When I was in grade school, there was an anti-drug commercial that regularly came on television. There were a few different versions of it but the gist was, an egg would be shown to the camera as a voice said, “This is your brain.” And then the egg would be smashed by a frying pan and the voice would say, “This is your brain on drugs.” We all got the point: drugs did something to your brain.
Khi tôi còn đi học, quảng cáo chống ma túy thường xuyên xuất hiện trên truyền hình. Có vài phiên bản khác nhau nhưng nội dung chính thường là một quả trứng hiện ra trên màn ảnh cùng với giọng nói vang lên, “Đây là bộ não của bạn.” Sau đó, quả trứng bị đập vỡ vào một cái chảo và giọng nói sẽ bảo, “Đây là bộ não của bạn khi có tác động của ma túy.” Thế là tất cả chúng ta đều nhận thức được vấn đề: ma túy đã tác động lên não của bạn.
At my Pentecostal Church, drugs were talked about somewhat differently. We didn’t need them, we were told, because we could get high from God. God could do the same thing to our brain – give us a rush, a sense of euphoria – but our brains wouldn’t end up scrambled. God provided all the “positive benefits” of heroin with none of the damaging side effects. (Of course, when we consider the amount of religious violence throughout history, it’s impossible to claim that there are no damaging side effects to some beliefs in God. More on that later.)
Tại Giáo hội Ngũ Tuần (Pentecostal Church) của tôi, ma túy lại được đề cập tới theo cách khác. Chúng tôi luôn được dạy rằng không cần đến ma túy, bởi vì Chúa đem đến cho chúng ta niềm hưng phấn. Giống như ma túy, Chúa có thể tác động tương tự – khiến ta rạo rực, phấn khích – nhưng bộ não của ta sau đó sẽ không bị xáo trộn. Chúa ban tặng cho chúng ta tất cả các “hiệu ứng tốt đẹp” của heroin mà không kèm theo tác dụng phụ tai hại. (Tất nhiên, khi xét mức độ bạo lực tôn giáo trong suốt chiều dài lịch sử thì không thể nói là có một số đức tin đối với Chúa không hề gây ra bất kỳ ảnh hưởng tai hại nào. Tôi sẽ nói thêm về điều này sau.)
I long ago left my childhood church and often feel embarrassed about the “God as a drug” theology. But the more I think about religion as an emerging phenomenon, the more I wonder if, for all their sloppy Pentecostal vocabulary, my youth leaders were onto something: God does something to your brain.
Tôi đã thôi đến nhà thờ thời thơ ấu của mình từ lâu, song vẫn thường cảm thấy xấu hổ về thuyết “Chúa là một loại ma túy” này. Nhưng càng nghĩ về tôn giáo như một hiện tượng mới nổi, tôi càng băn khoăn tự hỏi liệu có phải bằng những từ vựng Ngũ Tuần vụng về của họ, những người dẫn dắt trẻ của giáo phái này khi đó đã nhận ra một điều: Chúa đã tác động lên bộ não của chúng ta.
“This is your brain. This is your brain on God.”
“Đây là não của bạn. Đây là bộ não của bạn trong tay Chúa.”
Andrew Newberg, a neuroscientist who studies the brain in light of religious experience, has spent his career following this hunch. “If you contemplate God long enough,” he writes in How God Changes Your Brain, “something surprising happens in the brain. Neural functioning begins to change. Different circuits become activated, while others become deactivated. New dendrites are formed, new synaptic connections are made, and the brain becomes more sensitive to subtle realms of experience. Perceptions alter, beliefs begin to change, and if God has meaning for you, then God becomes neurologically real.”
Andrew Newberg, nhà thần kinh học chuyên nghiên cứu não bộ con người với những trải nghiệm tôn giáo, đã dành cả sự nghiệp để theo đuổi thế giới tâm linh của con người. “Nếu bạn chiêm ngưỡng Chúa đủ lâu,” ông viết trong cuốn How God Changes Your Brain (Chúa Thay Đổi Não Bộ Của Bạn Như Thế Nào),”điều kỳ diệu sẽ xảy ra trong não. Chức năng thần kinh bắt đầu thay đổi. Nhiều mạch thần kinh được kích hoạt, trong khi một số khác ngừng hoạt động. Các nhánh thần kinh mới được hình thành, các mối nối thần kinh mới được tạo ra, và bộ não trở nên nhạy cảm hơn với những tầng tinh tế của trải nghiệm tôn giáo. Nhận thức đổi thay, niềm tin bắt đầu thay đổi, và nếu Chúa có ý nghĩa với bạn, thì Chúa trở thành hiện thực dưới quan điểm thần kinh học.”
Religious experiences, he tells me in his Pennsylvania-area office, satisfy two basic functions of the brain: self-maintenance (“How do we survive as individuals and as a species?”) and self-transcendence (“How do we continue to evolve and change ourselves as people?”).
Ngồi trong phòng làm việc của mình ở Pennsylvania, ông nói với tôi rằng trải nghiệm tôn giáo cần đáp ứng hai chức năng cơ bản của não bộ: tự duy trì sự sống (“Làm thế nào để sinh tồn với tư cách cá thể và tư cách loài?”), và tự vượt lên (“Làm thế nào để tiếp tục tiến bộ và thay đổi bản thân như mọi người?”).
Newberg and his team take brain scans of people participating in religious experiences, such as prayer or meditation. Though he says there isn’t just one part of the brain that facilitates these experiences – “If there’s a spiritual part, it’s the whole brain” – he concentrates on two of them.
Newberg và nhóm của ông scan não những người tham gia các nghi lễ tôn giáo, chẳng hạn như cầu nguyện hoặc thiền. Ông nói rằng không phải là chỉ có một phần nào đó của não bộ đóng vai trò trong những trải nghiệm này – “Nếu có một phần não riêng cho thế giới tâm linh, thì đó chính là toàn bộ bộ não” – và ông chủ yếu tập trung vào hai phần: thùy đỉnh và thùy trán.
There is a deactivation of the parietal lobe during certain ritual activities
Thùy đỉnh rơi vào trạng thái tĩnh khi chúng ta thực hiện một số các nghi thức tôn giáo nhất định.
The first, the parietal lobe, located in the upper back part of the cortex, is the area that processes sensory information, helps us create a sense of self, and helps to establish spatial relationships between that self and the rest of the world, says Newberg. Interestingly, he’s observed a deactivation of the parietal lobe during certain ritual activities.
Phần đầu tiên, thùy đỉnh, nằm ở phần trên phía sau của vỏ não, là khu vực xử lý thông tin cảm giác, giúp chúng ta cảm nhận được sự hiện hữu của chính chúng ta và giúp thiết lập mối quan hệ giữa bản thân với phần còn lại của thế giới, Newberg nói. Thật thú vị, ông phát hiện ra rằng thùy đỉnh rơi vào trạng thái tĩnh khi chúng ta thực hiện một số các nghi thức tôn giáo nhất định.
“When you begin to do some kind of practice like ritual, over time that area of brain appears to shut down,” he said. “As it starts to quiet down, since it normally helps to create sense of self, that sense of self starts blur, and the boundaries between self and other – another person, another group, God, the universe, whatever it is you feel connected to – the boundary between those begins to dissipate and you feel one with it.”
“Khi bạn bắt đầu thực hành một số loại nghi lễ, dần dần vùng não đó dường như ngừng hoạt động,” ông nói. “Bởi đây là vùng não mà khi ở trạng thái bình thường nó sẽ giúp ta nhận thức về bản thân, cho nên khi nó bắt đầu dần rơi vào trạng thái tĩnh thì bạn cảm thấy sự hiện hữu của bản thân bắt đầu nhạt nhoà dần. Ranh giới giữa cái tôi bên trong với những thứ bên ngoài – như là một người khác, một nhóm người khác, Chúa, vũ trụ, hoặc bất cứ điều gì bạn cảm thấy có liên kết – bắt đầu tan biến. Rồi bạn cảm thấy hòa làm một với vạn vật.”
The other part of the brain heavily involved in religious experience is the frontal lobe, which normally help us to focus our attention and concentrate on things, says Newberg. “When that area shuts down, it could theoretically be experienced as a kind of loss of willful activity – that we’re no longer making something happen but it’s happening to us.”
Phần thứ hai của bộ não liên quan nhiều đến trải nghiệm tôn giáo là thùy trán, nơi thường giúp chúng ta tập trung chú ý và tập trung tâm trí vào các thứ chúng ta làm, Newberg nói. “Khi vùng đó ngừng hoạt động, về mặt lý thuyết thì nó giống như là chúng ta không còn suy nghĩ về hành động có chủ đích nữa. Cụ thể là chúng ta không làm gì để khiến cho một điều gì đó xảy ra, thế nhưng điều đó vì lý do nào khác vẫn xảy ra với chúng ta.”
