apes would, according to Turner, result in an increase in all of these behavioural capacities.

Do tiến trình lựa chọn tự nhiên diễn ra với việc có những thay đổi trong cấu trúc não bộ và việc phát triển khả năng xúc cảm, giao tiếp, một số thiên hướng ứng xử ở linh trưởng bắt đầu tiến hoá. Một số thiên hướng mà Jonathan Turner, tác giả của cuốn Sự Xuất hiện và Phát triển của Tôn giáo (The Emergence and Evolution of Religion), liệt kê là đã tồn tại sẵn ở linh trưởng gồm có: khả năng đọc biểu hiện trong ánh mắt và gương mặt, khả năng bắt chước cách biểu cảm trên khuôn mặt; khả năng biết cảm thông ở một chừng mực nào đó; khả năng cảm nhận được môi trường xã hội xung quanh; khả năng thực hiện các nghi lễ; có ý thức ứng xử có đi có lại và công bằng; và khả năng tự nhận biết bản thân mình là một vật thể trong môi trường xung quanh. Theo Turner thì việc gia tăng cung bậc cảm xúc ở linh trưởng khiến cho năng lực thực hiện các hành vi ứng xử này cũng tăng lên.

Though many if not all of these behaviours have been documented in apes, I want to concentrate on two of them – ritual and empathy – without which religion would be unthinkable.

Có khá nhiều, nếu không muốn nói nói là tất cả các hành vi ứng xử này đã được ghi nhận ở các loài linh trưởng. Tuy nhiên, tôi muốn tập trung vào hai hành vi trong số đó, là nghi lễ và sự cảm thông. Đây là hai hành vi mà nếu chúng không tồn tại thì sẽ không thể có tôn giáo.

In archival footage, primatologist and anthropologist Jane Goodall describes the well-known waterfall dance which has been widely observed in chimpanzees. Her comments are worth quoting at length:

Trong một đoạn băng hình lưu (archival footage), nhà linh trưởng học và nhân chủng học Jane Goodall mô tả vũ điệu thác nước nổi tiếng của tinh tinh. Nhận xét của bà được trích dẫn một đoạn dài:

When the chimpanzees approach, they hear this roaring sound, and you see their hair stands a little on end and then they move a bit quicker. When they get here, they’ll rhythmically sway, often upright, picking up big rocks and throwing them for maybe 10 minutes. Sometimes climbing up the vines at the side and swinging out into the spray, and they’re right down in the water which normally they avoid. Afterwards you’ll see them sitting on a rock, actually in the stream, looking up, watching the water with their eyes as it falls down, and then watching it going away. I can’t help feeling that this waterfall display or dance is perhaps triggered by feelings awe, wonder that we feel.

Khi tinh tinh đến gần, chúng nghe thấy âm thanh gầm vang này, và bạn sẽ thấy lông chúng dựng lên một chút, rồi chúng di chuyển nhanh hơn một chút. Khi tới nơi, chúng sẽ lắc lư theo nhịp điệu, mà thường là đứng thẳng lên, nhặt những viên đá lớn ném đi trong chừng có lẽ là 10 phút. Đôi khi chúng trèo lên những gốc nho ở bên cạnh rồi đu bay ra, ẩn thân vào màn hơi nước, rồi chúng nhảy xuống nước, điều mà bình thường thì chúng sẽ tránh làm. Sau đó, bạn sẽ thấy chúng ngồi trên một tảng đá nằm giữa dòng chảy, nhìn lên trên, ngắm làn nước đổ xuống, rồi nhìn nước trôi đi. Tôi không thể không nghĩ rằng màn trình diễn, hoặc là vũ điệu thác nước này, có lẽ chính là được tạo ra từ cảm giác dễ chịu, cảm giác thấy rằng mọi thứ thật tuyệt.

The chimpanzee’s brain is so like ours: they have emotions that are clearly similar to or the same as those that we call happiness, sad, fear, despair, and so forth – the incredible intellectual abilities that we used to think unique to us. So why wouldn’t they also have feelings of some kind of spirituality, which is really being amazed at things outside yourself?

