Vài Hàng Về Tác Giả
Trần Văn Ðoàn, sinh năm 1949 (khai sinh 1948) tại Ninh Bình, Việt Nam. Từng du học tại Ý, Pháp, Ðức, Áo và Trung Hoa Dân Quốc. Tiến sỹ Triết Học (1975, Ðại Học Innsbruck). Từ năm 1975, ông giảng dậy môn Xã Hội và Chính Trị tại Innsbruck (Studiengruppe, SOS Kinderdorf International). Năm 1978 ông hoàn thành luận án Giảng Sư Ðại Học bộ môn Khoa học Xã hội tại Ðại Học Salzburg. Năm 1980 ông được bổ nhiệm Phó Giáo Sư (Associate Professor) tại Ðại Học Phụ Nhân. Năm 1985, ông giữ chức Giáo Sư (Professor) Triết học Hiện đại tại Ðại Học Quốc Gia Ðài Loan. Năm 1988, Bộ Quốc Gia Giáo Dục của Trung Hoa Dân Quốc bổ nhiệm ông làm Chính Giáo (Ordinarius), ghế Triết lý Xã hội và Chính trị và từ năm 1991 giữ ghế Lịch sử Triết học Tây phương. Ngoài ra ông cũng từng là Giáo Sư Thỉnh Giảng tại nhiều đại học như Wiener Universitat, Oxford, Bắc Kinh, Louvain, Lisbon, Duquesne, Kyoto, Ðại Học Văn Hóa Trung Hoa, Ðại Học Assumption (Bangkok, Thái Lan), Ðại Học Kyung-Hee (Seoul, Ðại Hàn), vân vân, và từng là Nghiên Cứu Viên (Research-Fellow) của Viện Max-Planck Institut (Ðức), Hàn Lâm Viện Trung Hoa, và Viện Khoa Học Xã Hội (Bắc Kinh). Ông từng xuất bản trên 10 tác phẩm và hơn 100 tiểu luận khoa học bằng Anh, Pháp, Ðức, Trung Hoa và Việt ngữ. Ngoài ra, ông kiêm Chủ bút Tập san Nghiên cứu The Asian Journal of Philosophy (xuất bản bằng Anh, Pháp và Ðức ngữ), cũng như bộ Trung Quốc Triết Học Ðại Từ Thư (Hoa ngữ), và là Thường vụ Ðiều hành của The International Society for Metaphysics, Union mondiale des Sociétés philosophiques catholiques, The Asian Association of Philosophers, Trung Quốc Triết Học Học Hội. Từ năm 1999, ông phụ trách The Lokuang Chair Professor of Philosophy tại Ðại Học Phụ Nhân.
Một số Tác Phẩm Tiêu Biểu:
– Trần Văn Ðoàn, Kritik der Marxschen Dialektik. Munchen: Anton Putzer Verlag, 1982 (Ðức ngữ).
– Trần Văn Ðoàn, Marx’s Understanding of Morality. Taipei: Fujen University Press, 1985. (Một phần dịch sang Hoa ngữ).
– Trần Văn Ðoàn, Reason, Rationality, Reasonableness. Lanham – New York: The University Press of America, 1989. (Dịch sang Hoa ngữ, một phần sang Ðức ngữ, Nga ngữ và Nam Dương).
– Trần Văn Ðoàn, The Poverty of Ideological Education. Taipei: The Ministry of Education, 1993; Bản sửa: Washington D. C. : The Council for Research in Values and Philosophy, 1999.
– Trần Văn Ðoàn, Chính Trị giữa Ðạo Ðức. Ðài Bắc: Nha Giáo Dục Ðài Loan, 1998 (Hoa ngữ).
– Trần Văn Ðoàn, Giáo Dục Ý Hệ đích Cùng Khốn. Ðài Bắc: Ðại Học Sư Phạm, 1999 (Hoa ngữ).
– Trần Văn Ðoàn, Die Relationskategorie in der Sozialwissenschaft. (Monograph), University of Vienna, 1998 (Ðức ngữ). Bản Anh ngữ đương sửa soạn in (The National Sciences Council of China và Oxford University Press).
Một số tác phẩm viết chung với các tác giả khác:
– Tran Van Doan, George F. McLean, Vincent Shen, ed., Chinese Foundations for Moral Education and Character Development. Washington D. C.: The Council for Research in Values and Philosophy (CRVP), 1991.
– Tran Van Doan, Vincent Shen, ed., Morality, Metaphysics and Chinese Culture. Washington D. C.: CRVP, 1992.
– Tran Van Doan, Fritz Wallner ed., Grenzziehungen zum Konstruktiven Realismus. Vienna: Wiener Universitatsverlag, 1993 (Ðức ngữ).
– Tran Van Doan, Vincent Shen, Charles Knowles, ed., Psychology, Phenomenology and Chinese Philosophy. Washington D. C.: CRVP, 1994.
– Tran Van Doan, Vincent Shen, ed., Philosophy of Science and Education. Washington D. C. : CRVP, 1995.
– Tran Van Doan, Wolfgang Rubin, Marian Garlic, ed., Nietzsche und Asiatische Philosophie. Berlin: Walter de Gruypter, 2000. Bản Anh ngữ: Marbel Lee and Tran Van Doan (National Australian University, Sydney, 2000); Bản Nhật ngữ (Ðại học Waseda, Tokyo); bản Hoa ngữ : Trần Văn Ðoàn (Ðài Bắc, 2000).
-Tran Van Doan, Paul Servais ed., L’Espace d’Asie. Louvain: Academia Bruylant, 1999 (Pháp ngữ).
Các Tác Phẩm và Dịch Phẩm Việt Ngữ:
– Việt Triết Luận Tập I (1999-2000).
– Việt Triết Luận Tập 2 (1999-2000).
– Suy Tư về Việt Thần (2001).
– Immanuel Kant, Ðạo Lý về Ðức Tính (Tugendlehre) (2001).
– Immanuel Kant, Nền Tảng Siêu Hình của Ðạo Ðức (Grundlegung der Metaphysik der Sitten) (2000).
– Immanuel Kant, Phê Phạm về Lý Trí Thực Hành (Kritik der praktischen Vernunft) (2001).
– George F. Hegel, Tinh Thần qua Luận Lý của Hiện Tượng (Phànomenologie des Geistes) (2002).
– Martin Heidegger, Triết Học là gì? (Was is t das, die Philosophie?) (2000).
– Martin Heidegger, Luận về Bản thể của Chân Tính (Vom Wesen der Wahrheit) (2000).
– Martin Heidegger, Triết Học-Thần Học (Philosophie-Theologie) (2000).