Newberg thinks all the brain scans he’s collected might beg the question about why the brain is built in such a way as to facilitate spiritual kinds of experiences.
Newberg cho rằng tất cả các kết quả scan não mà ông thu thập được giúp lý giải cho câu hỏi tại sao bộ não lại được thiết kế để sẵn sàng đáp ứng các nghi lễ tâm linh.
“If you’re spiritual or religious, the answer is obvious,” he says. But even if we leave aside any talk of God, we still have to wonder why the brain developed in ways that not only facilitate but seem to promote the kinds of experiences Newberg is studying. These are experiences that seem to be an inescapable part of human existence. (Read about what the future of religion might be like.)
“Nếu là người duy tâm hay có niềm tin tôn giáo, bạn sẽ thấy điều đó hoàn toàn là đương nhiên,” ông nói. Nhưng ngay cả khi không đề cập đến Chúa, chúng ta vẫn phải tự hỏi tại sao bộ não phát triển theo hướng không chỉ đáp ứng mà còn có vẻ ưu ái thúc đẩy các loại trải nghiệm mà Newberg nghiên cứu. Chúng dường như là một phần không thể thiếu trong sự sống của loài người.
***
[nextpage title=”Cơ Chế Nhận Biết Yếu Tố Siêu Nhạy Cảm”]
“The explanation for religious beliefs and behaviours is to be found in the way all human minds work,” writes Pascal Boyer in his book Religion Explained. And he really means all of them, he says, because what matters to this discussion “are properties of minds that are found in all members of our species with normal brains”.
“Ta có thể lý giải được niềm tin và hành vi tôn giáo thông qua cách mà tâm trí của loài người vận hành,” nhà nhân loại học người Pháp Pascal Boyer viết trong cuốn Religion Explained (Lý Giải Về Tôn Giáo). Và ông nói rằng ông thực sự đề cập tới toàn bộ các niềm tin và hành vi tôn giáo, bởi “các thuộc tính của tâm trí con người được tìm thấy trong tất cả những ai có não bộ bình thường”.
Let’s take a look at some of these properties, beginning with one known as Hypersensitive Agency Detection Device (HADD).
Hãy xem xét một số thuộc tính này, bắt đầu với một thứ gọi là Cơ Chế Nhận Biết Yếu Tố Siêu Nhạy Cảm (Hypersensitive Agency Detection Device – HADD).
Say you’re out in the savannah and you hear a bush rustle. What do you think? “Oh, it’s just the wind. I’m perfectly fine to stay right where I am.” Or, “It’s a predator, time to run!”
Giả sử đang đứng giữa thảo nguyên Bắc Mỹ thì bạn nghe thấy tiếng bụi cây xào xạc. Bạn nghĩ sao? “À, chỉ là gió thổi thôi. Mình cứ đứng nguyên tại chỗ là ổn.” Hoặc, “Trời, có thú dữ, phải chạy ngay!”
Well, from an evolutionary perspective, the second option makes the most sense. If you take the precaution of fleeing and the rustling ends up being nothing more than the wind, then you haven’t really lost anything. But if you decide to ignore the sound and a predator really is about to pounce, then you’re going to get eaten.
Theo quan điểm tiến hóa thì tình huống thứ hai sẽ là hợp lý. Nếu bạn cảnh giác, chạy trốn và rốt cuộc tiếng xào xạc chẳng qua chỉ là tiếng gió thổi thì bạn thực sự cũng chả mất gì. Nhưng nếu bạn quyết định phớt lờ âm thanh báo động và một con mãnh thú sắp vồ lấy bạn, thì bạn tất sẽ bị ăn thịt.
The cognitive scientist Justin Barrett has spent his career studying the cognitive architecture that seems to lend itself quite naturally to religious belief. One of our cognitive capacities Barrett is interested in is HADD. It’s this property, he writes in The Believing Primate, that causes us to attribute agency to the objects and noises we encounter. It’s the reason we’ve all held our breath upon hearing the floor creak in the next room, which we assumed was empty.
Nhà khoa học nhận thức Justin Barrett đã theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu cấu trúc nhận thức, thấy nó gần như phù hợp một cách tự nhiên với niềm tin tôn giáo. Một trong những năng lực nhận thức mà Barrett quan tâm là HADD. Ông viết trong cuốn sách The Believing Primate (Loài Linh Trưởng Có Đức Tin) rằng đó chính là thuộc tính khiến chúng ta gán mác siêu nhiên cho các vật thể và tiếng ồn mà chúng ta bắt gặp nhưng không lý giải được đó là gì. Đó là lý do khiến tất thảy chúng ta đều nín thở khi nghe thấy tiếng sàn nhà cọt kẹt ở phòng bên cạnh, căn phòng mà chúng ta tin là bỏ trống, không có ai ở.
Barrett says this detection device causes us to attribute agency to events with no clear physical cause (my headache was gone after I prayed) and puzzling patterns that defy an easy explanation (someone must’ve constructed that crop circle). This is particularly the case when urgency is involved. “A hungry subsistence hunter will find HADD registering more positives than a well-sated recreational hunter,” he writes.
Barrett nói rằng cơ chế phát hiện này khiến chúng ta gán mác siêu nhiên cho các sự kiện không có nguyên nhân vật lý rõ ràng (ví dụ, tôi thấy hết đau đầu sau khi cầu nguyện) và các họa tiết khó hiểu mà ta không thể giải thích một cách đơn giản vì sao chúng lại xuất hiện (phải có ai đó làm nên cái họa tiết vòng tròn bí ẩn này chứ). Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp khi có yếu tố khẩn cấp. “Một người đi săn để kiếm sống sẽ cảm nhận HADD rõ nét hơn một người đi săn chỉ để tiêu khiển,” Barrett viết.
HADD is what Barrett calls a non-reflective belief, which are always operating in our brains even without our awareness of them. Reflective beliefs, on the other hand, are ones we actively think about. Non-reflective beliefs come from various mental tools, which he terms “intuitive inference systems”. In addition to agency detection, these mental tools include naive biology, naive physics, and intuitive morality. Naive physics, for example, is the reason children intuitively know that solid objects can’t pass through other solid objects, and that objects fall if they’re not held up. As for intuitive morality, recent research suggests that three-month old “infants’ evaluations of others’ prosocial and antisocial behaviours are consistent with adults’ moral judgments”.
HADD là thứ mà nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc nhận thức Justin Barrett gọi là niềm tin nội tâm và có tính bản năng. Nó luôn hoạt động trong não bộ của chúng ta ngay cả khi ta không nhận ra là nó đang hoạt động. Thế còn đức tin mà chúng ta lĩnh hội được là những thứ chúng ta chủ động suy nghĩ tới. Niềm tin nội tâm hình thành từ các công cụ tâm lý khác nhau, mà Barrett gọi là “các hệ thống suy luận trực giác”. Ngoài việc phát hiện những dấu hiệu tâm linh, những công cụ tâm lý này bao gồm trực giác sinh học, trực giác vật lý và trực giác đạo đức. Chẳng hạn, trực giác vật lý khiến trẻ em tự nhiên đã biết rằng các vật thể rắn không thể xuyên qua các vật thể rắn khác và sẽ rơi xuống đất nếu không được cầm nắm. Đối với trực giác đạo đức, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng đánh giá của trẻ sơ sinh ba tháng tuổi về hành vi phù hợp xã hội và hành vi không phù hợp xã hội của một người là giống với quan niệm đạo đức của người trưởng thành.
Barrett claims that non-reflective beliefs are crucial in forming reflective beliefs. “The more non-reflective beliefs that converge the more likely a belief becomes reflectively held.” If we want to evaluate humans’ reflective beliefs about God, then we need to start with figuring out whether and how those beliefs are anchored in non-reflective beliefs.
Barrett nói rằng niềm tin nội tâm chiếm vị trí rất quan trọng trong việc hình thành đức tin mà con người ta lĩnh hội được. “Niềm tin nội tâm của một người càng cao thì càng có nhiều khả năng là người đó sẽ lĩnh hội được đức tin.” Để đánh giá đức tin của con người đối với Chúa, chúng ta cần bắt đầu tìm hiểu xem liệu những đức tin đó có bám rễ sâu vào niềm tin nội tâm hay không.