Não của tinh tinh cũng giống như não chúng ta: chúng có những cảm xúc rõ ràng là tương tự hoặc giống hệt như những cảm xúc mà chúng ta gọi là hạnh phúc, buồn, sợ, kinh hãi, và các cảm xúc khác – những khả năng trí tuệ phi thường mà chúng ta từng nghĩ rằng chỉ con người mới có. Vậy tại sao chúng lại không có cảm xúc về một dạng nghi lễ nào đó, điều sẽ thực sự là kỳ diệu nằm bên ngoài mỗi bản thân chúng ta?

Goodall has observed a similar phenomenon happen during a heavy rain. These observations have led her to conclude that chimpanzees are as spiritual as we are. “They can’t analyse it, they don’t talk about it, they can’t describe what they feel. But you get the feeling that it’s all locked up inside them and the only way they can express it is through this fantastic rhythmic dance.” In addition to the displays that Goodall describes, others have observed various carnivalesque displays, drumming sessions, and various hooting rituals.

Goodall đã quan sát thấy hiện tượng tương tự xảy ra trong một trận mưa lớn. Quan sát này khiến bà đi đến kết luận rằng tinh tinh cũng có những nghi lễ như chúng ta. “Chúng không thể phân tích nghi lễ đó, chúng không nói về nghi lễ đó, chúng không thể mô tả cảm giác mà chúng cảm thấy. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được rằng mọi thứ đều được cất giấu bên trong chúng, và cách duy nhất để chúng thể hiện ra chính là thông qua vũ điệu nhịp nhàng tuyệt diệu này.” Bên cạnh việc có những màn trình diễn mà Goodall mô tả, những người khác đã quan sát được nhiều màn trình diễn lễ hội, những đợt gõ đập, và nhiều nghi thức hú hét ở tinh tinh.

The roots of ritual are in what Bellah calls “serious play” – activities done for their own sake, which may not serve an immediate survival capacity, but which have “a very large potentiality of developing more capacities”. This view fits with various theories in developmental science, showing that playful activities are often crucial for developing important abilities like theory of mind and counterfactual thinking.

Gốc rễ của nghi thức thì nằm trong thứ mà Bellah gọi là “màn trình diễn nghiêm túc”, các hoạt động được thực hiện vì chính nó, có thể không phục vụ cho năng lực sinh tồn ngay lập tức nhưng có “tiềm năng rất lớn trong việc phát triển thêm các năng lực khác”. Quan điểm này phù hợp với những thuyết trong khoa học phát triển theo đó cho rằng các hoạt động vui đùa đóng vai trò rất quan trọng cho việc phát triển các khả năng quan trọng như thuyết tâm ý (theory of mind) và tư duy đối chứng (counterfactual thinking).

Play, in this evolutionary sense, has many unique characteristics: it must be performed “in a relaxed field” – when the animal is fed and healthy and stress-free (which is why it is most common in species with extended parental care). Play also occurs in bouts: it has a clear beginning and ending. In dogs, for example, play is initiated with a “bow”. Play involves a sense of justice, or at least equanimity: big animals need to self-handicap in order to not hurt smaller animals. And it might go without saying, but play is embodied.

Màn trình diễn, đặt trong bối cảnh tiến hoá này, thì có nhiều đặc tính độc đáo: nó phải được thực hiện “trong một môi trường thư giãn” – khi con vật được cho ăn uống đầy đủ, khoẻ mạnh và không bị stress (đó là lý do vì sao đây là hiện tượng phổ biến nhất xảy ra trong các loài có tập tính chăm sóc con non trong một thời gian dài). Màn trình diễn cũng xuất hiện trong các cuộc đọ sức: có sự bắt đầu và kết thúc rõ ràng. Chẳng hạn như ở chó, màn trình diễn bắt đầu với động tác ‘cúi chào’. Màn trình diễn liên quan tới cảm giác công lý, hoặc ít nhất cũng là sự bình thản: những con vật cỡ lớn cần phải tự điều chỉnh cân bằng để không làm tổn hại đến các con nhỏ hơn. Và không cần nói cũng rõ, màn trình diễn là sự tự thể hiện bản thân.