But how do we go from non-reflective beliefs like HADD and Naive Biology to reflective ones like a God who rewards good people and punishes bad ones? It’s here that Barrett invokes the idea of minimally counterintuitive (MCI) concepts, which are often strong candidates for cultural transmission. MCI concepts are basically intuitive concepts with one or two minor tweaks. In a different paper, Barrett gives the example of a flying carpet, which “behaves” like a regular carpet in every way except one. “Such ideas combine the processing ease and efficiency of intuitive ideas with just enough novelty to command attention, and hence receive deeper processing.”
Nhưng làm thế nào để chúng ta đi từ những niềm tin nội tâm như HADD và trực giác sinh học đến những đức tin được lĩnh hội như đặt lòng tin vào Chúa, tin tưởng rằng Chúa sẽ ban phước cho người thiện lành và trừng phạt kẻ xấu? Đây chính là điểm để Barrett viện dẫn đến ý tưởng về các khái niệm hiệu ứng phản trực quan tối thiểu (MCI – minimally counterintuitive concepts). Về cơ bản, nó chính là trực giác với một vài điều chỉnh nho nhỏ. Barrett đưa ra ví dụ về tấm thảm bay: đó là một tấm thảm không khác gì những tấm thảm bình thường, ngoại trừ việc nó có thể bay. “Các ý tưởng trực quan khi được đơn giản hoá và kết hợp với một chút sáng tạo thì sẽ gây chú ý nhiều hơn, và nhờ vậy các ý tưởng đó được người ta nhận biết rõ ràng, sâu sắc hơn.”
It’s not surprising, then, that cross-cultural studies have shown that MCI concepts are easily recalled and shared. There are two reasons for this, says Barrett. First, MCI concepts maintain their conceptual structure. Second, MCI concepts tend to stand out from among an array of ordinary concepts. “What captures your attention more,” he writes, “a potato that is brown, a potato that weighs two pounds, or an invisible potato?”
Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các nghiên cứu về giao thoa văn hóa đã chỉ ra rằng các khái niệm MCI được nhớ lại và chia sẻ một cách dễ dàng. Có hai lý do dẫn đến việc này, Barrett nói. Thứ nhất là các MCI vẫn duy trì cấu trúc khái niệm của chúng. Và thứ hai, các MCI có xu hướng nổi bật hơn so với các khái niệm thông thường. “Cái gì sẽ khiến bạn chú ý tới nhiều hơn,” ông viết, “một củ khoai tây màu nâu, một củ khoai tây nặng hai cân Anh, hay một củ khoai tây vô hình?”
Religious beliefs are shared – and they’re shared by human animals with a shared neural anatomy. Our mental toolkit contains built-in biases, such as HADD, which is responsible for a number of false positives. (Most of the time it is just the wind!) For brains that seem wired to find agency and intention everywhere, religion comes very naturally.
Đức tin tôn giáo được chia sẻ – và chúng được chia sẻ bởi loài người có cấu trúc giải phẫu thần kinh giống nhau. Bộ công cụ tâm lý của chúng ta chứa đầy các thành kiến tích tụ từ bao đời, chẳng hạn như thuộc tính HADD khiến chúng ta đưa ra một số những kết luận sai lầm. (Hầu hết các lần ta nghe thấy tiếng xào xạc thì đó chỉ là âm thanh do gió gây ra chứ không phải là do có thú dữ đang rình mò xung quanh. Thế nhưng HADD khiến ta e rằng có thú dữ, cho nên cảnh giác, đề phòng hơn, và điều đó có lợi cho sự sinh tồn của chúng ta.) Đối với những ai có bộ não dễ bị kích thích, ưa tìm đến sự trung gian và tìm kiếm sự chú ý ở mọi nơi, tôn giáo được tiếp nhận một cách rất tự nhiên.
As Daniel Dennett points out, our adoption of the intentional stance is so much a part of who we are that we have a hard time turning it off – especially after someone dies. A loved one’s death, he writes, “confronts us with a major task of cognitive updating: revising all our habits of thought to fit a world with one less intentional system in it”. And so we talk about our deceased loved ones as if they’re still around, telling stories about them, reminding ourselves that they would approve of our decisions.
Như Daniel Dennett, triết gia, cây viết đồng thời là nhà khoa học nhận thức, chỉ ra, chúng ta rất khó nguyện ý từ bỏ quan điểm của mình, nhất là sau khi có người thân yêu qua đời. Ông viết rằng, cái chết đó “khiến chúng ta phải đối đầu với một nhiệm vụ quan trọng về nhận thức: đó là phải thay đổi mọi thói quen suy nghĩ để thích nghi với một thế giới mà trong đó mình vừa mất đi một người thân”. Cho nên chúng ta nói về những người thân yêu đã qua đời như thể họ vẫn còn ở quanh đâu đây, kể chuyện về họ, tự nhủ với lòng mình rằng có lẽ là họ sẽ đồng ý với các quyết định của mình.
In short, we keep them around. But not physically because, as Boyer points out, dead bodies are a problem. “Something must be done” with them. Indeed, “religion may be much less about death than dead bodies”. For this reason, some suggest that the earliest forms of supernatural agents were the departed, the ghosts of whom are minimally counterintuitive: like us in almost every way, except for the disappearing through the wall thing.
Nói tóm lại, chúng ta vẫn giữ họ bên mình. Nhưng về mặt vật lý thì đó là điều không thể, bởi vì, như nhà nhân loại học nổi tiếng Boyer đã chỉ ra, xác chết là một vấn đề. “Cần phải làm điều gì đó” đối với các thi thể. Thực sự thì “tôn giáo ít liên quan đến cái chết mà liên quan nhiều hơn tới thi thể”. Vì lý do này, một số người cho rằng các yếu tố siêu nhiên xuất hiện sớm nhất chính là những người đã khuất, những hồn ma: hồn ma hầu như giống hệt chúng ta, ngoại trừ việc hồn ma có thể xuyên qua tường rồi biến mất.
Closely related to the idea of agency is what Dennett refers to as a cards-up phenomenon. Agency detection carries with it certain risks: do you know about that bad thing I did? How can I be sure you know, and how can I be sure about what you think about me because of it? These are complex questions and human beings aren’t good at managing all the options. What’s needed for learning how to navigate these muddy waters is for everyone to be taught the rules of the game by placing all of our cards face up on the table. The teacher, then, is something of a full-access agent: they see everything and can instruct us accordingly.
Liên quan chặt chẽ đến ý tưởng nhân tố siêu nhiên là những điều Dennett gọi là hiện tượng chơi bài ngửa. Cơ chế nhận biết đi kèm với những rủi ro nhất định: có ai đó biết về chuyện xấu mà ta đã làm không? Làm thế nào mà ta chắc chắn rằng người đó biết, và làm thế nào để ta biết chắc là chuyện đó khiến người đó nghĩ về ta như thế nào? Đó là những câu hỏi phức tạp, và con người không đủ khả năng trả lời. Để học cách tránh bị sa lầy vào chuyện này, mọi người cần được dạy luật chơi bằng cách đặt ngửa tất cả các quân bài lên bàn. Khi đó, người dạy chúng ta chơi bài là người xem được toàn bộ các quân bài: họ nhìn thấy mọi thứ và dựa theo đó mà đưa ra các chỉ dẫn cho chúng ta.
The original full-access agents, says Dennett, were our dead ancestors. But eventually, the seeds of this idea became more formalised in various theologies.
Những người đầu tiên nhìn được mọi thứ, Dennett nói, chính là tổ tiên đã khuất của chúng ta. Và những mầm mống sơ khai này đã được chính thức hoá trong các học thuyết thần học khác nhau.
“Humans are not very good at behaving just because you punish them for not behaving,” says evolutionary psychologist Robin Dunbar, “otherwise we would all be driving well under 70 on the motorway.” The real problem isn’t how bad the punishment is, but how risky it is to be caught. If the risk is low, he says, we’re prepared for the punishment.
“Con người không xử sự đúng mực chỉ vì họ sẽ bị trừng phạt nếu không xử sự đúng mực,” nhà tâm lý học tiến hóa Robin Dunbar nói, “nếu không thì tất cả chúng ta sẽ đều lái xe an toàn mà không chạy quá tốc độ.” Vấn đề thực sự không phải là hình phạt được áp dụng sẽ nặng nề đến mức nào, mà là nguy cơ hành vi không đúng mực đó bị phát hiện cao tới mức nào. Nếu nguy cơ thấp, ông nói, con người ta sẽ sẵn sàng chấp nhận hình phạt.
This would have been a major issue in prehistory. As hunter-gatherer groups grow, they need to be able enforce a punishment mechanism – but the greater the size of the group, the less chance there is of being found out.
Đây là một vấn đề lớn trong thời tiền sử. Khi các nhóm săn bắn hái lượm phát triển, họ cần thiết lập một cơ chế trừng phạt – nhưng nhóm càng đông thì càng ít có cơ hội phát hiện ra hành vi vi phạm.
Enter full-access agents: “We don’t see what you do on Saturday night, but there is somebody who does, so beware,” as Dunbar puts it.
Và thế là xuất hiện những người biết được mọi thứ: “Chúng ta không nhìn thấy ngươi đã làm gì vào tối thứ Bảy, nhưng có người biết đấy, hãy coi chừng,” Dunbar nêu giả định.
This idea was consonant with the intuitive mental tools such as HADD and intuitive morality, so it was well-received by our ancestors’ evolved brains. Plus it had the added bonus of regulating behaviour from the bottom up.
Ý tưởng này phù hợp với các công cụ tâm lý trực giác như thuộc tính HADD và trực giác đạo đức, cho nên nó được tổ tiên chúng ta với bộ não đã tiến hoá dễ dàng tiếp nhận. Thêm nữa, nó còn có tác dụng theo dõi, điều chỉnh hành vi từ dưới lên trên trong toàn bộ cấu trúc xã hội.
“You always get better behaviour from individual commitment,” says Dunbar, “not coercion.”
“Bạn luôn hành xử tốt hơn khi hành vi của bạn là xuất phát từ cam kết tự giác cá nhân chứ không phải do bị bắt buộc,” Dunbar nói.
As I argued in the first part of this series, morality predates religion, which certainly makes sense given what we know about the very old origins of empathy and play. But the question remains as to why morality came to be explicitly connected with religion. Boyer grounds this connection in our intuitive morality and our belief that gods and our departed ancestors are interested parties in our moral choices.
Như tôi đã phân tích trong phần trước của loạt bài này, đạo đức xuất hiện trước tôn giáo, điều đương nhiên hợp lý dựa trên những gì chúng ta biết về nguồn gốc xưa cũ của sự cảm thông và màn trình diễn. Song câu hỏi chưa được giải đáp là tại sao đạo đức lại được kết nối rõ ràng với tôn giáo. Boyer đặt mối liên hệ này trong trực giác đạo đức và niềm tin của chúng ta rằng các vị thần và tổ tiên đã khuất ảnh hưởng tới các lựa chọn đạo đức của chúng ta.
“Moral intuitions suggest that if you could see the whole of a situation without any distortion you would immediately grasp whether it was right or wrong. Religious concepts are just concepts of persons with an immediate perspective on the whole of a situation.”
“Trực giác đạo đức cho rằng nếu bạn có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, không bị làm biến dạng, bạn sẽ ngay lập tức nhận định xem nó đúng hay sai. Khái niệm tôn giáo chỉ là khái niệm của những người ngay lập tức có viễn cảnh về bức tranh đó.”
Say I do something that makes me feel guilty. That’s another way of saying that someone with strategic information about my act would consider it wrong. Religion tells me these Someones exist, and that goes a long way to explaining why I felt guilty in the first place. Boyer sums it up in this way: “Most of our moral intuitions are clear but their origin escapes us… Seeing these intuitions as someone’s viewpoint is a simpler way of understanding why we have these intuitions.” Thus, Boyer concludes, religious concepts are in some way “parasitic upon moral intuitions”.
Giả sử tôi làm điều gì đó mà bản thân cảm thấy là có lỗi. Như vậy có nghĩa là một Đấng nào đó có thông tin tổng thể về hành động của tôi sẽ coi hành động này là sai. Tôn giáo cho tôi biết rằng những Đấng nào đó này có tồn tại, và phải mất một chặng dài để giải thích lý do tại sao tôi cảm thấy có lỗi ngay từ đầu. Boyer tóm tắt lại như sau: “Hầu hết các trực giác đạo đức của chúng ta đều rõ ràng nhưng chúng ta không hiểu căn nguyên khiến phát sinh các trực giác đó… Việc coi những trực giác này là do ý của một Đấng nào đó sẽ giúp đơn giản hoá vấn đề để lý giải vì sao chúng ta lại có những trực giác này.” Do đó, Boyer kết luận, các khái niệm tôn giáo, theo một cách nào đó “tồn tại ký sinh trên các trực giác đạo đức.”
***
[nextpage title=”Những nghi thức tôn giáo thuở sơ khai”]
We tend to think of religious beliefs as the result of individual minds, but they’re actually quite social. This isn’t surprising since, as I’ve been arguing in both parts of this essay, religion emerges from an evolutionary process that pressured apes to become more social.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng niềm tin tôn giáo là kết quả suy ngẫm của từng cá nhân đơn lẻ, nhưng chúng thực sự mang tính xã hội. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên vì, như tôi đã phân tích trong loạt bài này, tôn giáo xuất hiện từ một quá trình phát triển vốn buộc loài vượn người phải trở nên có tính kết nối cộng đồng cao hơn
But the problem created by increased sociality is its maintenance, as Dunbar explains. Before our ancestors settled into villages, they could simply “move from the Joneses to the Smiths’ group when tensions arise”. After settlement, however, they faced a very serious problem: “how to prevent everybody from killing each other”. Enter grooming.
Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao để duy trì được sự bền vững của cộng đồng một khi cộng đồng đó phát triển, có đông thành viên hơn nữa, nhà tâm lý học tiến hóa Robin Dunbar giải thích. Trước khi tổ tiên của chúng ta định cư thành các làng xóm, họ chỉ đơn giản là “di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác khi có mâu thuẫn”. Tuy nhiên, sau khi định cư, họ vẫn phải đối mặt với một vấn đề rất nghiêm trọng: “làm thế nào để không để xảy ra tình trạng mọi người tàn sát nhau”. Thế là bắt đầu xuất nhu cầu quan tâm chăm sóc gây cảm tình thông qua đụng chạm cơ thể – chải lông, bắt rận – nhằm tăng tình cảm gắn bó giữa các cá thể trong cộng đồng.
The bonding process is built around endorphin systems in the brain, which are normally triggered by the social grooming mechanism of touch, or grooming. When it comes to large groups, says Dunbar, touch has two disadvantages: you can only groom one person at a time; and the level of intimacy touch requires restricts it to close relationships.
Quá trình kết thân giữa các cá thể diễn ra dựa vào các hệ thống endorphin trong não, được kích hoạt bởi tập tính chải lông bắt rận nhằm tăng tình cảm bầy đàn, gây dựng cảm tình với nhau. Đối với các nhóm lớn, Dunbar nói, việc lấy lòng bằng cách tiếp xúc trực tiếp có hai nhược điểm: tại bất kỳ thời điểm nào thì việc chải lông bắt rận cũng chỉ có thể thực hiện được với một cá thể; và mức độ đụng chạm thân mật đòi hỏi phải có mối quan hệ thân thiết.
Recent data caps wild primates’ daily maximum grooming time to about 20 percent of their activity. Dunbar calculates that this cap limits group size to fewer than 70 members, which is significantly less than the group capacities of modern humans, at about 150. The problem, then, was to find a way to trigger social bonding without touching. Laughter and music were good solutions, which Dunbar says create the same endorphin-producing effects as grooming by imposing stress on muscles. Language works, too, a theory Dunbar has explored at length in his book Grooming, Gossip, and the Evolution of Language. Because these effects can be achieved sans touch, social bonding can happen on a much larger scale.
Dữ liệu gần đây cho thấy các loài linh trưởng trong đời sống hoang dã dành tối đa là 20% thời gian hoạt động hàng ngày vào việc chải lông bắt rận cho nhau. Dunbar tính toán rằng điều này chỉ có thể xảy ra ở các quần thể có dưới 70 cá thể, tức là thấp hơn đáng kể so các nhóm người hiện đại vốn thường có khoảng 150 thành viên. Cho nên vấn đề nảy sinh là cần tìm cách thúc đẩy mối liên kết xã hội mà không cần đến phải dùng đến việc gần gũi thân mật. Tiếng cười và âm nhạc là những giải pháp tốt, mà Dunbar cho rằng hai thứ này tạo ra các hiệu ứng giải phóng endorphin tương tự như đụng chạm cơ thể. Ngôn ngữ cũng có tác dụng, một lý thuyết mà Dunbar đã khám phá từ rất lâu trong cuốn sách Grooming, Gossip, and the Evolution of Language (Chải Lông Gây Cảm Tình, Tán Gẫu Và Sự Tiến Hóa Của Ngôn Ngữ). Do những hiệu ứng này có thể đạt được mà không cần đụng chạm cơ thể, chúng giúp gắn bó cộng đồng ở quy mô lớn hơn nhiều.