Ultra-Orthodox Jewish men take part in the Tashlich ritual, during which sins are cast into the water to the fish. Người Do Thái dòng Chính thống giáo thực hiện nghi lễ Tashlich, là lúc để mọi người sám hối, mọi tội lỗi được rửa gột sạch theo dòng nước, trôi theo cá. (Credit: Getty)

Now compare that to ritual, which is enacted, which is embodied. Rituals begin and end. They require both shared intention and shared attention. There are norms involved. They take place in a time within time – beyond the time of the everyday. (Think, for example, of a football game in which balls can be caught “out of bounds” and time can be paused. We regularly participate in modes of reality in which we willingly bracket out “the real world”. Play allows us to do this.) Most important of all, says Bellah, play is a practice in itself, and “not something with an external end”.

Bây giờ, hãy so sánh màn trình diễn với nghi lễ xem cái nào là diễn, cái nào là tự thể hiện bản thân. Các nghi lễ thì có sự bắt đầu và sự kết thúc. Cả hai đều đòi hỏi phải chia sẻ mục đích, chia sẻ sự chú ý. Có những quy tắc, tiêu chuẩn trong đó. Các nghi lễ được thực hiện trong một khoảng thời gian nào đó, vượt ra ngoài giới hạn thời gian hàng ngày. (Chẳng hạn như, hãy thử nghĩ về một trận bóng đá khi bóng bị bắt ở “ngoài vòng cấm địa” và thời gian thi đấu sẽ ngừng lại. Chúng ta thường tham gia vào những tình huống thực tế trong đó chúng ta sẵn lòng bỏ qua “thế giới thực”. Màn trình diễn cho phép chúng ta làm điều này.) Quan trọng hơn cả, Bellah nói, màn trình diễn bản thân nó là một sự thực hành, và “không phải là thứ có một sự kết thúc bên ngoài”.

Bellah calls ritual “the primordial form of serious play in human evolutionary history”, which means that ritual is an enhancement of the capacities that make play first possible in the mammalian line. There is a continuity between the two. And while Turner acknowledges it might be pushing it to refer to a chimpanzee waterfall dance or carnival as Ritual with a capital R, it is possible to affirm that “these ritual-like behavioural propensities suggest that some of what is needed for religious behaviour is part of the genome of chimpanzees, and hence, hominins”.

Bellah gọi nghi lễ là “hình thức nguyên thuỷ của sự trình diễn nghiêm túc trong lịch sử tiến hoá của loài người”, có nghĩa là nghi lễ là sự nâng cao của những năng lực khiến cho việc trình diễn lần đầu tiên trở nên khả thi trong những loài động vật có vú. Có sự tiếp nối liền lạc giữa hai vấn đề này. Và trong lúc Turner thừa nhận rằng có thể sẽ là quá đà nếu coi vũ điệu dưới thác nước của tinh tinh là Nghi lễ (với chữ N viết hoa), thì có thể khẳng định rằng “những thiên hướng hành xử giống như nghi lễ cho thấy có một số thứ cần có đối với cách hành xử tôn giáo là một phần có trong gene của tinh tinh, và do đó, trong tông người.”

[nextpage title=”Sự cảm thông”]

Empathy

Sự cảm thông

The second trait we must consider is empathy. Empathy is not primarily in the head. It’s in the body –at least that’s how it started. It began, writes de Waal, “with the synchronisation of bodies, running when others run, laughing when others laugh, crying when others cry, or yawning when others yawn”.

Đặc tính thứ hai mà chúng ta cần phải xem xét đến là sự cảm thông. Cảm thông không phải là thứ có sẵn trong tâm trí. Nó là trong cơ thể – ít nhất đó cũng là nơi nó bắt đầu. De Waal viết rằng nó bắt đầu “với sự đồng bộ hoá của các cơ thể, chạy khi người khác chạy, cười khi người khác cười, khóc khi người khác khóc, hoặc ngáp khi người khác ngáp”.

Buddhist monks launch a sky lantern during the Yee Peng Festival in Chiang Mai. The ritual symbolises the release of kindness and goodwill – Các nhà sư Phật giáo thả đèn lồng trời trong Lễ Yee Peng ở Chiang Mai. Đây là nghi lễ nhằm thả lòng tử tế và những lời chúc tốt lành lên trời xanh. (Credit: Getty)

Empathy is absolutely central to what we call morality, says de Waal. “Without empathy, you can’t get human morality. It makes us interested in others. It makes us have an emotional stake in them.” If religion, according to our definition, is a way of being together, then morality, which instructs us as to the best ways to be together, is an inextricable part of that.