Dunbar’s argument is that religion evolved as a way of allowing many people at once to take part in endorphin-triggering activation. Many of the rituals associated with religion, like song, dance, and assuming various postures for prayer, “are extremely good activators of the endorphin system precisely because they impose stress or pain on the body”.
Theo Dunbar thì tôn giáo phát triển theo cách cho phép nhiều người cùng tham gia kích hoạt giải phóng endorphin. Nhiều nghi thức liên quan đến tôn giáo, như hát, múa và các tư thế mô phỏng khác nhau để cầu nguyện, “là những kích hoạt tố cực kỳ tốt lên hệ thống endorphin, bởi chúng gây áp lực căng thẳng tinh thần hoặc đau đớn thể chất lên cơ thể.”
One ritual Dunbar says was involved in shamanistic religions – the earliest types of doctrine-less religion – was trance dance, which Dunbar says was about restoring social equilibrium.
Một nghi thức Dunbar cho rằng có liên quan trong các tôn giáo có thầy cúng hay pháp sư, thầy phù thuỷ – tức những loại tôn giáo xuất hiện sớm nhất trong số các loại tôn giáo không có giáo lý – là lên đồng.
“It works specifically as social bonding,” he says. “They do it as things are getting tough, until they annoy each other enough, and then they say, ‘Let’s do a trance dance.’”
“Nó hoạt động như một liên kết xã hội đặc biệt,” ông nói. “Họ làm điều đó khi mọi thứ đang trở nên khó khăn, cho đến khi họ làm phiền nhau đủ, và sau đó họ nói, ‘Hãy lên đồng’”.
In effect, he says, the same pharmacological effect of grooming is achieved: many individuals feel powerfully bonded together, at the same time. But maybe they don’t know what it all means…
Trong thực tế, ông nói, hiệu quả dược lý tương tự của chải chuốt đã đạt được: nhiều cá nhân cảm thấy mạnh mẽ liên kết với nhau, cùng một lúc. Nhưng có lẽ họ không biết ý nghĩa của nó…
“You come out of these states feeling relaxed and at peace, and bonded with the people you’re doing it with,” says Dunbar. “Then you start asking what it’s all about. How is it I feel good after these? Then after that maybe you have a few Einstein theologians who can make sense of it. ‘I can tell you what it all means!’ Then you’ve got the capacity for more doctrinal religions.”
“Khi bước ra khỏi trạng thái này, bạn cảm thấy thư thái bình yên và gắn bó với những người đã tham gia cùng bạn,” Dunbar nói. “Sau đó, bạn bắt đầu hỏi rốt cuộc đó là thứ gì. Làm sao mà tôi lại cảm thấy dễ chịu sau khi tham gia? Tiếp đến có lẽ sẽ xuất hiện một ít những nhà thần học thông tuệ có thể lý giải việc đó. ‘Ta sẽ giải thích cho ngươi mọi nhẽ!’ Thế là bạn đã sẵn sàng tiếp nhận các tôn giáo mang tính chất giáo lý cao hơn.”
But these sporadic dances only worked until our ancestors began to settle down. Once hunter-gatherers began to form more permanent settlements, around 12,000 years ago, something more robust was needed to encourage populations to behave prosocially towards each other. Especially given the enormous newfound stress that comes with living in such large and inescapable groups. Trance dances could happen in these larger communities with some regularity – say, monthly – but what is needed are more regularised rituals to encourage social cohesion.
Nhưng những điệu nhảy lẻ tẻ này chỉ có tác dụng cho đến khi tổ tiên chúng ta bắt đầu sống ổn định. Khi những người săn bắn hái lượm hình thành các nơi chốn sinh sống ổn định, khoảng 12.000 năm trước, cần phải có một điều gì đó bền vững hơn để khuyến khích dân chúng cư xử nền nếp với nhau. Đặc biệt với sự căng thẳng gây hấn mới phát sinh khi bắt buộc phải sống trong những nhóm lớn là không thể tránh khỏi. Việc lên đồng có thể thực hành trong các cộng đồng đông dân này với tần suất định kỳ – chẳng hạn như hàng tháng – nhưng cần phải có các nghi thức được thực hiện đều đặn hơn để khuyến khích sự gắn kết xã hội.
The formation of permanent settlements corresponds with the advent of farming. The agricultural, or Neolithic, revolution, began in the Fertile Crescent in the Middle East, which is sometimes referred to as the Cradle of Civilisation. Dunbar says it’s in these settlements where history’s first ritual spaces appear, the oldest of which is Gobekli Tepe in south-east Turkey. First examined in the 1960s, the site was excavated from 1996-2014 by a team led by German archaeologist Klaus Schmidt. In a 2008 Smithsonian Magazine feature, Schmidt referred to the site as humanity’s first “cathedral on a hill”. Gobekli Tepe, which means “belly hill” in Turkish, is a non-residential space that seems to have housed various temples made of pillars. It is estimated to date to about 10,000 BCE.
Sự hình thành các nơi chốn sinh sống ổn định lâu dài tương ứng với sự ra đời của nền nông nghiệp. Cuộc cách mạng nông nghiệp, hay thời đồ đá mới, bắt đầu từ vùng đất Trăng Lưỡi Liềm Màu Mỡ ở Trung Đông, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Dunbar nói rằng tại các khu định cư này xuất hiện không gian tâm linh đầu tiên trong lịch sử, trong đó lâu đời nhất là Gobekli Tepe ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Được khảo sát lần đầu tiên vào thời thập niên 1960, địa điểm này được khai quật từ năm 1996-2014 bởi một nhóm do nhà khảo cổ học người Đức Klaus Schmidt dẫn đầu. Trong bài báo đăng trên thuộc Tạp chí Smithsonian năm 2008, Schmidt đã gọi nơi này là “thánh đường trên ngọn đồi” đầu tiên của nhân loại. Gobekli Tepe, có nghĩa là “đồi bát úp” theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, là nơi không có dân cư, có vẻ như là nơi có nhiều ngôi đền khác nhau được dựng lên bằng những cây cột. Nó được cho là đã tồn tại từ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên.
As historian David Christian writes in Origin Story: A Big History of Everything, farming was a mega-innovation, like photosynthesis. That is, farming was a major threshold that, once crossed, set off our ancestors on a whirlwind journey that ran headlong into the complex societies that have dominated our species’ recent history. As population growth surged, mega-settlements saw increased social complexity, and large-scale political, economic, and military networks, says Christian. To accommodate such large groups, earlier ideas about kinship had to be modified “with new rules about properties, rights, ranking, and power”. The result of this ranking was the concept of specialisation, which led to different the stratification of classes. Some were rulers, some were merchants, some were priests.
Như nhà sử học David Christian viết trong cuốn Câu Chuyện Nguồn Gốc: Lịch Sử Vĩ Đại Về Vạn Vật (Origin Story: A Big History of Things), nông nghiệp là một sự đổi mới vĩ đại, kỳ diệu. Thật vậy, nông nghiệp là một cột mốc lớn mà một khi vượt qua được, tổ tiên chúng ta tiến vào một hành trình phát triển như vũ bão tạo ra các xã hội phức tạp hơn, thống trị lịch sử cận đại của loài người. Khi dân số tăng, tại các khu định cư đông dân, xã hội ngày càng trở nên phức tạp, và thế là các mạng lưới chính trị, kinh tế và quân sự bắt đầu xuất hiện, Christian nói. Để phù hợp với các nhóm lớn như vậy, những quan niệm trước đây chủ yếu về mối quan hệ huyết thống họ hàng thân thích phải được cải tiến bằng “các quy tắc mới về tài sản, quyền hạn, thứ hạng tầng lớp xã hội và quyền lực.” Kết quả của bảng xếp hạng mới này là khái niệm chuyên biệt hóa, dẫn đến sự phân chia các giai cấp khác nhau trong xã hội. Một số trở thành những người cai trị, một số là thương nhân, một số là linh mục.
In contrast to hunter-gatherer religious experiences, the religious rituals of Neolithic humans “focuses above all on one person, the divine or quasi-divine king, and only a few people, priests or members of the royal lineage, participate”, writes the late sociologist Robert Bellah. Importantly, it was during this period that “king and god emerged together… and continued their close association throughout history”.