Sự cảm thông chắc chắn là nằm ở trung tâm thứ mà ta gọi là giá trị đạo đức, de Waal nói. “Nếu không có sự cảm thông, bạn không thể có giá trị đạo đức con người. Nó khiến chúng ta quan tâm đến người khác. Nó khiến chúng ta có cảm xúc với người khác.” Nếu như tôn giáo, theo định nghĩa của chúng ta, là một cách để chúng ta ở bên nhau, thì giá trị đạo đức, thứ chỉ định cho chúng ta những cách thức tốt nhất để ở bên nhau, là một phần không thể thiếu được trong đó.

De Waal has been criticised over the years for offering a rose-coloured interpretation of animal behaviour. Rather than view animal behaviour as altruistic, and therefore springing from a sense of empathy, we should, these wise scientists tell us, see this behaviour for what it is: selfishness. Animals want to survive. Period. Any action they take needs to be interpreted within that matrix.

De Waal đã bị chỉ trích trong nhiều năm về việc đưa ra cách diễn giải màu hồng về hành vi ứng xử của động vật. Thay vì coi hành vi ứng xử của động vật là có tính vị tha và do đó dẫn tới sự cảm thông, thì các nhà khoa học thông thái này nói với chúng ta rằng chúng ta nên coi hành vi ứng xử này theo cách đúng với bản chất của nó: sự ích kỷ. Các con vật đều muốn sinh tồn. Chấm. Bất kỳ hành động nào chúng cần có đều được giải nghĩa trong khuôn khổ ma trận này.

But this is a misguided way of talking about altruism, de Waal says.

Thế nhưng đây là một cách nói sai lầm về lòng vị tha, de Waal nói.

“We see animals want to share food even though it costs them. We do experiments on them and the general conclusion is that many animals’ first tendency is to be altruistic and cooperative. Altruistic tendencies come very naturally to many mammals.”

“Chúng ta thấy rằng động vật muốn chia sẻ thức ăn cho dù như vậy chúng có thể thiệt thòi. Chúng ta làm các thử nghiệm trên chúng, và kết luận chung được đưa ra là khuynh hướng đầu tiên xuất hiện ở nhiều con vật là sự cảm thông và hợp tác. Khuynh hướng cảm thông diễn ra một cách hết sức tự nhiên ở nhiều loài động vật.”

But isn’t this just self-preservation? Aren’t the animals just acting in their own best interests? If they behave in a way that appears altruistic, aren’t they just preparing (so to speak) for a time when they will need help? “To call that selfish,” says an incredulous de Waal, “because in the end of course these pro-social tendencies have benefits?” To do that, he says, is to define words into meaninglessness.

Nhưng phải chăng đó chỉ là sự tự bảo tồn? Chẳng phải là các con vật chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình sao? Nếu như chúng cư xử như thể đầy lòng vị tha, liệu có phải chúng chỉ chuẩn bị để cho lúc chúng cần sự giúp đỡ? “Gọi đó là ích kỷ,” de Waal đầy hoài nghi nói, “bởi vì cuối cùng thì tất nhiên là những khuynh hướng mang tính ủng hộ mối quan hệ xã hội sẽ có lợi sao?” Để làm vậy, ông nói, thì định nghĩa về các từ sẽ trở nên vô nghĩa.

Yes, of course there are pleasurable sensations associated with the action of giving to others. But evolution has produced pleasurable sensations for behaviours we need to perform, like sex and eating and female-nursing. The same is true for altruism, says de Waal. That does not fundamentally alter what the behaviour is.

Đúng vậy, tất nhiên là có những cảm xúc dễ chịu gắn với hành động trao tặng cho người khác. Nhưng sự tiến hoá đã tạo ra những cảm xúc dễ chịu đối với các hành vi ứng xử mà chúng ta cần làm, như làm tình, ăn uống, hay người mẹ cho con bú. Điều đó cũng đúng đối với lòng vị tha, de Waal nói. Điều đó không thay đổi về mặt căn bản hành vi ứng xử.

Such a hard and fast line between altruism and selfishness, then, is naive at best and deceptive at worst. And we can see the same with discussions of social norms. Philosophers such as David Hume have made the distinction between what a behaviour “is” and what it “ought” to be, which is a staple of ethical deliberation. An animal may perform the behaviour X, but does it do so because it feels it should do so – thanks to an appreciation of a norm?