Tương phản với nhu cầu tôn giáo của con người trong thời săn bắn hái lượm, các nghi thức tôn giáo của người thời đại đồ đá mới “tập trung tất cả vào một người, là vị vua thiêng liêng, được coi như vị thần hoặc á thánh, và một số ít người gồm các tu sỹ hoặc người thuộc dòng dõi hoàng thất,” nhà xã hội học quá cố Robert Bellah viết. Điều quan trọng là trong thời kỳ này, “vua và thần linh đã kết hợp với nhau… và tiếp tục duy trì mối liên kết bền chặt đó trong suốt quá trình lịch sử”.
[nextpage title=”Thời trục”]
Eventually that association came to be challenged in what some have called the Axial Age. Originally coined by the philosopher Karl Jaspers, the term refers to a time of sweeping changes that occurred in the first century BCE in China, India, Iran, Israel, and Greece. It was then, claimed Jaspers, that “man becomes conscious of Being as a whole” and “experiences absoluteness in the lucidity of transcendence”. It was then that our species took “the step into universality”.
Và rồi sự liên kết đó đã bị thách thức trong giai đoạn mà một số người gọi là Thời Trục (Axial Age). Khái niệm ‘Thời Trục’ do nhà triết học Karl Jaspers đưa ra, dùng để chỉ thời kỳ diễn ra những thay đổi sâu rộng trước Công Nguyên ở Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Israel và Hy Lạp. Jaspers nói rằng đó là lúc mà “con người bắt đầu nhận thức rõ ràng về việc mình Tồn Tại như một cá thể trọn vẹn” và “đạt tới trải nghiệm tuyệt đối về những thay đổi nhanh chóng”. Khi đó, nhân loại đã “bước chân vào thế giới vạn vật bao la”.
The concept of axiality, as Jaspers framed it, is controversial. Not only is there disagreement about the what and the when, but as Bellah has noted, Jaspers’ history looks a lot like his existential philosophy. “In discussing the Axial Age,” says Bellah, “it is all too easy to read in our own presuppositions.”
Khái niệm tính hướng trục là điều gây tranh cãi, theo Jasper. Không chỉ có những ý kiến khác nhau về chuyện giai đoạn lịch sử này là gì, xảy ra vào khi nào, mà, như Bellah đã lưu ý, phần lịch sử Jaspers nêu ra rất giống với triết lý sinh tồn của ông. Tuy nhiên, Bellah nghĩ rằng khái niệm này đáng để cân nhắc, dẫu cho nó cần phải được cân nhắc bằng những đánh giá dè dặt.
Still, Bellah thinks the concept is worth holding onto, albeit with qualifications. If we set Jaspers aside, it’s still impossible to deny that huge transitions in thought happened very quickly in the first century BCE. When I ask Dunbar if he buys the Axial Age hypothesis, he says, “If by that you mean a phase transition in which suddenly and quickly you have the emergence of religions with rituals and doctrines, the answer is yes.”
Dù chúng ta có bỏ qua triết lý của Jaspers thì vẫn không thể phủ nhận rằng sự chuyển đổi lớn về nhận thức đã xảy ra rất nhanh trong Thiên niên kỷ 1 trước Công Nguyên. Khi tôi hỏi Dunbar rằng liệu ông có đồng ý với giả thuyết Thời Trục không, ông nói, “nếu ý ông cho rằng giả thuyết này đề cập đến một giai đoạn chuyển đổi trong đó có sự xuất hiện đột nhiên và nhanh chóng của các tôn giáo với các nghi lễ và hệ thống giáo lý, thì câu trả lời là có.”
So what was axial about the axial age? First, all of the so-called axial breakthroughs occurred outside imperial centres. Bellah says an increased competition between states “created the possibility for the emergence of itinerant intellectuals not functioning within centralised priesthoods or bureaucracies”. Axial figures were able to criticise the centre from the margin. In fact, one historian has called the Axial Age “the age of criticism”.
Vậy bản chất hướng trục là gì trong thời đại này? Đầu tiên, tất cả những cái gọi là đột phá trục xảy ra bên ngoài các trung tâm đế quốc. Bellah nói rằng cuộc cạnh tranh ngày càng tăng giữa các nước đã “tạo điều kiện cho các học giả tuỳ ý bôn tẩu mà không chịu sự ràng buộc từ giới tăng lữ hoặc quan lại trung ương tập quyền”. Đặc điểm của Thời Trục là các gương mặt tên tuổi của thời này có thể đứng từ bên ngoài mà chỉ trích chính quyền trung ương. Trên thực tế, một sử gia đã gọi Thời Trục là “thời đại chỉ trích”.
Bellah says the question that was key during this breakthrough period was, “Who is the true king, the one who truly reflects justice?” So, for example, in Greece, Plato instructs people to look not to the aristocrat Achilles but to Socrates. In India, the Buddha was the one who gave up his claim to kingly succession. And in Israel, the God/king unity was decisively broken with the prophetic tales about YHWH rejecting and installing kings at will. In short, Bellah argues, axiality consists in the ability to imagine new models of reality as preferential alternatives to the ones already in place.
Bellah nói rằng câu hỏi quan trọng nhất trong giai đoạn đột phá này là, “ai là bậc quân vương, là người thực sự thực thi công đạo?” Cho nên, chẳng hạn như ở Hy Lạp, triết gia Plato giảng giải rằng chúng dân chớ hướng vào những người thuộc giới quý tộc như Achilles, mà cần học hỏi triết gia Socrates. Ở Ấn Độ, Đức Phật là người từ bỏ ngai vàng. Và ở Israel, sự hợp nhất giữa Thần linh và vua đã phá vỡ những câu chuyện tiên tri về việc Đức Chúa Trời (YHWH) tuỳ ý phế truất và lập các vị vua. Nói tóm lại, Bellah nói, tính hướng trục bao gồm khả năng hình dung ra các mô hình mới, thực tiễn, hấp dẫn hơn để thay thế cho các mô hình đã có.
The key to this transition to criticism was the capacity for graphic invention and external memory, without which a bridge from Neolithic to modern humans might never have emerged, according to Bellah. Without the ability to store information outside the human brain, humans would not have been able to develop second-order thinking. And without that, we would never have been able to codify our religious experiences into elaborate theologies.
Chìa khóa cho sự chuyển đổi sang thời đại chỉ trích này là khả năng phát minh hình vẽ (ký hiệu tượng hình) và lưu giữ trí nhớ dưới dạng văn bản, nếu không có cầu nối chuyển giao này thì sẽ không thể xảy ra sự chuyển dịch từ Thời Đồ Đá Mới sang con người hiện đại, theo Bellah. Nếu không có khả năng lưu trữ thông tin bên ngoài bộ não con người, con người sẽ không thể phát triển tư duy bậc cao. Và nếu không có điều đó, chúng ta sẽ không bao giờ có thể mã hóa các trải nghiệm tôn giáo của mình thành các học thuyết thần học phức tạp.
Surely there were theory and analysis before writing, as Bellah admits. Nor should we overlook the fact that orality and literacy overlap in ways that make it difficult to say that something is only the effect of literary culture. Still, as Bellah notes, we shouldn’t downplay the importance of the written word, which allowed narratives to be written down, studied, and compared, “thus increasing the possibility of critical reflection”.
Chắc chắn là học thuyết và sự phân tích đã tồn tại từ trước khi có chữ viết, như Bellah thừa nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bỏ qua thực tế rằng ngôn ngữ truyền miệng và ngôn ngữ bằng văn bản cùng tồn tại đan xen theo các cách khác nhau, khiến khó có thể nói rằng thứ gì đó là hệ quả của duy nhất chữ viết. Tất nhiên, như Bellah lưu ý, chúng ta cũng không thể coi nhẹ tầm quan trọng của chữ viết, công cụ đã cho phép các câu chuyện được viết ra, được tìm hiểu và so sánh, “do đó làm tăng khả năng suy ngẫm, phân tích”.
The kind of thinking that he sees emerging in the Axial Age is theory about theory, thinking about thinking. It’s second-order thinking that leads to a religious and philosophical breakthrough: “not only a critical reassessment of what has been handed down, but also a new understanding of the nature of reality, a conception of truth against which the falsity of the world can be judged, and a claim that truth is universal, not merely local”.
Lối tư duy mà ông thấy xuất hiện trong Thời Trục là học thuyết về các học thuyết, tư duy về các lối tư duy. Chính khả năng tư duy bậc cao đã dẫn đến bước đột phá về tôn giáo và triết học: “không chỉ là sự đánh giá lại quan trọng về những gì đã được lưu truyền từ đời trước, mà còn là một khám phá mới về bản chất của thực tế, quan niệm thượng tôn sự thật trước những gian dối có thể bị phán xét, và niềm tin rằng sự thật điều có tính phổ quát chứ không phải là điều mang tính địa phương cục bộ”.
The historian Antony Black, who has taken major issue with Jaspers’ notion of an Axial Age, nevertheless agrees that in roughly the same period described, there develops “an approach to the self and to the cosmos that is more reasoned, brooding, reflective, self-conscious, and at the same time more articulate… What was involved was nothing less than a new interpretation of our experience and a new set of goals.”
Sử gia Antony Black, người cực lực phản đối quan niệm của Jaspers về Thời Trục, cũng đồng ý rằng trong cùng khoảng thời gian đó đã xuất hiện “một cách tiếp cận về cái tôi và vũ trụ hợp lý, sâu sắc hơn, mang tính phản ánh, giác ngộ, đồng thời mạch lạc hơn…. Tựu chung lại chính là một cách giải thích mới về trải nghiệm và một loạt các mục tiêu mới của chúng ta.”
In short, what makes the Axial Age axial is that it is still with us today. The “fundamental categories with which we still think, and the beginnings of the world religions, by which human beings still live, were created”, writes Jaspers. Of course these religions and philosophies have undergone some changes, but they represent the something from which all of our contemporary institutionalised religions emerge.
Nói tóm lại, dấu ấn hướng trục của Thời Trục vẫn còn đến tận ngày hôm nay. “Các thành phần cơ bản trong lối tư duy của chúng ta và sự khởi đầu của các tôn giáo trên thế giới mà con người vẫn đang theo đuổi đã được tạo ra trong thời kỳ này,” Jaspers viết. Tất nhiên, những tôn giáo và triết học này đã trải qua một số thay đổi, nhưng chúng đại diện cho những thứ mà từ đó hình thành nên tất cả các tôn giáo đương đại của chúng ta.
***
[nextpage title=”Nhìn lại lịch sử hình thành, phát triển của tôn giáo”]
The words “This is my body” spoken at Mass set my mind off on this two-part journey into the origins of religious being. The focus is always on embodiment – ours, Jesus’s, his followers’, their ancient Jewish ancestors’, hunter-gatherers’, or that of other hominins, chimpanzees, bonobos, apes. Our bodies can feel and act and be in religious ways because the embodiment that eventually became our embodiment was responding to environmental pressures (biological and cultural) to flourish. Many of these developments occurred as nature pressured our ape line to become more social, and the unprecedented numbers of members living together in close proximity. Social cohesion had to be maintained and promoted, but the tried-and-true method of grooming was no longer possible because it was time-prohibitive. Certain rituals, like dancing, were capable of producing the same pharmacological effects in its practitioners, and hunter-gatherers eventually began to practice them with more regularity, especially as their group sizes grew.
Những lời “Này là thân thể ta” được nói trong Thánh Lễ đã thôi thúc tôi đến với hành trình thực hiện hai phần trong loạt bài này , tìm hiểu nguồn gốc của tôn giáo. Tôi luôn đặt trọng tâm vào việc tìm hiểu những biểu hiện bên trong – của chúng ta, của Chúa Jesus, của những con chiên đi theo Ngài, của tổ tiên cổ đại của người Do Thái, của người săn bắt hái lượm, hay của loài người cổ, loài tinh tinh, loài vượn bonobos, hay các loài linh trưởng khác (chimpanzees, bonobos, apes). Cơ thể chúng ta có thể cảm nhận, hành động và bị cuốn hút theo các nghi lễ tôn giáo, bởi rốt cuộc thì đó chính là sự phản ứng của chúng ta trước áp lực môi trường (sinh học và văn hóa), từ đó chúng ta có thể tiếp tục phát triển. Nhiều cách biểu hiện đã được hình thành khi áp lực từ cuộc sống tự nhiên khiến dòng linh trưởng chúng ta trở nên gắn kết hơn, và số lượng các cá thể quần tụ chung sống thành bầy đàn gần gũi nhau trở nên đông hơn nhiều so với trước. Sự gắn kết xã hội cần phải được duy trì, phát triển, nhưng hình thức kết thân bằng cách chải lông, đụng chạm cơ thể không còn hiệu quả bởi nó vấp phải hạn chế về mặt thời gian. Một số nghi thức như nhảy múa có khả năng tạo ra các hiệu ứng dược lý tương đương, cho nên những người săn bắn hái lượm cuối cùng bắt đầu thực hành chúng thường xuyên đều đặn hơn, đặc biệt là khi số lượng các thành viên nhóm tăng cao.
Eventually hunter-gatherers set down roots in permanent settlements, which required even more prosocial behaviour management to alleviate the stresses of group living. Given the human brain’s evolved ability for agency detection and intuitive morality, quasi-formal religion quite naturally emerged. These seeds became institutionalised throughout the Neolithic Revolution, which laid the groundwork for the so-called Axial Age to occur. The major ideas of this period – from Confucianism to Judaism and Ancient Greek philosophy – are still with us today.
Cuối cùng, người săn bắn hái lượm quyết định dừng chân, sinh sống tại một địa điểm cố định nào đó, và do vậy họ cần phải có cơ chế quản lý hành vi xã hội chặt chẽ hơn để xoa dịu căng thẳng có thể phát sinh giữa các thành viên. Với bộ não con người đã tiến hóa, có khả năng nhận ra nhân tố siêu nhiên và có trực giác đạo đức, thì tôn giáo tương đối chính thống được tiếp thu khá tự nhiên. Những hạt giống này đã được thể chế hóa trong suốt cuộc Cách mạng Thời Đồ Đá Mới, tạo nền tảng cho cái gọi là Thời Trục. Những hệ tư tưởng chính của thời kỳ này – từ Nho giáo, Khổng giáo đến Do Thái giáo và triết học Hy Lạp cổ đại – vẫn còn sức ảnh hưởng đối với chúng ta ngày nay.
At least that’s one way to tell the story. There are others, and perhaps some of these get the story more correct. Human knowledge – especially about our past – is constantly evolving, and therefore our theories are constantly being confirmed, fine-tuned, or left behind. No matter what we learn about religion’s past, though, we can be sure that our religious way of being has deep historical roots in our evolutionary lineage.
Ít nhất thì đây là một cách để kể câu chuyện về lịch sử tôn giáo. Có những câu chuyện khác, và có lẽ một vài trong số đó chính xác hơn câu chuyện này. Kiến thức của con người – đặc biệt về quá khứ của chúng ta – là không ngừng phát triển, và do đó, các học thuyết của chúng ta liên tục được xác nhận, tinh chỉnh, nếu không sẽ bị rơi vào quên lãng. Bất kể là ta học được những gì từ lịch sử tôn giáo, chúng ta có thể chắc chắn rằng lối sống với niềm tin tôn giáo của chúng ta có gốc rễ lịch sử sâu rộng trong quá trình phát triển của nhân loại.
But what about religion’s future? Some people argue that since we know how and why religion evolved, we’re now able to leave behind such childish, primitive things.
Nhưng tôn giáo trong tương lai sẽ như thế nào? Một số người cho rằng bởi chúng ta đã biết làm thế nào và tại sao tôn giáo phát triển, cho nên giờ đây chúng ta có thể loại bỏ những điều mang tính sơ khai, bản năng đó đi.
Some even argue that it’s in our best interest to do so because religion, like a virus, has infected our species and caused us to enact horrible atrocities the world over. Better to leave it to science and rationality to help us forge our way ahead. But this perspective is shortsighted. For one thing, science itself is not neutral, and it has facilitated some of the worst modern phenomena, including eugenics, the atomic bomb, and drone warfare. Should we also leave science behind because of its checkered history? Of course not.
Một số người thậm chí còn cho rằng điều đó sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho chúng ta, bởi tôn giáo, giống như virus, đã lây nhiễm toàn nhân loại và khiến chúng ta thực hiện những hành động tàn ác khủng khiếp trên toàn thế giới, và rằng tốt hơn hết là phải dựa vào khoa học và lý trí để giúp chúng ta mạnh mẽ phát triển. Nhưng đây là cái nhìn thiển cận. Bản thân khoa học không phải là trung lập; nó đã tạo điều kiện cho một số tai họa tồi tệ nhất xảy ra, trong đó có thuyết ưu sinh, bom hạt nhân và cuộc chiến của các thiết bị bay tự động. Liệu chúng ta có nên loại bỏ khoa học lại phía sau vì lịch sử đầy biến động của nó? Tất nhiên là không.