Vậy làn ranh giới cứng giữa lòng vị tha và sự ích kỷ, nếu nói dễ nghe nhất thì ta nói là ngây thơ, còn nếu nhìn nhìn một cách khắt khe, thì nó có tính lừa gạt. Các nhà triết học như David Hume đã nêu ra sự khác biệt giữa một hành vi ứng xử ‘cần tồn tại’ và một hành vi ứng xử ‘nên tồn tại’, thứ là đề tài cho việc cân nhắc thận trọng về đạo đức. Một con vật có thể có hành vi ứng xử X, nhưng nó làm vậy bởi vì cảm thấy là nó cần phải làm vậy, nhờ vào sự đánh giá đúng đắn đối với một chuẩn mực?

Women prepare food for the homeless during a charity Christmas dinner. – Các bà các chị chuẩn bị thức ăn cho những người vô gia cư trong dịp mời bữa ăn thiện nguyện mùa Giáng sinh. (Credit: Getty)

This distinction is one that de Waal has run into from philosophers who say that any of his observations of empathy or morality in animals can’t possibly tell him about whether or not they have norms. De Waal disagrees, pointing out that animals do recognise norms:

Sự khác biệt này là thứ mà de Waal đã nhận thấy từ các nhà triết học, những người nói rằng bất kỳ quan sát nào của ông về sự cảm thông hay đạo đức ở động vật đều không thể nói cho ông biết liệu chúng có những chuẩn mực hay là không. De Waal không tán thành ý này, và nói rằng động vật có nhận thức được các chuẩn mực:

The simplest example is a spider web or nest. If you disturb it, the animal’s going to repair that right away because they have a norm for how it should look and function. They either abandon it, or start over and repair it. Animals are capable of having goals and striving towards them. In the social world, if they have a fight, they come together and try to repair damage. They try to get back to an ought state. They have norm of how this distribution should be. The idea that normativity is [restricted to] humans is not correct.

Ví dụ đơn giản nhất là mạng nhện. Nếu như bạn khuấy động đến nó, thì con vật sẽ sửa chữa mạng ngay lập tức, bởi chúng có chuẩn mực đối với việc mạng nhện trông phải thế nào, và cần hoạt động ra sao. Chúng hoặc là sẽ bỏ luôn, hoặc bắt đầu sửa chữa mạng nhện. Động vật có khả năng đặt ra các mục tiêu và cố gắng đạt được các mục tiêu đó. Trong thế giới có mối quan hệ xã hội, nếu như có giao tranh, chúng sẽ tập hợp bên nhau và cố sửa chữa thiệt hại. Chúng cố đưa trở lại tình trạng cần có. Chúng có tiêu chuẩn về việc sự phân chia này cần phải được thực hiện ra sao. Ý tưởng cho rằng tính cách quy chuẩn chỉ có ở con người là không chính xác.

In the Bonobo and the Atheist, de Waal argues that animals seem to possess a mechanism for social repair. “About 30 different primate species reconcile after fights, and that reconciliation is not limited to the primates. There is evidence for this mechanism in hyenas, dolphins, wolves, domestic goats.”

Trong cuốn Vượn Bonobo và Người Vô thần, de Waal lập luận rằng các loài động vật dường như sở hữu một cơ chế để hàn gắn xã hội. “Khoảng 30 loài linh trưởng khác nhau hoà giải sau giao tranh, và sự hoà giải đó không chỉ có ở các loài linh trưởng. Có những bằng chứng cho thấy cơ chế này cũng tồn tại ở linh cẩu, cá heo, sói, dê nhà.”

He also finds evidence that animals “actively try to preserve harmony within their social network … by reconciling after conflict, protesting against unequal divisions, and breaking up fights among others. They behave normatively in the sense of correcting, or trying to correct, deviations from an ideal state. They also show emotional self-control and anticipatory conflict resolution in order to prevent such deviations. This makes moving from primate behaviour to human moral norms less of a leap than commonly thought.”

Ông cũng tìm thấy những bằng chứng cho thấy các loài động vật “chủ động tìm cách bảo toàn sự hoà hợp trong mạng lưới xã hội của chúng… bằng cách hoà giải sau xung đột, phản kháng những phân chia bất bình đẳng, và phá vỡ các cuộc giao tranh giữa chúng với nhau. Hành xử của chúng mang tính quy chuẩn, nhìn theo hướng nhằm sửa chữa hoặc tìm cách sửa chữa những lệch lạc trượt ra khỏi tình trạng lý tưởng. Chúng cũng thể hiện việc tự kiềm chế cảm xúc và tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột nhằm ngăn chặn những sự lệch lạc đó”. Điều này khiến cho việc dịch chuyển từ cách hành xử của linh trưởng sang các quy chuẩn đạo đức ở con người có khoảng cách nhỏ hơn so với những gì ta thường nghĩ.

There’s obviously a gap between primate social repair and the institutionalisation of moral codes that lie at the heart of modern human societies. Still, says de Waal, all of these “human moral systems make use of primate tendencies”.

Rõ ràng là có khoảng cách giữa việc sửa chữa xã hội ở linh trưởng và việc có cơ cấu tổ chức với những quy tắc đạo đức trong xã hội loài người hiện đại. Kể cả như vậy, de Waal nói, thì toàn bộ “những hệ thống đạo đức của con người đều sử dụng các khuynh hướng như của linh trưởng.”

How far back to these tendencies go? Probably, like those capacities that allowed for play (and ultimately ritual), to the advent of parental care. “During 200 million years of mammalian evolution, females sensitive to their offspring out-reproduced those who were cold and distant,” says de Waal. Of course, nurturing is arguably seen in species of fish, crocodiles, and snakes, but the nurturing capabilities of mammals is really a giant leap forward in the evolutionary story.

Những khuynh hướng này bắt đầu có từ khi nào? Có lẽ, giống như các khả năng khác vốn cho phép màn trình diễn (và lên đến tột cùng là nghi thức) được thực hiện, chúng có từ thời bắt đầu xuất hiện bản năng cha mẹ chăm sóc con cái. “Trong 200 triệu năm tiến hoá của động vật có vú, các con cái nhạy cảm với con non của chúng hơn sẽ sinh đẻ nhiều hơn so với những con thờ ơ, ít quan tâm đến con cái,” de Waal nói. Tất nhiên việc chăm sóc con non cũng có cả ở những loài như cá, cá sấu và rắn, nhưng khả năng chăm con non ở các loài động vật có vú thì thực sự là bước đại nhảy vọt trong câu chuyện phát triển.

The early dawn of religion

Tôn giáo thuở sơ khai

Our religious services of today may seem worlds away from the mammalian play and empathy that emerged in our deep past, and indeed institutionalised religion is much more advanced than a so-called waterfall dance. But evolution teaches us that complex, advanced phenomena develop from simple beginnings. As Bellah reminds us, we don’t come from nowhere. “We are embedded in a deep biological and cosmological history.”

Các buổi hành lễ tôn giáo ngày nay của chúng ta có vẻ như vô cùng cách xa so với các màn trình diễn và thể hiện tình cảm ở động vật có vú vốn từng có trong quá khứ xa xưa của chúng ta, và thực sự thì tôn giáo được thể chế hoá đã tiến xa vượt bậc so với cái được gọi là màn khiêu vũ dưới thác nước. Thế nhưng sự tiến hoá dạy cho chúng ta biết rằng những hiện tượng phức tạp, tiến bộ đều phát triển từ những khởi đầu đơn giản. Như Bellah nhắc nhở chúng ta, chúng ta không phải là bỗng dưng mà xuất hiện. “Chúng ta gắn bó với lịch sử sinh học và vũ trụ học sâu xa.”

Our religious services of today seem worlds away from their ancient origins, but like all human behaviours, they are deeply embedded in evolutionary history. – Những buổi làm lễ tôn giáo của chúng ta ngày nay dường như khác rất nhiều so với các buổi lễ thuở sơ khai, nhưng cũng giống như mọi thói quen ứng xử của con người, chúng gắn bó chặt chẽ với lịch sử phát triển (Credit: Getty)

As the ape line evolved from our last common ancestor in more open environments, it was necessary to pressure apes, who prefer to go it alone, to form more lasting social structures. Natural selection was able to accomplish this astonishing feat by enhancing the emotional palettes available that had long been available to our ancestors. With a broader set of emotions, the hominin brain was then able to enhance some of its capabilities, some of which quite naturally lent themselves a religious way of being. As these capacities got more acutely enhanced with the growth of the Homo brain and the development of the neocortex, behaviours such as play and ritual entered a new phase in hominin development, becoming the raw materials out of which cultural evolution would begin to institutionalise religion.