Our criticisms of human institutions shouldn’t blind us to the positive contributions those institutions have made across the globe. None of us should deny either the ugliness or nobility found in the deep history of religion. Instead, we should acquaint ourselves with that history, appreciate it where can, interrogate it where we ought, and, with both eyes open, trek on toward the future opening up before us.
Chúng ta không nên bị che mờ mắt bởi những chỉ trích mà nên chú ý tới những đóng góp tích cực mà các thể chế của loài người đã thực hiện trên toàn cầu. Không một ai nên phủ nhận sự xấu xí hay cao đẹp được tìm thấy trong lịch sử sâu xa của tôn giáo. Thay vào đó, chúng ta nên chấp nhận đoạn lịch sử đó, trân trọng và đặt câu hỏi có chọn lọc, và, với thái độ cởi mở cầu thị, thận trọng bước đi trên con đường tương lai.
Whatever that future ends up being, at the moment it looks like humans will be there, at least in some form. And we’ll be there with our hopes and our fears and our feelings and social norms and our bouts of play and our questions – all of the same capacities that came together in just the right way to allow religion to emerge and replicate and flourish across the entire planet. Religion is so bound up with everything we know about our species that it seems near impossible to imagine a future human without any religious sensibilities.
Dù tương lai có ra sao, thì vào lúc này có vẻ như nơi đó sẽ luôn có sự hiện diện của con người, ít nhất là dưới một hình thức nào đó. Và chúng ta sẽ hiện diện cùng những hy vọng, sợ hãi, những cảm xúc và chuẩn mực xã hội, cả những trò chơi và những câu hỏi của chúng ta – tất cả những thứ đó khi kết hợp đúng cách sẽ khiến tôn giáo xuất hiện, nhân rộng và phát triển trên toàn bộ hành tinh. Tôn giáo thật sự gắn bó với tất cả những gì chúng ta biết về giống loài của mình, đến mức hầu như không thể tưởng tượng được việc loài người trong tương lai không còn có bất kỳ cảm xúc tôn giáo nào.
“I’m sceptical that religion will disappear,” says the primatologist Frans de Waal. “I don’t think that’s a realistic option for the human species. Maybe it can be replaced by something better, but it cannot disappear.”
“Tôi không cho rằng tôn giáo sẽ biến mất,” nhà nghiên cứu linh trưởng Frans de Waal nói. “Tôi không nghĩ đó là một lựa chọn thực tế cho loài người. Tôn giáo có lẽ sẽ được thay thế bằng một thứ gì đó tốt hơn, nhưng nó không thể biến mất.”
One of the better somethings, for many people, seems to be religion sans doctrine or hierarchy. Many researchers have noted that at the same time Church attendance in the West has declined, there’s been a noticeable increase in spirituality. Hence, the so-called Spiritual But Not Religious (SBNR) phenomenon.
Đối với nhiều người thì một trong những ‘thứ gì đó tốt hơn’ rất có thể chính là thứ tôn giáo không giáo lý hoặc phân chia thứ bậc. Nhiều nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng cùng lúc với tình trạng số người đi lễ nhà thờ ở phương Tây giảm xuống là sự gia tăng đáng chú ý về số người có niềm tin tâm linh. Điều này được gọi là hiện tượng Duy Tâm Phi Tôn Giáo (SBNR – Spiritual But Not Religious).
Spirituality in this sense has been defined by one researcher as “a personalised, subjective commitment to one’s values of connection to self, others, nature, and the transcendent”. In a 2017 survey across 15 Western countries, for example, 64% of SBNRs said even though they didn’t believe in God as described in the Bible, they believed in a higher power.
Tâm linh theo nghĩa này, được xác định bởi một nhà nghiên cứu, là “một cam kết cá nhân mang tính chủ quan đối với các giá trị kết nối với bản thân, với những người khác, với tự nhiên và thế giới siêu nhiên.” Chẳng hạn, trong một cuộc khảo sát năm 2017 trên 15 quốc gia phương Tây, 64% những người có niềm tin tâm linh nhưng không theo một tôn giáo nào cho biết mặc dù họ không tin vào Chúa như được mô tả trong Kinh Thánh, nhưng họ tin vào một đấng quyền năng cao hơn.
Some have referred to the SBNR trend as yet another example of DIY culture: practice whatever helps you achieve a sense of union with the transcendent. It’s not surprising, then, that yoga, meditation, and crystal healing have been gaining in popularity.
Một số người đã đề cập đến xu hướng SBNR như một ví dụ khác về văn hóa ‘tự xử’ (DIY – Do It Yourself): thực hành bất cứ điều gì giúp bạn đạt được cảm giác hợp nhất với thế giới siêu nhiên. Vậy nên không có gì đáng ngạc nhiên khi yoga, thiền và phương pháp trị liệu bằng pha lê đã trở nên phổ biến.
It’s also worth noting that the majority of American Christians hold at least one “New Age belief” (for example, a belief in reincarnation or astrology), according to another Pew study. Which means even those who participate in traditional religions may go about it non-traditionally. Without a doubt, these syncretistic trends attest to the processes of globalisation.
Theo một nghiên cứu khác của Pew, đáng chú ý là phần lớn những người Mỹ theo Kitô giáo theo đuổi ít nhất một “niềm tin vào Thời đại Mới” (ví dụ, tin vào thuyết luân hồi hoặc thuật chiêm tinh). Điều đó có nghĩa là ngay cả những người có đức tin vào các tôn giáo truyền thống cũng có thể đi theo hướng phi truyền thống. Không nghi ngờ gì, những xu hướng này đang minh chứng cho quá trình toàn cầu hóa.
Paul Tillich, one of the most famous 20th Century theologians, developed a theology of correlation: the answers religion has to offer should correspond to the questions that a culture is asking. If it fails at this endeavour, then it becomes irrelevant. Much of the loudest theology preached by the loudest practitioners of religion seems to have failed in precisely this way. So many people have decided to take their questions elsewhere.
Paul Tillich, một trong những nhà thần học nổi tiếng nhất Thế kỷ 20, đã phát triển thuyết thần học tương quan: những câu trả lời mà một tôn giáo đưa ra phải tương xứng với những câu hỏi mà một nền văn hóa đặt ra. Nếu thất bại ở nỗ lực này thì tôn giáo đó trở nên xa vời, không thích hợp cho nền văn hoá đó. Hầu hết những nội dung thần học ồn ào nhất được rao giảng bởi các nhà truyền giáo nổi tiếng nhất dường như đều thất bại theo đúng cách này. Cho nên nhiều người đã quyết định chuyển hướng các câu hỏi của mình tới nơi khác.
But the questions remain. As do we – human animals whose brains “have been designed to blur the line between self and other”, as de Waal puts it. We’re always going to seek out activities – trance dance, prayer, communion – that remind us of and enhance this blur.
Nhưng các câu hỏi thì vẫn còn tồn tại. Chúng ta – loài động vật bậc cao có bộ não “được thiết kế để xoá nhoà đi ranh giới giữa bản thân và những người khác,” như de Waal nói – cũng vậy. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm các hoạt động – như hầu đồng, cầu nguyện, làm lễ thông công – những hoạt động giúp ta nhớ tới, đồng thời cũng giúp đẩy mạnh sự xoá nhoà ranh giới đó.
At the centre of religion, says Dunbar, is a mystical concern with belonging – a concern that predates and will outlive Homo sapiens, who will, in the end, be said to have occupied a narrow sliver of time and space in the great cosmic story of the universe.
Nằm ở tâm điểm tôn giáo, Dunbar nói, là mối quan tâm thần bí về chuyện ta thuộc về cái gì – mối quan tâm vốn đã tồn tại từ trước khi xuất hiện của loài người thông minh Homo sapiens và sẽ tồn tại lâu hơn loài người đó, loài được cho là đã chiếm giữ được một khoảng thời gian và không gian nhỏ hẹp trong câu chuyện vĩ đại bao la của vũ trụ.
—
Brandon Ambrosino has written for the New York Times, Boston Globe, The Atlantic, Politico, Economist, and other publications. He lives in Delaware. This is the second of a two-part special examining the evolutionary roots of religion.
Brandon Ambrosino viết bài cho New York Times, Boston Globe, The Atlantic, Politico, Economist và các báo khác. Ông sống tại Delaware. Đây là phần thứ hai của loạt bài đặc biệt gồm hai phần, tìm hiểu về cột rễ phát triển của tôn giáo.