Khi dòng vượn phát triển từ tổ tiên chung gần nhất với loài người chúng ta để sống được trong những môi trường mở, thì điều cần thiết là phải tạo áp lực để vượn người, những động vật thích sống đơn lẻ, phải cùng nhau tạo thành những cơ cấu xã hội tồn tại bền vững hơn. Lựa chọn tự nhiên đạt được chiến thắng đáng kinh ngạc này bằng cách phát triển cao hơn các bảng màu cảm xúc mà tổ tiên chúng ta vốn đã có sẵn từ lâu. Với việc có thêm nhiều cảm xúc phong phú, bộ não ở tông người đã có thể phát triển, nâng cao được một số các năng lực, trong đó có một số năng lực tự nhiên trao cho họ cách thức để thực hành tôn giáo. Bởi các năng lực này được nhanh chóng nâng cao với sự phát triển ở não người Homo và sự phát triển của tân vỏ não, các hành vi ứng xử như màn trình diễn và nghi lễ bước vào một giai đoạn mới trong sự phát triển của tông người, trở thành nguyên liệu thô để cuộc tiến hoá về văn hoá bắt đầu trở thành tôn giáo có tổ chức kết cấu chặt chẽ.

And though this history doesn’t determine us – for with each new phase in life’s story comes greater power of agency – this bio-cosmological history influences everything we do and are. Even the most seemingly autonomous human decision is made from within history. That’s the big picture here. That’s what we’ve been keeping in mind as we made our way back in time to the evolutionary seeds that would eventually – and quite slowly – blossom into human religion.

Và mặc dù quá trình lịch sử này không định đoạt chúng ta – đi cùng với mỗi một giai đoạn mới trong câu chuyện cuộc đời sẽ là mức quyền lực to lớn hơn – nhưng quá trình lịch sử sinh học – vũ trụ học này ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm. Ngay cả quyết định có vẻ như tự trị của con người cũng được đưa ra từ lịch sử này. Đó chính là bức tranh rộng lớn. Đó là điều chúng ta giữ trong tâm trí khi nhìn lại quá khứ, nhìn lại cả một quá trình mà những hạt giống tiến hoá ban đầu được hình thành, và rốt cuộc từ từ phát triển thành tôn giáo.

Though I often think theologically about the words “This is my body,” I shouldn’t overlook the basic fact that communion is about bodies – mine, yours, ours. Religion is an embodied phenomenon because the human religious way of being has evolved for millions of years as the bodies of our ancestors interacted with the other bodies around them. Whether or not one takes communion or even feels religious, we are at all times navigating our social worlds with our evolved capacities to play, to empathise, and to celebrate rituals with each other.

Tuy vậy, tôi thường suy nghĩ về mặt thần học của câu “Này là thân thể ta,” tôi không thể bỏ qua thực tế căn bản rằng sự thông công chính là cơ thể – của bạn, của tôi, của chúng ta. Tôn giáo là một hiện tượng được hiện thân bởi cách thức con người thực hành tôn giáo đã được phát triển trong hàng triệu năm, khi cơ thể của tổ tiên chúng ta tiếp xúc với các cơ thể khác ở xung quanh. Cho dù đó có phải là sự thông công hay không, hay thậm chí có phải là tôn giáo hay không, thì chúng ta, với những năng lực trình diễn đã được tiến hoá, lúc nào cũng tìm kiếm trong thế giới quanh mình để cảm thông, và để cùng người khác kỷ niệm các nghi lễ.

Brandon Ambrosino has written for the New York Times, Boston Globe, The Atlantic, Politico, Economist, and other publications. He lives in Delaware. This is the first of a two-part special examining the evolutionary roots of religion.

Brandon Ambrosino viết bài cho New York Times, Boston Globe, The Atlantic, Politico,Economist và các báo khác. Ông sống tại Delaware. Đây là phần đầu tiên của loạt bài đặc biệt gồm hai phần, tìm hiểu về cội rễ phát triển của tôn giáo.

Nguồn: BBC Future

Series NavigationDo humans have a ‘religion instinct’? <br />Con người có một ‘bản năng tôn giáo ’? >>